Đề kiểm tra học kỳ II môn hoá học lớp 8 (đề 1)

Câu 1. Hợp chất nào trong các chất sau đây có tên gọi là natri hiđro cacbonat ?

A. NaHSO4 ; B. NaHCO3 ; C. Na2CO3 ; D. NaOH.

Câu 2. Dãy các hợp chất nào sau đây đều là các hợp chất muối ?

A. K2O, KNO3, NaOH, Fe(NO3)2 ; B. H¬2SO4, Na3PO4, Cu(OH)2, Fe2O3 ;

C. Pb(NO3)2, NaCl, ZnSO4, K2S ; D. KNO3, FeO, K2S, H2SO4.

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1489 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II môn hoá học lớp 8 (đề 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và Tên: Lớp: Điểm ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN HOÁ HỌC LỚP 8 (Đề 1) I -Trắc nghiệm (4 đ)Khoanh tròn vào chữ A hoặc B, C, D trước phương án chọn đúng. Câu 1. Hợp chất nào trong các chất sau đây có tên gọi là natri hiđro cacbonat ? A. NaHSO4 ; B. NaHCO3 ; C. Na2CO3 ; D. NaOH. Câu 2. Dãy các hợp chất nào sau đây đều là các hợp chất muối ? A. K2O, KNO3, NaOH, Fe(NO3)2 ; B. H2SO4, Na3PO4, Cu(OH)2, Fe2O3 ; C. Pb(NO3)2, NaCl, ZnSO4, K2S ; D. KNO3, FeO, K2S, H2SO4. Câu 3. Hoà tan 50 gam muối ăn vào 200 gam nước thu được dung dịch có nồng độ là A. 15% . B. 20%. C. 25%. D. 28%. Câu 4. Khối lượng của NaOH có trong 200 g dung dịch NaOH 15% là : A. 16 g. B. 28 g. C. 30 g. D. 35 g. Câu 5. Độ tan của 1 chất trong nước ở nhiệt độ xác định là A. số gam chất đó tan trong 100 g nước. B. số gam chất đó tan trong 100 g dung dịch. C. số ml chất tan trong 100 ml dung dịch. D. số gam chất đó tan trong 100 g nước để tạo thành dung dịch bão hoà. Câu 6. Đốt cháy 20cm3 khí hiđro trong 20cm3 khí oxi . Thể tích chất khí còn thừa sau phản ứng là : t0 à A. 10cm3 khí oxi B. 5cm3 khí oxi C. 10cm3 khí hiđro D. 5cm3khí hiđro Câu 7. Có phản ứng oxi hóa – khử sau : H2O + C CO + H2 . Chất oxy hóa và chất khử lần lượt là: A.. H2O ; C B. C ; H2O C. C ; H2 D. H2 ; CO Câu 8. Hãy chọn chữ (Đ) đánh vào câu đúng và chữ (S) vào câu sai trong các câu sau ? 1. Chất khử là chất nhường oxi cho chất khác. 2. Oxit axit thường là oxit của kim loại và tương ứng với một axit. 3. Dung dịch axit làm cho quỳ tím hoá xanh. 4. Trong thành phần của hợp chất muối phải có gốc axit. II - Tự luận (6 điểm) Câu 9. (2 điểm) Viết các phương trình phản ứng theo dãy chuyển hoá sau : a) Ca → CaO → Ca(OH)2 b) K2O + HNO3 → ? + ? Câu 10. (1,5 điểm) Viết công thức hoá học các muối có tên gọi sau và tính phân tử khối của các hợp chất đó : a) Sắt(II) sunfat. b) Kẽm clorua. c) Natri cacbonat. Câu 11. (2,5 đ) Dùng 490 gam dung dịch H2SO4 20% để hoà tan hết lượng kim loại kẽm. a) Viết phương trình hoá học của phản ứng. b) Tính khối lượng H2SO4 có trong dung dịch. c) Tính khối lượng muối kẽm sunfat thu được. d) Tính thể tích khí H2 thoát ra (ở đktc) ? Điểm Họ và Tên: Lớp: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN HOÁ HỌC LỚP 8 (Đề 2) I - Trắc nghiệm :(4 đ) Khoanh tròn vào chữ A hoặc B, C, D trước phương án chọn đúng Câu 1. Hợp chất nào trong các chất sau đây có tên gọi là natri đihiđrophotphat ? A. Na3PO4 ; B. Na2HPO4 ; C. NaH2PO4 ; D. Na2HSO4. Câu 2. Dãy chất nào sau đây chỉ gồm CTHH của bazơ ? A. KOH, CuCl2, H2S ; B. NaOH, Cu(OH)2, Mg(OH)2 ; C. Na2S, H4SO4, MgCl2 ; D. NaOH, HCl, Cu(OH)2. Câu 3. Hoà tan 20g đường vào 180 g nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch đường là A. 10%. B. 15%. C. 12%. D. 20%. Câu 4. Khối lượng của KOH có trong 300 g dung dịch KOH 10% là : A. 36 g. B. 30 g. C. 270 g. D. 35 g. Câu 5. Khi nhiệt độ tăng thì độ tan của các chất rắn trong nước: A. Đều tăng B.Đều giảm C. Phần lớn là tăng D.Phần lớn là giảm Câu 6. Đốt cháy 10cm3 khí hiđro trong 10cm3 khí oxi . Thể tích chất khí còn thừa sau phản ứng là : t0 à A. 10cm3 khí oxi B. 5cm3 khí oxi C. 10cm3 khí hiđro D. 5cm3khí hiđro Câu 7. Có phản ứng oxi hóa – khử sau : 2 Al + 3CuO Al2O3 + 3Cu . Chất oxy hóa và chất khử lần lượt là: A. Al ; CuO B. Al2O3 ; CuO C. CuO ; Al2O3 D. CuO ; Al Câu 8. Hãy chọn chữ (Đ) đánh vào câu đúng và chữ (S) vào câu sai trong các câu sau ? 1. Chất oxi hóa là chất nhường oxi cho chất khác. 2. Oxit bazơ thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ. 3. Dung dịch axit làm cho quỳ tím hoá xanh . 4. Trong thành phần của hợp chất bazơ phải có kim loại . II - Tự luận (6 điểm) Câu 9. (2 điểm) Viết các phương trình phản ứng theo dãy chuyển hoá sau : a) Na → Na2O → NaOH b) CaO + H3PO4 → ? + ? Câu 10. (1,5 điểm) Viết công thức hoá học các muối có tên gọi sau và tính phân tử khối của các hợp chất đó : a) Sắt(III) phôtphat. b) Nhôm clorua. c) Kali cacbonat. Câu 11. (2,5 điểm) Dùng 365gam dung dịch HCl 10% để hoà tan hết lượng kim loại kẽm . a) Viết phương trình hoá học của phản ứng. b) Tính khối lượng HCl có trong dung dịch. c) Tính khối lượng muối kẽm clorua thu được. d) Tính thể tích khí H2 thoát ra (ở đktc) ? Đáp án và biểu điểm ( đề 1) I - Trắc nghiệm (4 điểm) - Mỗi câu đúng : 0,5 điểm câu 1B ; câu 2 C câu 3B câu 4 B ; câu 5D ; câu 6A ; câu 7 A ; câu 8:S,S,S.Đ II. Tự luận (6 điểm) Câu 9. (2 điểm) Viết và cân bằng đúng, mỗi phương trình cho 0,5 điểm. Thiếu cân bằng hoặc sai trừ 0,25 điểm a) 2Ca + O2 → 2CaO ; CaO + H2O → Ca(OH)2 b) K2O + 2 HNO3 → 2KNO3 + H2O Câu 10. ( 1,5 điểm) Mỗi công thức đúng và tính PTK đúng :0,5 điểm a) FeSO4 ; 152 b) ZnCl2 ; 136 c) Na2CO3 ; 106 Câu 11. (2,5 điểm) a) Viết đúng phương trình hoá học : 1 điểm Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 1 mol 1 mol 1 mol b) Khối lượng H2SO4 có trong dung dịch. m = 20% . 490 = 98 (g) ( 0,5đ) => n H2SO4 = 1 mol c) Từ PTHH => n ZnSO4 = 1mol khối lượng muối kẽm sunfat thu được: m ZnSO4 = 1. 161 = 161 (g) ( 0,5đ) d) Từ PTHH => n H2 = 1mol Tính thể tích khí H2 thoát ra (ở đktc) : V = 1. 22,4 = 22,4 (lít) ( 0,5đ) * Nếu tính toán sai kết quả thì trừ 0,25 điểm Đáp án và biểu điểm ( đề 2) I - Trắc nghiệm (4 điểm) - Mỗi câu đúng : 0,5 điểm câu 1C ; câu 2 B câu 3A câu 4 B ; câu 5C ; câu 6B ; câu 7 D ; câu 8:Đ,Đ,S.Đ II. Tự luận (6 điểm) Câu 9. (2 điểm) Viết và cân bằng đúng, mỗi phương trình cho 0,5 điểm. Thiếu cân bằng hoặc sai trừ 0,25 điểm a) 2 Na + O2 → 2Na2O ; Na2O + H2O → 2NaOH b) 3CaO + 2H3PO4 → Ca3 (PO4)2 + 3H2O Câu 10. ( 1,5 điểm) Mỗi công thức đúng và tính PTK đúng :0,5 điểm a) FePO4 ; 151 b) AlCl3 ; 133,5 c) K2CO3 ; 138 Câu 11. (2,5 điểm) a) Viết đúng phương trình hoá học : 1 điểm Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 2 mol 1 mol 1 mol b) Khối lượng HCl có trong dung dịch. m = 10% . 365 = 36,5 (g) ( 0,5đ) => n HCl = 1 mol c) Từ PTHH => n ZnCl2 = 0,5 mol khối lượng muối kẽm clorua : m ZnCl2 = 0,5 . 136 = 68 ( g) ( 0,5đ) d) Từ PTHH => n H2 = 1mol Tính thể tích khí H2 thoát ra (ở đktc) : V = 0,5 .22,4 = 11,2 (lít) ( 0,5đ) * Nếu tính toán sai kết quả thì trừ 0,25 điểm

File đính kèm:

  • docĐỀ KIỂM TRA HỌC KY II.doc
Giáo án liên quan