Đề kiểm tra văn học 9

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Câu 1 : Nhận xét sau nói về tác giả nào?

“Thư sinh giết giặc bằng ngòi bút”

A. Nguyễn Dữ C. Nguyễn Đình Chiểu

B. Nguyễn Du D. Phạm Đình Hổ

Câu 2 : Nhận xét sau nói về tác phẩm nào?

Tác phẩm này là một áng “thiên cổ kì bút”

A. Chuyện người con gái Nam Xương C. Truyện Lục Vân Tiên

B. Truyện Kiều D. Hoàng Lê nhất thống chí

Câu 3 : Phương án nào sau đây không đúng với nhận xét sau:

Ý nghiã của yếu tố truyền kì trong “Chuyện người con gái Nam Xương” là:

A. Làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của Vũ Nương.

B. Tạo nên một kết thúc có hậu cho tác phẩm.

C. Thể hiện tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Dữ.

D. Để Trương Sinh có cơ hội gặp lại vợ.

Câu 4 : Thái độ của tác giả Ngô Gia Văn Phái đối với nhân vật Quang Trung – Nguyễn Huệ trong tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” là gì?

A. Căm giận và phê phán, coi Nguyễn Huệ – Quang Trung là kẻ phản nghịch

B. Khâm phục, ngợi ca và tự hào, coi Nguyễn Huệ – Quang Trung là người anh hùng dân tộc.

C. Không có thái độ gì

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1987 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra văn học 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề Kiểm tra văn học 9 -----------------o0o--------------- I. Phần trắc nghiệm: Câu 1 : Nhận xét sau nói về tác giả nào? “Thư sinh giết giặc bằng ngòi bút” A. Nguyễn Dữ C. Nguyễn Đình Chiểu B. Nguyễn Du D. Phạm Đình Hổ Câu 2 : Nhận xét sau nói về tác phẩm nào? Tác phẩm này là một áng “thiên cổ kì bút” Chuyện người con gái Nam Xương C. Truyện Lục Vân Tiên Truyện Kiều D. Hoàng Lê nhất thống chí Câu 3 : Phương án nào sau đây không đúng với nhận xét sau: ý nghiã của yếu tố truyền kì trong “Chuyện người con gái Nam Xương” là: A. Làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của Vũ Nương. B. Tạo nên một kết thúc có hậu cho tác phẩm. C. Thể hiện tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Dữ. D. Để Trương Sinh có cơ hội gặp lại vợ. Câu 4 : Thái độ của tác giả Ngô Gia Văn Phái đối với nhân vật Quang Trung – Nguyễn Huệ trong tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” là gì? A. Căm giận và phê phán, coi Nguyễn Huệ – Quang Trung là kẻ phản nghịch B. Khâm phục, ngợi ca và tự hào, coi Nguyễn Huệ – Quang Trung là người anh hùng dân tộc. C. Không có thái độ gì Câu 5 : Hai câu thơ sau nói về nhân vật nào? “Làn thu thuỷ nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” A. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga C. Nhân vật Thuý Kiều B. Nhân vật Vũ Nương D. Nhân vật Thuý Vân Câu 6 : Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn thơ sau: “Tà tà bóng ngả về tây Chị em ................... dan tay ra về Bước dần theo ngọn tiểu khê Lần xem ..................... có bề thanh thanh” (Từ dùng để điền: thơ thẩn, thong thả, khung cảnh, phong cảnh, cảnh đẹp) Câu 7: Khoanh tròn vào đáp án đúng trong những câu sau: 1) Dòng nào Dòng nào sắp xếp đúng trình tự các sự việc trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du? A. Gặp gỡ và đính ước - Đoàn tụ – Gia biến và lưu lạc. B. Gặp gỡ và đính ước – Gia biến và lưu lạc - Đoàn tụ C. Gia biến và lưu lạc - Đoàn tụ - Gặp gỡ và đính ước D. Gia biến và lưu lạc - Gặp gỡ và đính ước - Đoàn tụ 2) Cảnh trước lầu Ngưng Bích được tác giả miêu tả chủ yếu qua con mắt ai ? A. Nguyễn Du. B. Thuý Kiều D. Tú Bà D. Nhân vật khác 3) Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” thể hiện khát vọng gì của tác giả? A. Được cứu người, giúp đời. C. Có công danh hiển hách. B. Trở nên giàu sang phú quý. D. Có tiếng tăm vang dội. 4) Nhận định nào nói đúng nghĩa gốc của từ “đồng chí” ? A. Là những người cùng một giống nòi. B. Là những người sống cùng thời đại. C. Là những người cùng theo một tôn giáo. D. Là những người cùng một chí hướng chính trị. 5) Khổ thơ cuối trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận nói về khoảng thời gian nào ? A. Bình minh. B. Giữa trưa. C. Hoàng hôn. D. Đêm tối. 6) Câu in đậm trong đoạn văn sau được xếp vào loại ngôn ngữ gì?“Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to: - Hà, nắng gớm, về nào.” A. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. C. Ngôn ngữ trần thuật của tác giả. B. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật. D. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật. 7) Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” chủ yếu được kể qua cái nhìn của ai? A. Tác giả. B. Anh thanh niên. C. Ông hoạ sĩ già. D. Cô gái. 8) Trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà thì lối sống vô cùng giản dị của Bác được thể hiện như thế nào? A. Nơi ở và nơi làm việc đơn sơ. C. Ăn uống đạm bạc. B. Trang phục hết sức giản dị. D. Tất cả các ý trên Câu 8: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống (....) sau để có một khái niệm: 1) ..................... một văn bản tự sự là cách làm giúp người đọc, người nghe nắm được nội dung chính của văn bản đó. 2) ..................... là từ ngữ biểu thị một khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học công nghệ. Câu 9: Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” là một văn bản nhật dụng. đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 4 (0,5đ). Nối nội dung ở cột (A) với nội dung ở cột (B) sao cho đúng. (A) Nối (B) 1) Nước mặn đồng chua a) Tục ngữ 2) Uống nước nhớ nguồn. b) Thành ngữ II. Phần tự luận: Câu 1 : ẩn dụ là gì ? Cho một ví dụ minh hoạ? Câu 2 : Đóng vai nhân vật ông Hai kể lại tâm trạng của mình từ khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. Câu 1 : Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du trong việc miêu tả ngoại hình của hai chị em Thuý Kiều, cách miêu tả ấy dự báo số phận của hai nhân vật như thế nào? Câu 2 : Phân tích hình ảnh Lục Vân Tiên đánh cướp được thể hiện trong đoạn trích: “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”./. -----------------o0o--------------- Giáo viên : Nguyễn Hữu thắng Đề Kiểm tra văn học 9 -----------------o0o--------------- Bài Trắc nghiệm khách quan Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bằng cách lựa chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa , lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng… Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ Bà vẫn gĩư thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới xẻ chung vui Nhóm dậy cả tâm tình tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa ! 1. Tác giả của đoạn thơ trên là Bằng Việt. C. Huy Cận. Nguyễn Khoa Điềm. D. Kim Lân. 2. Bài thơ được viết theo thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt. Thơ tám chữ. Thơ tự do. Thơ ngũ ngôn. 3. Tác phẩm không cùng thể loại thơ với bài thơ trên Đồng chí. Bài thơ về tiểu đội xe không kính. ánh trăng. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. 4. Thông tin không đúng về tác giả của bài thơ là Tên khia sinh là Nguyễn Việt Bằng. Ông thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Ông từng học trường Đạihọc sư pham. Bài thơ trên ra đời trong thời gian ông học tập ở nước ngoài. 5. Lời bài thơ là lời của Người bà. C. Lời đứa cháu. Người mẹ. D. Lời người bà và đứa cháu. 6. Nghệ thuật tiêu biểu trong đoạn thơ là ẩn dụ. B. So sánh. C. Điệp từ. D. Đối lập. 7. Nội dung chính của đoạn thơ trên là Những kỉ niệm về tháng năm tuổi thơ cơ hàn. Những kỉ niệm ki ở xa tổ quốc. Những suy ngẫm của người cháu về bà và bếp lửa Những lời người cháu tự nhắc mình. 8. Nhận xét đúng về người bà hiện lên trong đoạn thơ Người bà vất vả tần tảo một nắng hai sương. Người bà truyền cho cháu những tình cảm cao đẹp, ước mơ khát vọng Bà không chỉ là người nhóm lửa mà còn là người giữ lửa và truyền lửa qua các thế hệ. Cả 3 ý trên đúng. 9. Câu thơ thể hiệ trực tiếp tình cảm của người cháu là Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa. Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm. Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng. Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa ! 10. Trong đoạn có số từ láy là Ba. B. Bốn. C. Năm .D. Sáu. 11. Câu “Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa” là Câu đơn. C. Câu rút gọn Câu đặc biệt D. Câu ghép. 12. Câu thơ “Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ” Là thành phần chủ ngữ. Là thành phầm vị ngữ. Là thành phần trạng ngữ. Cả 3 ý trên sai. Bài làm văn Vẻ đẹp và sức mạnh của người lao động trước thiên nhiên – vũ trụ trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. Gợi ý: A. Phần thân bài 1. Bức tranh thiên nhiên trong ài thơ: đẹp, rộng lớn, lộng lẫy. * Cảm hứng vũ trụ đã mang đến cho bài thơ những hình ảnh thiên nhiên hoành tráng. - Cảnh hoàng hôn trên biển và cảnh bình minh được đặt ở vị rí mở đầu, kết thúc bài thơ vẽ ra không gian rộng lớn mà thời gian là nhịp tuần hoàn của vũ trụ. - Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi: không phải là con thuyền mà là đoàn thuyền tấp nập. Con thuyền không nhỏ bé mà kì vĩ, hoà nhập với thiên nhiên, vũ trụ. - Vẻ đẹp rực rỡ của các loại cá, sự giàu có lộng lẫy. Trí tưởng tượng của nhà thơ đã chắp cánh cho hiện thực, làm giàu thêm, đẹp thêmvẻ đẹp của biển khơi. 2. Người lao động giữa thiên nhiên cao đẹp * Con người không nhỏ bé trước thiên nhiên mà ngược lại, đầy sức mạnh và hoà hợp với thiên nhiên. - Con người ra khơi với niềm vui trong câu hát. - Con người ra khơi với ước mơ trong công việc. - Con người cảm nhận được vẻ đẹp của biển, biết ơn biển - Người lao động vất vả nhưng tìm thấy niềm vui, phấn khở trước thắng lợi. Hình ảnh ngời lao động được sáng tạo với cảm hứng lãng mạn cho thấy niềm vui phơi phới của họ trong cuộc sống mới. Thiên nhiên và con ngời phóng khoáng, lớn lao. Tình yêu cuộc sống mới của nhà thơ được gửi gắm trong những hình ảnh thơ lãng mạn đó. B. Về hình thức: - Bố cục bài chặt chẽ. Biết xây dựng luận điểm khi phân tích tác phẩm thơ. - Diễn đạt ý mạch lạc, có cảm xúc. Giáo viên : Nguyễn Hữu thắng Đề Kiểm tra văn học 9 -----------------o0o--------------- I - Trắc nghiệm Bài 1 : Khoanh trong vào chữ cái duy nhất đứng trước câu trả lời đúng. 1. Trong văn bản tự sự có thể sử dụng yếu tố A. Miêu tả, biểu cảm B. Nghị luận, miêu tả C. Biểu cảm, nghị luận D. Miêu tả, biểu cảm, nghị luận 2. Trong đoạn thơ Khen cho: “ Thật đã lên rằng Khôn ngoan đến mực nối năng phải lời. Tha ra thì cũng may đời, Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen ” tác giả đã kết hợp phương thức tự sự với yếu tố A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Nghị luận D. Thuyết minh 3. Nghị luận trong tự sự mục đích là A. Nêu lí lẽ để bảo vệ một quan điểm B. Nêu ý kiến nhận xét đánh giá C. Nêu dẫn chứng để bảo vệ một quan điểm nào đó D. Cả ba ý trên 4. Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự có tác dụng A.Thể hiện tâm trạng nhân vật B. Đưa ra những đánh giá của tác giả C. Làm cho câu chuyện thêm phần triết lí D. Nhân vật hiện lên sinh động và sâu sắc hơn Bài 2 : Ghi "Đ" hoặc "S" vào ô ! đứng trước những nhận định sau: 1.! Tóm tắt văn bản tự sự là giúp người đọc người nghe nắm được nội dung chính của văn bản đó 2.! Có thể kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong văn bản tự sự 3.! Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật làm cho nhân vật sinh động 4.! Người ta chỉ có thể miêu tả nội tâm bằng cách diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật I - Tự luận Phân tích bài thơ “Đồng chí”, để chứng tỏ bài thơ đã diễn tả sâu sắc tình đồng chí cao quý của các anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp Gợi ý: I/ Tìm hiểu đề - Đề đã xác định hướng phân tích bài thơ: bài thơ đã diễn tả sâu sắc tình đồng chí cao quý của các anh bộ đội thời kì kháng chiến chống Pháp. - Để tìm được ý cần đọc kĩ bài thơ và trả lời các câu hỏi: + Tình đồng chí ấy biểu hiện cụ thể ở những điểm nào? + Những từ ngữ, hình ảnh, chi tiết nào thể hiện từng luận điểm đó? II/ Dàn bài chi tiết A- Mở bài: - Bài thơ ra đời năm 1948, khi Chính Hữu là chính trị viên đại đội thuộc Trung đoàn Thủ đô, là kết quả của những trải nghiệm thực, những cảm xúc sâu xa của tác giả với đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc. - Nêu nhận xét chung về bài thơ (như đề bài đã nêu) B- Thân bài: 1. Tình đồng chí xuất phát từ nguồn gốc cao quý - Xuất thân nghèo khổ: Nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá - Chung lí tưởng chiến đấu: Súng bên súng, đầu sát bên đầu - Từ xa cách họ nhập lại trong một đội ngũ gắn bó keo sơn, từ ngôn ngữ đến hình ảnh đều biểu hiện, từ sự cách xa họ ngày càng tiến lại gần nhau rồi như nhập làm một: nước mặn, đất sỏi đá (người vùng biển, kẻ vùng trung du), đôi người xa lạ, chẳng hẹn quen nhau, rồi đến đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. - Kết thúc đoạn là dòng thơ chỉ có một từ : Đồng chí (một nốt nhấn, một sự kết tinh cảm xúc). 2. Tình đồng chí trong cuộc sống gian lao - Họ cảm thông chia sẻ tâm tư, nỗi nhớ quê: nhớ ruộng nương, lo cảnh nhà gieo neo (ruộng nương… gửi bạn, gian nhà không … lung lay), từ “mặc kệ” chỉ là cách nói có vẻ phớt đời, về tình cảm phải hiểu ngược lại), giọng điệu, hình ảnh của ca dao (bến nước, gốc đa) làm cho lời thơ càng thêm thắm thiết. - Cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn, những cơn sốt rét rừng nguy hiểm: những chi tiết đời thường trở thành thơ, mà thơ hay (tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh,…) ; từng cặp chi tiết thơ sóng đôi như hai đồng chí bên nhau : áo anh rách vai / quần tôi có vài mảnh vá ; miệng cười buốt giá / chân không giày ; tay nắm / bàn tay. - Kết đoạn cũng quy tụ cảm xúc vào một câu : Thương nhau tay nắm lấy bàn tay (tình đồng chí truyền hôi ấm cho đồng đội, vượt qua bao gian lao, bệnh tật). 3. Tình đồng chí trong chiến hào chờ giặc - Cảnh chờ giặc căng thẳng, rét buốt : đêm, rừng hoang, sương muối. - Họ càng sát bên nhau vì chung chiến hào, chung nhiệm vụ chiến đấu : chờ giặc. - Cuối đoạn mà cũng là cuối bài cảm xúc lại được kết tinh trong câu thơ rất đẹp : Đầu súng trăng treo (như bức tượng đài người lính, hình ảnh đẹp nhất, cao quý nhất của tình đồng chí, cách biểu hiện thật độc đáo, vừa lãng mạn vừa hiện thực, vừa là tinh thần chiến sĩ vừa là tâm hồn thi sĩ,…) C- Kết bài : - Đề tài dễ khô khan nhưng được Chính Hữu biểu hiện một cách cảm động, sâu lắng nhờ biết khai thác chất thơ từ những cái bình dị của đời thường. Đây là một sự cách tân so với thơ thời đó viết về người lính. - Viết về bộ đội mà không tiếng súng nhưng tình cảm của người lính, sự hi sinh của người lính vẫn cao cả, hào hùng. Giáo viên : Nguyễn Hữu thắng Đề Kiểm tra văn học 9 -----------------o0o--------------- I- Phần trắc nghiệm: Đọc kỹ các câu hỏi sau và trả lời bằng cách viết thêm vào phần để trống hoặc khoanh tròn vào chữ cái đúng nhất. 1. Trong bài thơ "Đồng chí" nhà thơ Chính Hữu đã sử dụng bút pháp lãng mạn trong câu thơ. A. Súng bên súng đầu sát bên đầu. B. Đầu súng trăng treo C. Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính D. Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. 2. Những chiếc xe không kính đã làm nổi bật hình ảnh những chiến sỹ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn sáng ngời phẩm chất cao quý. A. Tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn gian khổ B. Niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ. C. ý chí chiến đấu vì Miền Nam. D. Cả 3 phương án (A, B, C) đều đúng. 3. Trong bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận, tinh thần lạc quan của ngư dân được thể hiện trong câu thơ: A. Câu hát căng buồm cùng gió khơi. B. Hát rằng: Cá bạc ở biển đông C. Cả ba phương án (A, B, C) đều đúng. 4. Bài thơ "Bếp lửa" viết về vấn đề gì ? A. Bài thơ là nỗi nhớ về những kỷ niệm thân thiết của tình bà cháu. B. Kỷ niệm về bà, gắn liền với hình tượng bếp lửa. C. Cả hai phương án A, B đều đúng. 4. Hai câu sau thuộc thi phẩm nào? “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe Những con cá tươi ngon thân bạc trắng” “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận “Quê hương” của Tế Hanh “ánh trăng” của Nguyễn Duy “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải 5. Khi giao tiếp cần chú ý ngắn gọn rành mạch; tránh nói mơ hồ là phương châm gì trong giao tiếp? phương châm lịch sự Phương châm quan hệ Phương châm cách thức Phương châm về chất Tập làm văn Cảm nhận của em về những chiếc xe không kính và những người chiến sĩ lái xe ấy trên đường Trường Sơn năm xưa, trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. A- Mở bài: - Thời chống Mĩ cứu nước chúng ta đã có một đội ngũ đông đảo các nhà thơ - chiến sĩ; và hình tượngngười lính đã rất phong phú trong thơ ca nước ta. Song Phạm Tiến Duật vẫn tự khẳng định được mình trong những thành công về hình tượng người lính. - “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đã sáng tạo một hình ảnh độc đáo : những chiếc xe không kính, qua đó làm nổi bật hình ảnh những chiến sĩ lái xe ở tuyến đường Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm. B- Thân bài: 1. Những chiếc xe không kính vẫn băng ra chiến trường - Hình ảnh những chiếc xe không kính là hình ảnh thực trong thời chiến, thực đến mức thô ráp. - Cách giải thích nguyên nhân cũng rất thực: như một câu nói tỉnh khô của lính: Không có kính, không phải vì xe không có kính. Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi. - Giọng thơ văn xuôi càng tăng thêm tính hiện thực của chiến tranh ác liệt. - Những chiếc xe ngoan cường: Những chiếc xe từ trong bom rơi ; Đã về đây họp thành tiểu đội. - Những chiếc xe càng biến dạng thêm, bị bom đạn bóc trần trụi : không có kính, rồi xe không có đèn ; không có mui xe, thùng xe có xước, nhưng xe vẫn chạy vì Miền Nam,… 2. Hình ảnh những chiến sĩ lái xe. - Tả rất thực cảm giác người ngồi trong buồng lái không kính khi xe chạy hết tốc lực : (tiếp tục chất văn xuôi, không thi vị hoá) gió vào xoa mắt đắng, thấy con đường chạy thẳng vào tim (câu thơ gợi cảm giác ghê rợn rất thật). - Tư thế ung dung, hiên ngang : Ung dung buồng lái ta ngồi ; Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. - Tâm hồn vẫn thơ mộng : Thấy sao trời và đột ngột cánh chim như sa, như ùa vào buồng lái (những câu thơ tả rất thực thiên nhiên đường rừng vun vút hiện ra theo tốc độ xe ; vừa rất mộng: thiên nhiên kì vĩ nên thơ theo anh ra trận.) - Thái độ bất chấp khó khăn, gian khổ, nguy hiểm : thể hiện trong ngôn ngữ ngang tàng, cử chỉ phớt đời (ừ thì có bụi, ừ thì ướt áo, phì phèo châm điếu thuốc,…), ở giọng đùa tếu, trẻ trung (bắt tay qua cửa kính vỡ rồi, nhìn nhau mặt lấm cười ha ha,…). 3. Sức mạnh nào làm nên tinh thần ấy - Tình đồng đội, một tình đồng đội thiêng liêng từ trong khói lửa : Từ trong bom rơi đã về đây họp thành tiểu đội, chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy,… - Sức mạnh của lí tưởng vì miền Nam ruột thịt : Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước, chỉ cần trong xe có một trái tim. C- Kết bài : - Hình ảnh, chi tiết rất thực được đưa vào thơ và thành thơ hay là do nhà thơ có hồn thơ nhạy cảm, có cái nhìn sắc sảo. - Giọng điệu ngang tàng, trẻ trung, giàu chất lính làm nên cái hấp dẫn đặc biệt của bài thơ. - Qua hình ảnh những chiếc xe không kính, tác giả khắc hoạ hình tượng người lính lái xe trẻ trung chiến đấu vì một lí tưởng, hiên ngang, dũng cảm. Giáo viên : Nguyễn Hữu thắng __________________________________

File đính kèm:

  • docVan 9(3).doc
Giáo án liên quan