Đề kiểm tra lớp bồi dưỡng hoá học 9 năm 2007 - 2008 (lần 1)

Đề ra:

 Câu I: ( đ)

1. Hai thanh Nhôm, sắt giống nhau, nêu 4 cách đơn giản nhận ra từng thanh.

2. Chỉ dùng thêm axit HCl, nêu cách nhận ra từng chất rắn sau: NaCl, Na2CO3, CaCO3, BaSO4. Viết pt nếu có.

3. Từ CaCO3 viết các phương trình điều chế vôi sống, vôi tôi, CuO, CuCl¬2, Ca(OCl)2, CaSO4, KOH, Fe2(SO4)3. Các điều kiện phản ứng, các chất xúc tác coi như có đủ.

 Câu II: ( đ)

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra lớp bồi dưỡng hoá học 9 năm 2007 - 2008 (lần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD Gio Linh Trường THCS Thị Trấn ĐỀ KIỂM TRA LỚP BỒI DƯỠNG HOÁ HỌC 9 NĂM 2007 - 2008 (lần 1) Thời gian làm bài 100’ không kể giao đề Đề ra: Câu I: ( đ) 1. Hai thanh Nhôm, sắt giống nhau, nêu 4 cách đơn giản nhận ra từng thanh. 2. Chỉ dùng thêm axit HCl, nêu cách nhận ra từng chất rắn sau: NaCl, Na2CO3, CaCO3, BaSO4. Viết pt nếu có. 3. Từ CaCO3 viết các phương trình điều chế vôi sống, vôi tôi, CuO, CuCl2, Ca(OCl)2, CaSO4, KOH, Fe2(SO4)3. Các điều kiện phản ứng, các chất xúc tác coi như có đủ. Câu II: ( đ) Thêm 1,9 gam MnO2 vào 172,5 gam hỗn hợp KCl và KClO3 rồi nung nóng hỗn hợp đến hoàn toàn, thu được chất rắn cân nặng 136 gam. Tính % theo khối lượng các chất trong hỗn hợp muối đã dùng. Câu III: ( đ) Nung hỗn hợp X gồm 2,05 gam chất hữu cơ A với lượng dư NaOH đến khối lượng không đổi thu được 0,56 lít khí B và chất rắn C. Hòa tan chất rắn C trong dung dịch HCl dư được một muối duy nhất. Xác định CTCT của chất hữu cơ A biết B có tỉ khối so với H2 là 8, các khí đo ở đktc. Câu IV: ( đ) Các hidrocacbon A, B thuộc trong các dãy ankan, anken, ankin. Đốt hoàn toàn 0,05 mol A thu tổng khối lượng CO2 và H2O là 15,14 gam với thành phần oxi chiếm 77,15%. a) Tìm CTPT A, B b) Nếu đốt 0,05 mol hỗn hợp A, B trong đó số mol A, B thay đổi nhưng vẫn thu được lượng CO2 như nhau thì A, B là hidrocacbon gì? Câu V: ( đ) Hỗn hợp X gồm 2 chất rắn FeCO3 và FeS2. Cho X cùng một lượng O2 vào một bình có thể tích V lít rồi cho phản ứng xảy ra (phản ứng của 2 muối là như nhau, sản phẩm là Fe2O3). Sau phản ứng đưa về điều kiện ban đầu thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z, áp suất trong bình lúc này là P. Để hòa tan chất rắn Y cần 200ml dung dịch HCl 0,3M, thu được dung dịch E và hỗn hợp khí M. Nếu đưa khí M vào bình thể tích V lít(cùng điều kiện với Z) thì áp suất trong bình là ½ P. Thêm dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch E được chất rắn F, lọc và làm khô F (không nung) ngoài không khí được 3,85 gam chất rắn. a) Viết các phương trình b) So sánh áp suất trong bình trước và sau khí nung c) Tính % khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp Phòng GD Gio Linh Trường THCS Thị Trấn ĐỀ KIỂM TRA LỚP BỒI DƯỠNG HOÁ HỌC 9 NĂM 2007 - 2008 (lần 5) Thời gian làm bài 120’ không kể giao đề Đề ra: Câu I: ( đ) 1. Có 3 gói bột màu trắng không ghi nhãn, mỗi gói đựng riêng rẽ 1 hỗn hợp 2 chất: Na2CO3 và K2CO3; NaCl và KCl; MgSO4 và BaCl2. Chỉ sử dụng nước và ống nghiệm phân biệt các gói trên. Viết pt. 2. Nguyên liệu nào thường dùng để sản xuất oxi trong công nghiệp? Viết 4 phương trình điều chế oxi trong PTN. 3. Hỗn hợp khí X gồm 2 hidrocacbon A, B có CTPT tương ứng là CnH2n+2 và CmH2m-2, có tỉ lệ số mol A : B = 1: 2. Đốt cháy X bằng oxi vừa đủ rồi dẫn sản phẩm qua H2SO4 đặc thấy khối lượng sản phẩm giảm đi 25,42%. Tìm CTCT của A, B Câu II: ( đ) Cho 36,65 gam hỗn hợp MgCl2, NaCl, NaBr hòa tan vào nước được dung dịch X. Cho X phản ứng với 500ml dung dịch AgNO3 1,4 M thấy tạo thành 85,6 gam hỗn hợp muối bạc kết tủa. Lọc lấy dung dịch cho tiếp vào đó Mg dư, sau phản ứng thấy khối lượng kim loại tăng 14,4 gam. Viết các pt và tính % m các chất trong X. Câu III: ( đ) Đem 12,57 gam hỗn hợp A gồm BaCl2, MgCl2 và AgNO3 hòa tan vào nước (dư) được kết tủa B và dung dịch C. Dung dịch C chỉ chứa 2 muối nitrat. Lấy C tác dụng với 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M tạo kết tủa D và dung dịch G. Đem nung D ở nhiệt độ cao đến khi khối lượng không đổi được m1 gam chất rắn I. Trung hòa G bằng HNO3 vừa đủ được dung dịch H, dung dịch này phản ứng vừa đủ với 350ml dung dịch Na2CO3 0,1M tạo ra lượng kết tủa tối đa là m2 gam. Tìm m1, m2. Câu IV: ( đ) A: CnH2n+1COOH, B: CmH2m+1COOH, D: CaH2a+1OH (m=n+1) 1. Trộn A với B được hỗn hợp Z. Đem đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp Z thì lượng CO2 hơn lượng hơi nước là 2,73gam. Nếu lấy cùng lượng Z phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH thì được 3,9 gam hỗn hợp muối. Tìm công thức A, B 2. Cho một lượng rượu D vào bình đựng Na dư thấy bình tăng 3,25 gam và có 0,784 lít H2 (đktc) thoát ra. Tìm công thức chất D. 3. Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp 2 este tạo bởi A, B và D được 0,54 gam nước. Tìm thể tích CO2 sinh ra ở đktc. Câu V: ( đ) Hoà tan 1,08 gam kim loại R trong dung dịch HNO3 loãng được 268,8 ml khí X không màu nhẹ hơn không khí. Tìm kim loại R biết thể tích khí đo ở đktc. Hoà tan 4,6 gam hỗn hợp gồm R và Zn trong dung dịch HNO3 được 3,36 lít NO và NO2 đktc có tỉ khối so với H2 là 20,334. Tính % khối lượng các kim loại trong hỗn hợp. Câu VI: ( đ) Hỗn hợp X gồm kim loại R và M. Hoà tan 3 gam X trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 0,784 lít SO2 đktc. a) Khối lượng muối thu được? b) Cho R hoá trị I, M hoá trị II. Khi cho dùng một lượng clo tác dụng với R và M thì khối lượng R phản ứng bằng 3,375 lần khối lượng M phản ứng. Lượng muối clorua thu được từ R bằng 2,126 lần muối clorua thu được từ M. Tìm 2 kim loại. Phòng GD Gio Linh Trường THCS Thị Trấn ĐỀ KIỂM TRA LỚP BỒI DƯỠNG HOÁ HỌC 9 NĂM 2007 - 2008 (lần 4) Thời gian làm bài 120’ không kể giao đề Đề ra: Câu I: ( đ) 1. Có 4 dung dịch mất nhãn: K2SO4, K2CO3, HCl, BaCl2. Nhận biết nếu: a) Chỉ dùng thêm 1 kim loại b) Không dùng thêm thuốc thử nào khác.Viết các phương trình. 2. Hợp chất CxH2x+2 ở thể khí có thể tích 224ml (đktc) được đốt cháy hoàn toàn. Dẫn sản phẩm vào 1000ml dung dịch Ca(OH)2 0,02M được 1 gam kết tủa. a) Tìm x b) Tính Vkk cần để đốt cháy 1 kg chất trên? (đktc) 3. a) Polime là gì? b) Viết phương trình cho quá trình: - Trùng hợp etylen tạo ra polietylen - Tạo ra tinh bột (hoặc xenlulozo) trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp, từ tinh bột đó điều chế PE. Câu II: ( đ) Có hỗn hợp gồm rượu CnH2n+1OH và axit CmH2m+1COOH (a≥1, b≥0) được chia làm 3 phần bằng nhau: + Phần 1 đốt hoàn toàn rồi dẫn toàn bộ sản phẩm vào bình đựng Ca(OH)2 thấy bình tăng thêm 34,6 gam và có 30 gam kết tủa. Dung dịch thu được đun nóng lại có 10 gam kết tủa nữa. + Phần 2: trung hòa axit cần 100ml dung dịch NaOH 1M. + Phần 3: đem đun nóng có mặt H2SO4 đặc thu được q gam este, hiệu suất phản ứng 75%. a) Viết các phương trình. Tìm công thức rượu và axit trên b) Tìm q Câu III: ( đ) Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam một muối sunfua kim loại MS trong lượt dư oxi. Chất rắn thu được hòa tan vừa đủ trong dung dịch HNO3 37,8%. Thu được dung dịch muối có nồng độ 41,7%. Làm lạnh dung dịch muối có 8,08 gam muối rắn thoát ra. Nồng độ dung dịch muối còn 34,7%. Tìm công thức muối thoát ra. Câu IV: ( đ) Hỗn hợp A gồm 2 kim loại Al và Mg, cho 1,29 gam A tác dụng với 200 ml dung dịch CuSO4. Sau phản ứng hoàn toàn thu được 3,47 gam chất rắn B và dung dịch C. Lọc lấy C rồi cho dung dịch BaCl2 dư vào được 11,65 gam kết tủa. 1. Tìm CM của dung dịch CuSO4 2. Tìm khối lượng mỗi kim loại trong A 3. Nếu cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch C thu được kết tủa D, lấy D nung trong không khí đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Tìm khoảng xác định của m Câu V: ( đ) Hai học sinh cùng tiến hành thí nghiệm với dung dịch X chứa AgNO3 0,15M, Cu(NO3)2 0,01 M. Học sinh A cho a gam Mg vào 200ml dung dịch X, phản ứng xong được 5 gam chất rắn và dung dịch Y. Học sinh B cho 0,78 gam kim loại T (hóa trị II - đứng trước Cu) vào 200ml dung dịch X. Phản ứng xong thu được 2,592 gam chất rắn và dung dịch Z. 1. Tìm a và T 2. Tìm CM các chất trong Y và Z, coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. (Cho AgNO3 phản ứng trước Cu(NO3)2.

File đính kèm:

  • docmot so de kiem tra.doc