I.Trắc nghiệm (4đ)
Câu 1: Bài thơ “Đồng chí” giống bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ở điểm nào ?
A. cùng viết về đề tài quê hương B. cùng viết về đề tài người lính
C. cùng viết về người nông dân D. cả 3 ý trên không đúng
Câu 2: Hai câu thơ sau thể hiện điều gì ở những người lính lái xe Trường Sơn?
Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha
A. tư thế hiên ngang, bình tĩnh B. tinh thần đoàn kết
C. tinh thần lạc quan, yêu đời D. niềm vui chiến thắng
Câu 3: Truyện “Làng” được kể theo ngôi kể nào ?
A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ 3 C. Cả 2 ngôi trên
Câu 4: Nhận định nào không phù hợp với với vẻ đẹp của bài thơ Bếp lửa ?
A. Sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng.
B. Hình thức và giọng điệu phù hợp với cảm xúc hồi tưởng, suy ngẫm.
C. Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt khác nhau trong một bài thơ.
D. Âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan.
Họ và tên.. Thứ.ngày..tháng 11 năm 2012
Lớp 9
ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH YẾU
Môn: Ngữ văn 9 Thời gian: 45’
Điểm
Lời phê của cô giáo
I.Trắc nghiệm (4đ)
Câu 1: Bài thơ “Đồng chí” giống bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ở điểm nào ?
A. cùng viết về đề tài quê hương B. cùng viết về đề tài người lính
C. cùng viết về người nông dân D. cả 3 ý trên không đúng
Câu 2: Hai câu thơ sau thể hiện điều gì ở những người lính lái xe Trường Sơn?
Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha
A. tư thế hiên ngang, bình tĩnh B. tinh thần đoàn kết
C. tinh thần lạc quan, yêu đời D. niềm vui chiến thắng
Câu 3: Truyện “Làng” được kể theo ngôi kể nào ?
A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ 3 C. Cả 2 ngôi trên
Câu 4: Nhận định nào không phù hợp với với vẻ đẹp của bài thơ Bếp lửa ?
Sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng.
Hình thức và giọng điệu phù hợp với cảm xúc hồi tưởng, suy ngẫm.
Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt khác nhau trong một bài thơ.
Âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan.
Câu 5: Nội dung chính của bài thơ “Bếp lửa” là gì ?
A. Miêu tả vẻ đẹp của hình ảnh bếp lửa.
B. Nói về tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của người cháu đối với bà.
C. Nói về tình yêu thương của người bà dành cho con và cháu.
D. Nói về tình cảm nhớ thương của người con dành cho cha mẹ.
Câu 6: Nhận định nào không đúng với những vấn đề về thái độ của con người mà bài thơ Ánh trăng đặt ra ?
A. Thái độ đối với quá khứ B. Thái độ đối với những người đã khuất
C. Thái độ đối với chính mình D. Chỉ cần quan tâm tới cuộc sống của chính mình
Câu 7: Trong các câu tục ngữ sau, câu nào phù hợp với lời nhắn gửi của tác giả Nguyễn Duy qua bài Ánh trăng ?
A. Uống nước nhớ nguồn B. Ân trả nghĩa đền C. Thương người như thể thương thân D. Ăn cây nào rào cây ấy
Câu 8: Hai câu thơ “Mặt trời của bắp còn nằm trên đồi – Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ?
A. So sánh B.Điệp ngữ C. Ẩn dụ D. Nói quá
II. Tự luận (6đ)
Viết đoạn văn 6 đến 8 câu nêu cảm nhận của em về truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.