Đề ôn thi tốt nghiệp Sinh học 12 - Đề số 5

ĐỀ ÔN TẬP SỐ 5

(Từ bài Quá trình hình thành loài mới đến cuối chương trình)

Câu 1. Hình thành loài mới là một quá trình lịch sử, cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng:

a. Ngày càng đa dạng phong phú b. Tổ chức cơ thể ngày càng cao

c. Tạo ra các đột biến có lợi. d. Thích nghi

Câu 2. Quá trình hình thành loài mới chịu sự chi phối của các nhân tố nào sau đây?

a. Quá trình đột biến, quá trình giao phối, quá trình CLTN, quá trình phân ly tính trạng,

b. Quá trình đột biến, quá trình giao phối, quá trình CLTN, các cơ chế cách ly.

c. Quá trình đột biến, quá trình giao phối, quá trình CLTN, quá trình củng cố các đột biến.

d. Quá trình đột biến, quá trình giao phối, quá trình CLTN, quá trình di truyền.

Câu 3. Hình thức cách ly quan trọng nhất trong quá trình hình thành loài mới là:

a. Cách ly địa lý và cách ly sinh sản b. Cách ly sinh thái và cách ly sinh sản

c. Cách ly sinh sản và cách ly di truyền d. Cách ly địa lý và cách ly di truyền

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1591 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề ôn thi tốt nghiệp Sinh học 12 - Đề số 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ ÔN TẬP SỐ 5 (Từ bài Quá trình hình thành loài mới đến cuối chương trình) Câu 1. Hình thành loài mới là một quá trình lịch sử, cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng: a. Ngày càng đa dạng phong phú b. Tổ chức cơ thể ngày càng cao c. Tạo ra các đột biến có lợi. d. Thích nghi Câu 2. Quá trình hình thành loài mới chịu sự chi phối của các nhân tố nào sau đây? a. Quá trình đột biến, quá trình giao phối, quá trình CLTN, quá trình phân ly tính trạng, b. Quá trình đột biến, quá trình giao phối, quá trình CLTN, các cơ chế cách ly. c. Quá trình đột biến, quá trình giao phối, quá trình CLTN, quá trình củng cố các đột biến. d. Quá trình đột biến, quá trình giao phối, quá trình CLTN, quá trình di truyền. Câu 3. Hình thức cách ly quan trọng nhất trong quá trình hình thành loài mới là: a. Cách ly địa lý và cách ly sinh sản b. Cách ly sinh thái và cách ly sinh sản c. Cách ly sinh sản và cách ly di truyền d. Cách ly địa lý và cách ly di truyền Câu 4. Trong quá trình hình thành loài địa lý, yếu tố địa lý đóng vai trò: a. Quyết định chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể gốc b. Tạo điều kiện cho sự phân hóa trong loài c. Quyết định sự phân ly tính trạng của quần thể gốc. d. Quyết định nhịp điệu biến đổi kiểu gen của quần thể gốc. Câu 5. Điểm khác biệt giữa hình thành loài bằng con đường địa lý với hình thành loài bằng con đường sinh thái là: a. Hình thành loài bằng con đường địa lý tích lũy biến dị nhanh hơn. b. Hình thành loài bằng con đường địa lý tích lũy biến dị chậm hơn. c. Hình thành loài bằng con đường địa lý có sự mở rộng khu phân bố. d. Hình thành loài bằng con đường địa lý phải qua quá trình hình thành nòi. Câu 6. Hình thành loài bằng con đường địa lý là phương thức: a. Xảy ra ở thực vật vì thực vật không có khả năng di chuyển b. Xảy ra ở động vật vì động vật có khả năng mở rộng khu phân bố. c. Xảy ra ở cả 2 giới thực vật và động vật. d. Xảy ra ở các loài động vật có cánh và màng bơi. Câu 7. Sơ đồ nào sau đây đúng với quá trình hình thành loài bằng con đường sinh thái? a. Loài cũ mở rộng khu phân bố ---> hình thành nòi sinh thái ---> hình thành loài sinh thái b. Loài cũ mở rộng khu phân bố ---> tạo các quần thể khác nhau ---> hình thành loài sinh thái. c. Loài cũ trong cùng khu phân bố ---> tạo thành các quần thể khác nhau ---> hình thành loài sinh thái. d. Loài cũ trong cùng khu phân bố thích nghi với điều kiện sinh thái khác nhau ---> hình thành nòi sinh thái ---> hình thành loài sinh thái. Câu 8. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất? a. Nòi chim sẻ Châu Âu và nòi chim sẻ Trung Quốc đã trở thành 2 loài khác nhau. b. Nòi chim sẻ Châu Âu và nòi chim sẻ Ấn Độ đã trở thành 2 loài khác nhau. c. Nòi chim sẻ Ấn Độ và nòi chim sẻ Trung Quốc đã trở thành 2 loài khác nhau. d. Nòi chim sẻ Ấn Độ, nòi chim sẻ Trung Quốc và nòi chim sẻ Châu Âu khác nguồn gốc. Câu 9. Phương thức hình thành loài bằng con đường sinh thái thường gặp ở: a. Thực vật và các loài động vật có khả năng di động xa. b. Thực vật và các loài động vật ít có khả năng di động xa. c. Thực vật và các loài động vật sống ở môi trường cạn. d. Thực vật và các loài động vật sống ở môi trường nước. Câu 10. Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa là hình thức: a. Phổ biến ở thực vật, hiếm gặp ở động vật. b. Phổ biến ở động vật, hiếm gặp ở thực vật. c. Phổ biến ở động vật và thực vật. d. Hiếm gặp ở thực vật và động vật. Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng? a. Loài mới không xuất hiện với một đột biến mà thường tích lũy một tổ hợp nhiều đột biến. b. Loài mới không xuất hiện với một cá thể duy nhất mà phải là một quần thể hoặc nhóm quần thể. c. Loài mới chỉ hình thành bằng một trong ba phương thức: địa lý, sinh thái, lai xa và đa bội hóa. d. Loài mới hình thành là một trong những kết quả quá trình tiến hóa của sinh giới. Câu 12. Nhận định nào sau đây là đúng theo quan điểm tiến hóa hiện đại? a. Sinh vật tuy đa dạng phong phú nhưng cùng chung nguồn gốc. b. Sinh vật rất đa dạng phong phú, mỗi loài có nguồn gốc riêng của nó. c. Sự hình thành loài mới là kết quả sự tác động của ngoại cảnh làm phân hóa sinh vật. d. Sinh vật ngày càng đa dạng phong phú là hướng tiến hóa quan trọng nhất của sinh giới. Câu 13. Hiện tượng đồng quy tính trạng là hiện tượng: a. Sinh vật cùng kiểu gen, cùng kiểu hình. b. Sinh vật cùng kiểu gen, khác kiểu hình c. Sinh vật khác loài nhưng có những đặc điểm tương tự nhau. d. Sinh vật cùng loài và tích lũy biến dị tương tự nhau. Câu 14. Từ một loài ban đầu, qua quá trình tiến hóa đã tạo ra các nhóm sinh vật khác nhau, theo quan điểm Đac-uyn đó là: a. Quá trình đột biến b. Quá trình tích lũy các đột biến theo hướng thích nghi. c. Quá trình phân hóa kiểu gen của quần thể. d. Quá trình phân ly tính trạng. Câu 15. Sắp xếp nào sau đây được xem là hợp lý nhất? a. Loài ---> bộ ---> họ ---> chi ---> lớp ---> ngành. b. Loài ---> họ ---> bộ ---> chi ---> lớp ---> ngành. c. Loài ---> chi ---> bộ ---> họ ---> lớp ---> ngành. d. Loài ---> chi ---> họ ---> bộ ---> lớp ---> ngành. Câu 16. Những loài đồng quy tính trạng là do: a. Ăn cùng loại thức ăn b. Sống cùng một môi trường nên tích lũy biến dị tương tự nhau. c. Có những đột biến gen hoàn toàn giống nhau. d. Có kiểu gen giống nhau. Câu 17. Sinh vật đã tiến hóa theo những hướng nào sau đây? a. Ngày càng đa dạng phong phú, tổ chức cơ thể ngày càng cao, tính thích nghi ngày càng hợp lý. b. Ngày càng đa dạng phong phú, tổ chức cơ thể ngày càng cao, tính phân hóa ngày càng mạnh. c. Ngày càng đa dạng phong phú, tính phân hóa ngày càng mạnh, tính thích nghi ngày càng hợp lý. d. Ngày càng đa dạng phong phú, tổ chức cơ thể ngày càng cao, sinh vật luôn luôn biến đổi. Câu 18. Tiến hóa nhất trong thế giới sinh vật là: a. Thực vật hạt trần và động vật đa bào. b. Thực vật hạt kín và động vật thuộc lớp chim. c. Thực vật hạt kín và động vật đa bào. d. Thực vật hạt kín và động vật thuộc lớp thú. Câu 19. Chọn ý nào sau đây để chỉ rõ hướng tiến hóa cơ bản nhất của sinh giới? a. Đa dạng phong phú b. Thích nghi c. Tổ chức cơ thể ngày càng cao d. Phân hóa. Câu 20. Chọn từ nào sau đây để điền vào dấu ... của câu sau mà em cho là hợp lý nhất: “Sự tiến hóa của mỗi nhóm trong sinh giới đã diễn ra theo những con đường cụ thể khác nhau và với những... không giống nhau” a. Đột biến b. Nhịp điệu c. Hình thức d. Quá trình. Câu 21. Những dấu hiệu đồng quy của các loài sinh vật thường biểu hiện: a. Hình dạng bên ngoài hoàn toàn giống nhau. b. Các bộ phận trên cơ thể sắp xếp như nhau. c. Giống nhau những nét đại cương trong hình dạng cơ thể hoặc hình thái tương tự một vài cơ quan d. Kiểu gen và kiểu hình của các loài về cơ bản giống nhau. Câu 22. Quá trình tiến hóa lớn của sinh vật diễn ra chủ yếu: a. Theo con đường đồng quy tính trạng b. Theo con đường biến đổi kiểu gen của quần thể c. Theo con đường phân ly tính trạng. d. Theo con đường phân chia các quần thể của loài. Câu 23. Khi phân tích những điểm giống nhau giữa người với động vật, kết luận nào sau đây là đúng? a. Người và động vật có quan hệ về nguồn gốc, đặc biệt quan hệ rất gần gũi giữa người và thú. b. Động vật có vú là tổ tiên trực tiếp của loài người. c. Người và động vật có vú là hai nhánh tiến hóa từ một nguồn gốc. d. Người và động vật là hai nhánh tiến hóa từ một nguồn gốc. Câu 24. Ví dụ nào sau đây chứng tỏ có hiện tượng lại tổ của loài người? a. Người có lớp lông tơ trên bề mặt cơ thể. b. Cơ thể người có cấu tạo 3 phần như động vật có xương sống. c. Một số người có đuôi hoặc mình phủ đầy lông. d. Sự phát triển phôi người tái hiện một số đặc điểm của động vật. Câu 25. Trong các loài vượn người, loài nào có quan hệ họ hàng rất gần với người nhất? a. Khỉ Gôrila b. Đười ươi c. Vượn d. Tinh tinh Câu 26. Đặc điểm nào chứng tỏ các loài vượn người tiến hóa hơn các loài động vật khác? a. Vượn người sống thành bầy đàn. b. Vượn người đẻ con và chăm sóc con c. Vượn người biết tư duy cụ thể d. Vượn người đi bằng 2 chân. Câu 27. Từ nào có thể điền vào dấu ... của câu sau là hợp lý nhất: “Bộ não của vượn người khá to, có nhiều ... và nếp nhăn”. a. Khúc cuộn b. Thùy c. Khu chức năng d. Chất xám Câu 28. Khi xét về những điểm giống nhau giữa người và vượn người, kết luận nào sau đây là đúng? a. Vượn người ngày nay là tổ tiên trực tiếp của loài người. b. Vượn người và người có quan hệ thân thuộc rất gần gũi c. Vượn người và người là hai nhánh tiến hóa theo hai hướng khác nhau. d. Vượn người có thể tiến hóa thành loài người. Câu 29. Điểm nào sau đây chỉ có ở vượn người và người? a. ADN được cấu tạo từ các nuclêôtit. b. Mẹ cho con bú đến 1 năm. c. Có 4 nhóm máu A, B, O và AB d. Di chuyển bằng 2 chân sau. Câu 30. Tay người và tay vượn khác nhau ở điểm: a. Tay người ngắn hơn chân, tay vượn dài hơn chân. b. Tay người dài hơn chân, tay vượn ngắn hơn chân. c. Ngón tay cái của vượn linh động hơn ngón tay cái của người. d. Tay vượn có thể dùng để di chuyển, tay người không thể dùng để di chuyển. Câu 31. Những điểm giống và khác nhau giữa người và vượn người ngày nay chứng minh: a. Người và vượn người ngày nay không có quan hệ với nhau về nguồn gốc. b. Người và vượn người ngày nay có quan hệ nguồn gốc gần gũi. c. Người và vượn người ngày nay là 2 loài thân thuộc. d. Người và vượn người là ngày nay là hai nhánh từ một nguồn gốc chung. Câu 32. Dạng vượn người hóa thạch cổ nhất được tìm thấy là: a. Đriôpitec b. Parapitec c. Prôpliôpitec d. Ơxtralôpitec Câu 33. Hóa thạch của Ơxtralôpitec được phát hiện: a. Ở Nam Phi năm 1927 b. Ở Bắc Kinh năm 1927 c. Ở Nam Phi năm 1924 d. Ở Java (Inđônêxia) năm 1891 Câu 34. Sắp xếp nào sau đây em cho là hợp lý nhất? a. Người Pitêcantrôp và người Nêanđectan b. Người Nêanđectan và người Crômanhôn b. Người Pitêcantrôp và người Xinantrôp d. Người Xinantrôp và người Crômanhôn Câu 35. Dạng hóa thạch nào đã bắt đầu biết giữ lửa? a. Người Crômanhôn b. Người Xinantrôp c. Người Pitêcantrôp d. Ơxtralôpitec Câu 36. Dấu hiệu nào sau đây chứng tỏ rằng con người bắt đầu có tiếng nói? a. Xương hàm tiêu giảm b. Lồi cằm xuất hiện c. Chữ viết xuất hiện d. Môi dày. Câu 37. Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt người với động vật là: a. Biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động theo những mục đích nhất định. b. Biết sử dụng công cụ lao động. c. Biết chăm sóc con và nuôi con bằng sữa mẹ. d. Biết sử dụng công cụ lao động, chăm sóc con và nuôi con bằng sữa mẹ. Câu 38. Nguyên nhân hình thành tiếng nói có âm tiết ở người là do: a. Con người biết sử dụng lửa để nấu chín thức ăn b. Lao động trong tập thể đã thúc đẩy nhu cầu trao đổi ý kiến giữa các thành viên c. Xương hàm của người ngày càng tiêu giảm. d. Bộ máy phát âm của loài vượn tổ tiên con người đã phát triển hoàn hảo. Câu 39. Trong quá trình tiến hóa của loài người, nhân tố sinh học đóng vai trò chủ đạo ở giai đoạn: a. Người tối cổ b. Người cổ c. Người hiện đại. d. Vượn người hóa thạch Câu 40. Phát biểu nào sau đây là không đúng? a. Lao động đã làm cho con người thoát khỏi trình độ động vật. b. Bàn tay con người vừa là cơ quan vừa là sản phẩm của quá trình lao động. c. Sự linh hoạt của đôi tay con người là kết quả của chọn lọc tự nhiên. d. Có tiếng nói, có chữ viết, biết sáng tạo khoa học là đặc điểm nổi bật của loài người.

File đính kèm:

  • docDe on tap TN 12 De 5 .doc