Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 25, 26- Tam đại con gà và nhưng nó phải bằng hai mày

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Giúp học sinh hiểu được đối tượng, nguyên nhân, ý nghĩa của tiếng cười trong từng truyện.

- Thấy được nghệ thuật đặc sắc của truyện cười: ngắn gọn, tình huống bất ngờ để nhân vật tự bộc lộ, những cử chỉ, lời nói gây cười.

B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- SGK, SGV, Giáo án, truyện cười dân gian Việt Nam, TLTK

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

Giáo viên tổ chức giờ dạy theo các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm kết hợp với hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy trình bày những hiểu biết của bản thân về thể loại truyện cười?

3. GV nhận xét, dẫn dăt vào bài mới: Như chúng ta đã biết, đi vào tìm hiểu kho tàng văn học DG, chúng ta đã đựoc biết đến các thể loại , mỗi thể loại có một sức hấp dẫn riêng, có những nét đặc thù riêng riêng nhưng chúng đều thuộc dạng VBTS. Ngày hôm nay, dân gian lại mang đến cho chúng ta một thể loại VB tự sự nữa đó chính là TC. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu 2 VB Truyện cười trong SGK để khám phá ra đặc trưng thể loại của chúng.

 

doc9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2307 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 25, 26- Tam đại con gà và nhưng nó phải bằng hai mày, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày Ngày 16 /10 /2007 Người soạn: Phan Thị Hường Tiết 25, 26 A. Mục đích yêu cầu: - Giúp học sinh hiểu được đối tượng, nguyên nhân, ý nghĩa của tiếng cười trong từng truyện. - Thấy được nghệ thuật đặc sắc của truyện cười: ngắn gọn, tình huống bất ngờ để nhân vật tự bộc lộ, những cử chỉ, lời nói gây cười. B. Phương tiện dạy học: - SGK, SGV, Giáo án, truyện cười dân gian Việt Nam, TLTK… C. Cách thức tiến hành: Giáo viên tổ chức giờ dạy theo các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm kết hợp với hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi. D. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy trình bày những hiểu biết của bản thân về thể loại truyện cười? 3. GV nhận xét, dẫn dăt vào bài mới: Như chúng ta đã biết, đi vào tìm hiểu kho tàng văn học DG, chúng ta đã đựoc biết đến các thể loại…, mỗi thể loại có một sức hấp dẫn riêng, có những nét đặc thù riêng riêng nhưng chúng đều thuộc dạng VBTS. Ngày hôm nay, dân gian lại mang đến cho chúng ta một thể loại VB tự sự nữa đó chính là TC. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu 2 VB Truyện cười trong SGK để khám phá ra đặc trưng thể loại của chúng. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt GV: Hướng dân học sinh tìm hiểu văn bản HS: Đọc văn bản. GV: Bố cục truyện cười thường có mấy phần? GV: Chúng ta có thể tìm hiểu truyện này theo bố cục của truyện. GV: Câu mở truyện có ý nghĩa gi? Tiếng cười đã bật ra chưa? Vì sao? HS: Trả lời. GV: Tiếng cười muốn bộc lộ, phát triển phải đặt nó trong những tình huống khác nhau. Em hãy tìm những tình huống và cách giải quyết của thầy đồ. Khái quát mâu thuẫn nhân vât thầy đồ? GV: Có ý kiến cho rằng thầy đồ dốt song cung khá thông minh nhanh trí để biện bạch với ông chủ. ý kiến của em như thế nào? HS: Thảo luận và trả lời. GV: Em có nhận xét gì về câu cuối, tiếng cười ở đây như thế nào? HS: Trả lời. GV: Tìm những từ ngữ khấi quát tâm trạng của thầy đồ qua các hành động của thầy? GV: Vậy thì từ câu chuyện này, dan gian ta gửi đến bài học gì? bài học ấy có ý nghĩa đối với chúng ta ngày nay hay không? Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc: Đây là truyện cuời, dung lượng ngắn vì thế các em chú ý đọc sao cho chính xác, ngữ điệu phù hợp, cố gằng giữ thái độ khách quan khi đọc. GV: Qua phần tìm hiểu VB, em hãy ch biết nội dung câu chuyện là gì? HS: Trả lời.xử kiện GV: Em đã đọc những câu chuyện nào cùng nói về việc xử kiện ở chốn công đuờng? HS trả lời, bổ sung ý kiến. GV gợi ý một số truyện Việt Nam: + Truyện cười dân gian: Hai bảy mười ba, Sao không bảo tao tuổi sửu, Đừng nói nữa tao thèm, Đi tu phải tội, Bẩm toàn gạo muối…, dân giần quan,,, + VH viết: Đồng hào có ma, truyện ngắn NCH. GV: Đề tài xử kiện vì sao lại xuất hiện nhiều như thế không? GV: Trong những câu chuyện đó, tác giả dân gian thường phê phán đối tượng nào? Vì sao lại phê phán? GV định hướng, dẫn dắt: + Tục ngữ có câu: Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ; Muốn nói oan làm quan mà nói. Điều đó cho ta thấy quan lại xưa không hiếm những kẻ xấu xa, ăn tiền của dân, kẻ sâu mọt ti tiện trắng trợn. Chúng là một trong những đối tượng bị phê phán đả kích của truyện cười dân gian việt Nam. GV hỏi dẫn dắt: Một cốt truyện truyền thống thường trải qua mấy phần? (giới thiệu, tình huống, phát triển, đỉnh điểm, kết thúc). Chúng ta sẽ tìm hiểu TC này cùng theo diễn biến như thế. GV: TG dân gian giới thiệu cho người đọc điều gì? HS: Trả lời. GV: để biết quan xử kiện giỏi như thế nào, theo lẽ tất nhiên phải đặt quan vào một tình huống thử thách. Vậy tình huống ỏ đây là gì? GV: Được khơi mở từ tình huống đó, Câu chuyện phát triển ra sao? GV: Cải xin xem xét lại: lẽ phải thuộc về con kèm theo cử chỉ nhắc thầy về số tiền mình đưa trước. Đáp lại lời Cải thầy lý có hành vi – lời nói gi? GV: Cử chỉ: Xòe năm ngón tay trái úp lên mặt 5 ngón tay phải. Cử chỉ kì lạ đó để làm gì? GV: Qua cách xử kiện của thầy lí ta thấy nó bất ngờ với ta ở chỗ nào? Vì sao lại bất ngờ? GV: Vậy mâu thuẫn trái tự nhiên bộc lộ ở câu chuyện này là gì? (muốn xử kiện phải căn cứ vào đâu? pháp luật phải dựa vào điều gì?) GV: Theo các em trong văn bản này chi tiết nào đặc sắc nhất. Chi tiết đó có chứa yếu tố gây nghệ thuật gây cười không? GV: Đưa tình huống: Có một bạn học sinh đã viết tiếp phần cuối câu chuyện như sau: Cải ra về, ấm ức và quyết tâm lần sau nếu đi kiện sẽ đút tiền nhiều hơn nữa để được thắng kiện. Theo em, suy nghĩ đó của Cải là đúng hay sai? HS thảo luận. GV: Truyện không dừng lại việc phê phán quan xư kiện mà còn hướng tới đối tượng nào? GV: Qua truyện cười này đã để lại cho em bài học gi? GV: Từ việc tìm hiểu hai truyện cười em rút ra một vài nhận xét về đặc trưng cơ bản của thể loại này? - Nghệ thật: ngắn gọn, tình huống gây cười, yếu tố bất ngờ… - Trí thông minh, tính lạc quan và tinh thần đấu tranh của nhân dân lao động đối với những hiện tượng đáng cười trên. - Về nhà: + Chuyển thể thành tiểu phẩm hài. + Đọc TLTK, tìm hiểu các cách khám phá văn bản khác nhau ntn, để chúng ta có thể đii đến đích của nó một cách ngắn nhất. - Giới thiệu mộ số tư liệu tham khảo: Hoạt động 6: Cho học sinh xem trích đoạn sân khấu hài. I. Đọc hiểu “Tam đại con gà” 1. Bố cục: 3 phần: P1: mở truyện (câu1 giới thiệu mâu thuẫn). P2: Thân truyện: diễn biến câu chuyện. P3: Kết truyện (câu cuối): Tiếng cười oà ra và kết thúc. 2. Đọc hiểu chi tiết: a. Câu mở truyện (Phần 1): - Giới thiệu mâu thuẫn trái tự nhiên, giớ thiệu nhân vật chính và tính cách chủ yếu làm nên mâu thuẫn trái tự nhiên đó: dốt nhưng không thừa nhận, ngược lại còn lên mặt tự cho mình giỏi à Tiếng cười chưa bật ra vì chưa có biểu hiện gì thực sự đáng cười. b. Phần 2 (Thân truyện): Tình huống Giải quyết tình huống Mâu thuẫn 1. Thầy đồ gặp chữ “Kê” – nhưng không biết à buồn cười vì dốt cũng làm thầy (Bị học trò hỏi gấp) Liều – giải thích một câu cho thuận miệng mà không có ý nghĩa à đọc khẽ à đã bật ra tiếng cười vì dấu dốt. Dốt – có ý thức che đậy cái dốt 2. Thắc thỏm lo âu, sợ sai. Khấn thổ công à đọc to à tiếng cười bật ra vì đã dốt còn mê tín Dốt – tưởng mình giỏi, khuếch đại cái dốt. 3. Bố học trò thắc mắc Tìm cách giải thích từ “kê” giảng đến nguồn gốc ba đời (tam đại con gà) Chống chế, giấu dốt – bộc lộ cái dốt tận cùng. ị Thầy đồ nhanh trí, láu cá, mẹo vặt, lý sự cùn, cách giải thích chỉ có vần nhưng vô lý và vô nghĩa. c. Câu cuối (Kết truyện): Tiếng cười vỡ oà ra. Cười thầy đồ dốt nhưng khéo lấp liếm cái dốt. Mâu thuẫn được giải quyết một cách bất ngờ tự nhiên phù hợp với tính cách của nhân vật. * Tổng kết: - Tâm trạng thầy đồ: Cuống à Liều à sợ hãi àlo lắng à mê tín à đắc chí à liều lĩnh ị thảm hại của cái dốt. - Nghệ thuật: Tạo mâu thuẫn, đẩy mâu thuẫn phát triển, giả quyết bất ngờ. Nghệ thuật tự bộc lộ. Bài học: Không nên dấu dốt. Dân gian chê cái dốt, cười cái giấu dốt à thiếu bản lĩnh, yếu hèn, lừa học trò là lừa chính mình. Nếu chỉ lo quẩn quanh đối phó với cái dốt mà không dám đối diện với nó thì ánh sáng, con đuờng mở mang hiểu biết sẽ vĩnh viễn khép lại. Điều đó đồng nghĩa với sự huỷ diệt, sự dừng lại…Bài học không hề xưa cũ mà vẫn còn nguyên giá trị đối với chúng ta ngày nay. II. Đọc hiểu “Nhưng nó phải bằng hai mày”: 1. Đề tài: Xử kiện - đây là vấn đề đáng bị phê phán trong xã hội xưa. - Quan xử kiện 2. Diễn biến câu chuyện: a. Giới thiệu: thầy lý xử kiện giỏi. b. Tình huống: Cải sợ kém thế lót trước 5 đồng, Ngô: 10 đồng à quan nhận tiền lo lót của cả hai người, đây là tình huống để ta xem thầy lí xử giỏi ntn? (xử kiện giỏi mà lại nhận tiền lo lót). c. Phát triển, đẩy cao: Không phán xét, hỏi tội rồi kết luận luôn. Người đút tiền vẫn bị đánh. d. Cao trào: Thừa nhận Cải phải nhưng Ngô phải bằng hai Cải. để lí giải rõ hơn điều quan nói: Đó chính là lượng tiền mà Ngô đã đút trước cho quan gấp 2 lần số tiền của cải. - Cách xử bất ngờ Lẽ phải = Tiền 1 lẽ phải = 5 đồng Phải bằng 2 = 10 đồng ị xử không có ai trái mà cả hai cùng phải, người phải một, ngưòi phải bằng hai. Lẽ phải ấy tính theo lượng tiền. e. Kết thúc. Mâu thuẫn trái tự nhiên: hình thức và nội dung. + Nổi tiếng là xử kiện giỏi >< nhưng lại nhận tiền lo lót của dân. + Quan là cha mẹ, mang tới sự công bằng cho dân >< nhưng lại là kẻ bóc lột dân. Chi tiết “thầy lý xoè năm bàn tay …. nói: Tao biết mày phải nhưng nó phải bằng hai mày” à bóc trần bản chất thầy lý xử kiện bằng tiền. à sử dụng thủ pháp gây cười: hành vi gây cười và chơi chữ (phải là lẽ phải nhưng kết hợp với từ chỉ số lượng giúp người đọc liên tưởng đến tỷ lệ đút lót của Ngô và Cải). à Đưa câu chuyện phát triển tới đỉnh điểm, tạo kết thúc bất ngờ, tiếng cười vỡ ra (vì thế lấy chi tiết đó làm nhan đề cho truyện). Suy nghĩ đó là chưa đúng. Bởi vì: - Cải có đút tiền nhiều chưa chắc đã thắng kịên. Bởi vì một bài học đã xảy ra với Cải và Ngô là: tiền mất tật mang, thấy vô lí mà phải ngậm bồ hòn làm ngọt. Cải vừa mất tiền, vừa bị đánh; Ngô không bị đánh nhưng lại mất tiền nhiều. Cả hai đều thiệt đơn, thiệt kép. Phê phán: + Quan xử kiện; + Người lao động: là nạn nhân – là thủ phạm của chính mình (vì hành vi đút tiền của họ đã tiếp tay cho thói tham tiền của quan lại xưa à một lối nghĩ thiếu tích cực, thiếu lành mạnh). Bài học - Hãy sống hoà thuận yêu thương nhau bởi đều là bạn áo ngắn. - Phải tỉnh táo sáng suốt, không sẽ rơi vào bẫy của quan lại. - Phải có lối sống tích cực, lành mạnh, đấu tranh với cái xấu. III. Củng cố – luyện tập: 1. Truyện cười: + Tạo – giải quyết mâu thuẫn trái với tự nhiên để gây cười. + Dung lượng ngắn, kết thúc đột ngột. + Có hai loại: TC trào phúng và TC đả kích. 2. Củng cố: bằng phiếu trắc nghiệm. Tên truyện Đối tượng cười (cười ai) Nội dung cười ( Cười cái gì) Tình huống gây cười Cao trào để tiếng cười òa ra ý nghĩa phê phán NNPBHM Thầy lí và người đi kiện Tấn bi hài kịch của hối lộ và ăn hối lộ Đút lót mà vẫn bị đánh Khi thầy lí nói: nhưng nó phải bằng hai mày. + Chế giễu chốn công đường TĐCG Thầy đồ dốt hay nói chữ Sự giấu dốt Luống cuống khi không biết chữ kê Lời thầy đồ: Dủ dỉ là con dù dì… Châm biếm thói giấu dốt, sĩ diện Bài học: - Hãy sống hòa thuận thương yêu nhau bởi cùng là bạn áo ngắn. - Tỉnh táo và sáng suốt, không đi kiện quan tham, - Lối sống tích cực, đấu tranh với cái xấu. là Một VB tự sự, nhưng TC vẫn có những đặc trưng rất riêng của nó: + nội dung: tập trung thể hiện mâu thuẫn trái tự nhiên, đây là điều kện để bật ra tiếng cười ->ý nghĩa phê phán + Hình thức: dung lượng thường ngắn, kết cấu chặt chẽ. Mâu thuẫn phát triển nhanh, Kết thức bất ngờ., mang màu sắc kịch tính. Phiếu học tập Yêu cầu: Hãy hoàn chỉnh nội dung kiến thức đã học theo bảng hệ thống sau: Tên truyện Đối tượng cười (cười ai) Nội dung cười ( Cười cái gì) Tình huống gây cười Cao trào để tiếng cười òa ra ý nghĩa phê phán Nhưng nó phải bằng hai mày Tam đại con gà Phiếu học tập Yêu cầu: Hãy hoàn chỉnh nội dung kiến thức đã học theo bảng hệ thống sau: Tên truyện Đối tượng cười (cười ai) Nội dung cười ( Cười cái gì) Tình huống gây cười Cao trào để tiếng cười òa ra ý nghĩa phê phán Nhưng nó phải bằng hai mày Tam đại con gà Phiếu đánh giá ( Tổ: 1….) Tổ Nhận xét Cho điểm 1 2 3 Phiếu đánh giá ( tổ: 2) Tổ Nhận xét Cho điểm 1 2 3 Phiếu đánh giá ( tổ 3) Tổ Nhận xét Cho điểm 1 2 3

File đính kèm:

  • docTam dai con ga va Nhung no phai bang hai may.doc
Giáo án liên quan