Mục đích :
- Cháu biết được các thành viên trong gia đình.
- Biết được công việc, xác định được gia đình đông con, ít con.
- Giáo dục trẻ yêu mến gia đình mình.
Chuẩn bị : tranh và hệ thống câu hỏi
Tiến hành :
26 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3570 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài đàm thoại về gia đình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC MỘT NGÀY TÍCH HỢP (TUẦN 12)
Lĩnh vực phát triển nhận thức :
Đề tài : ĐÀM THOẠI VỀ GIA ĐÌNH
¯ Mục đích :
- Cháu biết được các thành viên trong gia đình.
- Biết được công việc, xác định được gia đình đông con, ít con.
- Giáo dục trẻ yêu mến gia đình mình.
¯ Chuẩn bị : tranh và hệ thống câu hỏi
¯ Tiến hành :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
+Hoạt động 1 :
- Ổn định : Hát “Có ông bà, có ba má”.
- Cô hỏi tên bài hát, sau đó cô gợi ý một số hình ảnh về gia đình cho trẻ hiểu.
- Hôm nay cô cùng c/c đàm thoại về gia đình mình nha!
+Hoạt động 2 :
Cho trẻ xem tranh về gia đình.
Cô hỏi trẻ về những hình ảnh trong tranh.
Trong bức tranh có ai?
Vậy trong bức tranh gia đình này có mấy người?
Trong bức tranh có 2 đứa con, vậy đây là gia đình ít con hay đông con?
Vậy gia đình đông con có từ mấy người con trở lên?
Cô gợi ý để trẻ tham gia trò chuyện cùng cô, qua đó giáo dục trẻ biết yêu kính người lớn.
+Hoạt động 3:
- Trò chơi “cái gì biến mất”.
- Cô giải thích cách chơi, luật chơi: Cô đặt lên bản nhiều bức tranh gia đình, sau đó cho trẻ quan sát kĩ những bức tranh đó, cô nói “trời tối (đi ngủ) cô cất đi 1 bức tranh nào đó, trời sáng rồi, trẻ mở mắt ra và xem trên bản tranh gì đã biến mất, trẻ nào phát hiện nhanh nhất và đúng sẽ được khen.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Trẻ hát
- Trẻ lắng nghe trả lời.
- Trẻ quan sát bức
Tranh.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ đếm.
- ít con.
- 3 đứa con trở lên.
- Trẻ chú ý nghe.
- Trẻ chơi cùng cô.
Lĩnh vực phát triển thể chất.
Đề tài : BÒ THẤP CHUI QUA CỔNG
¯ Mục đích :
- Cháu thực hiện được bài thể dục theo cô.
- Nhằm rèn cho trẻ sự khéo léo khi bò.
- Giáo dục trẻ chú ý trong giờ học.
¯ Chuẩn bị: Sân thềm,2 cổng nhỏ.
¯ Tiến hành :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
+ Hoạt động 1 :
- Đội hình tự do cho trẻ đi chạy luân phiên các kiểu.
- BTPTC: Thực hiện như fần TDS, động tác nhấn mạnh T4, BL5.
+ Hoạt động 2 :
- Cô giới thiệu tên bài TD.
- Chọn trẻ lên làm mẫu cho lớp xem + lời giải thích của cô.
- Cho lần lược trẻ lên thực hiện đến hết.
- Cô bao quát nhắc nhỡ trẻ.
- Gọi những trẻ chưa thực hiện được lên làm lại.
+ Hoạt động 3 :
- TCVĐ: Về đúng nhà mình.
- Giải thích cách chơi, luật chơi : Cô cho trẻ biết có 2 ngôi nhà, mỗi ngôi nhà có chung 1 dấu hiệu nào đó như : ngôi nhà dành cho ai mặc áo cục tay, ngôi nhà kia dành cho ai mặc áo dài tay, cô nói “trời mưa” kèm theo tiếng xắc xô, trẻ nhanh chóng về đúng nhà của mình, ai bị nhằm là thua, sau đó cô hỏi trẻ sao về nhà này.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
-Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện theo cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chú ý quan sát.
- Trẻ lên thực hiên.
-Trẻ chú ý lắng nghe cách chơi.
- Trẻ chơi.
Lĩnh vực phát triển nhận thức.
Đề tài : DẠY TRẺ NHẬN BIẾT VÀ ĐẾM ĐÚNG CÁC NHÓM CÓ 4 ĐỐI TƯỢNG
¯ Mục đích :
- Trẻ biết và đếm đúng các nhóm có 4 đối tượng.
- Xác định được nhóm nào ít hơn, nhiều hơn.
- Giáo dục trẻ chú ý trong giờ học.
¯ Chuẩn bị : 1 số đồ dùng, đồ chơi.
¯ Tiến hành :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
+ Hoạt động 1 :
- Hát “cả nhà thương nhau.”
- Bài hát nói về ai?vậy gia đình con gồm có mấy người?
- Cô gợi ý để trẻ kể các thành viên trong gia đình mình, sau đó cô giới thiệu bài mới.
+ Hoạt động 2 :
- Cô đặt lên bảng nhiều nhóm đồ dùng đồ chơi có số lượng không bằng nhau sau đó cô dạy trẻ đếm và cho trẻ nhận biết nhóm nào có 4 đối tượng.
- Gọi nhiều trẻ lên đếm và nhận biết, cho trẻ đếm các nhóm đồ vật ở xung quanh.
- Cô gọi nhiều trẻ yếu lên nhận biết và đếm.
+ Hoạt động 3 :
- Chơi trò chơi “về đúng nhà”.
- Nói cách chơi : (xem cách chơi của đề tài trước)
- Cho trẻ chơi.
- Cho trẻ về chỗ thực hành theo sách.
- Cô gợi ý nhắc nhỡ trẻ khi thực hiện.
- Kết thúc, thu dọn.
- Trẻ lắng nghe và suy
Nghĩ đếm số lượng người trong gia đình mình.
- Trẻ quan sát và đếm cùng cô.
- Trẻ lên đếm.
- Trẻ lắng nghe và chơi cùng cô.
- Trẻ thực hành.
Lĩnh vực phát triển thẫm mỹ :
- Hát múa: CHÁU YÊU BÀ.
- Nghe hát : Ru con.
- TCAN : Ai nhanh nhất.
- NN: Đàm thoại về các người thân trong gia đình.
¯ Mục đích :
- Cháu hiều nội dung bài hát.
- Hát múa theo cô tương đối tốt.
- Giáo dục cháu hát hay, múa đẹp.
¯ Chuẩn bị : máy, tranh, nhạc cụ…
¯ Tiến hành :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
+ Hoạt động 1 :
- Lớp hát vỗ tay theo nhịp bài “cả nhà thương nhau.”
- Cô hỏi tên bài hát, sau đó giới thiệu bài mới “cháu yêu bà” mà hôm nay cô sẽ dạy cho c/c hát múa nha!
+ Hoạt động 2 :
Cô mời nhiều nhóm lên hát múa, cô bao quát, sửa sai, sau đó chuyển đội hình.
Cô nói trời tối rồi, trời sáng c/c đến xem tranh về gia đình, cô cùng trẻ đàm thoại về gia đình
Trong bức tranh c/c thấy có ai?mấy người?
Mọi người trong gia đình đang làm gì?
Cô đặt 1 số câu hỏi, trẻ chú ý lắng nghe đàm thoại cùng cô.
Cháu hát múa lại.
Cô hát bài “ru con” cho trẻ nghe (2l)
Lần 1, kết hợp cử chỉ điệu bộ.
Lần 2 kết hợp múa minh họa với trẻ.
+ Hoạt động 3 :
- TCAN: Ai nhanh nhất.
- Giải thích cách chơi, luật chơi : Cô đặt 3-5 vòng tròn, cô gọi 4,5 lên chơi, cô và các bạn hát+lắc trống lắc chậm, nhỏ trẻ đi ngoài vòng tròn, hát to lắc nhanh trẻ chạy nhanh vào vòng tròn, ai chậm chạp bị phạt 1 lần chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Lớp hát và vỗ.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ mạnh dạn trò chuyện
- Trẻ đếm.
- Trẻ đàm thoại cùng cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi cùng cô.
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ.
Đề tài : THƠ “EM YÊU NHÀ EM”(loại 1)
¯ Mục đích :
- Cháu hiểu nội dung bài thơ.
- Thể hiện được âm điệu khi đọc.
- Giáo dục trẻ yêu thích nhà của mình.
¯ Chuẩn bị : tranh, câu hỏi.
¯ Tiến hành :
Hoạt động của cô
+ Hoạt động 1 :
- Ổn định : hát “cả nhà thương nhau”.
- Cô hỏi tên bài hát.
- Cô đặt câu hỏi về nội dung bài hát, sau đó giới bài thơ “em yêu nhà em” mà hôm nay cô sẽ dạy cho c/c.
+ Hoạt động 2 :
- Cô đọc lần 1 kết hợp cử chỉ điệu bộ
- Đọc lần 2 kết hợp xem tranh, giải thích từ khó.
- Cô cho trẻ chuyển đội hình và tọa đàm bài thơ.
- Cho trẻ chuyển đội hình 1 vòng tròn lớn trẻ đứng, cô dạy trẻ đọc từng câu.
- Sau đó chuyển đổi hình 2 vòng tròn, cô cũng dạy trẻ từng câu, cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cô chuyển thành nhiều đội hình khác nhau.
- Cô dạy trẻ từng câu đến hết bài vài lần.
- Mời nhiều nhóm, nhiều cá nhân.
- Lớp đọc lại 1 lần nữa.
- Qua bài thơ giáo dục c/c dù có đi đâu? làm gì? cũng phài luôn nhớ về nhà của mình.
+Hoạt động 3 :
- TCVĐ: Thi xem tổ nào nhanh.
- Giải thích cách chơi, luật chơi: Trẻ vừa đi vừa hát, khi cô ra hiệu lệnh đội hình vòng tròn, hàng dọc, ngang…các tổ chạy thật nhanh, làm đúng, tổ nào nhanh nhất được khen.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
Hoạt động của trẻ
- Trẻ hát.
- Trẻ đọc theo cô từng câu.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ nghe luật chơi.
- Trẻ chơi .
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC MỘT NGÀY TÍCH HỢP (TUẦN 13)
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Đề tài : QUAN SÁT PHÂN LOẠI CÁC KIỂU NHÀ
¯ Mục đích :
- Cháu biết phân loại được một số kiểu nhà.
- Biết được lợi ích những ngôi nhà đó.
- Giáo dục trẻ yêu thích ngôi nhà của mình.
¯ Chuẩn bị : hệ thống câu hỏi
¯ Tiến hành :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
+Hoạt động 1 :
- Ổn định : Đọc thơ “em yêu nhà em”.
- Cô hỏi nội dung bài thơ.
- C/C có thích ngôi nhà của mình không?
- Hôm nay cô cùng c/c quan sát và phân loại một số kiểu nhà nha!
+Hoạt động 2 :
C/C biết và được thấy các kiểu nhà như thế nào?
Các kiểu nhà đều khác nhau, vậy những nguyên vật liệu nào làm ra dược các ngôi nhà này?
Nhà như thế nào gọi là nhà trệt?và nhà như thế nào gọi là nhà lầu?
Sao c/c biết đó là nhà trệt, nhà lầu…
Thế nhà c/c đang ở đó là nhà gì?
Cô đặt và gợi ý một số câu hỏi trẻ chú ý lắng nghe, qua đó giáo dục trẻ biết yêu quí ngôi nhà của mình.
+Hoạt động 3 :
- Trò chơi “gia đình của bé”.
- Cô giải thích cách chơi, luật chơi : Cho trẻ xem tranh về gia đình, cô giới thiệu những người có trong tranh (tên, nghề nghiệp…)cho trẻ đếm có bao nhiêu người trong tranh, sau đó mời trẻ giới thiệu về gia đình mình cho các bạn nghe.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
-Trẻ đọc.
- Thích.
- Trẻ kể.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ kể.
- Trẻ chú ý nghe trả lời.
- Trẻ lắng nghe trò chơi.
- Trẻ chơi.
-Trẻ chơi cùng cô.
Lĩnh vực phát triển thể chất.
Đề tài : BẬT XA 35cm
¯ Mục đích :
- Cháu thực hiện được bài thể dục theo cô.
- Nhằm rèn cho các cơ quan trẻ phát triển tốt hơn.
- Giáo dục trẻ chú ý trong giờ học.
¯ Chuẩn bị: Sân rộng, sạch.
¯ Tiến hành :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
+ Hoạt động 1 :
- Đội hình tự do cho trẻ đi chạy luân phiên các kiểu.
- BTPTC: Thực hiện như fần TDS, động tác nhấn mạnh C5.
+ Hoạt động 2 :
- Cô giới thiệu tên bài TD.
- Cô làm mẫu giải thích : đứng sau vach mứt, khi nghe hiệu lệnh, trẻ dùng sức bật xa về trước, đồng thời 2 tay đánh tự nhiên từ trước ra sau.
- Cô chọn trẻ lên làm cho lớp xem.
- Cho lần lượt trẻ lên thực hiện.
- Chọn trẻ làm chưa tốt lên thực hiện lại.
+ Hoạt động 3 :
- TCVĐ: Gieo hạt.
- Giải thích cách chơi, luật chơi : Cô nói gieo hạt, nẩy mầm, 1 cây, 2 cây, 1 nụ, 2 nụ, 1 hoa, 2 hoa, thơm quá, trẻ vừa làm vừa mô phỏng động tác theo cô.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
-Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện theo cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chú ý quan sát.
- Trẻ lên thực hiên.
- Trẻ chú ý lắng nghe cách chơi, trẻ chơi.
-Trẻ chơi.
Lĩnh vực phát triển thẫm mỹ.
Đề tài : VẼ TÔ MÀU TRANH NGÔI NHÀ (trang 16)
¯ Mục đích :
- Cháu vẽ và tô màu được tranh ngôi nhà.
- Rèn cho trẻ sự khéo léo, sáng tạo.
- Giáo dục cháu yêu thích ngôi nhà của mình.
¯ Chuẩn bị : Tranh, tập, bút màu.
¯ Tiến hành :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
+ Hoạt động 1 :
- Lớp đọc thơ : Em yê nhà em.
- Bài thơ nói về gì?
- C/C có yê thích ngôi nhà của mình không?
- Cô cùng c/c trò chuyện về ngôi nhà của mình nha!
+ Hoạt động 2 :
- Cô giới thiệu tên đề tài.
- C/C xem cô có tranh gì?
- Ngôi nhà này c/c thấy như thế nào?
- Ngôi nhà cao gọi là nhà gì?
- Còn ngôi nhà thấp?
- Trong tranh có rất nhiều kiểu nhà khác nhau, bằng sự sáng tạo và sự thông minh của c/c, hôm nay cô cho c/c vẽ và tô màu ngôi nhà nhe!
- Cô tổ chức cho trẻ tô.
- Trẻ thực hiện, cô bao quát, chú ý trẻ còn yếu.
+ Hoạt động 3 :
- Cho trẻ trưng bày sản phẩm.
- Trẻ nêu những hình ảnh trong tranh mình vừa tô.
- Trẻ tự nhận xét bài của bạn.
- Cô nhận xét.
- Kết thúc, cô tuyên dương.
- Lớp đọc.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe cùng trò chuyện.
- Tranh nhiều ngôi nhà.
- Nhà lầu.
- Nhà trệt.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ lên trưng bày bài của mình.
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ.
Đề tài : TRUYỆN: “TÍCH CHU”
¯ Mục đích :
- Cháu hiểu nội dung câu chuyện.
- Biết được tính cách các nhân vật.
- Giáo dục trẻ biết thương yêu bà.
¯ Chuẩn bị : tranh, câu hỏi.
¯ Tiến hành :
Hoạt động của cô
+ Hoạt động 1 :
- Ổn định : hát “cháu yêu bà”.
- Cô hỏi tên bài hát.
- Cô đặt câu hỏi về nội dung bài hát, sau đó giới câu chuyện “tích chu”.
- Cô kể lần 1 kết hợp cử chỉ điệu bộ
- Kể lần 2 kết hợp xem tranh, giải thích từ khó.
+ Hoạt động 2 :
- C/C vừa nghe câu chuyện gì?
- Cháu như thế nào với bà?
- Vì khát nước quá bà phải hóa thành gì?
- Khi thấy bà hóa thành chim bay đi mất, tích chu như thế nào?
- Tích chu quá hối hận khóc nức nỡ, ai xuất hiện trước tích chu?
- Cô tiên nói gì với tích chu?
- Được uống nước suối tiên, bà như thế nào?
- Từ đó 2 bà cháu ra sao?
- Cô đặt 1 số câu hỏi về ND chuyện, trẻ chú ý nghe trả lời, qua đó GD cháu phải biết yêu thương và chăm sóc bà của mình.
+Hoạt động 3 :
- TC: “Gia đình của bé”
- Giải thích cách chơi, luật chơi : (xem phần giải thích của tiết học trước)
- Tổ chức cho trẻ chơi.
Hoạt động của trẻ
- Trẻ hát.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Chuyện tích chu.
- Không thương bà.
- Hóa thành chim.
- Rất hối hận.
- Cô tiên.
- Lên núi lấy nước suối tiên cho bà uống.
- Rất thương yêu nhau.
-Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi.
Lĩnh vực phát triển thẫm mỹ
- Hát vỗ nhịp: CHO CON
- Nghe hát : Ba mẹ cho con
- TCAN : Nghe tiếng hát tìm đồ vật.
- Thơ : Làm anh.
¯ Mục đích :
- Cháu hiều nội dung bài hát.
- Hát vỗ nhịp được theo cô từng câu.
- Giáo dục cháu yêu thích các bài hát.
¯ Chuẩn bị : máy, tranh, nhạc cụ…
¯ Tiến hành :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
+ Hoạt động 1 :
- Lớp hát cháu yêu bà.
- Cô hỏi tên bài hát, sau đó giới thiệu bài mới “cho con” mà hôm nay cô sẽ dạy cho c/c hát và vỗ tay theo nhịp.
+ Hoạt động 2 :
- Cô hát+vỗ nhịp 1 lần.
- Cô dạy trẻ hát + đánh nhịp từng câu đến hết bài vài lần.
- Mời nhiều nhóm đứng lên hát + vỗ nhip.
- Cô nói gió thổi đến xem tranh, đọc thơ “làm anh”.
- Lớp, nhóm, cá nhân đọc, qua đó giáo dục cháu biết yêu thương và kính trọng ba mẹ.
- Lớp hát + vỗ nhịp lại vài lần.
+ Hoạt động 3 :
- TCVĐ: Nghe tiếng hát tìm đồ vật.
- Giải thích cách chơi, luật chơi : Trẻ ngồi đội hình vòng tròn, cô dấu 1 đồ vật nào đó sau lưng 1bạn A, cô cùng trẻ hát, chọn bạn B đi tìm vật đó, ban B đến gần vật dấu đó thì hát to, đi xa vật đó hát nhỏ, bạn B tìm được sẽ được khen.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ hát + vỗ nhịp.
-Trẻ đọc thơ.
- Lớp hát+vỗ nhịp theo cô.
- Trẻ lắng nghe.
-Trẻ chơi.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC MỘT NGÀY TÍCH HỢP (TUẦN 14)
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Đề tài : DẠY TRẺ SO SÁNH 3 VÀ 4 THÊM BỚT ĐỂ TẠO SỰ BẰNG NHAU
¯ Mục đích :
- Cháu biết và so sánh dược 3 và 4.
- Biết thêm bớt để tạo sự bằng nhau.
- Giáo dục trẻ chú ý trong giờ học.
¯ Chuẩn bị : 1 số đồ dùng, tập, bút.
¯ Tiến hành :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
+ Hoạt động 1 :
Lớp hát “tập đếm”.
C/C vừa hát bài hát gì? Trong bài hát dạy con đếm đến số mấy?
C/C cùng đếm với cô.
Vậy hôm nay cô sẽ dạy cho c/c so sánh 3 và 4 thêm bớt để tạo sự bằng nhau.
+ Hoạt động 2 :
- Cô đặt lên bảng 3 bông hoa và 4 chú bướm, sau đó cô dạy trẻ so sánh 3 và 4, dạy trẻ cách thêm bớt để tạo sự bằng nhau.
- Nếu muốn 2 nhóm này bằng nhau với số lượng là 4 thì phải sao?
- Và cô muốn 2 nhóm bằng nhau với số lượng là 3 phải làm gì?
- Cô gọi nhiều trẻ lên so sánh, thêm bớt để tạo sự bằng nhau.
+ Hoạt động 3 :
- Chơi trò chơi “gío thổi”.
- Nói cách chơi : Khi cô nói số lượng 3 cả lớp giơ 3 đồ dùng lên, hoặc 4, trẻ nào giơ nhanh và đúng sẽ được khen.
- Cho trẻ về chỗ thực hành theo sách.
- Cô gợi ý nhắc nhỡ trẻ khi thực hiện.
- Kết thúc, thu dọn.
- Bài tập đếm.
- Trẻ đếm.
- Trẻ chú ý quan sát.
- Phải thêm vô 1 bông hoa.
- Phải bớt đi 1 chú bướm.
- Trẻ lên thực hành.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ thực hàmh.
Lĩnh vực phát triển thể chất.
Đề tài : TRƯỜN SẤP KẾT HỢP TRÈO QUA GHẾ
¯ Mục đích :
- Cháu thực hiện được bài thể dục theo cô.
- Nhằm rèn cho các cơ quan trẻ phát triển tốt hơn.
- Giáo dục trẻ chú ý trong giờ học.
¯ Chuẩn bị: Sân rộng, sạch, ghế thể dục.
¯ Tiến hành :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
+ Hoạt động 1 :
- Đội hình tự do cho trẻ đi chạy luân phiên các kiểu.
- BTPTC: Thực hiện như fần TDS, động tác nhấn mạnh C2.
+ Hoạt động 2 :
- Cô giới thiệu tên bài TD.
- Cô làm mẫu+ giải thích : Nằm sau vạch mứt, khi nghe hiệu lệnh, trẻ phối hợp tay này chân nọ trườn sấp, đến ghế trèo qua.
- Cô chọn trẻ lên làm cho lớp xem.
- Cho lần lượt trẻ lên thực hiện.
- Chọn trẻ làm chưa tốt lên thực hiện lại.
+ Hoạt động 3 :
- TCVĐ: “đàn chuột con”.
- Giải thích cách chơi, luật chơi : Chọn 1 bé làm mèo ngồi ở 1 góc lớp, các bạn khác làm chuột đi tìm thức ăn kêu chít chít, đến chỗ mèo, mèo thức dậy đuổi bắt các chú chuột, chuột chạy vào hang, con nào chậm chạp bị bắt.
- Cho lớp chơi.
-Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện theo cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chú ý quan sát.
- Trẻ lên thực hiên.
-Trẻ chú ý lắng nghe cách chơi, trẻ chơi.
- Lớp chơi.
Lĩnh vực phát triển thẫm mỹ.
Đề tài : NẶN NGƯỜI THÂN
¯ Mục đích :
- Cháu biết gọi tên được các người thân trong gia đình.
- Biết các kỷ năng lăn tròn, ấn dẹt, lăn dài để nặn được các người thân trong gia đình.
- Giáo dục cháu tạo sản phẩm đẹp.
¯ Chuẩn bị : Tranh, đất nặn, đĩa.
¯ Tiến hành :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
+ Hoạt động 1 :
- Lớp hát “3 ngọn nến lung linh”.
- Trong bài hát nói về ai?
- Vậy cô cùng c/c nói chuyện về những người thân trong gia đình nha!
- Gia đình con gồm có ai? mọi người trong gia đình như thế nào với nhau?
- Đặc điểm ba mẹ con như thế nào?
- Hình dáng ông bà, anh chị ra sao?
- Để nhớ lại những hình ảnh của người thân trong gia đình mình, hôm nay cô sẽ cho c/c nặn người thân nhe!
+ Hoạt động 2 :
- Cô tổ chức cho trẻ nặn.
- Trẻ thực hiện, cô bao quát, động viên những trẻ còn yếu.
+ Hoạt động 3 :
- Cho trẻ trưng bày sản phẩm.
- Trẻ biết và nêu được những đặc điểm hình ảnh trẻ nặn.
- Trẻ tự nhận xét bài của bạn.
- Cô nhận xét.
- Kết thúc, cô tuyên dương.
- Trẻ hát.
- Nói về ba, mẹ, con.
- Trẻ lắng nghe, trò chuyện cùng cô.
- Ba tóc ngắn, mẹ tóc dài…
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ nhận xét.
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ.
Đề tài : THƠ “ LÀM ANH”(loại 1)
¯ Mục đích :
- Cháu hiểu nội dung bài thơ.
- Thể hiện được âm điệu khi đọc.
- Giáo dục trẻ phải biết thương yêu nhau.
¯ Chuẩn bị : tranh, câu hỏi.
¯ Tiến hành :
Hoạt động của cô
+ Hoạt động 1 :
- Ổn định : hát “cả nhà thương nhau”.
- Cô hỏi tên bài hát.
- Cô đặt câu hỏi về nội dung bài hát, sau đó giới bài thơ “làm anh” mà hôm nay cô sẽ dạy cho c/c.
+ Hoạt động 2 :
- Cô đọc lần 1 kết hợp cử chỉ điệu bộ
- Đọc lần 2 kết hợp xem tranh, giải thích từ khó.
- Cô cho trẻ chuyển đội hình và tọa đàm bài thơ.
- Cho trẻ chuyển đội hình 1 vòng tròn lớn trẻ đứng, cô dạy trẻ đọc từng câu.
- Sau đó chuyển đổi hình 2 vòng tròn, cô cũng dạy trẻ từng câu, cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cô chuyển thành nhiều đội hình khác nhau.
- Cô dạy trẻ từng câu đến hết bài vài lần.
- Mời nhiều nhóm, nhiều cá nhân.
- Lớp đọc lại 1 lần nữa.
- Qua bài thơ giáo dục c/c, là anh em trong gia đình, phải biết và luôn thương yêu giúp đỡ nhau.
+Hoạt động 3 :
- TCVĐ: Thi xem tổ nào nhanh.
- Giải thích cách chơi, luật chơi: Trẻ vừa đi vừa hát, khi cô ra hiệu lệnh đội hình vòng tròn, hàng dọc, ngang…các tổ chạy thật nhanh, làm đúng, tổ nào nhanh nhất được khen.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
Hoạt động của trẻ
- Trẻ hát.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ đọc theo cô từng câu.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ nghe luật chơi.
- Trẻ chơi .
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
- Hát vỗ nhịp: ÔNG MẶT TRỜI
- Nghe hát : Chỉ có một trên đời.
- TCAN : Nghe tiếng hát tìm đồ vật.
- Thơ : Làm anh.
¯ Mục đích :
- Cháu hiều nội dung bài hát.
- Hát vỗ nhịp được theo cô từng câu.
- Giáo dục cháu yêu thích các bài hát.
¯ Chuẩn bị : máy, tranh, nhạc cụ…
¯ Tiến hành :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
+ Hoạt động 1 :
- Lớp hát cháu yêu bà.
- Cô hỏi tên bài hát, sau đó giới thiệu bài mới “ông mặt trời” mà hôm nay cô sẽ dạy cho c/c hát và vỗ tay theo nhịp.
+ Hoạt động 2 :
- Cô hát+vỗ nhịp 1 lần.
- Cô dạy trẻ hát + đánh nhịp từng câu đến hết bài vài lần.
- Mời nhiều nhóm đứng lên hát + vỗ nhip.
- Cô nói gió thổi đến xem tranh, đọc thơ “làm anh”.
- Lớp, nhóm, cá nhân đọc, qua đó giáo dục cháu biết yêu thương và kính trọng ba mẹ.
- Lớp hát + vỗ nhịp lại vài lần.
+ Hoạt động 3 :
- TCVĐ: Nghe tiếng hát tìm đồ vật.
- Giải thích cách chơi, luật chơi : Trẻ ngồi đội hình vòng tròn, cô dấu 1 đồ vật nào đó sau lưng 1bạn A, cô cùng trẻ hát, chọn bạn B đi tìm vật đó, ban B đến gần vật dấu đó thì hát to, đi xa vật đó hát nhỏ, bạn B tìm được sẽ được khen.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ hát + vỗ nhịp.
-Trẻ đọc thơ.
- Lớp hát+vỗ nhịp theo cô.
- Trẻ lắng nghe.
-Trẻ chơi.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC MỘT NGÀY TÍCH HỢP(TUẦN 15)
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Đề tài : DẠY TRẺ PHÂN BIỆT SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA HÌNH VUÔNG VÀ HÌNH CHỮ NHẬT
¯ Mục đích :
- Cháu biết và phân biệt được hình vuông và hình chữ nhật.
- Nhận biết được những điểm giống và khác nhau.
- Giáo dục trẻ chú ý trong giờ học.
¯ Chuẩn bị : 1 số đồ dùng, tập, bút.
¯ Tiến hành :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
+ Hoạt động 1 :
C/C nhìn xem cô có gì?
Còn đây?
Cái hộp của cô có dạng hình gì?
Vậy hôm nay cô sẽ dạy cho c/c phân biệt hình vuông và hình chữ nhật nha!
+ Hoạt động 2 :
Cô đặt lên bảng 2 hình vuông và chữ nhật, sau đó cô dạy trẻ phân biệt những điểm giống và khác nhau.
Đây là gì? Hình vuông có mấy góc, mấy cạnh?
Hình chữ nhật có giống hình vuông không? vậy giữa hình vuông và hình chữ nhật giống và khác nhau điểm nào?
Khác nhau : hình vuông có 4 cạnh bằng nhau, hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau
Giống nhau : Được gọi chung là các hình và đều có 4 góc, 4 cạnh.
+ Hoạt động 3 :
- Chơi trò chơi “gió thổi”.
- Nói cách chơi : Khi cô nói hình vuông cả lớp giơ hình vuông lên, hoặc hình chữ nhật, trẻ nào giơ nhanh và đúng sẽ được khen.
- Cho trẻ về chỗ thực hành theo sách.
- Cô gợi ý nhắc nhỡ trẻ khi thực hiện.
- Kết thúc, thu dọn.
- Cái hộp hình vuông.
- Cái hộp hình chữ nhật.
- Trẻ quan sát.
- Hình vuông có 4 góc, 4 cạnh bằng nhau
- Không.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ thực hàmh.
Lĩnh vực phát triển thể chất.
Đề tài : NÉM TRÚNG ĐÍCH NẰM NGANG
¯ Mục đích :
- Cháu thực hiện được bài thể dục theo cô.
- Nhằm rèn cho các cơ quan trẻ phát triển tốt hơn.
- Giáo dục trẻ chú ý trong giờ học.
¯ Chuẩn bị: Sân rộng, túi cát.
¯ Tiến hành :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
+ Hoạt động 1 :
- Đội hình tự do cho trẻ đi chạy luân phiên các kiểu.
- BTPTC: Thực hiện như fần TDS, động tác nhấn mạnh T4.
+ Hoạt động 2 :
- Cô giới thiệu tên bài TD.
- Cô làm mẫu+ giải thích : Đứng sau vạch mứt, khi nghe hiệu lệnh tay cầm túi cát ném trúng đích vật mình muốn ném.
- Cô chọn trẻ lên làm cho lớp xem.
- Cho lần lượt trẻ lên thực hiện.
- Chọn trẻ làm chưa tốt lên thực hiện lại.
+ Hoạt động 3 :
- TCVĐ: “đàn chuột con”.
- Giải thích cách chơi, luật chơi : Chọn 1 bé làm mèo ngồi ở 1 góc lớp, các bạn khác làm chuột đi tìm thức ăn kêu chít chít, đến chỗ mèo, mèo thức dậy đuổi bắt các chú chuột, chuột chạy vào hang, con nào chậm chạp bị bắt.
- Cho lớp chơi.
-Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện theo cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chú ý quan sát.
- Trẻ lên thực hiên.
-Trẻ chú ý lắng nghe cách chơi, trẻ chơi.
- Lớp chơi.
Lĩnh vực phát triển thẫm mỹ.
Đề tài : TÔ MÀU TRANH GIA ĐÌNH
¯ Mục đích :
- Cháu hiểu và tô màu được tranh gia đình.
- Rèn cho trẻ sự khéo léo, sáng tạo.
- Giáo dục cháu yêu quí gia đình của mình.
¯ Chuẩn bị : Tranh, tập, bút màu.
¯ Tiến hành :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
+ Hoạt động 1 :
- Lớp đọc thơ : Thương ông.
- Bài thơ nói về gì?
- C/C có thương yêu gia đình mình không?
- Để tỏ lòng sự thương yêu đó c/c phải như thế nào?
- Cô cùng c/c trò chuyện về gia đình nha!
+ Hoạt động 2 :
- Cô giới thiệu tên đề tài.
- C/C xem cô có tranh gì?
- Đây là hình ảnh một gia đình, và một số bộ quần áo dành riêng cho từng người, c/c hãy chọn và nối thật đúng vào từng người, sau đó tô màu nhe!
- Cô tổ chức cho trẻ tô.
- Trẻ thực hiện, cô bao quát, chú ý trẻ còn yếu.
+ Hoạt động 3 :
- Cho trẻ trưng bày sản phẩm.
- Trẻ nêu những hình ảnh trong tranh mình vừa tô và nối.
- Trẻ tự nhận xét bài của bạn.
- Cô nhận xét.
- Kết thúc, cô tuyên dương.
- Lớp đọc.
- Ông và cháu.
- Có.
- Trẻ cùng cô trò chuyện.
- Tranh về gia đình.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ lên trưng bày bài của mình.
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
- Hát vỗ nhịp: CHIẾC KHĂN TAY
- Nghe hát : Cho con
- TCAN : Nghe âm thanh đoán dụng cụ.
- Thơ : Mẹ và con.
¯ Mục đích :
- Cháu hiều nội dung bài hát.
- Hát vỗ nhịp được theo cô từng câu.
- Giáo dục cháu yêu thích các bài hát.
¯ Chuẩn bị : máy, tranh, nhạc cụ…
¯ Tiến hành :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
+ Hoạt động 1 :
- Lớp hát bài “mẹ đi vắng”.
- Cô hỏi tên bài hát, sau đó giới thiệu bài mới “chiếc khăn tay” mà hôm nay cô sẽ dạy cho c/c hát và vỗ tay theo nhịp.
+ Hoạt động 2 :
- Cô hát+vỗ nhịp 1 lần.
- Cô dạy trẻ hát + đánh nhịp từng câu đến hết bài vài lần.
- Mời nhiều nhóm đứng lên hát + vỗ nhip.
- Cô nói
File đính kèm:
- gia dinh.docx