Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan - Môn: Vật lý lớp 9 tuần 24 đến 28

Câu6: Quan sát một vật đặt trong khoảng tiêu cự của kính lúp . ảnh của vật qua kính lúp là :

A: ảnh ảo , to hơn vật . B: ảnh ảo , nhỏ hơn vật. C: ảnh thật , to hơn vật.

Câu7:Câu phát biểu nào đúng?

A: Mất cận nhìn rõ những vật ở gần

B: Mắt cận không nhìn rõ những vật ở xa .

C: Mất cận nhìn rõ những vật ở gần, mắt cận không nhìn rõ những vật ở xa.

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1777 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan - Môn: Vật lý lớp 9 tuần 24 đến 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PGD-VT đề kiểm tra TNKQ Môn: Lý Lớp: 9 Tuần:28 Người ra đề: Nguyễn Thị Kim Thuỷ - THCS lý Tự Trọng Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời. Câu1: Kính lúp là ………..có tiêu cự ngắn. A: Thấu kính hội tụ B:Thấu kính phân kỳ. C:Tấm kính Câu2: Dùng kính lúp có số bội giác càng lớn để quan sát vật thì thấy ảnh của vật ….. A: Càng nhỏ B: Càng lớn C: Bằng vật Câu3: Giữa số bội giác và tiêu cự f của một kính lúp có hệ thức : A: G = B:G = C:f = Câu4: Kính lúp có số bội giác càng lớn thì : A: Tiêu cự càng dài B:Tiêu cự không thay đổi C:Tiêu cự càng ngắn Câu5: Số bội giác nhỏ nhất của kính lúp là 1,5x . Tiêu cự dài nhất của kính lúp là : A: ƒ=17,6cm B:ƒ =15,7cm C:ƒ =15cm D:ƒ 16,7cm Câu6: Quan sát một vật đặt trong khoảng tiêu cự của kính lúp . ảnh của vật qua kính lúp là : A: ảnh ảo , to hơn vật . B: ảnh ảo , nhỏ hơn vật. C: ảnh thật , to hơn vật. Câu7:Câu phát biểu nào đúng? A: Mất cận nhìn rõ những vật ở gần B: Mắt cận không nhìn rõ những vật ở xa . C: Mất cận nhìn rõ những vật ở gần, mắt cận không nhìn rõ những vật ở xa. Câu8: Câu phát biểu nào đúng? A: Kính cận là thấu kính phân kỳ. B: Kính cận là thấu kính hội tụ . C Kính cận là thấu kính hội tụ hoặc phân kỳ. Câu9: Mắt lão……. A: Nhìn rõ những vật ở xa B: Không nhìn rõ những vật ở gần C: Nhìn rõ những vật ở gần. D: Nhìn rõ những vật ở xa, không nhìn rõ những vật ở gần. Câu10: Câu phát biểu nào đúng? A: Mắt cận phải đeo kính phân kỳ . B: Mắt lão phải đeo kính hội tụ . C: Mắt cận phải đeo kính phân kỳ, mắt lão phải đeo kính hội tụ . P GD-VT đề kiểm tra TNKQ Môn: Lý Lớp: 9 Tuần:27 Người ra đề: Nguyễn Thị Kim Thuỷ - THCS lý Tự Trọng Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời. Câu1: Bộ phận quan trọng nhất của mắt là : A: Thể thuỷ tinh B: Màng lưới ( võng mạc ) C: Thể thuỷ tinh, màng lưới ( võng mạc ). Câu2 : Điểm xa mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được khi không điều tiết là : A: Điểm đen B: Điểm vàng C:Điểm cực viễn Câu3: Điểm gần mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được khi không điều tiết là: A: Điểm cực cận. B: Điểm đen. C: Điểm vàng. D: Điểm cực viễn. Câu4: Thể thuỷ tinh đóng vai trò như : A: Vật kính trong máy ảnh . B: Phim trong máy ảnh . C: Buồng tối Câu5: Câu phát biểu nào đúng ? A: Khi nhìn 1vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể thuỷ tinh dài nhất . B: Khi nhìn 1vật ở điểm cực cận thì tiêu cự của thể thuỷ tinh ngắn nhất. C: Khi nhìn 1vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể thuỷ tinh dài nhất, khi nhìn 1vật ở điểm cực cận thì tiêu cự của thể thuỷ tinh ngắn nhất. Câu6: Trong mắt trước thể thuỷ tinh có một màn chắn sáng gọi là: A:Lòng đỏ. B: Lòng đen C: Lòng trắng. Câu7: Trong quá trình điều tiết thì thể thuỷ tinh bị co giãn …………, để cho ảnh hiện trên màng lưới rõ nét . A : Phồng lên. B: Dẹt xuống . C: Phồng lên hoặc dẹt xuống. Câu8: Muốn cho ảnh hiện trên màng lưới cố định thì mắt phải điều tiết để ….. A: Thay đổi tiêu cự của thể thuỷ tinh . B : Không thay đổi tiêu cự của thể thuỷ tinh . C: Tiêu cự thể thuỷ tinh càng gần. Câu9 : Câu phát biểu nào đúng ? A: Mắt hoàn toàn giống máy ảnh B: Mắt tương đối giống máy ảnh nhưng tinh vi hơn máy ảnh nhiều . C: Mắt tương đối giống máy ảnh nhưng đơn giản hơn máy ảnh. Câu10: Bạn an quan sát 1 cột đèn cao 8m cách chỗ đứng 10m .Cho rằng màng lưới của mắt cách thể thuỷ tinh 2cm .Tính chiều cao của ảnh cột đèn trong mắt? A: 0,8 cm B:8cm C:16cm D: 1,6cm P GD-VT đề kiểm tra TNKQ Môn: Lý Lớp: 9 Tuần:26 Người ra đề: Nguyễn Thị Kim Thuỷ - THCS lý Tự Trọng Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời. Câu1: Bộ phận quan trọng của máy ảnh là : A: Vật kính . B: Buồng tối. C: Vật kính và buồng tối . Câu2: Vật kính của máy ảnh là : A: Thấu kính hội tụ . B: Thấu kính phân kỳ C: Tấm kính phẳng. Câu3: ảnh của vật trên phim trong máy ảnh là : A: ảnh thật. B: ảnh ngược chiều với vật. C: ảnh nhỏ hơn vật. D: Cả A,B,C đúng. Câu4: Hiện tượng nào chứng tỏ vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ ? A: Hiện tượng thu được ảnh thật ( ảnh trên phim ) của vật thật . B: Hiện tượng thu được ảnh ảo ( ảnh trên phim ) của vật thật . C: Hiện tượng thu được ảnh thật (ảnh trên phim) của vật ảo. Câu5: Câu phát biểu nào đúng ? A: Mỗi máy ảnh đều có buồng tối , vật kính và chỗ đặt phim. B: Vật kính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ. C: ảnh trên phim là ảnh thật , nhỏ hơn vật, ngược chiều với vật . D: Cả A,B,C đúng. Câu 6: Nếu buồng tối của máy ảnh không đóng kín thì : A: Không ảnh hưởng gì đến phim trong máy ảnh . B: Phim sẽ bị lộ sáng và hỏng. C: Phim bị đen và hỏng. Câu7: Nếu máy ảnh không được lắp phim thì: A: Không ghi lại được hình ảnh muốn chụp . B: Luôn ghi lại được hình ảnh muốn chụp. C: Ghi được ảnh ảo của hình ảnh muốn chụp. Câu8: Đối với máy ảnh : ảnh của vật cần chụp hiện lên ở đâu ? A: Trên phim B: Vật kính . C: Buồng tối. Câu9: Nếu lấy thấu kính phân kỳ làm vật kính thì : A: Luôn tạo được ảnh thật trên phim . B: Không tạo được ảnh thật trên phim. C: Tạo được ảnh thật bằng vật trên phim. Câu10: Một người cao 1,6m được chụp ảnh đứng cách vật kính của máy ảnh 4m . Phim cách vật kính 6cm . ảnh của người đó trên phim cao bao nhiêu ? A: 24cm B: 42cm C: 2,4cm D: 4,2cm P GD-VT đề kiểm tra TNKQ Môn: Lý Lớp: 9 Tuần:24 Người ra đề: Nguyễn Thị Kim Thuỷ - THCS lý Tự Trọng Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời. Câu1: Đối với thấu kính hội tụ : khi vật đặt ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính cho : A: ảnh thật. B: ảnh ngược chiều với vật C: ảnh thật, ngược chiều với vật. Câu2: Khi vật đặt rất xa thấu kính hội tụ thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính khoảng bằng : A: Tiêu cự B: 1/2 lần tiêu cự . C: Hai lần tiêu cự . Câu3: Vật đặt trong khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ cho : A: ảnh thật B: ảnh ảo lớn hơn vật C: ảnh ảo nhỏ hơn vật Câu4: Đặc điểm ảnh ảo được tạo bởi thấu kính hội tụ ? A: ảnh ảo lớn hơn vật , cùng chiều với vật . B: ảnh ảo nhỏ hơn vật , cùng chiều với vật . C: ảnh ảo lớn hơn vật , ngược chiều với vật . Câu5: Đặt vật AB có dạng mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ ( A nằm trên trục chính ) và cách thấu kính một khoảng bằng hai lần tiêu cự, ảnh của AB là: A: ảnh thật , lớn hơn vật B: ảnh thật , nhỏ hơn vật C: ảnh thật , bằng vật Câu6: Câu phất biểu nào đúng khi nói về ảnh được tạo bởi thấu kính hội tụ ? A: ảnh thật ngược chiều với vật B: ảnh ảo cùng chiều với vật . C: ảnh ảo lớn hơn vật D: Cả A,B, C đúng. Câu7: Một điểm sáng đặt trong khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ và cách trục chính một khoảng bằng h. ảnh của điểm sáng cách trục chính của thấu kính một khoảng h / . So sánh h và h / ? A: h > h / B: h = h / C: h < h / Câu8: Khi dựng ảnh của điểm sáng S tạo bởi thấu kính hội tụ chỉ cần sử dụng mấy tia sáng đặc biệt xuất phất từ S ? A: 1 tia B: 2tia C: 3tia D: 4tia Câu9: Loại thấu kính nào? ảnh của điểm sáng S đặt trước thấu kính là ảnh thật A: Thấu kính hội tụ. B: thấu kính phân kì . C: Thấu kính hội tụ hoặc thấu kính phân kì . Câu10: : Loại thấu kính nào? ảnh A/B / của AB đặt trước thấu kính là ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật . A: thấu kính phân kì . B: Thấu kính hội tụ. C: Thấu kính hội tụ hoặc thấu kính phân kì. P GD-VT đề kiểm tra TNKQ Môn: Lý Lớp: 9 Tuần:25 Người ra đề: Nguyễn Thị Kim Thuỷ - THCS lý Tự Trọng Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời. Câu1: Thấu kính phân kỳ có độ dày phần rìa………….phần giữa . A: Dày bằng B: Dày hơn C: Mỏng hơn . Câu2: Chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho chùm tia sáng ló …………. A: Song song B: Hội tụ C: phân kì ( loe rộng ) Câu3: Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì thì : A: Tia ló song song với trục chính . B: Tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm . C: Tia ló đi qua tiêu điểm. Câu 4: Vật sáng đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì thì : A: Luôn cho ảnh ảo nhỏ hơn vật B: luôn cho ảnh thật . C: Luôn cho ảnh ảo lớn hơn vật. Câu5: Đặc điểm của ảnh ảo tạo bởi thấu kính phân kì ? A: ảnh cùng chiều với vật B: ảnh nhỏ hơn vật C ảnh luôn nằm trong khoảng tiêu cự . D: A,B,C đúng. Câu6: Vât sáng đặt ở rất xa thấu kính phân kì , ảnh của vật tạo bởi thấu kính có vị trí cách thấu kính một khoảng : A: Bằng hai lần tiêu cự B: Bằng tiêu cự C: Bằng 1/2 tiêu cự . Câu7: Điểm sáng S Đặt trước thấu kính phân kì cách trục chính một khoảng h , ảnh S / của S cách trục chính khoảng h / . So sánh h với h / ? A: h / > h . B: h / < h C: h / = h Câu8: Loai thấu kính nào ? ảnh A / B / của vật sáng AB tạo bởi thấu kính là ảnh ảo , cùng chiều và nhỏ hơn vật . A: Thấu kính phân kì B: Thấu kính hội tụ. C: Thấu kính phân kì hoặc thấu kính hội tụ. Câu9: Câu phát biểu nào đúng ? A: Thấu kính phân kì có phần giữa mỏng hơn phần rìa . B: ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì luôn là ảnh ảo , cùng chiều và nhỏ hơn vật . C: Thấu kính phân kì có phần giữa mỏng hơn phần rìa, ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì luôn là ảnh ảo , cùng chiều và nhỏ hơn vật. Câu10: Bạn Đông bị cận nặng . Nếu Đông bỏ kính ra , ta nhìn thấy mắt bạn to hơn hay nhỏ hơn khi nhìn mắt bạn lúc đang đeo kính ? A :To hơn. B: Nhỏ hơn . C: Bằng nhau. Phòng GD-ĐT Việt Trì Đáp án Đề trắc nghiệm môn Vật Lý lớp 9 Đề tuần Phơng án trả lời các câu hỏi Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 24 C A B a C D C B a B 25 B C B A D B B a C A 26 c A D A D B A a B C 27 c c A a C B C A B D 28 A B A C D A C A D C

File đính kèm:

  • docl9(24-28).doc