Đề tài Đặc điểm nghệ thuật truyện trạng dân gian Việt Nam

Truyện trạng là một loại hình tự sự đặc sắc của văn học dân gian Việt Nam, không chỉ đơn thuần để giải trí, cười vui mà còn thể hiện nhiều ước mơ cao đẹp của nhân dân về những con người có trí tuệ, dũng cảm bảo vệ công lý, chính nghĩa, vươn tới sự chiến thắng của cái thiện, cái đẹp

Loại hình này lưu truyền phổ biến ở nhiều vùng, miền trên lãnh thổ Việt Nam và nước Việt cũng là một trong những cái nôi sản sinh ra nhiều nhân vật trạng. Vì vậy, khi nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam không thể bỏ qua việc tìm hiểu kiểu truyện này trong tổng thể các đặc điểm nội dung và nghệ thuật của thể loại.

Trong nhiều năm qua, mặc dù truyện trạng đã được sưu tầm, biên soạn, giới thiệu nhưng cơ bản chưa có được sự quan tâm, nghiên cứu một cách chuyên sâu, có hệ thống và bao quát, nhất là về đặc điểm nghệ thuật của truyện trạng.

Xu hướng chung của giới nghiên cứu là xếp truyện trạng vào thể loại truyện cười như một tiểu loại, cũng có ý kiến muốn đưa về cổ tích. Liệu truyện trạng có đặc điểm gì riêng về mặt nội dung và đặc biệt là mặt nghệ thuật? Thực hiện đề tài: “Đặc điểm nghệ thuật truyện trạng dân gian Việt Nam”, tác giả luận văn muốn góp phần vào việc nghiên cứu chuyên sâu về truyện trạng ở phương diện nghệ thuật, chỉ ra được một số đặc điểm nghệ thuật của truyện trạng, bước đầu so sánh với các thể loại khác nhằm nhận thức rõ hơn giá trị của một loại hình truyện kể dân gian.

0.1 . Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đây là một đề tài nghiên cứu chuyên sâu và khá rộng về đặc điểm nghệ thuật của truyện trạng dân gian Việt Nam nhưng do khuôn khổ của một luận văn tốt nghiệp, người viết chỉ tìm hiểu ba vấn đề cơ bản của nghệ thuật truyện trạng là: đặc điểm nhân vật trạng, các thủ pháp gây cười và các motif nghệ thuật. Tác giả luận văn không chú trọng vào nội dung truyện trạng như đối tượng cười (các hạng người, các thói tật bị phê phán, đả kích, châm biếm ). Nội dung và nghệ thuật chỉ là sự phân biệt tương đối bởi nội dung của một tác phẩm khi xem xét ở phương diện hệ đề tài, cấu tạo cốt truyện thì lại là hình thức nghệ thuật. Chính vì vậy, luận văn này mới chỉ khảo sát một số đặc điểm nghệ thuật, cụ thể là ba phương diện nêu trên. Để tránh sự thiếu sót trong quá trình tìm hiểu, người viết cố gắng đưa các giá trị nội dung vào bài viết như là một sự so sánh, điểm tựa nhìn ra giá trị nghệ thuật hay như là một nội dung nghệ thuật của truyện trạng.

Tác giả luận văn dùng thuật ngữ mẩu truyện để gọi một tiểu truyện nằm trong một chuỗi truyện trạng (mà chuỗi truyện là một tập hợp của các mẩu truyện xoay quanh một nhân vật trạng). Như vậy, chuỗi truyện có cấp độ lớn hơn mẩu truyện. Một chuỗi truyện trạng bao gồm nhiều mẩu truyện trạng.

Phạm vi khảo sát của luận văn bao gồm 681 mẩu truyện của 13 chuỗi truyện trạng dân gian Việt Nam được in trong 3 tuyển tập, được thống kê trong bảng 1 và 2 (xem trang 3 và 4).

 

doc108 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4459 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đặc điểm nghệ thuật truyện trạng dân gian Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU . Lý do chọn đề tài Truyện trạng là một loại hình tự sự đặc sắc của văn học dân gian Việt Nam, không chỉ đơn thuần để giải trí, cười vui mà còn thể hiện nhiều ước mơ cao đẹp của nhân dân về những con người có trí tuệ, dũng cảm bảo vệ công lý, chính nghĩa, vươn tới sự chiến thắng của cái thiện, cái đẹp… Loại hình này lưu truyền phổ biến ở nhiều vùng, miền trên lãnh thổ Việt Nam và nước Việt cũng là một trong những cái nôi sản sinh ra nhiều nhân vật trạng. Vì vậy, khi nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam không thể bỏ qua việc tìm hiểu kiểu truyện này trong tổng thể các đặc điểm nội dung và nghệ thuật của thể loại. Trong nhiều năm qua, mặc dù truyện trạng đã được sưu tầm, biên soạn, giới thiệu nhưng cơ bản chưa có được sự quan tâm, nghiên cứu một cách chuyên sâu, có hệ thống và bao quát, nhất là về đặc điểm nghệ thuật của truyện trạng. Xu hướng chung của giới nghiên cứu là xếp truyện trạng vào thể loại truyện cười như một tiểu loại, cũng có ý kiến muốn đưa về cổ tích. Liệu truyện trạng có đặc điểm gì riêng về mặt nội dung và đặc biệt là mặt nghệ thuật? Thực hiện đề tài: “Đặc điểm nghệ thuật truyện trạng dân gian Việt Nam”, tác giả luận văn muốn góp phần vào việc nghiên cứu chuyên sâu về truyện trạng ở phương diện nghệ thuật, chỉ ra được một số đặc điểm nghệ thuật của truyện trạng, bước đầu so sánh với các thể loại khác nhằm nhận thức rõ hơn giá trị của một loại hình truyện kể dân gian. . Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đây là một đề tài nghiên cứu chuyên sâu và khá rộng về đặc điểm nghệ thuật của truyện trạng dân gian Việt Nam nhưng do khuôn khổ của một luận văn tốt nghiệp, người viết chỉ tìm hiểu ba vấn đề cơ bản của nghệ thuật truyện trạng là: đặc điểm nhân vật trạng, các thủ pháp gây cười và các motif nghệ thuật. Tác giả luận văn không chú trọng vào nội dung truyện trạng như đối tượng cười (các hạng người, các thói tật bị phê phán, đả kích, châm biếm…). Nội dung và nghệ thuật chỉ là sự phân biệt tương đối bởi nội dung của một tác phẩm khi xem xét ở phương diện hệ đề tài, cấu tạo cốt truyện… thì lại là hình thức nghệ thuật. Chính vì vậy, luận văn này mới chỉ khảo sát một số đặc điểm nghệ thuật, cụ thể là ba phương diện nêu trên. Để tránh sự thiếu sót trong quá trình tìm hiểu, người viết cố gắng đưa các giá trị nội dung vào bài viết như là một sự so sánh, điểm tựa nhìn ra giá trị nghệ thuật hay như là một nội dung nghệ thuật của truyện trạng. Tác giả luận văn dùng thuật ngữ mẩu truyện để gọi một tiểu truyện nằm trong một chuỗi truyện trạng (mà chuỗi truyện là một tập hợp của các mẩu truyện xoay quanh một nhân vật trạng). Như vậy, chuỗi truyện có cấp độ lớn hơn mẩu truyện. Một chuỗi truyện trạng bao gồm nhiều mẩu truyện trạng. Phạm vi khảo sát của luận văn bao gồm 681 mẩu truyện của 13 chuỗi truyện trạng dân gian Việt Nam được in trong 3 tuyển tập, được thống kê trong bảng 1 và 2 (xem trang 3 và 4). Đó là những công trình sưu tầm, biên soạn, giới thiệu khá đầy đủ, công phu về các nhân vật trong kho tàng truyện trạng dân gian Việt Nam. Mười ba chuỗi truyện chưa phải là con số cuối cùng nhưng cũng tương đối đủ để có thể khái quát nên những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của truyện trạng dân gian Việt Nam. Tác giả luận văn đã tiến hành đọc, tóm tắt cốt truyện và mã hoá cho từng tuyển tập, từng mẩu truyện trong mỗi chuỗi truyện. Nhìn chung, về số lượng các tuyển tập không chênh nhau quá lớn. Trong các tuyển tập có sự lặp lại các mẩu truyện của cùng một chuỗi truyện. Thực ra, các tuyển tập có sao chép của nhau, đó chưa phải là mẩu truyện mới song cũng không phải là dị bản. Vì thế, số lượng truyện trạng tuy thống kê là 681 truyện nhưng thực chất chỉ có 398 truyện. Ví dụ truyện Trạng Quỳnh có trong 3 tuyển tập (xem Bảng 1) với số lượng 117 mẩu truyện nhưng thực chất chỉ có 50 mẩu. Số truyện còn lại có sự trùng lặp mặc dù vẫn xuất hiện những dị bản trong cách kể, đơn cử như truyện Thoát chết nhờ tiếng hát (Thơ Mênh Chây) do Thạch Phương và Nguyễn Giao Cư sưu tầm với truyện Ô! Hô! Hô! (Thơ Mênh Chây) do Trương Sĩ Hùng biên soạn. Đây là những trường hợp khá hiếm bởi sự khác nhau giữa các mẩu truyện ở các tuyển tập chỉ xảy ra ở những chi tiết phụ, không gây ảnh hưởng đến nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Trong ba công trình nói trên, có lẽ công trình của Thạch Phương, Nguyễn Chí Bền, Mai Hương là đầy đủ và công phu nhất, không rơi vào tình trạng “bình mới rượu cũ”. Bảng 1 – Số lượng truyện theo từng tuyển tập Stt Mã Người sưu tầm,biên soạn Tên tuyển tập Nhà x/b Năm x/b Số lượng 01 A Thạch Phương - Nguyễn Chí Bền - Mai Hương Kho tàng truyện trạng Việt Nam ( 4 tập) Khoa học xã hội 1997 364 02 B Nguyễn Giao Cư - Phan Diên Vỹ - Sơn Hà Truyện nói trạng Đà Nẵng 1998 224 03 C Trương Sỹ Hùng - Nguyễn Đức Hiền - Đào Văn Tiến Truyện trạng Đông Nam Á Tổng hợp Đồng Nai 2001 96 Tổng cộng 681 Bảng 2 – Số lượng truyện theo từng nhân vật trạng (kể cả trùng lặp) STT Nhân vật trạng Mã hoá Số lượng 01 Trạng Quỳnh QA.01 – QA.48 117 QB.01 – QB.34 QC.01 – QC.35 02 Ba Giai – Tú Xuất GA.01 – GA.25 25 03 Quản Bạt BA.01 – BA.11 11 04 Trạng Lợn LA.01 – LA.19 37 LB.01 – LB.18 05 Xiển Bột XA.01 – XA.49 94 XB.01 – XB.45 06 Nguyễn Kinh KA.01 – KA.29 40 KB.01 – KB.11 07 Thủ Thiệm TA.01 – TA.53 53 08 Ông Ó OA.01 – OA.26 52 OB.01 – OB.26 09 Ba Phi PA.01 – PA.43 84 PB.01 – PB.41 10 Chàng Cuội CaA.01 – CaA.21 40 CaB.01 – CaB.19 11 Chàng Cu CbA.01 – CbA.12 19 CbB.01 – CbB.07 12 Thơ Mênh Chây CA.01 – CA.25 81 CB.01 – CB.23 CC.01 – CC.33 13 Xiêng Miệng MC.01 – MC.28 28 Tổng cộng 681 Sau khi đọc, tóm tắt tác phẩm, ghi chú một số điều cần thiết và mã hóa cho các tuyển tập cũng như từng truyện, người viết đã tiến hành thống kê. Số lượng truyện không trùng lặp mà luận văn khảo sát như sau: Bảng 3 – Số lượng truyện theo từng nhân vật trạng (không tính trùng lặp) STT Mã truyện Truyện Số lượng 01 Q Trạng Quỳnh 50 02 G Ba Giai – Tú Xuất 25 03 B Quản Bạt 11 04 L Trạng Lợn 21 05 X Xiển Bột 49 06 K Nguyễn Kinh 29 07 T Thủ Thiệm 23 08 O Ông Ó 26 09 P Ba Phi 43 10 Ca Chàng Cuội 21 11 Cb Chàng Cu 12 12 C Thơ Mênh Chây 30 13 M Xiêng Miệng 28 Tổng cộng 398 Mười ba chuỗi truyện trạng trải dài theo các miền quê từ Bắc chí Nam của Việt Nam. Ở miền Bắc có Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, Xiển Bột, Ba Giai – Tú Xuất, ở miền Trung có Nguyễn Kinh, Thủ Thiệm, ở miền Nam có Ông Ó, Ba Phi… Đặc biệt bên cạnh sự xuất hiện các chuỗi truyện trạng của người Kinh còn có sự góp mặt của Chàng Cuội, Chàng Cu (người Mường), của Thơ Mênh Chây (người Khơme), của Xiêng Miệng (người Lào). Trường hợp Thơ Mênh Chây và Xiêng Miệng vốn là hai chuỗi truyện trạng lưu hành ở Lào, Campuchia và cả ở hai dân tộc thiểu số ở Việt Nam là Lào, Khơme. Nó vừa là tài sản riêng của tộc người, vừa là tài sản chung của ba quốc gia Đông Nam Á. Ngoài các chuỗi truyện trên còn có Tư Thiên (người Tày), Trạng Hón (người H’mông), Y Loá (người Êđê), Blơk Blằng Mu (người Chăm)… Song do số lượng các truyện này rất ít, từ ba đến năm mẩu truyện nên chỉ đề cập trong khi so sánh chứ chưa phải là đối tượng khảo sát của luận văn này. Sự phân bố như trên chứng tỏ nhân vật trạng xuất hiện ở rất nhiều nơi trên đất nước Việt Nam. Điều đó không chỉ khẳng định sự phân bố rộng rãi, đều khắp mà còn chứng minh rằng người Việt Nam rất yêu quý những nhân vật trạng – một mẫu người thông minh, láu lỉnh, trí tuệ và người Việt Nam cũng có năng khiếu và sở trường “nói trạng”, kể trạng. . Lịch sử nghiên cứu đề tài 0.3.1. Tình hình sưu tầm, xuất bản Truyện trạng dân gian là một mảng sáng tác truyền miệng tự sự phong phú, đa dạng, đặc sắc cả về số lượng cũng như chất lượng, không biết ra đời chính xác vào thời gian nào nhưng đã lưu truyền khá rộng rãi trong đời sống nhân dân các dân tộc Việt Nam. Truyện trạng được giới thiệu khá muộn so với các thể loại tự sự của văn học dân gian khác như: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích,… Trong cuốn Tuyển tập truyện cười dân gian Việt Nam xuất bản năm 2005, theo Nguyễn Hữu Ái, có hai tập truyện trạng bằng chữ Nôm hiện còn lưu giữ tại thư viện Quốc gia là bản Sự tích ông Trạng Quỳnh, Quý Hợi niên thiên, Liễu văn đường tùng bản (ký hiệu T.V.Q.G: AB405) và cuốn Sự tích ông Trạng Lợn, Khải Định cửu niên, 1924, Tùng San, Liễu gia đường tùng bản (ký hiệu T.V.Q.G: AB 425). Truyện trạng bằng chữ quốc ngữ, theo Thạch Phương và Kiều Thu Hoạch, ra mắt độc giả lần đầu tiên đã cách ngày nay 141 năm. Đó là những mẩu Chuyện ông Cống Quỳnh được Trương Vĩnh Ký giới thiệu trong cuốn Chuyện đời xưa, xuất bản năm 1866 tại Sài Gòn. Với số lượng 8 chuyện được xếp chung với 73 chuyện khác, Thạch Phương nhận định rằng Trương Vĩnh Ký đã sưu tầm được số lượng chuyện Cống Quỳnh nhiều hơn số lượng mẩu chuyện đã được công bố trong tập sách. Ông cũng khẳng định lúc bấy giờ, người ta chưa quan niệm đó là “truyện trạng” mà gọi dưới các tên khác: Chuyện ông Cống Quỳnh như một thể loại chuyện đời xưa có tên nhân vật. Tuy nhiên, Nguyễn Hữu Ái cho rằng công trình biên soạn xưa nhất bằng chữ Nôm là quyển Tiếu lâm quảng ký diễn âm do Phúc Văn Đường tàng bản, hiện có ở Thư viện Quốc gia Hà Nội. Và năm 1882, ở Sài Gòn, Trương Vĩnh Ký sưu tầm, xuất bản tuyển tập truyện cười đầu tiên bằng chữ quốc ngữ (Chuyện khôi hài, Sài Gòn, bản in nhà hàng Guillaud et martinon, 1882) gồm 38 truyện “khôi hài”. Còn cuốn Chuyện đời xưa nhắc ở trên thì theo Nguyễn Hữu Ái, công trình này được xuất bản năm 1886. Như vậy có hai nguồn tài lệu cùng nói về cuốn sách Chuyện đời xưa của Trương Vĩnh Ký nhưng năm xuất bản chênh nhau 20 năm. Sang thế kỷ XX, hàng chục tuyển tập về truyện trạng đã được xuất bản. Năm 1920, Nguyễn Văn Ngọc cho ra đời cuốn Chuyện Trạng Quỳnh tại nhà in Mạc Đình Tư, Hà Nội. Năm 1930, Trúc Khê in cuốn Sự tích ông Trạng Quỳnh. Bên cạnh truyện Trạng Quỳnh còn xuất hiện các tập truyện về những nhân vật trạng khác. Sớm nhất là Truyện Ông Ó do Bùi Quang Nho sưu tầm, xuất bản năm 1913. Tiếp sau đó là truyện Trạng Lợn, truyện Ba Giai – Tú Xuất, Xiển Bột, Thủ Thiệm, Nguyễn Kinh, Quản Bạt, Ba Phi. Năm 1925, Hàn Khanh in cuốn Trạng Lợn tại nhà in Thuỵ Ký, Hà Nội. Năm 1930, Nguyễn Nam Thông xuất bản Tú Xuất và năm 1934 cho xuất bản tiếp Ba Giai…. Năm 1936, Chu Ngọc Phi xuất bản cuốn Sự tích Trạng Lợn tại nhà in Thái Sơn, Hà Nội. Năm 1957, Nguyễn Văn Phú in cuốn Trạng Lợn, Trạng Quỳnh. Năm 1962, Minh Văn xuất bản cuốn Truyện Trạng Quỳnh. Năm 1982, cuốn Trạng Quỳnh và Xiển Bột được Trọng Nguyễn xuất bản. Năm 1987, Biên Hà in Ông cháu Trạng Quỳnh v.v… Thậm chí có cả những bản dịch ra Pháp văn như cuốn Histoire de Quynh (G. Cordier, Thuỵ Ký, Hà Nội, 1925); Trang Quynh ou le premier docteur sans Cờ Biển (Chỉ Qua Hồ Phủ, France Asie, No7 pp. 770 – 776) [38, tr.17]. Sự xuất hiện truyện trạng của các dân tộc anh em như truyện Chàng Cuội, Chàng Cu (dân tộc Mường), Thơ Mênh Chây (dân tộc Khơme), truyện Trạng Tư Thiên, Mồ côi (dân tộc Tày), Trạng Độn (dân tộc H’mông) … càng làm cho kho tàng truyện trạng Việt Nam thêm phong phú, đa dạng. Có thể kể đến một số tuyển tập sau: Truyện cười dân gian Việt Nam (Nguyễn Hồng Phong, Nxb Văn học, Hà Nội, 1964); Tiếng cười dân gian Việt Nam (Trương Chính, Phong Châu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1979); Truyện trạng Việt Nam (Vũ Ngọc Khánh, Nxb Thanh Hoá, 1988); Truyện trạng cười Việt Nam (Hoàng Văn Trụ, Đặng Văn Lung, Nxb Văn học, Hà Nội, 1991); 40 truyện Trạng Quỳnh (Nguyễn Đức Hiền, Nxb Thanh Hoá, 1995); Kho tàng truyện trạng Việt Nam (Thạch Phương, Nguyễn Chí Bền, Mai Hương, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997) v.v… Trong những tuyển tập trên, tuỳ theo quan niệm của từng người biên soạn mà số lượng các mẩu truyện có sự thêm bớt hoặc thay đổi một số chi tiết nhỏ không đáng kể. Mặc dù có một vài dị bản nhưng nội dung giữa các tuyển tập này với tuyển tập kia về cơ bản không có sự khác biệt lớn. Bước sang những năm đầu tiên của thế kỷ XXI, truyện trạng dân gian vẫn được xuất bản và tái bản với số lượng lớn. Có thể kể đến các công trình sau: Truyện nói trạng (Nguyễn Giao Cư, Phan Diên Vĩ, Sơn Hà, Nxb Tổng hợp Đồng Nai, 2001); Tuyển tập văn học dân gian, tập III (Nguyễn Cừ, Phan Trọng Thưởng, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2001); Trạng Đông Nam Á: Trạng Quỳnh, Thơ Mênh Chây, Xiêng Miệng (Trương Sĩ Hùng, Nguyễn Đức Hiền, Đào Văn Tiến biên soạn, Nxb Tổng hợp Đồng Nai, 2001); Kho tàng về các ông trạng Việt Nam: truyện và giai thoại (Vũ Ngọc Khánh biên soạn, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2002); Truyện trạng Việt Nam (Vũ Ngọc Khánh, Hoàng Khôi, Phan Kiến Giang sưu tầm và biên soạn, Nxb Thanh Hoá, 2003); Kho tàng truyện trạng thế giới (Ngô Văn Doanh, sưu tầm và biên soạn, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2004); Truyện trạng Việt Nam (Thu Thuỷ, Trọng Ninh tuyển chọn và biên soạn, Nxb Thanh Hoá, 2005); Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập 9 (Nguyễn Chí Bền chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005).v.v… Qua số lượng sách xuất bản và số lần được in ra có thể khẳng định được sự hấp dẫn, lôi cuốn của truyện trạng dân gian với các thế hệ độc giả. Ngoài những tuyển tập như trên, truyện trạng dân gian còn xuất hiện trên các tập san, tạp chí… giới thiệu về các sáng tác văn nghệ dân gian (Ngọc Cầu đăng Truyện Xiển Bột trên tạp chí Văn học, số 3, 1960; Hoàng Tuấn Phổ đăng trên tạp chí Văn học, số 8, 1962, Chuyện Xiển Bột…) và đương nhiên là nó vẫn được lưu truyền dưới hình thức truyền miệng trong dân gian. Như vậy, trong một thời gian dài, các nhà sưu tầm và nghiên cứu đã giới thiệu cho độc giả cả nước hàng loạt những công trình, tuyển tập truyện trạng với rất nhiều ông trạng mang phong cách, đặc trưng của từng địa phương. Trạng Quỳnh trở thành gương mặt tiêu biểu, nổi bật, có tinh thần lạc quan, đấu tranh mạnh mẽ bằng sức mạnh trí tuệ dân gian chống lại sự xấu xa. Trạng Lợn với những may mắn ngẫu nhiên lấn át cả tài năng mang lại giá trị phủ định để khẳng định sự suy vi của xã hội đương thời. Cùng với Trạng Quỳnh và Trạng Lợn, hàng loạt các ông trạng khác như Ba Giai – Tú Xuất, Ba Phi, Thủ Thiệm … đã xuất hiện trong các văn bản được công bố. Mỗi truyện đều góp phần vào rừng cười và kho tàng văn học dân gian Việt Nam những tiếng cười khoẻ khoắn, sắc sảo, đầy tinh thần đấu tranh phê phán nhưng cũng đầy tự tin, lạc quan. 0.3.2. Tình hình nghiên cứu truyện trạng Việc sưu tầm và xuất bản truyện trạng khá chậm trễ nên công việc nghiên cứu truyện trạng lại càng chậm hơn. Theo Thạch Phương, trước năm 1945, chưa có ai đặt vấn đề nghiên cứu truyện trạng dân gian, mặc dù lúc này các tập truyện trạng đã được xuất bản. Trong suốt một thời gian dài đất nước có chiến tranh, công việc nghiên cứu truyện trạng dân gian dường như bị lãng quên. Cho đến những năm sau 1954, mới bắt đầu lẻ tẻ có một số bài nghiên cứu. Bài Giá trị truyện Trạng Quỳnh của Mai Hạnh trên Nghiên cứu Văn – Sử – Địa, số 21 – 22/1956; Nguyên Lộc với bài Đọc quyển “Tiếng cười Việt Nam” (tập 1) của Văn Tân, Nghiên cứu Văn – Sử – Địa, số 32/1957; Trần Thanh Mại với bài Đọc tiếng cười Việt Nam của Văn Tân, tạp chí Văn nghệ, số 7/1957. Năm 1984 trên tạp chí Văn học, số 2/1984, có bài Khảo sát bước đầu về làng cười Việt Nam của Nghiêm Đa Văn. Năm 1985, Bùi Mạnh Nhị viết bài Truyện Ba Phi một hiện tượng văn học dân gian độc đáo, tạp chí Văn hoá dân gian, số 2/1985. Ngoài ra, từ những năm 60 của thế kỷ XX, vấn đề truyện trạng dân gian được đề cập đến trong các tập sơ thảo lịch sử văn học và trong các giáo trình văn học dân gian ở bậc đại học (Văn Tân, Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam, quyển 3, Nxb Văn, Sử, Địa, Hà Nội, 1959; Đinh Gia Khánh, Văn học dân gian Việt Nam, tập 1, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1972 và năm 1973 in tập 2; Hoàng Tiến Tựu, Văn học dân gian Việt Nam (tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1990; Lê Chí Quế (chủ biên), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1990)… Sang thế kỷ XXI, việc nghiên cứu truyện trạng cũng được quan tâm, chú ý hơn. Trên các tạp chí chuyên ngành về văn học nói chung và văn hoá dân gian, văn học dân gian nói riêng vẫn xuất hiện những bài viết về truyện trạng. Năm 2003, trên tạp chí Nguồn sáng dân gian có cùng một lúc 7 bài viết về Ba Phi. Năm 2004, Nguyễn Chí Bền có bài viết về truyện trạng đăng trên tạp chí này… Cùng với sự phát triển của khoa nghiên cứu folklore ở Việt Nam, truyện trạng dân gian đã và đang được chú ý tìm hiểu, thu hút được nhiều sự quan tâm hơn. Về khái niệm truyện trạng, các nhà nghiên cứu hiểu theo nghĩa rộng, gồm ba mảng truyện kể sau : a. Truyện kể về những ông trạng có thật (trạng nguyên). Những ông trạng này có lí lịch, tên tuổi rõ ràng được ghi chép lại trong sử sách. Đó là những người đỗ đầu trong kỳ thi đình do nhà nước phong kiến tổ chức và họ đã đạt được học vị cao nhất. b. Truyện kể về các ông trạng không có thật, trạng dân gian (trạng dân phong). Đây là những ông trạng được nhân dân phong tặng. Họ chỉ có một vài phẩm chất giống trạng và là nhân vật trung tâm của một chuỗi truyện. c. Truyện kể về các làng cười (làng trạng) . Trên mọi miền của đất nước Việt Nam có rất nhiều địa phương có truyền thống hài hước, nghịch ngợm, dí dỏm. Đặc điểm mang tính tập quán này trở thành một đặc trưng trong phong cách và văn hoá của con người nơi đó. Rất có thể, những làng trạng ấy là cái nôi sản sinh ra các nhân vật trạng. Ba mảng truyện trên đều có những mối dây liên hệ với nhau khá mật thiết, thú vị. Cùng chung mục đích vui cười và cả sự phê phán, đấu tranh bằng tiếng cười, truyện trạng thực sự trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu cho người Việt Nam. Từ tính cách của những ông trạng có thật đến tính cách của những ông trạng dân phong và từ ước mơ mong muốn của nhân dân gởi gắm qua ông trạng dân gian đến việc hoàn thiện hình ảnh của một ông trạng có thật là một khoảng cách, khoảng cách ấy lớn nhỏ tùy từng trường hợp. Về giá trị nội dung, hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng ngoài ý nghĩa giải trí và giáo dục, truyện trạng có nội dung phong phú xoay quanh hai xu hướng chính là đả kích giai cấp thống trị (cả trong nước lẫn ngoài nước) và phê phán chế giễu những thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân. Về giá trị nghệ thuật, các nhà nghiên cứu cũng thống nhất truyện trạng lấy tiếng cười làm phương tiện chủ yếu do đó nghệ thuật của truyện trạng trước hết là nghệ thuật gây cười. Truyện trạng sử dụng nhiều biện pháp gây cười như phóng đại, nói tục, nói lái, yếu tố bất ngờ, kịch tính. Bố cục theo trình tự tiệm tiến, ngắn gọn, “gói kín, mở nhanh”… Về nguồn gốc ra đời của truyện trạng, nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận : “Khởi đầu, chuyện trạng phải là những chuyện về các ông trạng người thật, việc thật, với những tiểu sử đặc sắc, học hành công phu, ứng xử giỏi trong chính trị, ngoại giao. Dần dần được lưu truyền, phát huy tác dụng. Phải có người mới có chuyện. Nhưng khi đã có chuyện, thì người ta nhớ chuyện, chứ không nhất thiết nhớ đến người … Chuyện trạng ra đời từ ngày có trạng, song những chuyện kể về con người thông minh, tài giỏi, láu lỉnh, khôn ngoan thì đã có trước lâu rồi”[25, tr.182 – 183]. Các nhà nghiên cứu đều khẳng định vai trò của nhân dân trong việc hư cấu, sáng tạo và hoàn chỉnh chuyện kể xoay quanh nhân vật trạng thấm nhuần lý tưởng thẩm mỹ và khoái cảm sáng tạo của dân gian. Về việc xác định thể loại, để từ đó xếp truyện trạng vào ô nào trong bảng phân loại của văn học dân gian thì cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa thống nhất. Nhìn chung có bốn nhóm ý kiến sau: a. Nhóm ý kiến thứ nhất xếp truyện trạng thành một tiểu loại của truyện cười dân gian. Truyện trạng được phân biệt với truyện cười đơn như một loại truyện cười đặc biệt, truyện cười xoay quanh một nhân vật. Có ý kiến nhấn mạnh thêm đây là loại truyện cười kết chuỗi, xâu chuỗi, liên hoàn… Ví dụ: Đinh Gia Khánh khẳng định: “Truyện cười dân gian đã phát triển đặc biệt trong thời kỳ suy vong của giai cấp phong kiến… Trước hết, đáng chú ý là những hệ thống truyện cười được lưu hành rộng rãi hư truyện Trạng Lợn, truyện Trạng Quỳnh, truyện Ba Giai – Tú Xuất v.v…”[20, tr.374]. Còn Chu Xuân Diên thì cho rằng “Trong truyện cười dân gian còn có những hệ thống truyện cười, tức là những tập hợp các mẩu truyện cười xoay quanh một nhân vật chính. Đó là hệ thống truyện Trạng Quỳnh, truyện Trạng Lợn, truyện Ông Ó, truyện Xiển Ngộ”[32, tr.445]. Cao Huy Đỉnh cũng xếp truyện trạng vào dòng văn học trào phúng ra đời trong bước suy tàn của chế độ phong kiến. Trong hoàn cảnh đó truyện trạng ra đời như một tất yếu và “Trạng Lợn và Trạng Quỳnh là hai tác phẩm kể đời hai ông trạng và xâu chuỗi nhiều đề tài cười”[11, tr.181]. Cùng chung quan niệm này còn có Lê Chí Quế (Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1990), Hoàng Tiến Tựu (Văn học dân gian Việt Nam, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1990), Trương Chính và Phong Châu (Tiếng cười dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993) Nghiêm Đa Văn, Kiều Thu Hoạch v.v… Nguyễn Đăng Na tán thành “Truyện trạng nằm trong loại hình truyện cười nhưng mang sắc thái khác. Tiếng cười trong truyện trạng là tiếng cười thoả mãn trí tuệ – thẩm mỹ, nó không chỉ là tiếng cười vui vẻ đưa ma những cái thấp hèn, tàn tạ, lỗi thời, lố bịch … xuống mồ mà chủ yếu nó khẳng định cái cao thượng, cái đang lên, cái chân chính”[38, tr.23]. Bùi Mạnh Nhị cho rằng: “Xếp truyện trạng vào hệ thống truyện cười dân gian là điều có thể chấp nhận được” nhưng sau đó ông lại viết “Xếp truyện trạng vào hẳn một thể loại nào hiện còn là một vấn đề phải tiếp tục xem xét”[38, tr.26]. Nhìn chung, những ý kiến trên đây dù khác nhau về cách diễn đạt song đều căn cứ vào tính gây cười để xếp truyện trạng vào thể loại truyện cười và đều phân biệt giữa truyện trạng với các tiểu loại khác của truyện cười. b. Nhóm ý kiến thứ hai xếp truyện trạng vào kho tà

File đính kèm:

  • docTruyen trang nguoi Viet .doc