ĐỀ ÔN TẬP SỐ 4
Câu 1: Sự tương tác giữa hai alen khác nhau về mặt chức phận của cùng một lôcut dẫn đến hiệu quả bổ trợ mở rộng phạm vi biểu hiện kiểu hình là nội dung giải thích của .
A. giả thuyết về trạng thái dị hợp B. giả thuyết về tác dụng cộng gộp các gen trội có lợi
C. giả thuyết về tương tác át chế các gen không alen D. giả thuyết siêu trội
Câu 2: Hoạt động nào sau đây không phải là cơ chế phát sinh đột biến gen ?
A.Sự trao đổi chéo không b́nh thường giữa các Crômatit B.Phân tử ADN bị đựt dưới tác động của các tác nhân gây đột biến
C.Rối loạn trong cơ chế tự nhân đôi của ADN D.ADN bị đựt và đoạn đứt nối vào vị trí khác của phân tử DN đó
Câu 3: Đặc điểm nào là của quần thể giao phối?
A. Không có quan hệ bố mẹ, con cái. B. Chỉ có quan hệ tự vệ, kiếm ăn.
C. Có tính đa hình về kiểu gen và kiểu hình. D. Tần số tương đối của các alen ở mỗi gen thay đổi.
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1550 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề ôn thi tốt nghiệp Sinh học 12 - Đề số 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ ÔN TẬP SỐ 4
Câu 1: Sự tương tác giữa hai alen khác nhau về mặt chức phận của cùng một lôcut dẫn đến hiệu quả bổ trợ mở rộng phạm vi biểu hiện kiểu hình là nội dung giải thích của…..
A. giả thuyết về trạng thái dị hợp B. giả thuyết về tác dụng cộng gộp các gen trội có lợi
C. giả thuyết về tương tác át chế các gen không alen D. giả thuyết siêu trội
Câu 2: Hoaït ñoäng naøo sau ñaây khoâng phaûi laø cô cheá phaùt sinh ñoät bieán gen ?
A.Söï trao ñoåi cheùo khoâng bình thöôøng giöõa caùc Croâmatit B.Phaân töû ADN bò ñöït döôùi taùc ñoäng cuûa caùc taùc nhaân gaây ñoät bieán
C.Roái loaïn trong cô cheá töï nhaân ñoâi cuûa ADN D.ADN bò ñöït vaø ñoaïn ñöùt noái vaøo vò trí khaùc cuûa phaân töû DN ñoù
Câu 3: Đặc điểm nào là của quần thể giao phối?
A. Không có quan hệ bố mẹ, con cái. B. Chỉ có quan hệ tự vệ, kiếm ăn.
C. Có tính đa hình về kiểu gen và kiểu hình. D. Tần số tương đối của các alen ở mỗi gen thay đổi.
Câu 4 : Đột biến dị bội 2n + 1 ở người liên quan đến các bệnh và tật di truyền :
A. Tật sứt môi, hội chứng Đao, ung thư máu. B. Bệnh bạch tạng, hội chứng tiếng mèo kêu, hồng cầu hình liềm.
C. Hội chứng 3X, Claiphentơ, Đao. D. Hội chứng Đao, tật thừa ngón, bệnh bạch tạng.
Câu 5: Khảo sát các hóa thạch trong sự tiến hóa của loài người ta có thể kết luận điều gì?
A. Hướng tiến hóa của loài người là từ đơn giản đến phức tạp.
B. Động lực của sự tiến hóa của loài người là chọn lọc tự nhiên.
C. Động lực chủ yếu của sự tiến hóa loài người là các nhân tố xã hội như lao động, tiếng nói và tư duy.
D. Nhân tố sinh học như biến dị, di truyền và chọn lọc tự nhiên không còn có tác dụng.
Câu Câu 6 : Ở người, một số đột biến trội gây nên các bệnh, tật:
A. mù màu, bạch tạng, hồng cầu hình liềm. B. máu khó đông, mù màu, bạch tạng.
C. bạch tạng, máu khó đông, câm điếc. D. tay 6 ngón, ngón tay ngắn.
Câu 7: Loại đột biến gen nào sau đây không làm thay đổi chiều dài của gen và tỉ lệ giữa các loại nuclêôtit trong gen?
A. Mất 1 cặp nuclêôtit và đảo vị trí giữa 2 cặp nuclêôtit.
B. Thay thế một cặp nuclêôtit bằng một cặp nuclêôtit khác loại.
C. Đảo vị trí giữa 2 cặp nuclêôtit và thay thế một cặp nuclêôtit bằng một cặp nuclêôtit cùng loại.
D. Thêm một cặp nuclêôtit và thay thế cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác.
Câu 8: Đặc điểm nào không phải của thường biến?
A. Là các biến dị định hướng. B. Xảy ra đồng loạt trong phạm vi một thứ, một nòi hay một loài.
C. Có thể di truyền được cho các thế hệ sau. D. Không là nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
Câu 9: Mục đích của việc gây đột biến nhân tạo ở vật nuôi và cây trồng là :
A. Tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống . B. Tạo các giống tăng trọng nhanh .
C. Tạo các giống có khả năng sinh sản tốt . D. Tạo các đột biến có lợi .
Câu Câu 10 : Các loại tia phóng xạ được dùng để gây đột biến nhân tạo do có khả năng :
A. kích thích nhưng không gây ion hóa các nguyên tử khi xuyên qua mô sống.
B. Cản trở sự phân ly của các NST trong quá trình phân bào.
C. Thay thế hoặc làm mất một số cặp nuclêôtit, gây đột biến gen.
D. Kích thích và ion hóa các nguyên tử khi xuyên qua các mô sống.
Câu 11: Noãn bình thường của một loài cây hạt kín có 12 nhiễm sắc thể đơn. Hợp tử chính ở noãn đã thụ tinh của loài này, người ta đếm được 28 nhiễm sắc thể đơn ở trạng thái chưa tự nhân đôi. Bộ nhiễm sắc thể của hợp tử đó thuộc dạng đột biến nào sau đây?
A. 2n + 1 B. 2n + 1 + 1 C. 2n + 2 D. 2n + 2 + 2
Câu 12: Tính chất nào sau đây chỉ có ở thường biến, không có ở đột biến và biến dị tổ hợp.
A. Kiểu gen bị biến đổi. B. Không di truyền. C. Không xác định. D. Không định hướng.
Câu 13: Trong kĩ thuật di truyền về insulin người, sau khi gen tổng hợp insulin người đựơc ghép vào ADN vòng của plasmit thì bước tiếp theo làm gì?
A. Cho nhân đôi lên nghìn lần để làm nguồn dự trữ cấy gen. B. Chuyển vào môi trường nuôi cấy để tổng hợp insulin.
C. Chuyển vào vi khuẩn để nó hoạt động như ADN của vi khuẩn. D. Được ghép vào tay người bệnh để sinh ra insulin.
Câu 14: Khẳng định nào sau đây là đúng nhất khi cho rằng kĩ thuật di truyền có ưu thế hơn so với lai hữu tính thông thường?
A. Kết hợp được thông tin di truyền từ các loài xa nhau. C. Sản phẩm dễ tạo ra và rẻ tiền.
B. Nguồn nguyên liệu ADN để ghép gen phong phú đa dạng. D. Hiện đại.
Câu 15: Ở ruồi giấm, mắt lồi thành mắt dẹt là do đột biến...... gây ra.
A. Mất đoạn nhiễm sắc thể. B. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể. D. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 16: Mầm mống của sự trao đổi chất xuất hiện trong giai đoạn:
A.Tiến hoá lí học B. Tiến hoá tiền sinh học C. Tiến hoá hoá học D. Tiến hoá sinh học
Câu 17: Cây hạt kín xuất hiện và phát triển nhanh trong:
A. Kỉ Tam điệp. B. Kỉ Giura. C. Kỉ Thứ tư. D. Kỉ Phấn trắng.
Câu 18: Đặc điểm sinh hoạt đời sống: sử dụng công cụ tinh xảo bằng đá, xương, xuất hiện mầm mống tôn giáo là của người:
A. Pitêcantrôp. B. Nêanđectan. C. Crômanhôn. D. Xinantrôp.
Câu 19: Trình tự xuất hiện các dạng vượn người hoá thạch nào dưới đây là đúng: A. Parapitec, Đriôpitec, Ôxtralôpitec, Prôpliôpitec B. Ôxtralôpitec, Parapitec, Đriôpitec, Prôpliôpitec C. Đriôpitec, Ôxtralôpitec, Prôpliôpitec, Parapitec D. Parapitec, Prôpliôpitec, Đriôpitec, Ôxtralôpitec
Câu 20: Biến dị nào sau đây là biến dị di truyền:
A. Biến dị tổ hợp, đột biến gen. B. Thường biến, đột biến gen.
C. Biến dị tổ hợp, đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể. D. Đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể.
Câu 21: Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết nhằm mục đích:
A. Tạo ưu thế lai. B. Tạo ra các dòng thuần C. Nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng. D. Tạo giống mới.
Câu 22: Phương pháp gây đột biến bằng tia tử ngoại được dùng để xử lí:
A. Bầu noãn, hạt nảy mầm B. Bào tử, hạt phấn.
C. Đỉnh sinh trưởng của thân, cành. D. Hạt khô, hạt nảy mầm
Câu 23: Các quần thể sinh vật ở cạn bị phân cách nhau bởi sự xuất hiện các chướng ngại địa lí như núi, biển, sông gọi là:
A. Cách li địa lí. B. Cách li sinh thái. C. Cách li sinh sản. D. Cách li di truyền.
Câu 24: Nhận xét nào dưới đây rút ra từ lịch sử phát triển của sinh vật là không đúng:
A.Lịch sử phát triển của sinh vật gắn liền với lịch sử phát triển của vỏ quả đất
B. Sự phát triển của sinh giới diễn ra nhanh hơn sự thay đổi chậm chạp của điều kiện khí hậu, địa chất.
C.Sinh giới đã phát triển theo hướng ngày càng đa dạng, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lý
D.Sự thay đổi điều kiện địa chất, khí hậu thường dẫn tới sự biến đổi trước hết là ở động vật và qua đó ảnh hưởng tới thực vật
Câu 25: Công cụ cuội ghè của người tối cổ phản ánh.
A.Người tối cổ chỉ sử dụng các công cụ có sẵn trong tự nhiên B.Người tối cổ chỉ tạo ra cộng cụ lao động đơn giản
C.Người tối cổ đã chế tạo công cụ một cách có hệ thống, có mục đích D.Người tối cổ đã chế tạo các công cụ lao động tinh xảo
Câu 26: Cơ chế hình thành thể đa bội chẵn:
A. Sự thụ tinh của giao tử lưỡng bội và đơn bội hình thành thể đa bội chẵn.
B. Sự thụ tinh của nhiều giao tử đơn bội hình thành thể đa bội chẵn.
C. Sự thụ tinh của 2 giao tử lưỡng bội hình thành thể đa bội chẵn.
D. Sự thụ tinh của 2 giao tử đơn bội hình thành thể đa bội chẵn.
Câu 27: Tính trạng có mức phản ứng rộng là:
A. Tính trạng không bền vững khi điều kiện môi trường thay đổi. B. Tính trạng ổn định khi điều kiện môi trường thay đổi.
C. Tính trạng dễ thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi. D. Tính trạng khó thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi.
Câu 28:Theo quan niệm của thuyết tiến hoá hiện đại, thực chất của chọn lọc tự nhiên là :
A. Sự phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể .
B. Sự phân hoá khả năng sống sót của những kiểu gen khác nhau trong quần thể .
C. Sự phân hoá khả năng sinh sản của những cá thể khác nhau trong quần thể .
D. Sự phân hoá khả năng sống sót của những cá thể khác nhau trong quần thể .
Câu 29: Phép lai nào sau đây là lai xa?
A. Lai khác loài, khác chi, khác họ. B. Lai khác thứ, khác nòi. C. Lai khác dòng đơn, lai khác dòng kép. D. Lai kinh tế, lai khác thứ tạo giống mới.
Câu Câu 30 : Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu cho chọn giống và tiến hóa là những :
A. Biến dị xuất hiện trong quá trình sinh sản ở từng cá thể riêng lẻ theo hướng xác định.
B. Biến dị xuất hiện trong quá trình sinh sản ở từng cá thể riêng lẻ theo hướng không xác định.
C. Biến đổi đồng loạt theo một hướng xác định dưới tác dụng của ngoại cảnh.
D. Biến đổi trong đời cá thể do tác dụng trực tiếp của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật.
Câu 31: Phạm vi ứng dụng nào sau đây đúng đối với chọn lọc hàng loạt nhiều lần?
A. Với thực vật tự thụ. B. Với thực vật giao phấn.
C. Với thực vật sinh sản vô tính. D. Với thực vật sinh sản sinh dưỡng
Câu 32: Câu nào sau đây không đúng với chọn lọc hàng loạt?
A. Chọn lọc hàng loạt dựa trên kiểu hình nên hiệu quả chưa cao.
B. Với thực vật giao phấn chỉ cần chọn lọc một lần do kiểu gen đồng nhất.
C. So sánh các tính trạng và mục tiêu, để chọn hay loại bỏ cá thể không mong muốn.
D. Duy trì các đặc điểm tốt của giống và phục tráng các giống đã bị địa phương hóa.
Câu 33: Nhược điểm của chọn lọc cá thể trong chọn giống là gì?
A. Không tích lũy các biến dị có lợi cho giống.
B. Đạt hiệu quả đối với tính trạng có hệ số di truyền cao.
C. Phải theo dõi chặt chẽ vì phải kiểm tra cả kiểu gen lẫn kiểu hình.
D. Không phân biệt được các đặc điểm tốt do đột biến hay do thường biến.
Câu 34: Cấu trúc di truyền của một quần thể khởi đầu như sau : 0,25AA : 0,1Aa : 0,65aa .Nếu quần thể trên tự phối qua 3 thế hệ thì tỷ lệ kiểu hình trong quần thể là bao nhiêu ? ( Biết A : Lông ngắn , a: lông dài )
A.51% lông ngắn : 49 % lông dài B.30,625% lông ngắn : 69,375% lông dài
C.20,25% lông ngắn : 79,75% lông dài D.56,25% lông ngắn : 43,75% lông dài
Câu 35: Phát biểu nào dưới đây là không đúng:
A. Quá trình tự sao chép của ADN là cơ sở phân tử của sự di truyền và sinh sản, đảm bảo cho sự sống sinh sôi, nảy nở và duy trì liên tục.
B. ADN có khả năng tự sao đúng mẫu của nó, do đó cấu trúc của ADN luôn luôn duy trì được tính đặc trưng, ổn định và bền vững qua các thế hệ.
C. Cơ sở phân tử của sự tiến hoá là quá trình tích luỹ thông tin di truyền. Cấu trúc của ADN ngày càng phức tạp hơn và biến hoá đa dạng hơn so với nguyên mẫu.
D. Tổ chức sống là những hệ mở, thường xuyên trao đổi chất với môi trường, dẫn tới sự thường xuyên tự đổi mới thành phần của tổ chức.
Câu 36: Ý nghĩa của sự xâm chiếm môi trường cạn của sinh vật trong đại Cổ sinh là:
A. Giúp cá vây chân chuyển thành lưỡng cư đầu cứng. B. Hình thành lớp ếch nhái từ ếch nhái đầu cứng.
C. Hình thành bò sát và cây hạt trần phát triển rất mạnh trong đại Trung sinh. D. Đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình tiến hóa.
Câu 37: Đặc điểm nào dưới đây thuộc về kỉ Than đá?
A. Sâu bọ bay lần đầu tiên chiếm lĩnh không trung. B. Cây hạt trần phát triển mạnh.
C. Lục địa nâng cao, khí hậu khô. D. Xuất hiện thú có lông rậm.
Câu 38: Bệnh máu khó đông ở người di truyền do một đột biến gen lặn trên NST giới tính X. Tỉ lệ giao tử chứa đột biến gen lặn chiếm 1% trong một cộng đồng. Tần số đàn ông có thể biểu hiện bệnh này trong cộng đồng là bao nhiêu?
A. 0,1 B. 0,01 C. 0,001 D. 0,99
Câu 39: Trong quá trình phát sinh loài người, ở giai đoạn người hiện đại nhân tố chi phối chính là:
A. sự thay đổi khí hậu ở kỷ thứ ba của đại tân sinh. B. quá trình lao động, tiếng nói và tư duy.
C. việc chế tạo và sử dụng công cụ lao động có mục đích. D. biến dị, giao phối và chọn lọc tự nhiên.
Câu 40: Con người thích nghi với môi trường chủ yếu thông qua;
A.Lao động sản xuất, cải tạo sản xuất B.Biến đổi hình thái, sinh lí trên cơ thể
C.Sự phân hoá và chuyên hoá các cơ quan D.Sự phát triển của lao dộng và tiếng nói
File đính kèm:
- De on tap TN 12 De 4 .doc