Câu 1: Hai thể loại văn học nào đạt được thành tựu xuất sắc nhất trong văn học Việt Nam thời kỳ từ Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đến cuối thế kỷ XX?
A. Tuỳ bút và phê bình văn học
B. Phóng sự và tiểu thuyết
C. Kịch bản văn học và phóng sự
D. Thơ và truyện ngắn
Câu 2: Dòng nào dưới đây nêu không đúng về đặc điểm của giai đoạn văn học Việt Nam từ sau năm 1975 đến hết thế kỷ XX?
A. Vận động theo khuynh hướng dân chủ hoá, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc
B. Kinh tế thị trường có tác động mạnh và tác động hai mặt đến sự phát triển của văn học
C. Tính chất hướng nội, quan tâm nhiều hơn đến số phận cá nhân trong hoàn cảnh đời thường
D. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1388 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn ngữ văn 12 - Trường THPT Cẩm Lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD- ĐT Bắc Giang
Đề kiểm tra môn Ngữ văn 12
Trường THPT Cẩm Lý
Thời gian kiểm tra: 90 phút
A/ Phần trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
Câu 1: Hai thể loại văn học nào đạt được thành tựu xuất sắc nhất trong văn học Việt Nam thời kỳ từ Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đến cuối thế kỷ XX?
A. Tuỳ bút và phê bình văn học
B. Phóng sự và tiểu thuyết
C. Kịch bản văn học và phóng sự
D. Thơ và truyện ngắn
Câu 2: Dòng nào dưới đây nêu không đúng về đặc điểm của giai đoạn văn học Việt Nam từ sau năm 1975 đến hết thế kỷ XX?
A. Vận động theo khuynh hướng dân chủ hoá, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc
B. Kinh tế thị trường có tác động mạnh và tác động hai mặt đến sự phát triển của văn học
C. Tính chất hướng nội, quan tâm nhiều hơn đến số phận cá nhân trong hoàn cảnh đời thường
D. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
Câu 3: Nét độc đáo trong kết cấu nghệ thuật của bài thơ “ Việt Bắc” lsf gì?
A. Đối thoại mình- ta
B. Đối đáp mình- ta
C. Trữ tình giao duyên
D. Ca dao cổ truyền
Câu 4: Nội dung bao trùm trong bài thơ “ Việt Bắc” là gì?
A. Ngợi ca tinh thần yêu nước chống xâm lược của nhân dân Việt Bắc
B. Khẳng định vẻ đẹp đa dạng và thơ mộng của núi rừng Việt Bắc
C. Tình cảm và lòng biết ơn sâu nặng người Việt Bắc của người cán bộ cách mạng
D. Ca ngợi cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ của dân tộc Việt Nam
Câu 5: Theo anh/ chị, nội dung nào dưới đây quan trọng nhất giúp người đọc hiểu thêm giá trị đặc sắc trong bài thơ “ Tây Tiến” của Quang Dũng?
A. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là những thanh niên Hà Nội, trong đó có Quang Dũng- phần đông các anh là nhũng học sinh- sinh viên thuộc tần lớp tiểu tư sản trí thức.
B. Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: Viết văn, vẽ tranh, làm thơ, soạn nhạc...
C. Tây Tiến là đơn vị được thành lập năm 1947, có nhiệm vụ bảo vệ biên giới Việt- Lào.
D. Nhà thơ nhớ đơn vị cũ nên viết bài “ Tây Tiến”, lúc đầu lấy tên là “Nhớ Tây Tiến”
Câu 6: Theo Nguyễn Đình Thi, cái gốc của thơ trữ tình là gì?
A. Thơ là tổng hợp, là kết tinh
B. Thơ phải có tư tưởng, có ý thức
C. Thơ là tiếng nói đầu tiên của tâm hồn
D. Thơ là sự tìm tòi hình ảnh, nhịp điệu
B/ Tự luận: (7 điểm)
Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến trong bài “Tây Tiến” của Quang Dũng.
Đáp án:
A/ Phần trắc nghiệm khách quan
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
D
D
B
C
A
B
B/ Phần tự luận
Bài làm cần đạt được các ý sau:
Mở bài: Giới thiệu tác giả Quang Dũng và bài thơ “Tây Tiến” cùng hình tượng người lính Tây Tiến (0.75 điểm)
Thân bài: làm rõ các ý sau:
- Khi viết bài thơ Quang Dũng đã rời xa đơn vị một thời gian nên hình ảnh người lính trong bài hiện về trong hồi ức, trong hoài niệm của nhà thơ như một biểu tượng xa vời.(0.5 điểm)
- Người lính trong tác phẩm hiện lên rất thực: (1 điểm)
+ Trong những bước đi nặng nhọc, vất vả trên mỗi chặng đường hành quân.
+ Trong những gian khổ, khó khăn, thiếu thốn, đói rét và bệnh tật.
+ Trong những sinh hoạt hàng ngày.
- Vẻ đẹp của tâm hồn lãng mạn, hào hoa: (2 điểm)
+ Rất nhạy cảm với vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ và vẻ đẹp mềm mại, tình tứ của vùng Tây Bắc Thượng Lào.
+ Gian khổ, thiếu thốn nhưng không làm mất đi chất lãng mạn vốn có của họ.
- Vẻ đẹp của sự kiêu hùng: (2 điểm)
+ Tinh thần, ý chí vững vàng.
+ Tư thế ra đi.
+ Cái chết nhẹ nhàng, bình thản
+ Sang trọng trong những tấm áo bào.
+ Hào hùng ở bản nhạc trầm hùng của sông Mã.
Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến và liên hệ vẻ đẹp đó so với hình tượng người lính trong các tác phẩm khác. (0.75)
File đính kèm:
- bai viet so 3 co dap ancuc chi tiet.doc