PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 15 phút)
Khoanh tròn vào đầu ý câu trả lời mà em cho là đúng nhất.( mỗi câu đúng 0,4 điểm.)
Câu 1: Bài thơ Qua Đèo Ngang của tác giả nào?
A . Hồ Xuân Hương; B. Đoàn Thị Điểm;
C. Bà Huyện Thanh Quan; D. Nguyễn Khuyến .
Câu 2: Bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến được viết theo thể thơ nào?
A . Thất ngôn tứ tuyệt; B. Thất ngôn bát cú Đường luật;
C. Ngũ ngôn; D. Lục bát.
Câu 3: Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật có hai cặp đối nhau , hai cặp đó nằm ở vị trí nào trong bài thơ?
A . Câu 1-2 và 3-4; B . Câu 3-4 và 5-6 ; C. Câu 5-6 và 7-8; D. Câu 7-8 và 8-1.
Câu 4: Đèo Ngang thuộc địa phận tỉnh nào?
A . Đà Nẵng; C. Nơi ranh giới giữa Đà Nẵng- Quảng Bình;
B. Quảng Bình; D. Nơi ranh giới giữa hai tỉnh Quảng Bình- Hà Tĩnh.
Câu 5: Dòng nào không phù hợp khi miêu tả chiếc bánh trôi nước?
A . Hình tròn , trắng và mịn; B. Nhân son đỏ;
C. Được hấp trên nước; D.Có thể rắn hoặc nát.
Họ và tên: ………………….. Đề kiểm tra văn 7
Lớp 7: …………………. Thời gian : 45 phút
Điểm
Lời nhận xét của giáo viên
PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 15 phút)
Khoanh tròn vào đầu ý câu trả lời mà em cho là đúng nhất.( mỗi câu đúng 0,4 điểm.)
Câu 1: Bài thơ Qua Đèo Ngang của tác giả nào?
A . Hồ Xuân Hương; B. Đoàn Thị Điểm;
C. Bà Huyện Thanh Quan; D. Nguyễn Khuyến .
Câu 2: Bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến được viết theo thể thơ nào?
A . Thất ngôn tứ tuyệt; B. Thất ngôn bát cú Đường luật;
C. Ngũ ngôn; D. Lục bát.
Câu 3: Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật có hai cặp đối nhau , hai cặp đó nằm ở vị trí nào trong bài thơ?
A . Câu 1-2 và 3-4; B . Câu 3-4 và 5-6 ; C. Câu 5-6 và 7-8; D. Câu 7-8 và 8-1.
Câu 4: Đèo Ngang thuộc địa phận tỉnh nào?
A . Đà Nẵng; C. Nơi ranh giới giữa Đà Nẵng- Quảng Bình;
B. Quảng Bình; D. Nơi ranh giới giữa hai tỉnh Quảng Bình- Hà Tĩnh.
Câu 5: Dòng nào không phù hợp khi miêu tả chiếc bánh trôi nước?
A . Hình tròn , trắng và mịn; B. Nhân son đỏ;
C. Được hấp trên nước; D.Có thể rắn hoặc nát.
Câu 6: Thông qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương muốn nói gì về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa?
A . Vẻ đẹp hình thể; B. Vẻ đẹp tâm hồn;
C . Số phận bất hạnh; D. Vẻ đẹp và số phận long đong bất hạnh.
Câu 7: Từ nào trong các từ sau không có trong văn bản Sau phút chia li của Đoàn Thị Điểm ( Trích Chinh phụ ngâm khúc )
A . xanh xanh; B. mây biếc; C. núi lam; D. xanh ngắt.
Câu 8: Bài thơ Sông núi nước Nam ra đời trong cuộc kháng chiến nào?
A . Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
B. Cuộc kháng chiến chống Tống trên sông Như Nguyệt.
C. Cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên ở bến Chương Dương.
D. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Thanh.
Câu 9: Bài thơ Sông núi nước Nam đã nêu bật nội dung gì?
A . Nước Nam là nước có chủ quyền và không kẻ thù nào xâm phạm được;
B. Nước Nam là một đất nướcvăn hiến;
C. Nước Nam là đất nước rộng lớn hùng vĩ;
D. Nước Nam là nước có nhiều anh hùng và sẽ đánh tan giặc ngoại xâm.
Câu 10: Câu thơ: “ Phi lưu trực há tam thiên xích” trong bài Xa ngắm thác núi Lư của Lí Bạch có nghĩa là gì?
A . Mặt trời chiếu núi Hương Lô sinh làn khói tía;
B. Xa nhìn dòng thác treo trên dòng sông phía trước;
C. Thác chảy như bay đổ thẳng xuống từ ba nghìn thước;
D. Ngỡ là sông Ngân rơi từ chín tầng mây.