ĐỀ 1:
Suy nghĩ của anh (chị) về thực trạng tai nạn giao thông hiện nay.
1- Yêu cầu của đề bài:
a- Về kiến thức:
- Hiểu được thực trạng về TNGT hiện nay.
- Đóng góp giải pháp đảm bào ATGT.
b- Về kĩ năng
- Có kĩ năng làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Bỗ cục mạch lạc, lập luanaj chặt chẽ, lô gích, thuyết phục.
2- Dàn ý:
A- Mở bài
- Giao thông là vấn đề quan trọng của một quốc gia
- ở Việt Nam hiện nay, tai nạn giao thông ngày càng tăng. Đây là vấn đề đáng quan tâm của toàn xã hội.
B- Thân bài
a- Nêu thực trạng TNGT của nước ta (đưa ra các ví dụ cụ thể về các vụ TNGT)
b- Chỉ ra những hiểm hoạ ghê gớm cùng những nguyên nhân dẫn đến TNGT.
c- Những biện pháp để đóng góp giảm thiểu tai nạn đó.
- Tuyên truyền cho mọi người tác hại, hậu quả nghiêm trọng của TNGT.
- Tự giác nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ ATGT khi tham gia giao thông.
- Tổ chức thường xuyên các cuộc thi tìm hiểu về ATGT. Cùng dâng cao khẩu hiệu Nói không với phóng nhanh, vượt ẩu”, “An toàn là bạn, TN là thù”
- Thành lập các đợt thanh niên tình nguyện xuống đường làm nhiệm vụ trong những giờ cao điểm.
- Phát hiện và báo cáo kịp thời với các cơ quan đoàn thể nơi gần nhất những trường hợp vi pham ATGT.
- Về phía trường học cần phát hiện và giáo dục những học sinh vi phạm.
- Về phía chính quyền cần xử lí nghiêm khắc những trường hợp vi phạm.
C- Kết luận
Khẳng định việc đảm bảo ATGT là yêu cầu bức thiết trong xã hội ngày nay, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ.
10 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4551 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề nghị luận xã hội 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề nghị luận xã hội 11
Đề 1:
Suy nghĩ của anh (chị) về thực trạng tai nạn giao thông hiện nay.
Yêu cầu của đề bài:
a- Về kiến thức:
- Hiểu được thực trạng về TNGT hiện nay.
- Đóng góp giải pháp đảm bào ATGT.
b- Về kĩ năng
- Có kĩ năng làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Bỗ cục mạch lạc, lập luanaj chặt chẽ, lô gích, thuyết phục.
2- Dàn ý:
A- Mở bài
- Giao thông là vấn đề quan trọng của một quốc gia
- ở Việt Nam hiện nay, tai nạn giao thông ngày càng tăng. Đây là vấn đề đáng quan tâm của toàn xã hội.
B- Thân bài
a- Nêu thực trạng TNGT của nước ta (đưa ra các ví dụ cụ thể về các vụ TNGT)
b- Chỉ ra những hiểm hoạ ghê gớm cùng những nguyên nhân dẫn đến TNGT.
c- Những biện pháp để đóng góp giảm thiểu tai nạn đó.
- Tuyên truyền cho mọi người tác hại, hậu quả nghiêm trọng của TNGT.
- Tự giác nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ ATGT khi tham gia giao thông.
- Tổ chức thường xuyên các cuộc thi tìm hiểu về ATGT. Cùng dâng cao khẩu hiệu ‘Nói không với phóng nhanh, vượt ẩu”, “An toàn là bạn, TN là thù”…
- Thành lập các đợt thanh niên tình nguyện xuống đường làm nhiệm vụ trong những giờ cao điểm.
- Phát hiện và báo cáo kịp thời với các cơ quan đoàn thể nơi gần nhất những trường hợp vi pham ATGT.
- Về phía trường học cần phát hiện và giáo dục những học sinh vi phạm.
- Về phía chính quyền cần xử lí nghiêm khắc những trường hợp vi phạm.
C- Kết luận
Khẳng định việc đảm bảo ATGT là yêu cầu bức thiết trong xã hội ngày nay, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ.
đề 2:
Hãy phát biểu ý kiến của anh (chị) về mục đích học tập do UNESCO đề xướng “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.
1- Yêu cầu của đề bài:
* Kiến thức
- Trình bày được ý kiến cá nhân về mục đích học tập do UNESCO đề xướng Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.
* Kĩ năng:
- Viết đúng kiểu bài về tư tưởng đạo lí.
- Bố cục đầy đủ. Mạch lạc. Văn viết chặt chẽ, có sức thuyết phục.
2- Gợi ý dàn ý:
A- MB:
Năm 1996, Uỷ ban quốc tế về Giáo dục cho TK XXI do Giắc-quơ-đê-lơ làm chủ tịch đưa ra một báo cáo khẳng định vai trò của giáo dục đối với sự phát triển tương lai của cá nhân, dân tộc và nhân loại. Báo cáo khẳng định và nhấn mạnh giáo dục là “kho báu tiềm ẩn” và đã đưa ra một tầm nhìn về giáo dục cho thế kỉ XXI dựa trên bốn trụ cột: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.
B- Thân bài:
a- Học để biết:
- Kiến thức của nhân loại vô cùng, còn sự hiểu biết của cá nhân là hữu hạn nên chúng ta luôn phải cố gắng, siêng năng tìm tòi, học hỏi tích luỹ tri thức, nâng cao nhận thức và hiểu biết.
- Hiểu biết nhiều, nắm được nhiều tri thức sẽ giúp ta sống có mục đích, có ích hơn, thông minh và năng động hơn.
b- Học để làm:
- Học để biết thôi chưa đủ mà còn phải biết “làm” (thực hành). Biết áp dụng những cái đã học vào công việc để lí thuyết trở thành thành qur cụ thể, hữu dụng thực sự “học đi đôi với hành”.
c- Học để cùng chung sống:
- Học để biết cách sống chung với mọi người. Học để rèn luyện sẽ cho chúng ta những hiểu biết , kĩ năng, kinh nghiệm để hiểu để hiểu được mọi người xung quanh, cải thiện mối quan hệ theo chiều hướng tích cực, tốt đẹp.
- Quan hệ tốt với mọi người sẽ giúp chúng ta cảm thấy vui vẻ hơn, sống có ý nghĩa hơn, thuận lợi trong cuộc sống…
- Đây cũng được coi là mục đích quan trọng, then chốt của giáo dục hiện đại, giúp con người có thái độ hoà bình, khoa dung, hiểu biết và tôn trọng lịch sử, truyền thống và những giá trị văn hoá và tinh thần của nhau.
- Học để cùng chung sống cũng nhằm trang bị cho người học những tri thức, kĩ năng, giá trị và thái độ cần thiết cho cuộc sống, nghề nghiệp để vào đời, làm cho họ có được nhận thức về sự khác biệt và đa dạng cũng như sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc trên thế giới, làm cho tình đoàn kết trở thành phương tiện chống sự kì thị và xung đột.
d- Học để tự khẳng định mình:
- Sống không phải để tồn tại mà sống còn là phải để người khác biết đến mình
- Phải học thật giỏi, chiếm lĩnh tri thức ở tầm cao để không những nuôi sống mình, gia đình mà còn giúp đỡ được mọi người, góp phần đưa xã hội đi lên. Đó chính là cách tự khẳng định mình thành công nhất.
c- Việc học tập rất quan trọng đối với mỗi chúng ta, với mọi người, với xã hội và đất nước… nó giúp chúng ta rèn luyện nhân cách làm người, tích luỹ tri thức có trong cuộc sống tốt đẹp hơn, được mọi người tin yêu và quí trọng, góp phần vào sự phát triển của xã hội và đất nước.
C- Kết bài:
- Khẳng định sự đúng đắn, tầm quan trọng của mục đích học tập do UNESCO đề xướng.
- Mỗi học sinh chúng ta nên xác định mục đích học tập của mình, để phấn đấu, rèn luyện trở thành người công dân tốt, có ích cho xã hội.
Đề 3:
Suy nghĩ của anh (chị) đối với những người nhiễm HIV/AIDS.
1- yêu cầu
* về kiến thức:
- Có kiến thức đầy đủ về căn bệnh HIV/AIDS
- Bày tỏ được thái độ với những người đã nhiếm HIV/AIDS.
* Về kĩ năng:
- Viết đúng kiểu bài về tư tưởng, đạo lí
- Bố cục đầy đủ, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.
2- Gợi ý dàn ý:
A- MB:
- HIV/AIDS là căn bệnh nguy hiểm nhất đang đe doạ tính mạng con người.
- Phòng chống HIV/AIDS hiệu quả phụ thuộc vào suy nghĩ và hành động của tất cả mọi người.
B- TB:
a- Bệnh AIDS là gì?
b- Thực trạng về hiện tượng nhiễm HIV và AIDS ở Việt Nam, trên thế giới (Đưa ra số liệu cụ thể)
- ở VN cứ 5 phút trôi đi lại có thêm một người nhiễm HIV.
c- Nguyên nhân chủ yếu:
- Sử dụng chung kim tiêm để chích ma tuý
- Quan hệ tình dục không an toàn
- Thiếu hiểu biết về cách phóng tránh lây nhiễm.
- Mẹ nhiễm truyền sang con.
d- Biện pháp ngăn chặn:
- Tuyên truyền phổ biến kiến thức về phòng tránh HIV.
- Tạo nhịp cầu tư vấn, thuyết phục bệnh nhân làm tuyên truyền viên.
- Lập các trung tâm chăm sóc, an ủi bệnh nhân HIV tránh việc lây nhiễm.
e- Thái độ của chúng ta với bệnh nhân HIV/ AIDS:
- Nên đối sử thân thiện.. mở lòng đón nhận họ, chia sẻ đồng cảm thật sự với họ.
- Giúp đỡ, chia sẻ để họ vượt qua được bệnh tất, can đảm sống tiếp, sống có ích
- Tổ chức các buổi giao lưu giữa các bệnh nhân HIV, tạo điều kiện cho họ hoà nhập vào cuộc sống.
- Vận động, khuyến khích gia đình và mọi người xung quanh có thái độ động viên, chia sẻ, không kì thị đối với họ, giúp đỡ họ vượt qua bệnh tật để sống lạc quan hơn.
C- Kết bài:
- Cần có thái độ đúng đắn, không nên phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS.
- Thân thiện, động viên, giúp đỡ, chia sẻ, chung tay cùng thế giới làm giảm số lượng người nhiễm HIV, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi đại dịch nguy hiểm này.
Đề 4
Internet là con dao hai lưỡi.
Yêu cầu:
a- về kiến thức:
Học sinh cần hiểu Internet là gì? Hiểu nó là con dao 2 lưỡi nghĩa là thế nào?Tại sao lại nói như vậy? Bày tỏ ý kiến đồng tình, phản đối hoặc chỉ tán thnàh một phần nhận định trên.
b- Về kĩ năng:
Biết làm một bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống xã hội. đây là một dạng đề mở chỉ nêu đề tài. H/S cần vận dụng hiểu biết thực tế về ứng dụng Inter net trong đời sống hiện nay để nêu được những nhận xét, đánh giá của mình, về tiện ích cũng như tác hại của intenet. Biết kết hợp nhiều thao tác lập luận để làm sáng tỏ vấn đề.
Dàn ý
Mở bài
Giới thiệu Internet và tác dụng to lớn của nó trong thưòi đại đại công nghiệp thông tin hiện nay. Nhưng “Intrnet là con dao hai lưỡi”, nó chỉ phát huy tối đa khi người sử dụng nó được trang bị đầy đủ kiến thức cũng như văn hoá Tin học.
B-Thân bài
Giới thiệu khái niệm Internet, “Internet là con dao hai lưỡi” có nghĩa là như thế nào?
Internet, hệ thống truy cập toàn cầu có thể truy cập công dụng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hoá. Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn trên toàn cầu.
“Internets là con dao hai lưỡi” có nghĩa là Internet có những tiện ích to lớn bên cạnh những tác hại khôn lường. Nó vừa là “túi khôn” của loài người chứa đựng văn minh, văn hoá trên toàn thế giới qua các thời đại lịch sử, vừa là thùng rác khổng lồ với nhiều điều tệ hại ghê tởm nhất, nó reo rắc những mầm bệnh cho bất kì ai nếu không biết sử dụng một cách lành mạnh, khôn ngoan.
Tiện ích của Internet:
- Mạng Internets mang lại rất nhiều tiện ích cho người sử dụng: hệ thống thư điện tử (e-mai), trò chuyện trực tuyến (chát), máy truy tìm dữ liệu (searchegine), các dịch vụ thương mãi, chuyển ngân, các dịch vụ về y tế, gioá dục như chữa bệnh từ xa hoặc tổ chức lớp học ảo. Chúng cung cấp một khối lượng thông tin khổng lồ và dịch vụ khổng lồ trên Internet, Nguồn thông tin khổng lồ kèm theo các dịch vụ tương ứng chính là hệ thống trang web liên kết với nhau và các tài liệu khác trong W W W (World Wide Web), (Theo Bách khoa toàn thư mở). Cụ thể hơn:
- Mở mang hiểu biết, cung cấp tri thức, phổ cập và nâng cao vốn sống cho mọi người trên các lĩnh vực: văn hoá,giáo dục, kinh doanh… đem đến cho người dùng những thông tin cần thiết một cách nhanh nhất, rẻ nhất.
- Giúp con người có thể giao lưu, trao đổi, học hỏi và chia sẻ mọi vấn đề trong cuộc sống, trong công việc cũng như trong nghỉ ngơi, thư giãn qua các dịch vụ yahoo,gmal, blog…
c- Mặt trái của Internet:
- Việc Internet cung cấp thông tin khổng lồ cho người sử dụng tiềm ẩn nguy cơ làm văn hoá đọc bị lấn át. Người dùng ỉ nại Internet đánh mất hứng thú đọc sách, tìm tòi, suy ngẫm, sáng tạo. Kiến thức tìm trên mạng sẽ được nhiều người tiêu hoá vội vàng, để rồi tiếp tục tạo ra những sản phâm rtinh thần dễ dãi, thiếu chất lượng.
- Những dịch vụ Internets mang lại cho con người cũng có nhiều tác hại ngấm ngầm và to lớn: Việc say sưa quá độ với các trò chơi điện tử, truy cập các trang Wb đen, chát qua net khiến nhiều bạn bè trẻ bê trễ việc học hành, sống buông thả, ích kỉ… Hiện tượng “nghiện” Internet là nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật trong thanh niên học sinh.
- Internet cũng là nơi kẻ xấu lợi dụng làm phương tiện để truyền đi những thông tin không có lợi, mưu cầu cá nhân, thực hiện những âm mưu chính trị gây rối trật tự an ninh xã hôi…
- Internet, một mặt tạo điều kiện cho con người giao lưu, chia sẻ với nhau một cách thuận tiện nhưng mặt khác nó cũng là một trong những thủ phạm phá vỡ kết nối giữa cá nhân trong xã hội, kéo con người ra khỏi đời sống cộng đồng, đẩy họ vào vỏ bọc cá nhân khi họ rơi vào tình trạng “nghiện” Internet, say mê thế giới ảo, bỏ quên thế giới thực tại.
d- Làm thế nào để Internet phát huy tác dụng của nó tốt nhất trong cuộc sống hiện nay:
- Người truyền tin có ý thức sâu sắc điều họ đang truyền đi có ảnh hưởng mạnh mẽ và rộng lớn đối với xã hội, toàn cầu. Cần xây dựng một văn háo Internet cho những người sử dụng, phát huy tối đa những tiện ích khổng lồ của Internet.
- Ngựời sử dụng:
+Sử dụng đúng mục đích: để mở mang hiểu biết, làm giàu trí tuệ cũng như nâng cao năng lực độc lập tư duy, khả năng tổng hợp thông tin… Giải trí bằng Internet chỉ là một trong nhiều mục đích của Internet.
+ Sử dụng có hiểu biết: Hiểu biết về Tin họcđể tránh mất thời gian khi truy cập Internet, bởi Internet là kho tri thức khổng lồ của nhân loại mà ở đó chúng ta chỉ cần vao Googe, gõ Search là có thể đọc được vô vàn thông tin về mọi lĩnh vực. Có hiểu biết về văn hoá để đủ bản lĩnh khi đứng trước một bãi rác khổng lồ với nhiều trang Web đen, những địa chỉ đen, khôn gít các thông tin, luồng tư tưởng, quan điểm trái ngược, tiêu cực…
+ Sử dụng một cách chủ động, thông minh,linh hoạt: Không hoàn toàn ỉ nại vào vănhoá Internet, cần sử dụng phù hợp với điều kiện thời gian, hoàn cảnh học tập và việc làm của mỗi cá nhân, nhất là đối với học sinh hiện nay. Tránh bịlệ thuộc hoàn toàn vào Internet trong khi chúng ta được trang bị hệ thống sgk, tài liệu tham khảo chưa phong phú, thời gian cho mỗi môn học còn hạn hẹp, cơ sở vật chất cho mỗi trường học cũng như mỗi cá nhân học sinh (trình độ máy tính, Tin học chưa đồng đều).
Cơ quan quản lí có những biện pháp tích cực để kiểm soát chặt chẽ những thông tin tung lên mạng, quản lí cơ sở dịch vị Internet công cộng. Ngành giáo dục cần phổ cập và nâng cao kiến thức Tin học có tính ứng dụng thiết thực như kĩ năng sử dụng Internet,lập bog, kĩ năng tìm kiếm với Google,.. sử dụng e-mai…
e- Em dã sử dụng Internet như thế nào trong quá trình học tập. Rút ra bài học cho bản thân trong quá trình ứng dụng công nghệ thông tin.
C- Kết luận
Internet nói riêng và công nghệ thông tin nói chung luôn là con dao hai lưỡi. Dù nó có nhiều tiện ích không thể phủ nhận, nhưng quyết định việcứng dụng nó như thế nào là do người- chủ nhân của những tiến bộ khoa học kĩ thuật đó. Mỗi học sinh chúng ta cần trau dồi nâng cao hơn nữa trình độ, kiến thức, vănhoá về Internet để phát huy tối đa tiện ích của Internet trong thời đại kinh tế, tri thức bùng nổ như hiện nay.
đề 5
Suy nghĩ của anh (chị) về thái độ thiếu trung thực của một số bạn trẻ học đường hôm nay.
1- Yêu cầu:
* Về kiến thức:
- Chỉ rõ tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử.
- Nêu cách khắc phục được thái độ đó.
* Về kĩ năng:
- Kiểu bài NL về tư tưởng, đạo lí.
- Bài viết mạch lạc…
2- dàn ý:
A- MB:
- Trung thực là một trong những đức tính tốt đẹp của con người.
- Thái độ thiếu trung thực trong cuộc sống và đặc biệt trong thi cử sẽ ảnh hưởng vô cùng xấu đến việc hình thành và xây dựng nhân cách người học sinh.
B- TB:
a- Giải thích nghĩa từ “trung thực”: là một đức tính tốt đẹp của ông cha ta, là lòng ngay thẳng, thật thà, không gian dối, giả tạo.
b- Vai trò của trung thực:
- Trong cuộc sống (dẫn chứng minh hoạ).
- Trong học tập, thi cử.
c- Thực trạng của thi cử hiện nay và những biểu hiện thiếu trung thực trong thi cử (gian lận, quay cóp, thi hộ…)
d- Tác hại của thiếu trung thực trong thi cử:
- Kết quả không đúng với lực học.
- Lười học, ỉ lại.
- Thiếu công bằng, tạo ra thành tích giả, với nhiều bằng giả.
- Xã hội chậm phát triển…
e- Một số biện pháp để chấm dứt thực trạng thiếu trung thực trong học tập và thi cử:
- Thực hiện tốt kế hoạch công kcủa Bộ giáo dục và Đào tạo
- Học thật, tích luỹ chắc chắn và đầy đủ
- Kiên quyết chống bệnh thành tích, đề cao nhân tài, có thực tài, thực chất.
- Gương mẫu trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong ngành giáo dục hiện nay.
- Khen thưởng, biểu dương những giáo viên và học sinh phát hiện tiêu cực và gian lận trong thi cử.
C- Kết bài:
- Khẳng định trung thực là đức tính cần thiết và tốt đẹp nhất của con người.
- Học sinh cần phát huy tính trung thực trong học tập trong thi cử. Chỉ có học thật mới có kết quả tốt đẹp.
- Thể hiện niềm tin trong tương lai: thái độ thiếu trung thực trong học tập, thi cử sẽ được khắc phục. Sống và học tập hết mình để trở thành người kế thừa và góp phần phát triển đất nước.
đề 6:
Theo anh (chị) làm thế nào để môi trường của chúng ta ngày càng xanh, sạch, đẹp?
Yêu cầu:
* Về kiến thức:
- Chỉ ra việc bảo vệ môi trường là cần thiết và hết sức quan trọng.
- Đề xuất được các biện pháp bảo vệ môi trường hiệu qur.
* Kĩ năng:
Bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.
A- MB:
- Môi trường sống có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến sức khoẻ, cuộc sống của con người.
- Bảo vệ môi trường cũng chính là xây dựng cho con người một môi trường trong lành để sống khoẻ, sống có ích.
B- TB:
a- Vì sao chúng ta phải bảo vệ môi trường?
- Con người sống và phát triển được phải nhờ vào điều kiện tự nhiên (nước, không khí…).
- Hiện nay chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng nguồn nước, không khí đứng trước nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng vì sự vô trách nhiệm của con người.
- Rừng trên thế giới và ở nước ta nhiều năm qua đã bị khai thác, đốt phá quá mức đang bị huỷ hoại nghiêm trọng.
- Rác thải và xử lí về nước thải ở mức báo động cao về an toàn an toàn vệ sinh gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người (VD….)
=> Cho nên bảo vệ môi trường là việc làm cấp thiết cần hành động ngay.
b- Làm thế nào để tham gia bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp?
- Đối với xã hội:
+ Khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lí, không làm ô nhiễm nguồn nước, không khí, không ảnh hưởng xấu đến bầu khí quyển bảo vệ trái đất.
+ Cần có phương án bảo vệ các loài thú, đặc biệt những loài đang đứng trước sự diệt vong. Tích cực tu bổ, làm phong phú thêm thiên nhiên (trồng cây, gây rừng).
+ Khi xây dựng nhà máy, cơ sở sản xuất cần tôn trọng và thực hiện đúng các yêu cầu đối với việc bảo vệ môi trường và xử lí tích cực nguồn khói thải, nước thải, chất thải công nghiệp…
- Đối với cá nhân:
+ Cùng với xã hội tích cực thực hiện việc bảo vệ môi trường, đó là quyền lợi và nghãi vụ của chúng ta. Cần có hành động thiết thực làm cho môi trường sống ngày càng xanh, sạch, đẹp.
+ Đối với học sinh: Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường phải luôn có ý thức giữ gìn môi trường lớp, không vứt rác bừa bài ra trường lớp, thường xuyên tham gia các hoạt động trồng cây xanh do nhà trường và địa phương tổ chức.
C- KB:
- Nêu ý nghĩa thiết thực của những hành động bảo vệ môi trường.
- Hãy cùng nhau xây dựng môi trường sống xanh, sạch, đẹp ngay từ bây giờ vì một xã hội ngày càng văn minh, tốt đẹp.
File đính kèm:
- NLXH 11.doc