Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2010-2011 môn hoá học lớp 10

Câu 1: Khí sunfurơ (SO2) thể hiện

 A. tính khử mạnh. B. tính oxi hoá mạnh.

 C. vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử. D. tính oxi hoá yếu.

Câu 2: Trong phòng thí nghiệm khí SO2 được điều chế bằng cách

 A. Cho lưu huỳnh cháy trong không khí.

 B. Đốt cháy H2S trong không khí.

 C. Cho dung dịch Na2SO3 tác dụng với H2SO4 đặc.

 D. Cho Na2SO3 tinh thể tác dụng với H2SO4 đặc nóng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1358 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2010-2011 môn hoá học lớp 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010-2011 MÔN HOÁ HỌC LỚP 10 PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (20 câu, từ câu 1 đến câu 20) Câu 1: Khí sunfurơ (SO2) thể hiện A. tính khử mạnh. B. tính oxi hoá mạnh. C. vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử. D. tính oxi hoá yếu. Câu 2: Trong phòng thí nghiệm khí SO2 được điều chế bằng cách A. Cho lưu huỳnh cháy trong không khí. B. Đốt cháy H2S trong không khí. C. Cho dung dịch Na2SO3 tác dụng với H2SO4 đặc. D. Cho Na2SO3 tinh thể tác dụng với H2SO4 đặc nóng. Câu 3: Để làm khô khí SO2 có lẫn hơi nước, người ta thường dùng A. H2SO4 đặc. B. CuO. C. KOH đặc. D. CaO. Câu 4: Cho các chất sau: H2S, SO2, CO2, SO3. Số chất làm mất màu dung dịch brom là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 5: Kim loại không phản ứng (thụ động) với H2SO4 đặc, nguội là A. Zn, Al. B. Zn, Fe. C. Al, Fe. D. Cu, Fe. Câu 6: Có 3 bình riêng biệt đựng 3 dung dịch: HCl, H2SO3 và H2SO4 . Thuốc thử duy nhất dùng để phân biệt được các dung dịch trên là A. Quỳ tím. B. Dung dịch NaOH. C. Dung dịch Ba(OH)2. D. Dung dịch AgNO3 Câu 7: Từ bột sắt, bột lưu huỳnh và dung dịch HCl. Có mấy cách điều chế được H2S ? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 8: Để làm sạch khí H2 có lẫn tạp chất là khí H2S ta có thể cho hỗn hợp khí đó đi qua dung dịch nào sau đây ? A. Na2S. B. Pb(NO3)2. C. KOH. D. Cả B, C. Câu 9: Dãy các kim loại đều phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là A. Cu, Zn, Na. B. Ag, Ca, Fe, Sn. C. K, Mg, Al, Fe, Zn. D. Au, Pt, Al. Câu 10: Cho các chất: S, H2S, SO2. Tính khử của các chất giảm dần theo thứ tự là A. H2S > SO2 > S. B. H2S > S > SO2. C. SO2 > H2S > S. D. SO2 > S > H2S. Câu 11: Dãy các axit nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự tính axit giảm dần ? A. HCl, HBr, HI, HF. B. HBr, HI, HF, HCl. C. HI, HBr, HCl, HF. D. HF, HCl, HBr, HI. Câu 12: Nước gia – ven là hỗn hợp các chất nào sau đây ? A. HCl, HClO và H2O. B. NaCl, NaClO và H2O. C. NaCl, NaClO3 và H2O. D. NaCl, NaClO4 và H2O Câu 13: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các đơn chất halogen (F2, Cl2, Br2, I2) ? A. Ở điều kiện thường là chất khí. B. Vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử. C. Có tính oxi hoá mạnh. D. Tác dụng mạnh với nước. Câu 14: Các hợp chất halogen có số oxi hoá dương thường thể hiện A. tính oxi hoá. B. tính khử. C. tính axit. D. vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử. Câu 15: Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl và tác dụng với khí Cl2 cho cùng loại muối clorua kim loại ? A. Fe. B. Zn. C. Cu. D. Ag. Câu 16: Phản ứng nào dưới đây không đúng ? A. Br2 + 2KI 2KBr + I2. B. Cl2 + 2KI 2KCl + I2 C. Cl2 + KBr 2KCl + Br2. D. Br2 + 2KCl 2KBr + Cl2 Câu 17: Cho các dung dịch muối sau: NaF, NaCl, NaBr và NaI. Thuốc thử duy nhất dùng để phân biệt được các dung dịch trên là A. CuSO4. B. KOH. C. hồ tinh bột. D. AgNO3. Câu 18: Kết luận nào sau đây không đúng đối với tính chất hoá học của I2. A. I2 vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử. B. Tính oxi hoá của I2 mạnh hơn Br2. C. Tính khử của I2 mạnh hơn Br2. D. I2 oxi hoá được H2 ở nhiệt độ cao tạo ra HI. Câu 19: Đơn chất halogen nào sau đây chỉ thể hiện tính oxi hoá ? A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2. Câu 20: Chất nào sau đây không thể dùng làm khô khí hiđroclorua (HCl) ? A. P2O5. B. NaOH rắn. C. H2SO4 đặc. D. CaCl2 khan. PHẦN RIÊNG: Phần I. Dùng cho thí sinh học chương trình chuẩn (10 câu, từ câu 21 đến câu 30): Câu 21: Phản ứng nào sau đây Br2 vừa thể hiện tính oxi hoá vừa thể hiện tính khử ? A. H2 + Br2 2HBr. B. 2Al + 3Br2 2AlBr3 C. Br2 + H2O HBr + HBrO. D. Br2 + 2H2O + SO2 2HBr + H2SO4. Câu 22: Hấp thụ hoàn toàn 6,4g SO2 vào dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được 11,5g muối. Thể tích dung dịch NaOH tối thiểu cần dùng là (Cho H = 1, O = 16, Na = 23, S = 32) A. 150ml. B. 200ml. C. 250ml. D. 275ml. Câu 23: Trộn 100ml dung dịch H2SO4 20% (D = 1,14g/ml) với 400g dung dịch BaCl2 5,2%. Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là (Cho H = 1, O = 16, S = 32, Cl = 35,5, Ba = 137) A. 46,6g. B. 46,8g. C. 20,3g. D. 23,3g. Câu 24: Cho 12g hỗn hợp Fe và Cu tác dụng với H2SO4 đặc nóng, thu được 5,6 lít khí SO2 (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp là (Cho Fe = 56, Cu = 64) A. 50,0%. B. 46,7%. C. 38,0% D. 46,0%. Câu 25: Cho H2SO4 tác dụng vừa đủ với 29,25g NaCl đun nóng. Khí thu được hoà tan vào 73g H2O. Nồng độ phần trăm (C%) của dung dịch thu được là (Cho H = 1, O = 16, Na = 23, Cl = 35,5) A. 25%. B. 20%. C. 22%. D. 23,5%. Câu 26: Cho 8,8g FeS tác dụng với dung dịch HCl dư. Thể tích khí H2S thu được (ở đktc) là (Cho S = 32, Fe = 56) A. 2,24 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 6,72 lít. Câu 27: Cho 10,0g hỗn hợp kim loại gồm Mg và Fe tác dụng với HCl dư thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch là (Cho Mg = 24, Fe = 56) A. 26,75g. B. 25,82g. C. 37,65g. D. 27,75g. Câu 28: Hoà tan hoàn toàn 6,75g một kim loại R thì cần vừa đủ 500ml dung dịch HCl 1,5M. Kim loại R là (Cho Mg = 24, Al = 27, Ca = 40, Fe = 56) A. Fe. B. Al. C. Ca. D. Mg. Câu 29: Cho MnO2 dư tác dụng hết với dung dịch chứa 7,3g HCl. Thể tích khí Cl2 thu được (đktc) là (Cho H = 1, O = 16,Cl = 35,5, Mn = 55) A. 4,48 lít. B. 3,36 lít. C. 1,12 lít. D. 6,72 lít. Câu 30: Đổ dung dịch chứa 1 gam HBr vào dung dịch chứa 1 gam NaOH. Dung dịch sau phản ứng làm quỳ tím chuyển sang (Cho H = 1, O = 16, Na = 23, Br = 80) A. màu đỏ. B. màu xanh. C. màu tím. D. không xác định được. Phần II. Dùng cho thí sinh học chương trình nâng cao (10 câu, từ câu 31 đến câu 40): Câu 31: Cho các axit: HClO, HClO2, HClO3, HClO4. Chiều tăng dần độ bền và tính axit của các chất trên là dãy nào sau đây ? A. HClO4, HClO3, HClO2, HClO B. HClO, HClO2, HClO3, HClO4 C. HClO2, HClO4, HClO, HClO3 D. HClO, HClO3, HClO4, HClO2 Câu 32: Hòa tan hoàn toàn 1,2 gam một kim loại R có hóa trị không đổi cần vừa đủ 200 gam dung dịch HCl a% thu được 201,1 gam dung dịch A. Tên của kim loại R là (Cho Mg = 24, Fe = 56, Zn = 65, Pb = 207) A. Zn B. Pb C. Mg D. Fe Câu 33: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Mg và Zn vào dung dịch H2SO4 loãng thu được 1,792 lít khí H2 (đktc). Biết khối lượng của Mg bằng khối lượng của Zn và bằng m. Giá trị của m là (Cho Mg = 24, Zn = 65) A. 1,273g. B. 1,92g. C. 5,2g. D. 1,4g. Câu 34: Trộn 30 gam H2SO4 98% (d=1,84g/ml) với 90 gam dung dịch H2SO4 10% thì thu được dung dịch có nồng độ phần trăm là (Cho H = 1, O = 16, S = 32) A. 30 B. 31 C. 32 D. 33 Câu 35: Chất X tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng vừa đủ, giải phóng khí SO2. Nếu tỉ lệ số mol của H2SO4 và số mol của SO2 là 2 : 3 thì X là chất nào sau đây ? A. S. B. H2S. C. FeS. D. FeS2. Câu 36: Trong một loại nước clo ở 250C, người ta thấy nồng độ của clo là 0,06M còn nồng độ của HCl và HClO đều là 0,03M. Hỏi phải thêm bao nhiêu lít khí clo (đktc) vào nước để thu được 5 lít nước clo trên ? A. 10,192 lít. B. 10 lít. C. 10,08 lít. D. 11,321 lít. Câu 37: Xét phản ứng: C(r) + H2O(k) D CO(k) + H2(k) ∆H=131kJ Yếu tố nào dưới đây làm phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận? A. giảm nhiệt độ B. tăng áp suất C. thêm cacbon D. lấy bớt H2 ra Câu 38: Hằng số cân bằng của phản ứng: H2(k) + I2(k) D 2HI(k) ở 4450C là 50. Cần lấy bao nhiêu mol H2 tác dụng với 1 mol I2 để 90% lượng I2 biến thành HI. A. 1,55 mol B. 1,65 mol C. 2,53 mol D. 3,24 mol Câu 39: Trong bình kín dung tích 0,5 lít chứa 0,5 mol H2 và 0,5 mol N2. Khi phản ứng đạt cân bằng hóa học có 0,02 mol NH3 tạo ra. Hằng số cân bằng của phản ứng là A. 0,00131 B. 0,00897 C. 0,00356 D. 0,00197 Câu 40: Khi cho H2SO4 hấp thụ SO3 thu được oleum chứa 71% SO3 về khối lượng. Công thức của oleum là A. H2SO4.SO3. B. H2SO4.2SO3. C. H2SO4.3SO3. D. H2SO4.4SO3.

File đính kèm:

  • docDe Hoa 10 KT HK II so 6.doc