Đề tài Cách sử dụng, lắp ráp, tiến hành và quan sát thí nghiệm

Môn Vật lý học là một môn khoa học thực nghiệm các hiện tượng và quá trình Vật lý cũng như là kết luận phải được rút ra sau khi tiến hành thí nghiệm. Muốn thực hiện được mục tiêu đề ra thì đòi hỏi tất cả các học sinh phải có kỹ năng sử dụng dụng cụ đo lường Vật lý phổ biến, lắp ráp và biết tiến hành các thí nghiệm đơn giản của môn Vật lý. Có như vậy thì các em mới có khả năng quan sát hiện tượng, quá trình Vật lý từ đó mới phân tích và xử lý thông tin và các dữ liệu giải thích các hiện tượng Vật lý có lôgíc, rõ ràng và chính xác được.

 

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1578 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Cách sử dụng, lắp ráp, tiến hành và quan sát thí nghiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A- Đặt vấn đề Môn Vật lý học là một môn khoa học thực nghiệm các hiện tượng và quá trình Vật lý cũng như là kết luận phải được rút ra sau khi tiến hành thí nghiệm. Muốn thực hiện được mục tiêu đề ra thì đòi hỏi tất cả các học sinh phải có kỹ năng sử dụng dụng cụ đo lường Vật lý phổ biến, lắp ráp và biết tiến hành các thí nghiệm đơn giản của môn Vật lý. Có như vậy thì các em mới có khả năng quan sát hiện tượng, quá trình Vật lý từ đó mới phân tích và xử lý thông tin và các dữ liệu giải thích các hiện tượng Vật lý có lôgíc, rõ ràng và chính xác được. Để đạt được mục tiêu trên, yêu cầu học sinh phải biết thí nghiệm và quan sát thí nghiệm. Do vậy việc sử dụng thí nghiệm, lắp ráp và tiến hành thí nghiệm cũng như quan sát hiện tượng là một khâu cực kỳ quan trọng trong môn học Vật lý 6, nhất là chương trình đổi mới - một môn khoa học thực nghiệm. Vì lý do trên tôi đã chọn đề tài: “Cách sử dụng, lắp ráp, tiến hành và quan sát thí nghiệm”. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là nghiên cứu đúc kết từ các tài liệu Vật lý trường THCS. Vì điều kiện thời gian hạn chế nên trong đề tài này tôi không đề cập hết được mà chỉ xin nêu ra một số vấn đề cơ bản trong nội dung chương trình SGK lớp 6 hiện hành. B- Nội dung: I) Vai trò của việc sử dụng dụng cụ, lắp ráp và quan sát thí nghiệm Công việc sử dụng dụng cụ thí nghiệm, lắp ráp và quan sát thí nghiệm như tôi đã nêu ở trên là khâu rất quan trọng trong việc hình thành và rút ra những nhận thức, kiến thức đặc thù của bộ môn Vật lý. Sử dụng dụng cụ, lắp ráp, tiến hành và quan sát thí nghiệm có vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, trong việc hình thành nhân cách của người lao động tự giác, cẩn thận, tỷ mỷ, trung thực và sáng tạo trong môn học Vật lý. Sử dụng dụng cụ, lắp ráp, tiến hành và quan sát thí nghiệm là một bộ phận kiến thức rất quan trọng cơ bản trong việc giảng dạy ở trường học vừa là mục tiêu, là nội dung, là phương pháp dạy học hiệu nghiệm thể hiện đúng đắn đường lối "Học đi đôi với hành" và "Vật lý là môn khoa học thực nghiệm". Giảng dạy bộ môn Vật lý ở trường THCS nhất là đối với lớp 6 có mục đích trang bị cho học sinh có hệ thống kiến thức cơ bản để đi tiếp lên lớp 7, 8, 9 với chương trình đổi mới. Từ đó học sinh có ý thức sẵn sàng tham gia vào các hoạt động trong gia đình, cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo bậc THCS. Để đạt được mục đích trên, việc sử dụng, lắp ráp, tiến hành và quan sát thí nghiệm giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc dạy môn Vật lý trường THCS. 1) Thuận lợi: - Do nhu cầu và tính cấp bách của chương trình đổi mới sách giáo khoa, với phương pháp tư tưởng coi trọng phương pháp thực nghiệm - phương pháp đặc thù của các khoa học thực nghiệm nên hầu như các thiết bị thí nghiệm Vật lý nhằm bảo đảm cho việc đổi mới dạy học Vật lý được tiến hành thuận lợi, đầy đủ, đó là những thiết bị tối thiểu cho giờ học Vật lý. - Học sinh khối 6 nhìn chung các em ngoan, có ý thức phấn đấu trong học tập. 2) Khó khăn: - Khi giảng dạy môn Vật lý 6, tôi gặp phải rất nhiều khó khăn đó là: Học sinh lớp 6 lần đầu tiên được tiếp xúc với môn học mới, do vậy các em còn có nhiều bỡ ngỡ. - Các em chưa được làm quen với các dụng cụ thí nghiệm, nay được sử dụng cho nên các em còn chú ý nhiều đến dụng cụ, chưa biết sử dụng, còn lúng túng, việc lắp ráp dụng cụ còn lúng túng, mất nhiều thời gian. - Thời lượng của môn học ít 1 tiết/tuần, các em học trước quên sau, không có kiến thức cơ bản, chưa biết cách đọc kết quả chính xác khi quan sát thí nghiệm. - Do lớp học đông 48em/lớp nên việc quản lý giờ dạy trên lớp là rất khó, các em còn nói chuyện nhiều, chưa chú ý đến việc học của mình. II) Phân loại thí nghiệm trong môn Vật lý: - Dựa vào mục đích của thí nghiệm người ta chia thí nghiệm thành 2 loại: 1) Thí nghiệm kiểm tra giả thuyết: Hầu hết các bài học trong SGK Vật lý 6 đều sử dụng kiểu thí nghiệm này. Để tiến hành giờ học được tốt giáo viên cần: - Giới thiệu tất cả các dụng cụ thí nghiệm và chức năng của từng loại dụng cụ, yêu cầu học sinh nắm kiến thức. - Chia nhóm học sinh hợp lý và giáo viên cho tất cả các thành viên các công việc hợp lý để tránh tình trạng có học sinh nhàn rỗi làm mất trật tự lớp. - Giáo viên nên giới thiệu cách lắp dụng cụ thí nghiệm trước toàn thể lớp từng bước rõ ràng để các em nắm được bước tiến hành thí nghiệm. Sau đó phát dụng cụ cho các nhóm, yêu cầu các nhóm lắp ráp, sử dụng và tiến hành thí nghiệm. - Việc quan sát thí nghiệm hết sức quan trọng vì quan sát sai dẫn đến kết quả sai. Do vậy cần phải bố trí thí nghiệmẹở nơi dễ quan sát nhất. Hướng dẫn học sinh quan sát và đọc kết quả chính xác. - Để cho kết quả thí nghiệm chính xác, học sinh cần phải dùng phiếu học tập và phiếu giáo viên. Dạng thí nghiệm này thường có trong mỗi tiết học các nhóm học sinh phải tự làm thí nghiệm báo cáo kết qủa thí nghiệm chính xác. Muốn làm được như vậy, học sinh phải biết cách sử dụng các dụng cụ này thành thạo, cẩn thận và tỷ mỉ. Giáo viên phải quan sát, theo dõi và uốn nắn kịp thời để các tiết sau học sinh không gặp phải khó khăn. 2) Thí nghiệm biểu diễn: - Khi tiến hành các loại thí nghiệm thì học sinh phải đề ra giả thuyết, nêu vấn đề ở phần đặt vấn đề. Sau đó làm thí nghiệm, quan sát và rút ra kết luận. Tuy nhiên không phải tất cả các thí nghiệm trong các bài, học sinh đều phải tiến hành. Do học sinh còn nhỏ nên những thí nghiệm có sử dụng nguồn nhiệt là đèn cồn thì đỏi hỏi giáo viên phải làm thí nghiệm. Loại thí nghiệm này gọi là thí nghiệm biểu diễn. Loại này rất ít trong các bài học ở lớp 6. Để đảm bảo cho thí nghiệm thành công, giáo viên phải làm thí nghiệm này trước, tránh hiện tượng hư hỏng dụng cụ, hoặc không chính xác. Giáo viên chỉ có nhiệm vụ bố trí thí nghiệm sao cho hợp lý, thiết kế hoạc sưu tầm những dụng cụ dễ quan sát gây hứng thú cho học sinh. Học sinh buộc phải quan sát để có thể mô tả thí nghiệm, vẽ đường biểu diễn và rút ra kết luận. Đối với những thí nghiệm đơn giản thì yêu cấu học sinh đề ra phương án thí nghiệm và tự tiến hành thí nghiệm. Ví dụ: Bài 23: Thực hành đo nhiệt độ: I- Mục tiêu: Học sinh: 1. Biết đo nhiệt độ có thể bằng nhiệt kế y tế. 2. Biết theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian và vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi này. 3. Có thái độ trung thực, tỷ mỷ, cẩn thận và chính xác trong việc tiến hành thí nghiệm và báo cáo kết quả. II) Chuẩn bị: - Chuẩn bị cho nhóm học sinh. - 1 nhiệt kế y tế. - 1 nhiệt kế thuỷ ngân (hoặc nhiệt kế dầu). - Một đồng hồ. - Bông y tế. Chuẩn bị của mỗi học sinh: - Chép mẫu báo cáo ở SGK vào một tờ giấy khổ vở học sinh. - Chép 5 cầu từ C1 đ C5 của dụng cụ trong mục I. - Chép 4 câu từ C6 đ C9 của dụng cụ trong mục II của bài 23 để điền vào chỗ trống khi thực hành. III) Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp: 1. Để chuẩn bị cho bài thực hành cần yêu cầu học sinh. - Chép mẫu báo cáo. - Ghi 5 đặc điểm của nhiệt kế y tế. + Nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế. + Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế. + Phạm vi đo của nhiệt kế. + Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế. + Nhiệt độ được ghi màu đỏ. - Ghi 4 đặc điểm của nhiệt kế dầu: + Nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế. + Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế. + Phạm vi đo của nhiệt kế. + Độ chia NN của nhiệt kế. (Học sinh trả lời được các câu hỏi này từ bài học nhiệt kế - nhiệt giải). 2. Tiến hành: Giáo viên kiểm tra mẫu báo cáo của học sinh đã chuẩn bị ở nhà trước. Nhắc nhở học sinh về thái độ cần có trong giờ thực hành nhất là thái độ trung thực và cẩn thận. Mặc dù nhiệt kế y tế học sinh đã được biết nhưng cách sử dụng nhiệt kế và cách đọc kết quả còn nhiều lúng túng, còn có nhiều học sinh chưa biết sử dụng. Giáo viên giới thiệu cách dùng nhiệt kế như sau: - Kiểm tra xem mục thuỷ ngân đã tụt hết xuống bầu chưa, nếu còn trên ống quản thì cầm vào phần thân nhiệt kế, vẩy mạnh cho thuỷ ngân tụt hết xuống bầu. (Chú ý không để nhiệt kế va đập vào vật khác và văng ra ngoài, cần cầm chặt nhiệt kế). - Dùng bông y tế lau sạch thân và bầu nhiệt kế. - Dùng tay phải cầm thân nhiệt kế, đặt bầu nhiệt kế vào nách trái, kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế (hoặc cũng có thể đo bằng cách kẹp khuỷu tay lại). Chú ý khi đo cần cho bầu nhiệt kế tiếp xúc trực tiếp và chặt với da. - Giữ nhiệt kế trong tình trạng đó từ 4-5 phút rồi lấy nhiệt kế ra để đọc. Cần chú ý cách đọc nhiệt độ của nhiệt kế cho chính xác. Phát dụng cụ thí nghiệm cho tất cả các nhóm, yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm. Ghi kết quả vào báo cáo thí nghiệm. * Sử dụng dụng cụ nhiệt kế dầu để theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình đun nước. - Giáo viên giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và chức năng của từng dụng cụ. - Lắp dụng cụ như hình 23.1 SGK - Trang 73. - Giới thiệu cách tiến hành thí nghiệm. + Lắp dụng cụ. + Ghi nhiệt độ của nước trước khi đun. + Đốt đèn cồn để đun nước. Cứ sau 1 phút ghi lại nhiệt độ của nước vào bảng theo dõi nhiệt độ, tới phút thứ 10 thì tắt đèn cồn. Dùng đồng hồ bấm để theo dõi: + Vẽ đồ thị như hình 23.2. - Vẽ 2 trục vuông góc: Trục nằm ngang ghi giá trị thời gian theo phút, trục thẳng đứng ghi giá trị của nhiệt độ theo 0C. - Nối các điểm xác định nhiệt độ ứng với thời gian đun, ta được đường biểu thị sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước đang được đun nóng. Phát dụng cụ thí nghiệm cho nhóm học sinh, khi tiến hành thí nghiệm cần phân công trong nhóm như sau: - Một học sinh theo dõi thời gian cho chính xác (giáo viên hướng dẫn cách sử dụng đồng hồ bấm phút). - Một học sinh theo dõi nhiệt độ. - Học sinh khác ghi kết quả vào bảng báo cáo. Yêu cầu các nhóm học sinh lắp dụng cụ, tiến hành quan sát và đọc kết quả. Giáo viên hướng dẫn theo dõi từng nhóm. Yêu cầu nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm của nhóm mình. Khi đã có kết quả thì tự mỗi cá nhân học sinh phải viết vào báo cáo và vẽ đồ thị. Nếu còn thời gian thì giáo viên thu báo cáo, thiếu thời gian thì cho học sinh về nhà báo cáo và nộp vào buổi sau. C - Kết luận: Việc sử dụng thành thạo cũng như lắp ráp, tiến hành quan sát và đọc kết quả thí nghiệm chính xác là điều rất cần thiết để rèn luyện thái độ trung thực, tính tỷ mỉ và cẩn thận của học sinh trong việc học môn Vật lý trường THCS có hiệu quả, là tiền đề cho học sinh bước tiếp lên các lớp trên không còn sự bỡ ngỡ, lúng túng khi tiếp xúc với dụng cụ thí nghiệm. Làm được điều này quả thật rất quan trọng trong mỗi tiết học Vật lý. Vì thời gian 1 tiết chỉ có 45 phút và yêu cầu rất nhiều công việc, cho nên nếu học sinh thành thạo trong việc sử dụng và quan sát chính xác không phải làm lại, sử dụng thời gian cho phép vào việc thí nghiệm để rút ra kết luận là cần thiết. Tuy nhiên để đạt được công việc này thật hiệu quả đối với học sinh, việc tìm ra phương pháp không phải là đơn giản, cần phải có thời gian và cần đòi hỏi sự nghiên cứu nỗ lực của cả thầy và trò. Không thể làm trong chốc lát mà cần phải từng bước. D- Kết quả: Trong thời gian làm đề tài này, tôi đã áp dụng và dạy cho cả khối 6 trường THCS Ngọc lặc. Kết quả là những tiết học sau học sinh không còn bỡ ngỡ nữa, thậm chí các em còn đề ra phương án thí nghiệm phù hợp đơn giản hơn. Kết quả kiểm tra và chấm bài thực hành "Đo nhiệt độ", tôi thấy: Khối 6 có học sinh đạt điểm trung bình trở lên là nhiều, chỉ còn số ít học sinh lười học, lười suy nghĩ còn bị điểm thấp. Tuy nhiên số lượng này là ít so với phần đa. Bản thân tôi đã tham gia cuộc thi "Sử dụng đồ dùng dạy học giỏi" do Phòng giáo dục huyện Ngọc lặc tổ chức. Do kinh nghiệm trong giảng dạy nhất là kinh nghiệm khôn khéo trong việc sử dụng đồ dùng dạy học chưa cao nên trong khi sử dụng tôi đã mắc phải một khuyết điểm nhỏ, mặc dù tôi cũng được xếp loại. Tôi thấy rằng để học tốt môn Vật lý ngoài thái độ trung thực, tỷ mỉ, cẩn thận cần phải có "mẹo" trong việc thí nghiệm. Từ kinh nghiệm bản thân cộng với việc giảng dạy trên lớp, tôi luôn cố gắng tìm tòi và suy nghĩ để giúp học sinh có những bước thí nghiệm tốt nhất. Tháng 11 năm 2008 Phòng giáo dục huyện ngọc lặc Trường Thcs phúc thịnh --------------@&?-------------- Một vài suy nghĩ về “Cách sử dụng, lắp ráp, tiến hành và quan sát thí nghiệm” Người viết: Lê Hữu Quý Đơn vị: Trường THCS phúc thịnh Ngọc Lặc:10/11/2008 ****************

File đính kèm:

  • docSKKN VLy6.doc
Giáo án liên quan