Văn học tự bản thân nó luôn có ý thức chuyển đổi để thích nghi với thời đại. Là một phần của dòng chảy văn học, các nhà văn, nhà thơ luôn ý thức về sự thay đổi và thích nghi, ngòi bút của họ luôn hướng đến những điều mới mẻ và chân thực. Cũng trong khuynh hướng ấy, “văn học hậu chiến” ra đời như một sự tiếp nối cho nền “văn học cách mạng” với những đổi thay trong tư tưởng và quan điểm sáng tác. Một trong những thay đổi quan trọng đó chính là sự lớn mạnh của dòng thơ giàu tính triết lý, chiêm nghiệm, suy tư về cuộc sống. Và khi nói đến dòng chủ lưu này, không thể không nhắc đến nhà thơ Thanh Thảo, một đại diện tiêu biểu cho thế hệ những nhà thơ bước ra từ thời chiến.
Mặt khác, biểu tượng là một trong những thuộc tính quan trọng nhất của thơ ca vì từ đấy, ta không chỉ khám phá được thế giới nghệ thuật đặc sắc mà còn tiếp cận gần hơn với tư tưởng, quan điểm của mỗi tác giả. Ngoài ra trong quá trình khảo sát bước đầu, chúng tôi nhận thấy tần suất xuất hiện dày đặc và liên tục của biểu tượng cái bóng trong thơ Thanh Thảo, cũng như nhờ sự gợi mở của một số nghiên cứu khác nên có thể nói tìm hiểu về biểu tượng cái bóng là một cách tiếp cận mới về một góc cạnh của hồn thơ Thanh Thảo.
45 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1602 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài "bóng" trong thơ Thanh Thảo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU
ĐỀ TÀI
GVHD: Lê Thị Thanh Tâm
Nhóm thực hiện:
Nguyễn Lê Kiều Mi
Thái Nguyễn Hồng Sương
Nguyễn Vũ Như Ý
TP. Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 11 năm 2009MỤC LỤC
Mục I: GIỚI THUYẾT
I.1. Lý do chọn đề tài 4
I.2. Mục đích chọn đề tài 4
I.3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
I.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6
I.5. Phương pháp nghiên cứu 7
I.6. Cấu trúc tiểu luận 7
Mục II: ĐÔI NÉT VỀ NHÀ THƠ THANH THẢO
II.1. Cuộc đời 9
II.2. Sự nghiệp văn học 9
Mục III: PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ
III.1. Bóng - hiện thân của số phận
III.1.1. Hiện thân của những số phận đã khuất 15
III.1.2. Hiện thân của số phận nhân vật trữ tình 18
III.2. Bóng - những khoảng cách vô hình
III.2.1. Sự co dãn của khoảng cách 22
III.2.2. Vẻ đẹp sáng của “bóng đen” khoảng cách 26
III.2.3. Giới hạn trong tâm thức con người 30
III.3. Bóng – những mất mát không thể hàn gắn
III.3.1. Nỗ lực hàn gắn vết thương quá khứ 34
III.3.2. Những mất mát đòi quyền được sống 36
III.4. Cái nhìn “bóng” 39
Mục IV: TỔNG KẾT 43
Mục V: TƯ LIỆU THAM KHẢO 45
I. GIỚI THUYẾT VẤN ĐỀ
I.1. Lý do chọn đề tài
Văn học tự bản thân nó luôn có ý thức chuyển đổi để thích nghi với thời đại. Là một phần của dòng chảy văn học, các nhà văn, nhà thơ luôn ý thức về sự thay đổi và thích nghi, ngòi bút của họ luôn hướng đến những điều mới mẻ và chân thực. Cũng trong khuynh hướng ấy, “văn học hậu chiến” ra đời như một sự tiếp nối cho nền “văn học cách mạng” với những đổi thay trong tư tưởng và quan điểm sáng tác. Một trong những thay đổi quan trọng đó chính là sự lớn mạnh của dòng thơ giàu tính triết lý, chiêm nghiệm, suy tư về cuộc sống. Và khi nói đến dòng chủ lưu này, không thể không nhắc đến nhà thơ Thanh Thảo, một đại diện tiêu biểu cho thế hệ những nhà thơ bước ra từ thời chiến.
Mặt khác, biểu tượng là một trong những thuộc tính quan trọng nhất của thơ ca vì từ đấy, ta không chỉ khám phá được thế giới nghệ thuật đặc sắc mà còn tiếp cận gần hơn với tư tưởng, quan điểm của mỗi tác giả. Ngoài ra trong quá trình khảo sát bước đầu, chúng tôi nhận thấy tần suất xuất hiện dày đặc và liên tục của biểu tượng cái bóng trong thơ Thanh Thảo, cũng như nhờ sự gợi mở của một số nghiên cứu khác nên có thể nói tìm hiểu về biểu tượng cái bóng là một cách tiếp cận mới về một góc cạnh của hồn thơ Thanh Thảo.
I.2. Mục đích chọn đề tài
Trước hết là tìm hiểu, khám phá những đặc điểm về biểu tượng cái bóng trong thơ Thanh Thảo, đồng thời đưa ra một số lý giải về những đặc điểm đó.
Kế đến là thông qua việc tìm hiểu về biểu tượng cái bóng, tiếp cận với phong cách sáng tác của nhà thơ Thanh Thảo.
Trong khuôn khổ của một bài tiểu luận, chúng tôi chỉ tập trung khám phá và khai thác biểu tượng cái bóng và tiếp cận phong cách của nhà thơ Thanh Thảo chứ không chú trọng đối chiếu hay so sánh với biểu tượng cái bóng trong các tác phẩm của các tác gia khác, cũng như trong các giai đoạn văn học khác.
I.3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trước hết, có thể nói con đường nghiên cứu, phê bình thơ Thanh Thảo luôn đồng hành với con đường sáng tác thơ ca của ông. Vì vậy mà cho đến ngày nay, việc nghiên cứu về thơ Thanh Thảo vẫn đang trên chặng đường phát triển, thu hút được sự chú ý của nhiều nhà phê bình, nghiên cứu.
Ngoài ra, vẫn chưa có các bài nghiên cứu tập trung vào biểu tượng cái bóng trong thơ Thanh Thảo. Tuy nhiên trên cơ sở những phê bình thơ Thanh Thảo đã được công bố, chúng tôi nhận thấy có những bài viết mang tính chất gợi mở về biểu tượng cái bóng đáng chú ý như sau:
“Thanh Thảo – nghĩa khí và cách tân”-Chu Văn Sơn
Trong bài viết này, Chu Văn Sơn đã khai thác thơ Thanh Thảo dưới ba góc độ chính như sau: thơ Thanh Thảo luôn “lấp lánh chất người”; biểu tượng chìa khóa cho thơ Thanh Thảo chính là “lửa và nước”; thơ Thanh Thảo phát triển theo một cấu trúc đặc biệt “hỗn loạn và trật tự”.
Riêng trong bài viết này, nhóm chúng tôi chú ý đến yếu tố cấu trúc thơ “Hỗn loạn và trật tự” mà Chu Văn Sơn đã đề cập. Trước hết về sự mất trật tự trong thơ Thanh Thảo, theo Chu Văn Sơn, “Đó là dòng sống thực của tinh thần con người từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc với tất cả những bất định của nó. Điều này đem lại cho câu thơ diễn mạo có phần phi trật tự. Các dạng liên tưởng càng ngày càng bất chợt, bất ngờ hơn. Khước từ cái trật tự được sắp đặt bởi lý tính truyền thống thường liên kết theo mạch ý, mạch tứ, mạch cốt, mạch tình..., nó có cơ xáo trộn tất cả những cái đó thành một dòng chảy càng lúc càng bất định.” Nhưng đào sâu vào sự mất trật tự, hỗn loạn đó lại là một sự thống nhất, xuyên suốt. Và điều này đã được khái quát trong quan điểm “rubich thơ” của Thanh Thảo. Về vấn đề này, Chu Văn Sơn viết: “ Những ô màu hỗn loạn nhưng lại châu tuần rất trật tự xung quanh cái trục bí mật của rubich. Cái trục lạ lùng kia cho phép các ô màu mặc sức tán loạn”. Sự “hỗn loạn về bề mặt, nhất quán về bề sâu” đã làm cho thơ Thanh Thảo “gợi cảm hơn là truyền cảm”.
2. “Thanh Thảo với trường ca”-Chu Văn Sơn
Theo Chu Văn Sơn, chìa khóa để mở cánh cổng bước vào con đường thơ Thanh Thảo chính là “lấp lánh và lặng lẽ”. Thơ Thanh Thảo luôn ẩn chứa “vô vàn những hình sắc khi thì bất ngờ hực sáng, lấp lóa, lấp loáng, khi thì long lanh, lóng lánh, lấp lánh trong cỏ cây, sông nước, biển núi, mây rừng […] dù ở thời trận mạc hay thời bình, dù trong quá khứ lịch sử hay trong cuộc sống đương thời.[…] những vẻ đẹp người mà Thanh Thảo cả đời say mê khám phá như lòng nhân hậu, đức hi sinh, đặc biệt là tính can đảm, trung thực, nghĩa khí của thế giới nhân vật trên mọi chặng thơ anh, dù của những người lính hay người mẹ, nghệ sĩ hay nghĩa sĩ, nhà thơ hay trẻ thơ… bao giờ cũng hiện ra trong lặng lẽ.” Điều này đã tạo nên “vẻ đẹp sáng” trong thơ Thanh Thảo. “Những vẻ đẹp sáng của thiên nhiên, của con người cứ lấp lánh trong âm thầm, long lanh trong lặng lẽ rồi bất chợt bừng lên vào khoảnh khắc nào đó, từng khoảnh khắc như thế cứ dệt nên dòng sống thực của hồn thơ, dệt nên mỗi bài thơ Thanh Thảo.”
“Thơ Thanh Thảo chống lại sự quên lãng”- Boey Kim Cheng
Theo Boey Kim Cheng, chủ đề “trở về” là nền tảng cho mọi tác phẩm của Thanh Thảo. Chính điều này đã làm nên dòng cảm thức hồi tưởng trong thơ của ông, nhưng dòng cảm thức ấy không hướng đến những “sự kiện lớn”, “mà là những mốc thời gian nhỏ bé, những hình ảnh có vẻ bình dị có thể gợi nên một chuỗi cảnh trọn vẹn, và làm cho ký ức trở nên vô cùng sống động”. Có thể nói, cảm thức “hồi tưởng”, “trở về” là sản phẩm của “nhu cầu hàn gắn vết thương chiến tranh” của riêng Thanh Thảo.
I.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu: Trong tiểu luận này, chúng tôi tập trung khai thác vấn đề cái bóng dưới góc độ biểu tượng. Theo lý thuyết tượng trưng, biểu tượng trong thơ không chỉ là những biểu tượng gốc được đại đa số cộng đồng công nhận như: lửa - biểu tượng của nhiệt huyết, tình yêu nồng cháy, nước – biẻu tượng cho một sức mạnh dẻo dai,..; mà còn là sự sáng tạo độc lập của nhà thơ. Tức là mỗi nhà thơ có thể tự xây dựng cho mình một hệ thống biểu tượng riêng, độc lập, phục vụ cho thơ ca của riêng cá nhân mình. Thanh Thảo cũng là một trong những nhà thơ theo khuynh hướng tượng trưng nên cũng không nằm ngoài quy luật này. Đồng thời, chúng tôi cũng không ngoại trừ một số hình tượng, biểu tượng, hình ảnh mang tính chất ẩn dụ có liên quan đến biểu tượng cái bóng như: số phận, khoảng cách, nỗi mất mát, bóng tối,…
Về phạm vi nghiên cứu: Trong tiểu luận này chúng tôi đã khảo sát nhiều bài thơ của Thanh Thảo xuyên suốt từ giai đoạn trước 1975 đến nay và một số trường ca tiêu biểu như: “Trẻ con ở Sơn Mỹ”(1976-1978), “Bùng nổ mùa xuân”(1981), “Đêm trên cát”(1982), “Metro”(2009)…
I.5. Phương pháp nghiên cứu
Trong tiểu luận này, chúng tôi sử dụng chủ yếu 2 phương pháp sau:
Phương pháp thống kê: Thanh Thảo là một trong những nhà thơ rất giàu bút lực, có khả năng viết dài hơi vì vậy mà số lượng tác phẩm của ông tương đối lớn. Trong tiểu luận này nhóm chúng tôi nghiên cứu về vấn đề “Bóng”- trong thơ Thanh Thảo nên thống kê những bài thơ có liên quan là một điều hết sức cần thiết.
Phương pháp phân tích: Thao tác này được chú trọng nhằm mục đích tạo ra cơ sở vững chắc cho những lập luận của chúng tôi. Mọi nhận định, ý kiến được chúng tôi đưa ra đều dưa trên cơ sở văn bản, ngôn từ của tác phẩm.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sử dụng phương pháp tổng hợp ý kiến của các nhà nghiên cứu khác có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của chúng tôi.
I.6. Cấu trúc tiểu luận
Tiểu luận với đề tài: “Bóng” trong thơ Thanh Thảo có cấu trúc bao gồm những phần chính sau đây:
Mục I: GIỚI THUYẾT
Mục II: ĐÔI NÉT VỀ NHÀ THƠ THANH THẢO
Mục III: PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ
III.1. Bóng - hiện thân của số phận
III.1.1. Hiện thân của những số phận đã khuất
III.1.2. Hiện thân của số phận nhân vật trữ tình
III.2. Bóng - những khoảng cách vô hình
III.2.1. Sự co giãn của khoảng cách
III.2.2. Vẻ đẹp sáng của “bóng đen” khoảng cách
III.2.3. Giới hạn trong tâm thức con người
III.3. Bóng – những mất mát không thể hàn gắn
III.3.1. Nỗ lực hàn gắn vết thương quá khứ
III.3.2. Những mất mát đòi quyền được sống
III.4. Cái nhìn “bóng”
Mục IV: TỔNG KẾT
Mục V: TƯ LIỆU THAM KHẢO
Cấu trúc trên có thể giải thích rõ hơn như sau:
Mục II: gồm 5 trang. Mục này mang tính chất đặt nền móng cho công việc nghiên cứu. Thông qua việc tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp, phong cách nhà thơ Thanh Thảo, chúng tôi bước đầu định tiếp cận với thơ ông. Đồng thời, bước tổng quan này cũng sẽ phục vụ cho phần khám phá và lý giải một số đặc điểm của “bóng” trong thơ Thanh Thảo.
Mục III: gồm 19 trang. Đây là phần trọng tâm của tiểu luận. Trong chương này chúng tôi sẽ tập trung vào biểu tượng cái bóng trong thơ Thanh Thảo, đi tìm những đặc điểm của nó cũng như lý giải nhũng đặc điểm ấy.
II. ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ
II.1.Cuộc đời
Thanh Thảo tên khai sinh là Hồ Thành Công, sinh năm 1946, quê ở huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông tốt nghiệp khoa Ngữ văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, tham gia kháng chiến chống Mĩ cứu nước ở chiến trường miền Nam. Từ mấy thập niên trước, Thanh Thảo đã được công chúng chú ý qua những tập thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh và thời hậu chiến. Hiện ông là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ngãi, phó chủ tịch Hội đồng thơ Hội nhà văn Việt Nam. Thanh Thảo đã nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1979, giải thưởng Ban Văn học Quốc phòng An Ninh, Hội Nhà văn Việt Nam năm 1995, giải thưởng Nhà nước (đợt 1) về văn học nghệ thuật năm 2001.
Những năm gần đây, Thanh Thảo vẫn tiếp tục làm thơ đồng thời viết báo, tiểu luận phê bình và nhiều thể loại khác, nhưng đóng góp quan trọng và đặc sắc nhất của ông vẫn là thơ ca.
Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người tri thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại.
II.2.Sự nghiệp văn học
II.2.1. Các tác phẩm chính
Những người đi tới biển (trường ca-1977), Dấu chân qua trảng cỏ (thơ-1978), Những ngọn sóng mặt trời (trường ca-1981), Khối vuông ru-bích (thơ-1985), Từ một đến một trăm (thơ-1988), Cỏ vẫn mọc (trường ca-2002), Metro (trường ca-2009)…
II.2.2. Quan điểm về thơ của Thanh Thảo
Trước hết, với Thanh Thảo, “Thơ bắt đầu từ chính nhân cách của nhà thơ, nó là xương sống của cả đời thơ. Sau đó tới tài năng và lao động […] Đối với nhà thơ, nhân cách vừa là tiền đề, vừa là kết quả của tài năng và lao động. Có một mối quan hệ biện chứng giữa những điều này […] Thơ kín đáo ngay ở chỗ nhà thơ khi viết buộc phải phơi trần tâm hồn mình trên trang giấy, nhà thơ không còn nơi trú ẩn nào khác cho nhân cách của mình ngoài bộc lộ nó thành tâm”. Như vậy cốt lõi của một tâm hồn thơ phải là nhân cách. Hiểu theo một nghĩa nào đó, nhân cách ấy chính là sự thành thật của nhà thơ đối với những trang viết của chính mình. Thanh Thảo cũng đã từng phát biểu: “Muôn đời, thơ vẫn là chuyện rút ruột mình mà thôi. Thơ phải chính là số phận của người làm thơ”. Con đường đến với thơ ca, phải là con đường của lòng chân thành, sự thành thật. Chính điều này sẽ tạo nên sự truyền cảm và sức sống của thơ ca trước sự phong hóa kinh khủng của thời gian.
Nhưng nếu thơ ca chỉ là “câu chuyện của tâm hồn” thôi thì vẫn chưa đủ, thơ ca còn phải là “câu chuyện của tài năng” nữa. Với Thanh Thảo, “không ai mới sinh ra đã có ngôn từ, nhưng quả thật, có những người đặc biệt nhạy cảm với ngôn từ. Và người ta gọi họ là nhà thơ”. Nhà thơ trước hết phải mang trong mình “bản năng thơ”, nghĩa là một nhà thơ thì cần phải có năng khiếu thiên bẩm. Kế đến mới là quá trình rèn luyện, tự giữ gìn cái vốn quý giá đó để tạo nên “trí tuệ thơ” và “nhận thức thơ”. Và tài năng của một nhà thơ sẽ được đánh giá dựa trên nền tảng của ba yếu tố ấy. Phần tài năng này sẽ thổi vào thơ ca của mỗi tác giả những giá trị khác nhau hay tạo nên chỗ đứng của các tác phẩm giữa dòng chảy văn học.
Goethe đã từng phát biểu: “Sự mất trật tự một cách cố ý lại chính là nghệ thuật”, và câu nói này dường như đã khái quát được quan niệm “ rubich thơ” của Thanh Thảo. Sự đổ vỡ, hỗn loạn trên bề mặt con chữ thực chất là một cách biểu hiện của tầng sâu những cảm xúc thầm kín bên trong. Cũng như một khối rubich, mỗi một cái xoay chuyển, ta lại thu được một trật tự mới của những ô màu, những dẫu như thế nào thì bên trong chúng vẫn được kết nối bẳng một trục cố định, vững chắc.
II.2.3. Phong cách nghệ thuật thơ Thanh Thảo
Thơ Thanh Thảo dù viết từ cảm hứng công dân hay từ các cảm hứng khác đều đậm chất triết luận. Mạch suy cảm trữ tình trong thơ ông thường hướng tới những vẻ đẹp tinh thần của con người: nhân ái, bao dung, can đảm, trung thực và yêu tự do. Thơ ông dành mối quan tâm đặc biệt cho những con người sống có nghĩa khí, nhân cách ngời sáng dù số phận có thể ngang trái như: Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu, Ê-xê-nhin, Pa-xtéc-nắc, Gar-xi-a Lor-ca,…
Tâm huyết với thơ, Thanh Thảo luôn trăn trở trong khát vọng kiếm tìm những cách biểu đạt mới. Dấu ấn sáng tạo của ông khá đậm nét ở thơ và trường ca.
Bên cạnh tính triết luận, giàu sự chiêm nghiệm về cuộc sống, thơ Thanh Thảo còn mang đậm dấu ấn của bút pháp tượng trưng. Một trong những đặc điểm nổi bật ấy chính là hệ thống biểu tượng đã được cá thể hóa trong thơ Thanh Thảo. Biểu tượng cá thể hóa chính là sự sáng tạo của riêng mỗi tác giả, mà từ trong đấy ta sẽ thấy được dấu ấn phong cách cũng như những tư tưởng của mỗi tác giả. Đấy chính là sự biến thể của những hình ảnh được đặt trong một chuẩn mực do chính tác giả đặt ra, chứ không phải là khuôn khổ của toàn xã hội như hệ thống biểu tượng văn hóa. Một trong những biểu tượng mang đậm tính chất cá thể hóa được nhắc đến trong thơ Thanh Thảo chính là “cỏ”.
“vô tư đi tôi vô tư đi cỏ
chúng mình là anh em
cùng hiến thân cho đêm tù mù không trực thăng”
(“Đồng Tháp Mười”)
Đấy là những ngọn cỏ đồng hành, là những người bạn!
“thời gian như cỏ vượt lên
…
vùi trong trảng cỏ thời gian
vẫn âm thầm trải mút tầm mắt ta”
( “Dấu chân qua trảng cỏ”)
Đấy là những ngọn cỏ của thời gian!
“có khi nằm ngửa mặt ngấm mây bay
nghìn năm mây bay bình thản
tôi chào đất nước tôi. Im lặng
nghe cỏ mềm mọc xuyên qua lưng
như ai đẩy mình bật dậy
ngỡ ngàng trông chỉ thấy xanh xanh
tôi chào đất nước tôi. Có lẽ
cỏ non vừa thúc lưng mình”
(“Tôi chào đất nước tôi”)
Đấy là ngọn cỏ của sự đánh thức, của tiếng gọi quá khứ!
“cỏ cồn cào giấc mơ tái sinh
những đám lửa đốt đồng”
(“Đồng Tháp Mười”)
Đấy là những ngọn cỏ của sự tái sinh sự sống!
Hồn cỏ đã nương náu, sống dựa vào biết bao hình hài thân phận. Đấy là một cuộc chuyển hóa giữa các phận kiếp, giữa các thể xác. Không chỉ riêng với biểu tượng “cỏ”, mà với tất cả những biểu tượng trong thơ Thanh Thảo như: dòng sông, ánh sáng, bóng tối, giấc mơ,.. “hành trình chuyển hóa” ấy luôn được duy trì. Như vậy thông qua những cuộc chuyển hóa đó, có thể thấy nội tại trong hồn thơ Thanh Thảo đã diễn ra một quá trình lồng ghép, ướm thử “hồn mình” với “xác” của các thực thể xung quanh. Liệu sự “ướm thử” này là một là do trí tò mò, sự hứng thú được khám phá mọi vật hay do tự chính tâm hồn ấy đang bất định, vô lối, đi tìm phần xác của chính mình?
Ngoài ra, sự cắt dán về câu chữ cũng là một trong những nét đặc trưng của thơ Thanh Thảo. Sự cắt dán ở đây chính là sự sắp đặt của dòng ý thức, dòng cảm xúc. Đôi khi những con chữ bình thường không thể đuổi kịp được những suy nghĩ, cảm xúc của tác giả nên tự nó sẽ biến hóa, đổi mới để bắt kịp nhịp suy tưởng ấy. Và như thế những “con chữ mới’ ra đời. “Mới” ở đây chính là sự phát triển hay sắp đặt lại câu chữ dựa trên nền tảng ngôn ngữ vốn có. Cũng như câu thơ “giọt nước mắt vầng trăng / long lanh trong đáy giếng” (Đàn ghi-ta của Lorca), hình ảnh đáng chú ý ở đây chính là “giọt nước mắt vầng trăng”. Khi đặt liên tiếp hai cụm từ “giọt nước mắt” và “vầng trăng” liền kề nhau mà không có liên từ như vậy, Thanh Thảo đã thiết lập nên giữa chúng nhiều mối quan hệ liên tưởng phong phú. Người ta có thể đặt vào đấy liên từ “và” chỉ mối quan hệ cân bằng, “trong” chỉ mối quan hệ phụ thuộc, “hay” chỉ mối quan hệ tương đương… và còn rất nhiều mối quan hệ khác mà chúng ta có thể thiết lập giữa hai thực thể ấy. Điều này cũng có thể được bắt gặp trong bài thơ “Không đề”:
“con lại về
giếng thơi
vành vạnh trời
vóng cây nghiêng
bóng má
bóng tiếng chuông loang thoáng
mưa chuông”
Sự liên tiếp của những hình ảnh đã tạo nên một độ phức nhất định câu thơ. Trong một thế giới đầy hình ảnh, con người ta phải tự đi tìm mối quan hệ giữa những sự vật, hình ảnh đó. Điều này cũng góp phần nâng cao vai trò đồng sáng tạo của người đọc, giúp cho thế giới thơ thêm phong phú, hấp dẫn. Cũng chính vì điều này mà thơ Thanh Thảo gợi cảm hơn là truyền cảm, mang đến cho thơ ca một sức sống vượt thoát ra khỏi lớp vỏ ngôn từ. Tính gợi cảm trong thơ Thanh Thảo không chỉ mở ra những con đường tiếp cận mới cho người đọc, mà còn mở ra con đường tồn tại độc lập cho mỗi vần thơ, mỗi ý thơ, mỗi bài thơ. Cũng chính vì sự không cố định hay áp đặt này mà mỗi ý thơ, vần thơ lại có thêm những cơ hội để sống độc lập, tự chuyển hóa, phát triển và thích nghi với thời đại.
III. PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ
III.1. Bóng như là hiện thân của số phận
III.1.1. Bóng như là hiện thân của những số phận đã khuất
Mỗi thi sĩ luôn mang trong mình những biến cố tinh thần không thể nguôi ngoai, những ẩn ức đeo bám và dày vò. Chính điều này khiến cho thế giới thơ của họ thường có một hệ thống những hình ảnh trở đi trở lại một cách ổn định – làm nên ám ảnh nghệ thuật của thi sĩ. Với trường hợp của Thanh Thảo cũng vậy, đọc thơ ông, ta cảm thấy bị trôi giữa loang loáng những hình ảnh khi mờ ảo, khi rõ nét, khi dày đặc và mãnh liệt, khi cô đơn và vô vọng. Thanh Thảo bị ám ảnh bởi những cái bóng của quá khứ, chưa một giây phút nào nó rời khỏi ông hay chính ông có thể từ bỏ nó. Ám ảnh quá khứ hiện lên qua những gương mặt người – những gương mặt đã không còn là sinh thể hiện hữu trong thực tại nữa…
“con lại về nhà thấy má
cây mai mới trồng bật hoa
như mắt nắng lạc giữa vùng lụt bão
như mắt má
đăm đăm góc vườn
trong veo màu vú sữa”
(Không đề)
“ đuổi theo tôi những giấc mơ buồn
hiện lên gương mặt mẹ già khuất bóng”
(Dao động sóng)
Gương mặt người “mẹ già khuất bóng” hiện hình như một mảng đời đã mất của tác giả. “Mẹ” là người mẹ, nhưng cũng là hiện thân cho những người thân yêu, là gốc rễ của quá khứ. Thanh Thảo không phác hoạ nên một bức tranh với đường nét và màu sắc cụ thể, rõ ràng, những ám ảnh ấy chỉ là “giấc mơ buồn”, chỉ là những chiếc bóng ...
“ nhiều năm sau
tôi trở về buông gàu
gương mặt má tôi
ròng ròng nước mắt”
(Lòng giếng)
Nhưng những cái bóng ám ảnh Thanh Thảo không phải chỉ có những gương mặt người – còn có những biến cố tinh thần, những tuổi trẻ, ước mơ, những tuổi thơ, quê nhà vốn đã khuất sau vòng xoáy của thời gian hay cái chết. Những cái bóng ấy là hiện thân của những số phận đầy đau thương nhưng cũng đầy lí tưởng và khát vọng sống, là cái bóng của người đồng đội, của những người bạn trên chiến trường, hay của những người chưa một lần gặp mặt. Tất cả đồng loạt hiện về trong mảng kí ức chiến tranh của Thanh Thảo:
“nơi khi chiều B52 bừa ba đợt
nơi mấy năm rồi hố bom không đếm hết
nơi tôi chợt thốt niềm mơ giản dị của mình
“chừng nào thật hoà bình
ra lộ Bốn trải ni-lông nằm một đêm cho thoả thích”
thằng bạn tôi đăm đăm
nhìn một ngôi sao mọc trong hố bom nhoè nước
đôi mắt nó lạ lùng mà tôi thấy được
chứa đầy một hố bom và một ngôi sao”
(Một người lính nói về thế hệ mình)
Điều bị dĩ vãng chôn vùi ở đây là một niềm mơ không bao giờ trở thành hiện thực, là một khoảng đời tuổi trẻ đã qua. Cái bóng của ngôi sao “mọc trong hố bom nhoè nước” là hiện thân của ước mơ trong trẻo bị chìm ngập trong vũng trời chiến tranh mà sự phản chiếu của nó vào đôi mắt người lính trẻ như một ám ảnh, một dấu ấn kinh hoàng của chiến tranh khắc tạc vào tâm hồn người ngay trong những phút giải khuây hiếm hoi nhất. Trong giây phút ngắn ngủi “không chiến tranh”, không súng đạn, người lính “đăm đăm”nhận ra số phận thật sự của mình đã bị đắm chìm trong những “hố bom không đếm hết”. Chiến tranh là cái nền trường kỳ, còn ước mơ chỉ là đột hiện, nhưng chính những phút đột hiện ấy càng cho thấy Thanh Thảo đã hoàn toàn bị vây bọc trong những cái bóng quá khứ, những ám ảnh tuổi trẻ trên thực tế đã không còn tồn tại trên đời. Đó là một hiện thực tinh thần, một đời sống nội tâm mà trong đó ký ức không ngừng trỗi dậy: con người vừa bị ám ảnh quá khứ vừa sống bằng năng lượng quá khứ. “Bóng” quá khứ không chỉ hiện hình đơn lẻ, mà đồng hiện một cách dồn dập, hỗn độn:
“con lại về
giếng thơi
vành vạnh trời
bóng cây nghiêng
bóng má
bóng tiếng chuông loáng thoáng
mưa chuông”
(Không đề)
Cái hỗn độn ấy là do sự đồng hiện của những ký ức lúc nào cũng cựa quậy không nguôi để đòi quyền được sống. Đó không phải là một miền ký ức lần lượt hiện về, bởi dĩ vãng dồi dào những ám ảnh không thể cứ chậm rãi lướt qua như một cuốn phim quay chậm mà mỗi lần ùa về đều đan lồng, chồng chất và giẫm đạp lên nhau…
“tôi bỗng thấy mặt mình trên mặt nước
mặt nước trôi những dề xăng đặc
mặt nước trôi những trái bình bát
mặt nước trôi quê hương không còn nguyên vẹn
và tôi thấy
trôi qua mặt mình bao nhiêu gương mặt
những bạn bè quen những bạn bè chưa gặp
trẻ măng
loang loáng theo con nước
tủa về những đồng sâu
hun hút
buổi chiều”
(Một người lính nói về thế hệ mình)
Sự hỗn độn ấy – nói theo Chu Văn Sơn, có thể xem là “dòng sống thực của tinh thần con người từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc với tất cả những bất định của nó.” Thanh Thảo có vẻ như đang buông thả hoàn toàn cho những bóng hình của ký ức tự do tràn về chiếm lĩnh lấy tâm trí. Những cái bóng vừa thân quen vừa xa lạ luôn tự mang trong nó một nỗi đau, nỗi nhức nhối và những xúc cảm của một người con trước quê hương bị tàn phá, của một người lính trước sự hi sinh của đồng đội, một người chiến sĩ trước thế hệ của mình. Goethe từng có câu nói: “Đôi khi sự mất trật tự một cách cố ý lại chính là nghệ thuật”, cho nên sự hỗn loạn của những cái bóng nhìn bề ngoài là những số phận ngẫu nhiên hiện về không theo một quy luật nào, nhưng thực chất- theo “lý thuyết Rubic” trong quan niệm thơ Thanh Thảo, là “hành vi mà sự cố ý ẩn sâu trong tiềm thức, đẩy những màu sắc ngẫu nhiên nổi lên như rubic xoay quanh cái trục bí mật của chính nó” ? Điều này có nghĩa là tự sâu trong tiềm thức của nhân vật trữ tình tồn tại một “cái trục bí mật” là điểm quy tụ của những cái bóng vốn tán lạc vô chừng ấy. Vậy xét cho cùng “cái trục bí mật” ấy là gì, tại sao Thanh Thảo khôn nguôi nỗi ám ảnh về những cái bóng như là hiện thân của những số phận đã khuất, tại sao con người thơ chỉ có thể dùng ký ức làm năng lượng sống cho mình?
III.1.2. Hiện thân của số phận nhân vật trữ tình
Ta tự hỏi có phải Thanh Thảo đang cố gắng nắm bắt cái gì đó trong dĩ vãng để tìm kiếm trong nó một sự hoà nhập và đồng điệu với tâm hồn mình? Nhân vật trữ tình mãi đắm chìm vào những số phận đã khuất phải chăng là một minh chứng vừa xác thực vừa buồn đau về sự quy chiếu lẫn nhau giữa những tầng những lớp thân phận người? Cho nên, nhìn vào quá khứ thực ra là nhìn vào chính mình. Sự hỗn độn của ký ức xoay quanh một trục bí mật: đi tìm bản thể thân phận. Thanh Thảo ám ảnh day dứt về quá khứ về thực chất là đang đi tìm số phận của mình qua những bóng hình đã lùi xa vào dĩ vãng.
“tôi bỗng thấy mặt mình trên mặt nước
[…]
và tôi thấy
trôi qua mặt mình bao nhiêu gương mặt
những bạn bè quen những bạn bè chưa gặp
trẻ măng
loang loáng theo con nước
tủa về những đồng sâu
hun hút
buổi chiều
đó là những người qua trước
không phải trước hai mươi năm
đó là những người qua sau
không phải sau hai mươi năm
mà vào buổi chiều ấy
trên những dòng kênh ấy
pháo bắn và nước chảy
thế hệ chúng tôi
- nhìn rất rõ
- mặt mình”
(Một người lính nói về thế hệ mình)
Nhân vật trữ tình là một hữu thể sinh tồn nhưng lại được hình dung trong cùng môi trường “mặt nước” với những cái bóng - điều đó cho thấy thân phận của nhà thơ thực ra thuộc cùng một hệ quy chiếu với những thân phận đau buồn đã mãi “tủa về những đồng sâu”. Nhân vật trữ tình t
File đính kèm:
- HS chuyen viet ve tho ThThao.doc