I/ Mục tiêu:
Kiểm tra đánh giá kết quả việc nắm bắt kiến thức của học sinh trong 9 tiết từ tiết 1 tới tiết 9.
điều chỉnh phương pháp dạy học cho thích hợp với yêu cầu giảng dạy và trình độ học sinh.
II/ Chuẩn bị: đề bài
Ma trận thiết kế đề bài:
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1353 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Vật lí khối 6 (tuần 10), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề kiểm tra vật lí khối 6 (tuần 10)
Thời gian: 45 phút
I/ Mục tiêu:
Kiểm tra đánh giá kết quả việc nắm bắt kiến thức của học sinh trong 9 tiết từ tiết 1 tới tiết 9.
điều chỉnh phương pháp dạy học cho thích hợp với yêu cầu giảng dạy và trình độ học sinh.
II/ Chuẩn bị: đề bài
Ma trận thiết kế đề bài:
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Đo độ dài
1
0,3
1
0,3
Đo thể tích chất lỏng
1
0,3
2
2
3
2,3
Đo thể tích vật rắn không thấm nước
1
0,3
1
0,3
2
0,6
Khối lượng
1
0,3
1
1
1
0,5
1
1
1
2
5
4,8
Lực, hai lực cân bằng
1
0,3
1
0,3
Kết quả tác dụng của lực
1
0,5
1
0,3
1
0,3
3
1,1
Trọng lực, đơn vị lực
1
0,3
1
0,3
2
0,6
Tổng
5
1,7
1
1
5
1,7
1
1
2
0,6
3
4
17
10
Đề 1:
I: Trắc nghiệm khách quan:
Bài 1: (3 đ) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất ( 3 đ)
Câu 1: Đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp ở nước ta là:
A. mét (m) B. kilogam ( kg) C. Niuton (N) D. kilomet (km)
Câu 2: trên vỏ túi xà phòng có ghi 500 gam. Số đó cho biết gì?
khối lượng của xà phòng trong túi. B. trọng lượng của xà phòng trong túi.
C. trọng lượng của túi xà phòng. D. khối lượng của túi xà phòng.
Câu 3: Một vật có khối lượng 1kg sẽ có trọng lượng là bao nhiêu?
A. 0,1 N B. 100 N C. 1 N D. 10 N
Câu 4: Cần đo một lượng chất lỏng khoảng 0,8 lít, dùng bình chia độ nào sau đây là phù hợp và chính xác nhất?
Bình có GHD là 600 ml, ĐCNN là 5 ml.
B. Bình có GHD là 700 ml, ĐCNN là 2 ml.
C. Bình có GHD là 1000 ml, ĐCNN là 2 ml.
D. Bình có GHD là 1000 ml, ĐCNN là 5 ml.
Câu 5: Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì?
Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
Chỉ làm biến dạng quả bóng.
Vừa làm biến dạng quả bóng vừa làm biến đổi chuyển động của nó.
Câu 6: Để xác định thể tích của một cái đinh ốc, người ta bỏ 15 cái đinh ốc giống nhau vào bình chia độ đang chứa nước ở vạch 35 cm3 thì mực nước trong bình dâng lên đến vạch 42,5 cm3. thể tích của một cái đinh ốc là
A. 34 cm3 B. 0,5 cm3 C. 42,5 cm3 D. 0,05 cm3
Câu 7: chọn ý đúng nhất trong các ý sau:
Hai lực cân bằng là hai lực:
mạnh như nhau.
Mạnh như nhau, cùng phương, cùng chiều.
Mạnh như nhau cùng phương, ngược chiều.
Mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều và cùng đặt vào một vật.
Câu 8:Chọn câu trả lời đúng :
Trong hình trên mô tả cách dùng bình chia độ để đo thể tích của hòn đá. Thể tích của hòn đá bằng?
Cm3
Cm3
A. 8 cm3 B. 10 cm3
C. 18 cm3 D. 26 cm3
20
20
10
10
Câu 9: Trong các hiện tượng nêu ra dưới đây, hiện tượng nào có nguyên nhân trực tiếp là do lực:
A. một ngọn nến đang cháy. B. một lá cờ đang bay trong gió.
C. một cốc nước nóng bị nguội đi. D. một sợi dây điện (đồng, nhôm ...) bị nóng đỏ.
Câu 10: Câu phát biểu nào sau đây là đúng?
A. trọng lực là lực mà vật hút Trái Đất. B. trọng lực là lực của Trái Đất đẩy vật.
C. trọng lực là lực hút của hai vật bất kì. D. trọng lực là lực hút của Trái Đất lên vật.
Bài 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống ( 1 đ)
Câu 11: Chọn các từ thích hợp như : quả cân, vật đem cân, điều chỉnh số 0, đúng giữa, thăng bằng để điền vào chỗ trống trong các câu sau đây:
Khi sử dụng cân Rôbecvan để cân một vật, ta cần làm theo các bước sau:
Thoạt tiên, phải điều chỉnh sao cho khi chưa cân, đòn cân phải thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa. Đó là việc ........................... Đặt ................................. lên một đĩa cân. Đặt lên đĩa cân bên kia một số .......................... có khối lượng phù hợp và điều chỉnh con mã sao cho đòn cân nằm .............................................., kim cân nằm ......................................... bảng chia độ. Tổng khối lượng của các ..................................... trên đĩa cân cộng với số chỉ của con mã sẽ bằng khối lượng của .........................................
Câu 12: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
“Lực tác dụng lên một vật có thể làm .......................................... của vật đó hoặc làm nó ................................... hai kết quả này có thể ........................... xảy ra”
II/ Tự luận: (6 đ)
Câu 13: Bộ cân đi kèm cân Robecvan gồm: 1 quả 5 kg, 1 quả 2 kg, 1 quả 500 g, 1 quả 200 g, 2 quả 100 g, 1 quả 50g. Như vậy giới hạn đo của cân là bao nhiêu?
Câu 14: Một bình tràn chứa nước tới miệng tràn là 150 cm3. bỏ vào đó một vật rắn không thấm nước thì vật ấy nổi một phần và thể tích nước tràn từ bình tràn sang bình chứa là 30 cm3. Dùng một que thật nhỏ dìm vật chìm hoàn toàn vào trong bình tràn thì thể tích nước ở bình chứa tăng thêm 5 cm3. Thể tích của vật rắn là bao nhiêu?
Câu 15: Trên một bình chia độ có GHD 200 cm3, có chứa 60 cm3 nước. Người ta dùng bình này để đo thể tích của một viên bi sắt. khi thả viên bi vào thì mực nước trong bình dâng lên 85 cm3. hỏi thể tích của viên sỏi là bao nhiêu?
Câu 16: Bao gạo có khối lượng là 50 kg. Trọng lượng của bao gạo là bao nhiêu?
Câu 17: Hãy điền số thích hợp vào chỗ trống dưới đây:
a) 14 kg = ................................... g. b) 125 cm = ................................ m.
c) 10 m3 = .................................. lít. d) 79 cm3 = .................................. cc.
Đề 2:
I: Trắc nghiệm khách quan:
Bài 1: Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất ( 3 đ)
Câu 1: Đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp ở nước ta là:
A. kilogam ( kg) B. mét (m) C. Niuton (N) D. kilomet (km)
Câu 2: Trên vỏ túi xà phòng có ghi 500 gam. Số đó cho biết gì?
A. Khối lượng của túi xà phòng. B. Trọng lượng của xà phòng trong túi.
C. Trọng lượng của túi xà phòng. D. Khối lượng của xà phòng trong túi.
Câu 3: Một vật có khối lượng 1kg sẽ có trọng lượng là bao nhiêu?
A. 10 N B. 0,1 N C. 100 N D. 1 N
Câu 4: Cần đo một lượng chất lỏng khoảng 0,8 lít, dùng bình chia độ nào sau đây là phù hợp và chính xác nhất?
Bình có GHD là 600 ml, ĐCNN là 5 ml.
B. Bình có GHD là 1000 ml, ĐCNN là 5 ml.
C. Bình có GHD là 700 ml, ĐCNN là 2 ml.
D. Bình có GHD là 1000 ml, ĐCNN là 2 ml.
Câu 5: Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì?
A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
Vừa làm biến dạng quả bóng vừa làm biến đổi chuyển động của nó.
Chỉ làm biến dạng quả bóng.
Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
Câu 6: Để xác định thể tích của một cái đinh ốc, người ta bỏ 20 cái đinh ốc giống nhau vào bình chia độ đang chứa nước ở vạch 35 cm3 thì mực nước trong bình dâng lên đến vạch 46 cm3. thể tích của một cái đinh ốc là
A. 0,05 cm3 B. 42,5 cm3 C. 0,55 cm3 D. 34 cm3
Câu 7: chọn ý đúng nhất trong các ý sau:
Hai lực cân bằng là hai lực:
Mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều và cùng đặt vào một vật.
Mạnh như nhau cùng phương, ngược chiều.
Mạnh như nhau.
Mạnh như nhau, cùng phương, cùng chiều.
Câu 8:Chọn câu trả lời đúng :
Trong hình trên mô tả cách dùng bình chia độ để đo thể tích của hòn đá. Thể tích của hòn đá bằng?
Cm3
Cm3
A. 26 cm3 B. 18 cm3
C. 10 cm3 D. 8 cm3
20
20
10
10
Câu 9: Trong các hiện tượng nêu ra dưới đây, hiện tượng nào có nguyên nhân trực tiếp là do lực:
A. một sợi dây điện (đồng, nhôm ...) bị nóng đỏ. B. một cốc nước nóng bị nguội đi.
C. một lá cờ đang bay trong gió. D. một ngọn nến đang cháy.
Câu 10: Câu phát biểu nào sau đây là đúng?
A. trọng lực là lực hút của Trái Đất lên vật. B. trọng lực là lực hút của hai vật bất kì.
C. trọng lực là lực của Trái Đất đẩy vật. D. trọng lực là lực mà vật hút Trái Đất.
Bài 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống ( 3 đ)
Câu 11: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
“Lực tác dụng lên một vật có thể làm .......................................... của vật đó hoặc làm nó ................................... hai kết quả này có thể ................................. xảy ra”
Câu 12: Chọn các từ thích hợp như : quả cân, vật đem cân, điều chỉnh số 0, đúng giữa, thăng bằng để điền vào chỗ trống trong các câu sau đây:
Khi sử dụng cân Rôbecvan để cân một vật, ta cần làm theo các bước sau:
Thoạt tiên, phải điều chỉnh sao cho khi chưa cân, đòn cân phải thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa. Đó là việc ........................... Đặt ................................. lên một đĩa cân. Đặt lên đĩa cân bên kia một số .......................... có khối lượng phù hợp và điều chỉnh con mã sao cho đòn cân nằm .............................................., kim cân nằm ......................................... bảng chia độ. Tổng khối lượng của các ...................................... trên đĩa cân cộng với số chỉ của con mã sẽ bằng khối lượng của .........................................
II/ Tự luận: (4 đ)
Câu 13: (1,5 đ) Bộ cân đi kèm cân Robecvan gồm: 1 quả 5 kg, 1 quả 2 kg, 1 quả 500 g, 1 quả 200 g, 2 quả 100 g, 2 quả 50g. Như vậy giới hạn đo của cân là bao nhiêu?
Câu 14: (2,5 đ) Một bình tràn chứa nước tới miệng tràn là 150 cm3. bỏ vào đó một vật rắn không thấm nước thì vật ấy nổi một phần và thể tích nước tràn từ bình tràn sang bình chứa là 25 cm3. Dùng một que thật nhỏ dìm vật chìm hoàn toàn vào trong bình tràn thì thể tích nước ở bình chứa tăng thêm 5 cm3.
Thể tích của vật rắn là bao nhiêu?
Câu 15: Trên một bình chia độ có GHD 200 cm3, có chứa 60 cm3 nước. Người ta dùng bình này để đo thể tích của một viên bi sắt. khi thả viên bi vào thì mực nước trong bình dâng lên 95 cm3. hỏi thể tích của viên sỏi là bao nhiêu?
Câu 16: Bao gạo có khối lượng là 35 kg. Trọng lượng của bao gạo là bao nhiêu?
Câu 17: Hãy điền số thích hợp vào chỗ trống dưới đây:
a) 18 kg = ................................... g. b) 130 cm = ................................ m.
c) 15 m3 = .................................. lít. d) 97 cm3 = .................................. cc.
Đáp án và thang điểm:
Đề 1:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
đáp án
A
A
D
C
D
B
D
A
B
D
điểm
0,3
0,3
0,3
0,3
0,3
0,3
0,3
0,3
0,3
0,3
Câu 11:(0,5) điều chỉnh số 0, (2) vật đem cân, (3) quả cân, (4) thăng bằng, (5) đúng giữa,
(6) quả cân, (7) vật đem cân.
Câu 12: (0,5) biến dạng, (2) biến đổi chuyển động, (3) cùng.
Câu 13: (2 đ) 7950 g
Câu 14: (1 đ) 35 cm3
Câu 15: (1 đ) 25 cm3
Câu 16: (1 đ) 500 N
Câu 17: (1 đ) a) 14 kg = 14000 g. b) 125 cm = 1,25 m.
c) 10 m3 = 10000 lít. d) 79 cm3 = 79 cc.
Đề 2:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
đáp án
B
D
A
D
B
C
A
D
C
A
điểm
0,3
0,3
0,3
0,3
0,3
0,3
0,3
0,3
0,3
0,3
Câu 11: (0,5 đ) biến dạng, (2) biến đổi chuyển động, (3) cùng.
Câu 12: (0,5 đ) điều chỉnh số 0, (2) vật đem cân, (3) quả cân, (4) thăng bằng, (5) đúng giữa,
(6) quả cân, (7) vật đem cân.
Câu 13: (2 đ) 8000 g;
Câu 14:(1 đ) 30 cm3
Câu 15:(1 đ) 35 cm3
Câu 16: (1 đ) 350 N
Câu 17: (1 đ) a) 18 kg = 18000 g. b) 130 cm = 1,3 m.
c) 15 m3 = 15000 lít. d) 97 cm3 = 97 cc.
File đính kèm:
- de kiem tra li 6 tuan 10ma tran dap an thang diem.doc