Đề kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm môn: Ngữ văn 7

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3Đ)

Đọc kĩ các câu hỏi, sau đó khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi.

Câu 1: Thế nào là tác phẩm tự sự?

A. Là tác phẩm bộc lộ cảm xúc, thái độ của người viết về cảnh vật, con người cuộc sống.

B. Là tác phẩm tái hiện bức tranh đời sống một cách khách quan qua lời người kể chuyện.

C. Là tác phẩm trình bày những nhận xét, đánh giá của người viết về một vấn đề của cuộc sống.

D. Là tác phẩm tái hiện bức tranh đời sống một cách khách quan qua lời của người kể chuyện.

Câu 2: Những yếu tố nào thường có trong truyện?

A. Cốt truyện, nhân vật, lời kể. B. Nhân vật, lời kể.

C. Lời kể, cốt truyện. D. Cốt truyện, nhân vật.

Câu 3: Yếu tố nào thường không có trong thể kí?

A. Sự việc. B. Nhân vật, người kể chuyện.

C. Nhân vật, lời kể. D. Cốt truyện.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1953 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm môn: Ngữ văn 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra KSCL đầu năm Môn : Ngữ Văn 7 Phần I. Trắc nghiệm (3đ) Đọc kĩ các câu hỏi, sau đó khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi. Câu 1: Thế nào là tác phẩm tự sự? A. Là tác phẩm bộc lộ cảm xúc, thái độ của người viết về cảnh vật, con người cuộc sống. B. Là tác phẩm tái hiện bức tranh đời sống một cách khách quan qua lời người kể chuyện. C. Là tác phẩm trình bày những nhận xét, đánh giá của người viết về một vấn đề của cuộc sống. D. Là tác phẩm tái hiện bức tranh đời sống một cách khách quan qua lời của người kể chuyện. Câu 2: Những yếu tố nào thường có trong truyện? A. Cốt truyện, nhân vật, lời kể. B. Nhân vật, lời kể. C. Lời kể, cốt truyện. D. Cốt truyện, nhân vật. Câu 3: Yếu tố nào thường không có trong thể kí? A. Sự việc. B. Nhân vật, người kể chuyện. C. Nhân vật, lời kể. D. Cốt truyện. Câu 4: Nối một về trong tập hợp 1 với một vế phù hợp trong tập hợp 2, sao cho tên tác phẩm đúng với tên tác giả. Tập hợp 1 Tập hợp 2 1. Cô Tô a. Ê - ren - bua 2. Lao xao b. Thép Mới 3. Lòng yêu nước c. Nguyên Tuân 4. Cây tre Việt Nam d. Duy Khán e. Tô Hoài Câu 5: Theo em thông điệp nào được tác giả gửi gắm qua câu truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”? A. Hãy tôn trọng những ý thích của trẻ em. B. Hãy để trẻ em được sống trong một mái ấm gia đình. C. Hãy hành động vì trẻ em. Câu6: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong đọn văn sau: “Làng quê tôi đã khuất hẳn, nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân ở nhiều chỗ, phong cảnh đẹp hơn ở đây nhiều, …….. sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.” A. Bởi vậy B. Cho nên C. Nhưng sao D. Sao cho Câu 7: Từ láy là gì? A. Từ có nhiều tiếng có nghĩa. B. Từ có các tiếng giống nhau về phụ âm đầu C. Từ có các tiếng giống nhau về vần. D. Từ có sự hoà phối âm thanh dựa trên một tiếng có nghĩa. Câu 8. Nghệ thuật đặc sắc trong những bài ca dao châm biếm là gì? Khai thác những hình tượng ngược đời để châm biếm. Sử dụng phép nhân hoá, ẩn dụ, nói quá. Sử dụng phep tu từ so sánh. Kết hợp cả A và B. Câu 9: trong các yếu tố sau, yếu tố nào không cần khi khi định hướng tạo lập văn bản. A. Thời gian B. Đối tượng C. Nội dung D. Mục đích Phần II. Tự luận Đề bài: Em có dịp quan sát cảnh hoàng hôn ở quê em. Hãy tả lại cảnh đó. B- Đáp án biểu điểm Phần I. Trắc nghiệm (mỗi ý đúng cho 0,25 đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đáp án C A D 1- c 2- d 3- a 4- b B C D D A Phần II. Tự luận Mở bài (1đ) Giới thiệu cảnh hoàng hôn ở quê hương khiến mình nhớ mãi và ấn tượng sâu sắc nhất. Thân bài (5đ) Miêu tả cảnh khi mặt trời lặn Kết bài(1đ) Cảm nhận về cảnh hoàng hôn ở quê hương

File đính kèm:

  • docDe Kiem Tra Khao sat chat Luong Van 7.doc