PHẦN I :TRẮC NGHIỆM (2đ)
Chọn câu trả lời đúng bằng cách ghi lại chữ cái và câu trả lời:
Câu1:Trong giao tiếp, nói lạc đề là vi phạm phương châm hội thoại nào
A.Phương châm về lượng. C. Phương châm quan hệ.
B. Phương châm về chất. D. Phương châm cách thức.
Câu2:Nhận định nào nói đúng nhất những việc chúng ta cần phải làm khi muốn lựa chọn đúng từ ngữ xưng hô trong hội thoại:
A Xem xét tính chất của tình huống giao tiếp. C. Cả A và B đều đúng.
B Xem xét mối quan hệ giữa người nói, người nghe. D. Cả Avà B đều sai.
Câu3: Trong các từ sau đây từ nào không phải là từ láy?
A.Thình lình B.Rưng rưng C.Vành vạnh D.Đèn điện
Câu4:Trong câu thơ sau “Chân trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”
Từ tấm son sử dụng cách nói nào?
A.Ẩn dụ B. So sánh
C.Hoán dụ
D. Nhân hoá
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1356 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn tiêng Việt 9 trường THCS Phúc Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng gd đt long biên
Trường thcs phúc đồng
Đề Kiểm tra môn tiêng việt 9
Thời gian làm bài:45 phút
Tiết: Ngày kiểm tra: 19 /12/2007
Phần I :Trắc nghiệm (2đ)
Chọn câu trả lời đúng bằng cách ghi lại chữ cái và câu trả lời:
Câu1:Trong giao tiếp, nói lạc đề là vi phạm phương châm hội thoại nào
A.Phương châm về lượng. C. Phương châm quan hệ.
B. Phương châm về chất. D. Phương châm cách thức.
Câu2:Nhận định nào nói đúng nhất những việc chúng ta cần phải làm khi muốn lựa chọn đúng từ ngữ xưng hô trong hội thoại:
A Xem xét tính chất của tình huống giao tiếp. C. Cả A và B đều đúng.
B Xem xét mối quan hệ giữa người nói, người nghe. D. Cả Avà B đều sai.
Câu3: Trong các từ sau đây từ nào không phải là từ láy?
A.Thình lình
B.Rưng rưng
C.Vành vạnh
D.Đèn điện
Câu4:Trong câu thơ sau “Chân trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”
Từ tấm son sử dụng cách nói nào?
A.ẩn dụ
B. So sánh
C.Hoán dụ
D. Nhân hoá
Câu5:Từ “người dưng” trong câu thơ Vầng trăng đi qua ngõ –Như người dưng qua đường (Nguyễn Duy ) là loại từ nào?
A. Từ láy
B Từ đơn
C. Từ ghép
D. Cả A B C đều sai
Câu 6:Từ “ăn” trong câu thơ “Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương” được hiểu theo nghĩa nào?
Nghĩa gốc B. Nghĩa chuyển
Câu7: Câu thơ “ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” (Chính Hữu) sử dụng phép tu từ gì?
A. Hoán dụ
B. Nhân hóa
C.So sánh
D. Cả A và B đều đúng
Câu 8: Trong câu thơ sau từ “ hoa” có nghĩa gì?
“ Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
A. Nghĩa gốc B. Nghĩa chuyển
Phần tự luận: (8đ)
Câu1: (6đ)
Không có kính rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
a)Từ “trái tim” trong câu thơ cuối cùng của đoạn thơ được dùng với nghĩa chính hay nghĩa chuyển? Em hãy giải thích tại sao?
b)Đặt một 1 câu trong đó từ trái tim được dùng theo nghĩa chính và 1 câu từ trái tim được dùng theo nghĩa chuyển
c)Viết một ĐVcó câu chủ đề theo lối qui nạp (gạch chân) khoảng 8- 10 câu phân tích hình ảnh người lính lái xe trong đoạn thơ trên (trong đoạn văn có sử dụng 1 câu ghép – gạch chân)
Câu2: (2đ )Đọc đoạn trích sau :
“ Mưa sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước toả trắng ngần. Trong nhà âm sâm hẳn đi. Mùi nước mưa mới, ấm ngòn ngọt, ngai ngái…Mưa rèo rèo trên sân, gõ độp trên phên nứa, mái giại, đập lùng đùng, liên miên vào tàu lá chuối. Tiếng giọt gianh đổ ồ ồ, xói lên những rãnh nước sâu...(Tô Hoài- Tự truyện)
Tìm các từ tượng thanh có trong đoạn văn
Theo em các từ tượng thanh ấy có tác dụng gì trong việc miêu tả cơn mưa?
Đáp án- biểu điểm
PhầnI: trắc nghiệm
1
2
3
4
5
6
7
8
C
C
D
A
C
B
D
A
Phần II :Tự luận
Câu1:
Từ trái tim đượcdùng theo nghĩa chuyển
Giải thích: Trái tim ở đây được dùng để chỉ tinh thần, ý chí quyết tâm vì miền Nam thân yêu của người chiến sĩ lái xe:1đ
b)Đặt câu trong đó từ trái tim được dùng theo nghĩa chính: 1 câu từ trái tim được dùng theo nghĩa chuyển: 1đ
c) Viết đoạn văn theo lối quy nạp
* Nội dung:3đ
- Hình ảnh người lính lái xe hiện ra thật đẹp . Để khắc hoạ vẻ đẹp của người lính nhà thơ đã khắc hoạ 2 hình ảnh đối lập:
+Những cái không qua việc miêu tả chiếc xe
+ Cái có: là hình ảnh trái tim của người lính à Mang nhiều ý nghĩa sâu sắc
Người lính có nhiệt huyết với sự nghiệp chống Mĩ cứu nước. Có lí tưởng chiến đấu giải phóng miền Nam, có niềm tin sâu sắc vào cuộc kháng chiến của dân tộc qua đó nhà thơ muốn nhấn mạnh:gian khó hiểm nguy không thể ngăn cản được ý chí quyết tâm chiến đấu của người lính láI xe
- Khắc hoạ vẻ đẹp của người lính nhà thơ có cách viết chân thực, giàu cảm xúc giọng điệu thơ ngang tàng, đầy ý chí
- Hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt
nam trong kháng chiến chống Mĩ
- Viết về người lính lái xe như vậy nhà thơ muốn ca ngợi tinh thần dũng cảm, hiên ngang của tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ
*Về hình thức
Trình bày thành một đoạn văn hoàn chỉnh,có câu chủ đề theo lối quy nạp có sự
liên kết chặt chẽ mạch lạc, có câu ghép (không có câu ghép- 0,5đ)
* Cho điểm:
Điểm 4:Hoàn thành tốt các yêu cầu trên
Điểm 3:Đạt phần lớn các yêu cầu trên, lí lẽ dẫn chứng hoặc phân tíchchưa thật đủ để làm sáng tỏ ý khái quát, còn mắc 1 số lỗi diễn đạt
Điểm 2:Chí nêu được khoảng 1 nửa các yêu cầu trên, thiếu hẳn nửa số ý khái quát hoặc phân tích sơ sài, lan man, chủ yếu diễn xuôi ý thơ, bố cục chưa thật rõ ràng, còn1 số lỗi diễn đạt
Điểm1:Đoạn viết sơ sài, sai lạc ít nhiều về nội dung, còn nhiều lỗi diễn đạt
Điểm 0: Không viết được gì hoặc sai hoàn toàn so với yêu cầu của đề
Câu2: HS tìm được trong đoạn văn các từ tượng thanh:1đ
Nêu được tác dụng của các từ tượng thanh trong việc miêu tả cơn mưa rào: Qua các từ tượng thanh ấy nhà văn đã miêu tả được những âm thanh khác nhau của tiếng mưa rào khi mưa đổ vào các vật khác nhau
à Nhà văn có sự quan sát và cảm nhận tỉ mỉ, cụ thể
File đính kèm:
- KT TV9.doc