Để đáp ứng yêu cầu của thời đại khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão hiện nay. Tại nhị quyết hội nghị lần thứ 2 của ban chấp hành Trung ương khóa VIII về những giải pháp chủ yếu trong giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự họ, tự nghiên cứu cho học sinh”.
14 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 2307 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Cách tổ chức tiết học có thí nghiệm qua bài: Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. đặt vấn đề
I. lời nói đầu:
Để đáp ứng yêu cầu của thời đại khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão hiện nay. Tại nhị quyết hội nghị lần thứ 2 của ban chấp hành Trung ương khóa VIII về những giải pháp chủ yếu trong giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự họ, tự nghiên cứu cho học sinh”. Chính vì vậy đòi hỏi từng bộ môn trong nhà trường THCS phải có cách nhìn nhận cải tiến phương pháp dạy học sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Trong đó đặc biệt là môn vật lí môn khoa học thực nghiệm, đòi hỏi giáo viên phải sáng tạo, đặc biệt cần phải tổ chức dạy học sao cho học sinh hứng thú say mê, yêu thích môn học nói riêng và các bộ môn học khác nói chung, qua đó hình thành kiến thức, kĩ năng và nhận thức của học sinh. Nhiệm vụ cơ bản của bộ môn là đảm bảo cho học sinh nắm vững những kiến thức được truyền thụ, nghĩa là làm cho học sinh hiểu đúng bản chất của kiến thức ấy gắn chúng với những điều đã biết từ trước và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn.
Quá trình học sinh nắm vững kiến thức không phải là tự phát mà là một quá trình có mục đích rõ rệt, có kế hoạch tổ chức chặt chẽ, một quá trình nỗ lực tư duy trong đó học sinh phát huy tính tích cực, tính tự giác của mình dưới sự chỉ đạo của giáo viên. Trong quá trình ấy mức độ tự lực của học sinh càng cao thì việc nắm kiến thức càng sâu sắc, tư duy độc lập sáng tạo càng phát triển cao, kết quả học tập càng tốt.
Trên thực tế quá trình dạy học là quá trình thống nhất bao gồm quá trình dạy và quá trình học, nó là một hệ thống tác động lẫn nhau giữa giáo viên và học sinh, trong đó mỗi chủ thể tác động lẫn nhau có vai trò và chức năng của mình.
Trong quá trình nhận biết - học, lấy học sinh làm trung tâm, không có nghĩa là hạ thấp vai trò của giáo viên mà trong đó vai trò của giáo viên quyết định đến quá trình nhận biết - học - dạy và đặc trưng cho việc định hướng giáo dục.
Trong quá trình dạy học: Giáo viên đồng thời là người hướng dẫn, người cố vấn, người mẫu mực cho học sinh. Hoạt động dạy của giáo viên không có nghĩa là truyền thụ những tri thức những kiến thức có sẵn mà cần phải tổ chức, điều khiển, hoạt động tự lực nhận thức của học sinh, nhằm hình thành cho học sinh thái độ, năng lực, phương pháp học tập, ý thức học tập để học sinh tự khám phá ra tri thức. Điều đó có nghĩa là hoạt động dạy là xây dựng những quy trình, các thao tác chỉ đạo hoạt động nhận thức của học sinh, hình thành cho học sinh nhu cầu thường xuyên học tập, tìm tòi kiến thức, kích thích năng lực sáng tạo, hình thành cho các em tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của mình, rèn luyện phương pháp học tập, phương pháp suy nghĩ. Điều quan trọng là hình thành cho các em cách học có hiệu quả nhất, đáp ứng được nhu cầu kiến thức bộ môn.
Người học và người dạy phải là những người bạn đồng hành, cùng làm việc, cùng trao đổi, cùng nhau tìm hiểu khám phá kết quả đạt được chỉ khi có sự thống nhất, biện chứng giữa hoạt động của giáo viên và học sinh. Trong đó sự nỗ lực của học sinh trùng với sự nỗ lực của giáo viên sẽ tạo nên sự cộng hưởng giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.
Theo cách nhìn nhận trên và qua thực tế nhiều năm dạy môn Vật lý của trường đạt kết quả tốt. Tôi đúc kết được một phần kinh nghiệm nho nhỏ, trao đổi với các bạn đồng nghiệp của tôi để cùng nhau học hỏi kinh nghiệm, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
“ Cách tổ chức tiết học có thí nghiệm
qua bài: áp suất chất lỏng – Bình thông nhau” Vật lý 8.
II. thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
II.1/ Thực trạng:
Là một giáo viên dạy học bộ môn vật lý đã nhiều năm qua quá trình thực tế dạy học, qua trao đổi với các bạn đồng nghiệp và qua tìm hiểu học sinh tôi thấy trong giờ học vật lý nói chung đối với tất cả học sinh, ngay cả với những học sinh khá giỏi thì tiết học vật lý hiện nay vẫn chưa được các em đón nhận một cách hào hứng “ Chưa được yêu thích” bởi lẽ theo quan niệm các em cho rằng đó là một môn học phụ hơn nữa lại khó, bên cạnh đó theo trương trình đổi mới sách giáo khoa vật lý như hiện nay phần lớn các tiết dạy vật lý đều có thí nghiệm học sinh lại càng ngại vì kĩ năng thực hành thí nghiệm của các em chưa có hoạch chưa thành thạo, hơn nữa một số giáo viên rất ngại dạy môn vật lý bởi lẽ nó có nhiều thí nghiệm mà giáo viên lại còn lúng túng trong cách tổ chức hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm như thế nào cho phù hợp, cho tốt...
II.2/ Kết quả của thực trạng:
Thực tế học sinh học bộ môn vật lí còn yếu về mọi mặt, tỉ lệ học sinh khá, giỏi trong các trường còn hạn chế. khả năng tư duy sáng tạo của học sinh còn rất yếu nên số học sinh yếu kém chiếm tỉ lệ cao. Đặc biệt là kĩ năng thực hành thí nghiệm để rút ra kiến thức còn lúng túng chưa có quy trình khoa học kể cả học sinh khá giỏi.
Kết quả điều tra cho thấy.
Năm học: 2006 – 2007
Về kiến thức ( học lực ):
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
TS:
Kĩ năng ( thao tác thí nghiệm ):
Thành thạo
Chưa thành thạo
Không làm được
SL
%
SL
%
SL
%
TS:
Thái độ: ( thái độ đối với môn học )
Yêu thích môn học
Bình thường
Không thích học
SL
%
SL
%
SL
%
TS:
Đứng trước thực trạng trên tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài “ Cách tổ chức tiết học có thí nghiệm” để củng cố thêm cho nghiệp vụ giảng dạy của mình và qua đây mong đóng góp một phần nhỏ bé của mình giúp các bạn đồng nghiệp và giúp cho sự nghiệp giáo dục trồng người.
B. giải quyết vấn đề
I. Các giải pháp thực hiện:
Để khắc phục được những điều trên buộc người dạy và người học phải đổi mới cách dạy, cách học sao cho phù hợp. Nhất là người giáo viên phải biết tổ chức một tiết dạy phù hợp với nội dung, với đối tượng và tâm sinh lí học sinh, việc đổi mới đó trước hết thể hiện ngay từ khâu soạn bài sao cho phù hợp với từng bài học, với từng điều kiện. Qua đó mới thu hút được học sinh yêu thích và say mê với môn học.
Xét về mặt phát triển tính tự lực của học sinh, đặc biệt là việc rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm, nghiên cứu thí nghiệm để rút ra kết luận cần thiết thì việc tổ chức tiết học có thí nghiệm của người giáo viên sao cho phù hợp là điều rất quan trọng nó quyết định tới việc nắm kiến thức của học sinh có bề vững và sâu sắc không. Với những tiết học có thí nghiệm không phải chỉ đơn thuần là thông qua thí nghiệm để rút ra kiến thức mà qua đó còn đánh giá được khả năng tự lực tự tìm tòi, khám phá kiến thức, mức độ tư duy và kĩ năng làm việc theo quy trình khoa học của học sinh...Qua đó còn kích thích học sinh say mê với môn học với khoa học đây mới là điều quan trọng nhất đối với việc đào tạo thế hệ trẻ đáp ứng với yêu cầu của xã hội.
I.1/ Yêu cầu đối với giáo viên:
Xuất phát từ thực tế tôi nhận thấy bản thân là một giáo viên dạy bộ môn vật lý mình cần phải thay đổi cách dạy học trước hết là từ bản thân. Qua nhiều năm tìm tòi, nghiên cứu và dạy thử nghiệm tôi đã rút ra được kinh nghiệm trong cách tổ chức hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng thí nghiệm như sau:
Đầu tiên là giáo viên phải hiểu rõ về mục đích thí nghiệm, các đồ dùng cần cho thí nghiệm, cấu tạo và công dụng của chúng những thuận lợi và khó khăn khi thí nghiệm, các tình huống có thể sảy ra nguyên nhân cách khắc phục cần lưu ý để thí nghiệm thành công. Muốn vậy giáo viên phải tìm hiểu kiểm tra và trực tiếp làm trước giờ dạy và nên trao đổi với các đồng nghiệp về tình huống và kinh nghiệm... Chuẩn bị tốt đồ dùng cho tiết dạy.
1. Trong các tiết dạy có sử dụng đồ dùng thí nghiệm người giáo viên cần phải tổ chức cho học sinh các hoạt động nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh. có nghĩa là dưới sự dẫn dắc của giáo viên sao cho học sinh chủ động học tập, tự giác sẳn sàng tham gia vào các hoạt động thí nghiệm, tự làm và tổ chức thí nghiệm, học sinh được chủ động trao đổi với nhau và với cả giáo viên để chiếm lĩnh tri thức không bị ép buộc một cách thụ động, vấn dề phải được lật đi lật lại...
Phát huy tích cực , chủ động của học sinh, rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh thể hiện ở các vấn đề:
+ Kích thích được óc tò mò khoa học, ham hiểu biết bằng cách tạo ra những tình huống có vấn đề để dẫn các em vào thí nghiệm. Thường là các câu chuyện, câu hỏi gây hứng thú tạo nhu cầu nghiên cứu với học sinh. ( Để có các câu chuyện , câu hỏi này giáo viên phải tự tìm tòi qua sách vở, qua thực tế, qua Intenet...)
+ Quá trình ttổ chức thí nghiệm không diễn thuyết liên miên, câu hỏi đưa ra phải rõ ràng, ngắn gọn và đúng trọng tâm.
+ Đối với môn khoa học thực nghiệm như vật lý, có thể nói: “ Trăm nghe không bằng một thấy; Trăm thấy không bằng một làm” cần cho học sinh trải nghiệm thực tế bằng quan sát hiện tượng, bằng suy luận lô ríc...
+ Cần sử dụng các phương tiện , đồ dùng tối đa có thể cho phép ( có thể sử dụng phương tiện nghe nhìn, máy tính...)
2. Trong sử dụng đồ dùng thí nghiệm cần coi trọng việc rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh.
Thường giáo viên hay mắc một lỗi trong dạy học đó là chú trọng dạy cách làm việc của giáo viên hơn mà không quan tâm tới việc dạy cách hướng dẫn học sinh tự học. Theo định hướng đổi mới phải coi trọng việc rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh dạy cách tự học, tự làm, tự sáng tạo... Thể hiện ở các vấn đề sau:
+ Coi trọng việc hình thành kĩ năng làm thí nghiệm, kĩ năng thu thập và sử lí thông tin theo một quy trình khoa học.
+ Coi trọng phương pháp thực nghiệm giáo viên cần phải tính toán kĩ các hoạt động học tập của học sinh theo một kế hoạch đã được chuẩn bị trước ( Giáo án ).
3. Trong việc tổ chức sử dụng đồ dùng thí nghiệm cần phải kết hợp hài hòa việc học tập cá nhân với việc học tập hợp tác nhóm. “ Học thầy không tầy học bạn “ Cần thông qua hoạt động này giáo dục cho học sinh tinh thần, trách nhiệm và thói quen lao động hơp tác, chia sẻ kinh nghiệm, lắng nghe ý kiến người khác, tranh luận, ý thức trách nhiệm với công việc nó là đặc trưng quan trọng của xã hội công nghiệp hiện đại.
4. Qua tổ chức thí nghiệm để giáo viên đánh giá được năng lực của từng học sinh, cho học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình để có điều chỉnh phù hợp ( Tốt thì khuyến khích cao lên, yếu thì hướng dẫn trợ giúp..)
5. Qua thí nghiệm cần phải định hướng cho học sinh, khuyến khích học sinh tự tìm tòi khám phá và vận dụng vào thực tiễn...
Để làm được những điều nêu trên thì người giáo viên dạy bộ môn vật lí cần:
a/ Phải xác định rõ được mục tiêu bài học – Phải nghiên cứu kĩ bài dạy trước khi lên lớp.
b/ Phải có kĩ năng tổ chức học sinh hoạt động chiếm lĩnh tri thức.
- Kĩ năng lựa chọn nội dung kiến thức phù hơp gồm có:
+Tổ chức tình huống học tập dẫn vào thí nghiệm ( Đặt câu hỏi nghiên cứu, nêu dự đoán và đề ra giả thuyết )
+ Thu thập thôn tin ( Hướng dẫn học sinh quan sát hiện tượng, thí nghiệm, thiết kế thí nghiệm, lựa chon thiết bị, cách bố trí thí nghiệm và ghi lại kết quả, lập bảng biểu, sơ đồ...)
+ Sử lý thông tin ( Định hướng để học sinh tìm ra quy luật, phân loại dấu hiệu giống, khác, so sánh phân tích, tổng hơp... rút ra kết luận )
+ Thông báo kết quả ( Yêu cầu học sinh mô tả lại thí nghiệm, trình bày kết luận)
+ Vận dụng và ghi nhớ ( Tổ chức học sinh giải các bài tập có liên quan, tự làm đồ chơi, dụng cụ học tập, học thuộc ...)
Kĩ năng đặt câu hỏi sử dụng các loại câu hỏi ( Câu hỏi biết, hiểu, vận dụng và câu hỏi phân tích, tổng hợp, đánh giá)
c/ Phải sử dụng thiết bị và đồ dùng thành thạo theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh ( Học sinh tự làm, tự tìm hiểu cấu tạo và sử dụng, tạo điều kiện cho tối đa học sinh được sử dụng thiết bị )
d/ Biết sử dụng máy tính, khai thác mạng, công nghệ thông tin hổ trợ dạy học.
I.2/ Quy trình tổ chức tiết dạy có thí nghiệm:
Phải thảo luận để học sinh hiểu rõ mục đích của thí nghiệm tạo hứng thú nhận thức ở học sinh, có nhu cầu giải quyết. ( Đây là bước mở đầu quan trọng )
Cho học sinh tìm hiểu đầy đủ chức năng của từng bộ phận có trong dụng cụ thí nghiệm được sử dụng ( Những lưu ý khi dùng )
Cho học sinh thảo luận về các bước của việc tiến hành thí nghiệm, yêu cầu cần quan sát hay đo đạc trong mỗi bước thí nghiệm này. Phải chuẩn bị bảng ghi số liệu đo được ghi biên bản quan sát...
Xử lí các kết quả thu được từ thí nghiệm, rút ra mối quan hệ giưa các quan sát, giữa các số liệu đo được hoặc biên bản quan sát.
Vận dụng kết luận vào thực tế ( Làm bài tập, giải thíc hiện tượng liên quan và mở rộng nếu có thể ).
II. Vận dụng qua bài: áp suất chất lỏng – Bình thông nhau” Vật lý 8.
Tiết 8: áp suất chất lỏng, bình thông nhau.
I - Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Mô tả được thí nghiệm chứng tỏ sự tồn tại của áp xuất trong lòng chất lỏng.
- Viết được công thức tính áp suất trong lòng chất lỏng, nêu được tên đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.
- Vận dụng được công thức tính áp xuất trong lòng chất lỏng giải thích được một số bài tập đơn giản.
- Nêu được nguyên tắc bình thông nhau, dùng nguyên tắc đó để giải thích một số hiện tượng đơn giản thường gặp.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng thu thập thông tin qua thí nghiệm.
- Kĩ năng đề xuất các phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm tra dự đoán.
- Kĩ năng truyền đạt thông tin.
3. Thái độ:
- Yêu thích môn học, ham tìm tòi, khám phá.
- Có ý thức hợp tác trong hoạt động tập thể.
- Tự đánh giá.
II - Chuẩn bị:
Mỗi tổ học sinh:
- Một bình nhựa hình trụ có đáy C và các lỗ A, B ở thành bình có bịt màng cao su mỏng.
- Một bình trụ thủy tinh có đĩa D tách rời làm đáy.
- Một bình thông nhau gắn vào đế.
- Một chậu thuỷ tinh hoặc nhựa trong suốt, cốc múc, giẻ khô sạch.
- Mô phỏng máy ép chất lỏng.
III - Các bước tiến hành dạy học trên lớp.
A - Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
? áp suất là gì? Viết công thức tính áp suất, nêu ký hiệu của các đại lượng có mặt trong công thức, đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức. Chữa bài tập 7.5. SBT
B - Bài mới:
HĐ trợ giúp của giáo viên
HĐ học của học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: tổ chức tình huống học tập ( 3 phút )
GV có thể hỏi ( HS vùng sông nước) khi em lặn xuống sâu em cảm thấy thế nào?
-Vì thế các em khó lăn sâu.
? Vậy làm thế nào để lăn sâu?
- Trên thực tế để lặn sâu người thợ lăn phải mặc áo lặn tại tại sao vậy?
- Để trả lời câu hỏi này bài học hôm nay sẽ giúp các em.
HS: khó thở do tức ngực...
HS trả lời.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng.( 17 phút)
GV yêu cầu học sinh tìm hiểu TN1 Hình 8.3 SGK và đặt câu hỏi.
? Mục đích của TN 1 là gì?
( Nếu HS không trả lời được thì GV có thể nêu) và để trả lời câu hỏi C1 và C2.
? Để tiến hành thí nghiệm ta cần những dụng cụ nào?
GV lấy dụng cụ ra giới thiệu, lưu ý cách sử dụng.
? Nêu cách tiến hành TN?
( Treo bảng các bước làm TN )
- Yêu cầu HS dự đoán về màng cao su?
GV để kiểm tra ta đi làm TN.
- Phát dụng cụ cho các nhóm yêu cầu làm thí nghiệm và báo cáo kết quả.
? Kết quả như thế nào với màng cao su?
GV thống nhất kết quả yêu cầu thảo luận trả lời câu hỏi C1 và C2.
? Có lực tác dụng và diện tích bị ép không => Có sự suất hiện của áp suất không? Cái gì gây ra và nó như thế nào?
? Rút ra nhận xét.
GV qua TN 1 ta thấy chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương, liệu nó có gây ra áp suất với các vật trong lòng nó không ta đi nghiên cứu TN2.( Tương tự TN 1)
GV yêu cầu học sinh tìm hiểu TN1 Hình 8.4 SGK và đặt câu hỏi.
? Mục đích của TN 2 là gì?
( Nếu HS không trả lời được thì GV có thể nêu) và để trả lời câu hỏi C3.
? Để tiến hành thí nghiệm ta cần những dụng cụ nào?
GV lấy dụng cụ ra giới thiệu, lưu ý cách sử dụng.
? Nêu cách tiến hành TN?
( Treo bảng các bước làm TN )
- Yêu cầu HS dự đoán về đĩa D?
GV để kiểm tra ta đi làm TN.
- Phát dụng cụ cho các nhóm yêu cầu làm thí nghiệm và báo cáo kết quả.
? Kết quả như thế nào với đĩa D?
GV thống nhất kết quả yêu cầu thảo luận trả lời câu hỏi C3.
GV treo câu C4 yêu cầu học sinh qua hai TN trên hoàn thành câu kết luận C4.
? Nêu ví dụ chứng tỏ sự tồn tại áp suất chất lỏng trong thực tế và giải thích?
HS quan sátTN1 Hình 8.3 SGK thảo luận trả lời.
- Mục đích TN nghiên cứu xem chất lỏng có gây ra áp suất lên bình không.
- Một bình nhựa hình trụ có đáy C và các lỗ A, B ở thành bình có bịt màng cao su mỏng và nước.
HS đổ nước vào và quan sát hiện tượng màng cao su.
HS nêu dự đoán.
- Không có hiện tượng gì.
- Màng cao su phồng lên.
HS nhận dụng cụ và làm TN theo nhóm ghi báo cáo.
HS màng cao su phồng lên.
HS thảo luận trả lời câu hỏi C1 và C2.
- Có sự suất hiện của áp suất do chất lỏng gây ra.
HS rút ra nhận xét.
HS quan sát hình vẽ 8.4 SGK thảo luận trả lời.
- Mục đích TN nghiên cứu xem chất lỏng có gây ra áp suất lên vật trong lòng nó không.
- Một bình thủy hình trụ có đĩa D tách rời làm đáy và chậu ( bình ) nước.
HS nêu cách tiến hành
TN 2.
HS nêu dự đoán.
- Không có hiện tượng gì.
- Đĩa D rời ra....
HS nhận dụng cụ và làm TN theo nhóm ghi báo cáo.
HS đĩa D không rơi ra.
HS thảo luận trả lời câu hỏi C3.
HS thảo luận trả lời câu hỏi C4. Ghi vào vở kết luận.
HS trả lời.
I - Sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng.
1) Thí nghiệm 1:
( Hình 8.3 SGK )
Nhận xét: Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương.
2) Thí nghiệm 2:
( Hình 8.4 SGK )
Nhận xét: Chất lỏng gây ra áp suất lên các vật trong lòng nó.
3. Kết luận:
Hoạt động 3: Tìm hiểu công thức tính áp suất: ( 5 phút )
GV vậy áp suất chất lỏng được tính như thế nào?
? Nhắc lại công thức tính áp suất chất rắn.
? Chứng minh: từ công thức
p =
để có công thức P = d.h.
Nếu học sinh không chứng minh được GV gợi ý tính áp suất tại đáy khối nước hình trụ ( chiều cao h, tiết diện S ).
? áp suất chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Chú ý: Từ công thức trên ta có áp suất gây ra tại các điểm trong chất lỏng ở cùng độ sâu luôn luôn bằng nhau.
HS trả lời. p = (1)
HS P = d. V = S.h.d
Thay vào (1)
Ta được:
P = d.h
II - Công thức tính áp suất:
P = d.h
Trong đó:
- p là áp suất ở đáy cột chất lỏng.
- d là trọng lượng riêng của cột chất lỏng.
- h là chiều cao của cột chất lỏng.
P tính ra đơn vị Pa, d tính ra đơn vị N/m2, h tính ra đơn vị m.
Hoạt động 4: Tìm hiểu bình thông nhau: ( 8 phút )
GV cho học sinh quan sát và giới thiệu cấu tạo va đặc điểm của bình thông nhau.
GV treo hình 8.6 SGK.
? Yêu cầu dự đoán câu C5.
? So sánh PA và PB ở các hình 8.6 a,b,c SGK.
GV phát dụng cụ cho các nhóm làm TN kiểm tra.
? Hãy giải thích? GV gợi ý chứng minh.
? Rút ra kết luận?
GV mở rộng trường hợp bình thông nhau có các nhánh chứa các chất lỏng khác nhau -> Mực chất lỏng không ở cùng một độ cao.
VD và cho HS dự đoán mực chất lỏng nào cao hơn?
HS tìm hiểu cấu tạo bình thông nhau.
HS dự đoán.
HS hoạt động nhóm làm TN kiểm tra và giải thích kết quả theo gợi ý của GV.
HS rút ra kết luận.
HS lắng nghe và tìm hiểu trả lời câu hỏi của GV.
III - Bình thông nhau:
Thí nghiệm:
Kết luận:
Trong bình thông nhau chứa cùng chất lỏng đứng yên, mực chất lỏng ở các nhánh luôn có cùng một độ cao.
Hoạt động 5: Vận dụng ( 7 phút )
GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm câu hỏi phần vận dụng, không song thì gợi ý về nhà
GV nhận xét đánh giá.
GV hệ thống lại nội dung trọng tâm và hướng dẫn học sinh về nhà học.
? Viết công thức tính áp suất trong chất lỏng, nêu ký hiệu của các đại lượng có mặt trong công thức, đơn vị đo của các đại lượng đó?
? Nêu nguyên lý bình thông nhau?
*/ Về làm các bài tập trong SBT.
IV. Vân dụng:
HS: hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi phần vận dụng.
Câu C6: Vì khi lặn sâu xuống biển, áp suất do nước biển gây nên lên tới hàng nghìn N/m2. Nếu người thợ lặn không mặc áo lặn chịu áp suất lớn thì con người không thể chịu được áp suất này.
Câu C7. áp suất của nước tác dụng lên đáy thùng là: p1 = dh1 = 10000. 1,2 = 12000N/m2.
áp suất của nước tác dụng lên điển cách đáy thùng 0,4 m là: p2 = dh2 = 10000(1,2 - 0,4) = 8000N/m2.
Câu C9: Dựa vào nguyên tắc bình thông nhau, mực chất lỏng trong bình kín luôn bằng mực chất lỏng mà ta thấy ở phần trong suốt, nên thiết bị này còn gọi là ống đo mực chất lỏng.
C. Kết luận
I. kết quả đạt được:
Qua trình bày ở trên có thể một số đồng nghiệp cho rằng mình cũng đã sử dụng phương pháp này, như vậy nó không có gì quá mới mẻ. Tuy nhiên, điều tôi muốn làm ở đây là đưa ra kinh nghiệm tổ chức tiết dạy có thí nghiệm có hiệu quả phát huy hết tố chất của từng học sinh và sát với nội dung từng bài học cụ thế, tôi đã cố gắng tổ chức tiết dạy có thí nghiệm thật gọn gàng, súc tích để việc tiếp thu kiến thức của học sinh thuận tiện hơn dễ dàng hơn.
Sau khi sử dụng phương pháp này trong việc dạy học vật lý của mình tại trường, nhất là đối với các tiết học vật lí có TN. Qua theo dõi kết quả học tập của học sinh thông qua các bài kiểm tra và thi khảo sát và qua thái độ của học sinh với môn học tôi nhận thấy kết quả học tập của các em có chuyển biến rõ rệt so với những năm trước đó khi chưa có kinh nghiệm này. Học sinh nắm kiến thức sâu sắc và bền vững hơn, các em đã có được kĩ năng thực hành thao tác thí nghiệm theo quy trình khoa học hơn. Quan trọng là các em đã yêu thích môn học vật lí, hứng thú mỗi khi có tiết học vật lý, say mê nghiên cứu không còn thấy đó là một gánh nặng, là môn học khó nữa.
Cụ thể:
Năm học: 2007 – 2008 và 2008 - 2009
a. Về kiến thức ( học lực ):
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2007 - 2008
2008 - 2009
Kĩ năng ( thao tác thí nghiệm ):
Thành thạo
Chưa thành thạo
Không làm được
SL
%
SL
%
SL
%
2007 - 2008
2008 - 2009
Thái độ: ( thái độ đối với môn học )
Yêu thích môn học
Bình thường
Không thích học
SL
%
SL
%
SL
%
2007 - 2008
2008 – 2009
Kết quả trên đã chứng minh tính đúng đắn của những vấn đề lí luận đã nêu ra ở đầu đề tài. Và theo tôi phương pháp này không chỉ được sử dụng hiệu quả trong việc dạy học môn vật lí mà còn có thể áp dụng cho những môn học khác có thí nghiệm như hoá; sinh ...
II. Bài học kinh nghiệm:
1. Để tiết học thành công thì người giáo viên cần phải nghiên cứu trước bài học nắm vững được mục tiêu bài học.
2. Cần xây dựng trước các hoạt động sẽ tiến hành trên lớp, chuẩn bị tốt phương tiện phục vụ cho dạy học, lường trước các tình huống có thể sảy ra. Đối với các tiết có thí nghiệm cần phải trực tiếp làm thử trước ( đảm bảo cho TN thành công ).
3.Trong các tiết dạy có sử dụng đồ dùng thí nghiệm người giáo viên cần phải tổ chức cho học sinh các hoạt động nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh.
4. Trong sử dụng đồ dùng thí nghiệm cần coi trọng việc rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh, kĩ năng tập đề suất phương án thí nghiệm.
5. Trong việc tổ chức sử dụng đồ dùng thí nghiệm cần phải kết hợp hài hòa việc học tập cá nhân với việc học tập hợp tác nhóm. “ Học thầy không tầy học bạn “
6. Qua thí nghiệm cần phải định hướng cho học sinh, khuyến khích học sinh tự tìm tòi khám phá và vận dụng vào thực tiễn khuyến khích khả năng tự chế tạo đồ dùng phục vụ học tập...
Cuối cùng tôi rất mong ban xét duyệt quan tâm tạo điều kiện để đề tài được các đồng nghiệp góp ý kiến trao đổi để cho những bài học vật lý trở nên phong phú hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Học sinh yêu thích hơn và nó không còn là khó khăn với người dạy và người học
Tôi xin chân thành cám ơn !
Thọ Thắng, ngày 30 / 2 / 2009
Người viết
mai văn tuệ
File đính kèm:
- SKKN(1).doc