Câu 1: Trong các cặp hoá chất sau đây, cặp KHÔNG có phản ứng xảy ra là:
A. NaCl và KNO3. B. FeS và HCl. C. BaCl2 và Na2SO4. D. HCl và AgNO3.
Câu 2: Cho hỗn hợp bột 2 kim loại Aluminium (Al), Copper (Cu)vào cốc chứa Hydrochloric acid (HCl) dư. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được chất rắn không tan, đó là:
A. Bột Copper và bột Aluminium còn dư.
B. Bột Aluminium.
C. Muối Aluminium chloride (AlCl3) và Copper(II) chloride (CuCl2).
D. Bột Copper.
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1621 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn hóa học 10 thời gian làm bài: 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT HÒA BÌNH
ĐỀ KIỂM TRA
MÔN hóa học
Thời gian làm bài: 45 phút;
(16 câu trắc nghiệm)
Mã đề 037
Họ, tên thí sinh:...........................................................................
Lớp:........................................…….............................................
Câu 1: Trong các cặp hoá chất sau đây, cặp KHÔNG có phản ứng xảy ra là:
A. NaCl và KNO3. B. FeS và HCl. C. BaCl2 và Na2SO4. D. HCl và AgNO3.
Câu 2: Cho hỗn hợp bột 2 kim loại Aluminium (Al), Copper (Cu)vào cốc chứa Hydrochloric acid (HCl) dư. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được chất rắn không tan, đó là:
A. Bột Copper và bột Aluminium còn dư.
B. Bột Aluminium.
C. Muối Aluminium chloride (AlCl3) và Copper(II) chloride (CuCl2).
D. Bột Copper.
Câu 3: Phản ứng nào sau đây cho biết tính oxi hoá của Bromine mạnh hơn Iodine?
A. Br2 + SO2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4. B. I2 + 2NaBr → 2NaI + Br2.
C. Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2. D. 3Br2 + 2Al → 2AlBr3.
Câu 4: Để điều chế khí Cl2 trong phòng thí nghiệm, người ta dùng phản ứng sau: 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O. Để thu được 44,80 lit Chlorine gas (đktc), người ta cần dùng bao nhiêu gam Potassium permanganate (thuốc tím KMnO4), biết hiệu suất phản ứng điều chế trên là 80%. (Cho K = 39u; Mn = 55u; O = 16u; Cl = 35,5u).
A. 158,00 gam. B. 101,12 gam. C. 126,40 gam. D. 395,00 gam.
Câu 5: Cho 16,25 gam Zinc (kẽm) vào Hydrochloric acid (HCl) dư, thể tích Hydrogen gas (đktc) thu được là: (Cho Zn = 65)
A. 22,40 lit B. 11,20 lit. C. 5,60 lit D. 6,72 lit.
Câu 6: Khí làm mất màu dung dịch nước Bromine (Br2) là:
A. Hydrogen (H2) B. Nitrogen dioxide (NO2)
C. Carbon dioxide (CO2) D. Sulfur dioxide (SO2)
Câu 7: Cho phản ứng: Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Nước đóng vai trò chất khử.
B. Chlo vừa đóng vai trò chất oxi hoá, vừa đóng vai trò chất khử.
C. Chlo chỉ đóng vai trò chất khử.
D. Chlo chỉ đóng vai trò chất oxi hoá.
Câu 8: Hiện tượng Iodine (I2) trong hồ tinh bột (C6H10O5)ở nhiệt độ 30oC là?
A. Dung dịch màu trắng đục. B. Dung dịch có màu xanh đậm.
C. Dung dịch không có màu. D. Dung dịch có màu xanh nhạt.
Câu 9: Dung dịch acid nào sau đây KHÔNG thể chứa trong bình thuỷ tinh (SiO2)?
A. Hydrofluoric acid (HF). B. Nitric acid (HNO3).
C. Sulfuric acid (H2SO4). D. Hydrogen chloride (HCl).
Câu 10: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các đơn chất halogen (F2, Cl2, Br2, I2)?
A. Vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử. B. Có tính oxi hoá mạnh.
C. Tác dụng mạnh với nước. D. Ở điều kiện thường là chất khí.
Câu 11: Khi cho Sodium fluoride (NaF) vào ống nghiệm chứa dung dịch Silver nitrate (AgNO3), hiện tượng xảy ra là:
A. Xuất hiện kết tủa trắng. B. Xuất hiện kết tủa vàng nhạt.
C. Không có hiện tượng gì. D. Xuất hiện kết tủa vàng đậm.
Câu 12: Fluorine là phi kim có tính oxi hoá mạnh nhất. Vì:
A. Fluorine gas oxi hoá mãnh liệt nước.
B. Fluorine gas oxi hoá được tất cả các kim loại tạo ra muối florua.
C. Fluorine gas oxi hoá được hầu hết các phi kim.
D. Nguyên tố Fluorine có độ âm điện lớn nhất.
Câu 13: Chọn phát biểu KHÔNG ĐÚNG đối với nhóm halogen (nhóm VII A): Theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, thì:
A. Bán kính nguyên tử của các nguyên tố tăng dần.
B. Độ âm điện của các nguyên tố giảm dần.
C. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố tăng dần.
D. Tính oxi hoá của các nguyên tố giảm dần.
Câu 14: Chỉ được phép dùng một thuốc thử để nhận biết 4 dung dịch bị mất nhãn sau: H2SO4, NaOH, Ba(OH)2, Na2SO4. Thuốc thử đó là:
A. Barium chloride (BaCl2) B. Barium nitrate (Ba(NO3)2)
C. Silver nitrate (AgNO3) D. Quỳ tím.
Câu 15: Dãy acid nào sau đây được xếp theo chiều giảm dần của tính acid?
A. HF, HBr, HCl, HI. B. HF, HCl, HBr, HI.
C. HI, HBr, HCl, HF. D. HI, HCl, HBr, HF.
Câu 16: Phản ứng của Chlorine gas (khí Cl2) với Hydrogen gas (khí H2) xảy ra ở điều kiện nào sau đây?
A. Có chiếu sáng. B. Trong bóng tối, nhiệt độ thường 250C.
C. Nhiệt độ thấp dưới O0C. D. Trong bóng tối.
Câu 17: Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: NaCl, nước Chlo,NaBr, NaNO3, NaOH
K2Cr2O7 → Cl2 → Br2 →I2 → HI →Ag[HI2]
FeCl3 H2SO4
Câu 18: Hoàn thành chuỗi phương trình sau:
Câu 19: Cho 1,03 gram Sodium halogenride (A) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được một kết tủa này sau khi phân hủy hoàn toàn cho 1,08 gram Silver. Cho 1,08 gram Silver vào Hydroiodide acid (HI) thu được V lít Hydrogen gas (đktc).
a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b. Xác định tên của muối A, Tính V?
Câu 20: Hydrochloric acid HCl bị oxi hóa bởi Manganese(IV) oxide (MnO2), biết rằng chlorine gas sinh ra dẫn vào 500 ml dung dịch Sodium Iodide (NaI) thu được dung dịch A và 12,7 gram iodrine (I2).
a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b. Tính khối lượng Hydrochloric acid tham gia phản ứng. Xác định nồng độ mol của dung dịch A. Biết rằng thể tích của dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể.
Câu 21: Cho 69,6 gram Manganese(IV) oxide (MnO2) tác dụng với dung dịch Hydrochloric acid đặc, dư. Dẫn khí thoát ra đivào 500 ml dung dịch Sodium hydroxide (NaOH) 4M (ở nhiệt độ thường).
a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b. Xác định nồng độ mol của những chất có trong dung dịch sau phản ứng. Biết rằng thể tích của dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể.
(thí sinh chọn 1 trong 3 câu sau đây: câu 19, câu 20, câu 21)
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
File đính kèm:
- kiem tra 1 tiet hoa hoc lop 10 hk2.doc