Để nâng cao chất lượng dạy và học nói chung, môn chính tả nói riêng là nhiệm vụ quan trọng và đầy trách nhiệm đối với người giáo viên. Đặc biệt là môn chính tả lớp 1 ở các trường vùng đồng bào dân tộc. Vì đa số các em lần đầu tiên đến trường bắt đầu học chữ. Mọi cái ở trường đều mới mẻ đối với các em. Việc tìm ra một phương pháp tối ưu, phù hợp với tình hình thực tế học sinh mà vẫn đảm bảo được yêu cầu chung của phương pháp dạy học mới là một việc hết sức quan trọng. Đòi hỏi người giáo viên phải luôn tìm tòi và kết hợp linh hoạt các phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh.
Do đó tôi đã chọn đề tài: “Dạy chính tả cho học sinh lớp một dân tộc thiểu số”
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2665 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Dạy chính tả cho học sinh lớp một dân tộc thiểu số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Để nâng cao chất lượng dạy và học nói chung, môn chính tả nói riêng là nhiệm vụ quan trọng và đầy trách nhiệm đối với người giáo viên. Đặc biệt là môn chính tả lớp 1 ở các trường vùng đồng bào dân tộc. Vì đa số các em lần đầu tiên đến trường bắt đầu học chữ. Mọi cái ở trường đều mới mẻ đối với các em. Việc tìm ra một phương pháp tối ưu, phù hợp với tình hình thực tế học sinh mà vẫn đảm bảo được yêu cầu chung của phương pháp dạy học mới là một việc hết sức quan trọng. Đòi hỏi người giáo viên phải luôn tìm tòi và kết hợp linh hoạt các phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh.
Do đó tôi đã chọn đề tài: “Dạy chính tả cho học sinh lớp một dân tộc thiểu số”
2.TÌNH HÌNH THỰC TẾ
Học sinh lớp một vùng đồng bào dân tộc thiểu số từ khi sinh ra đến khi đi học ngôn ngữ các em được tiếp xúc chủ yếu là tiếng mẹ đẻ, một số đã học qua mẫu giáo, một số chưa học qua mẫu giáo.Nên khi bước vào lớp một các em còn rất bỡ ngỡ. Đa số các em chưa thành thạo tiếng phổ thông, chưa biết cách cầm bút, để vở, tư thế ngồi viết chưa đúng. Vì thế người giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong công tác giảng dạy.
Tỉ lệ học sinh đi học chuyên cần còn thấp. Đồ dùng học tập như: sách giáo khoa, bút, vở ... ngoài được cấp phát, gia đình tự đầu tư, mua sắm rất ít. Một phần do nhận thức của nhân dân chưa cao, điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn. Trong việc học tập của con các không ít gia đình phó thác công việc học tập của con mình cho nhà trường và thầy cô giáo.
Việc học tập ở nhà của học sinh hầu như không có, vì không có ai kèm cặp, chỉ bảo. Ban đêm thì không đủ ánh sáng để học.
Hầu như các em không được đọc các loại sách báo. Thời gian tiếp xúc với tiếng phổ thông rất ít (chủ yếu ở trên lớp). Do đó khi giao tiếp bằng tiếng phổ thông các em phát âm rất khó khăn, còn sai nhiều và không chuẩn dẫn đến khi viết các em thường viết sai chính tả
3. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP SỬA LỖI CHÍNH TẢ KHI DẠY HS LỚP 1
Qua một thời gian giảng dạy lớp một tôi đã thử nghiệm và đã đạt kết quả nhất định.Qua đó tôi cũng rút ra cho mình một số kinh nghiệm.
Mục tiêu chủ yếu của việc dạy học môn học vần lớp một là rèn luyện kỹ năng Đọc - Viết cho học sinh như cách viết các con chữ, quan hệ giữa âm - vần - tiếng đã học.
Với học sinh dân tộc thiểu số thì yêu cầu của sách giáo khoa là cao. Khi dạygiáo viên phải đánh vần từng âm, vần, tiếng sau đó ghép lại các em mới viết được. Tốc độ viết của các rm rất chậm, nhiều em phải nhìn từng nét để viết. Đáng lưu ý là các em phát âm sai, đọc sai nên viết sai.
Như vậy người giáo viên phải chú ý đến bốn kỹ năng cho học sinh đó là: Nghe - Đọc - Nói - Viết. Đặc biệt là Đọc - Viết.
Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần phải thống kê những tiếng, từ, dấu các em hay đọc sai, viết sai. Từ đó có biện pháp khắc phục cụ thể trong từng giờ học. Giáo viên cũng cần phải phân loại học sinh theo từng nhóm đối tượng để dễ trong việc kèm cặp, sửa sai.
Khi dạy âm, vần đối với học sinh dân tộc thiểu số các em đọc rất yếu, nhiều em chưa biết đọc, nếu có biết đọc thì phát âm không chuẩn dẫn đến viết sai chính tả.
Giáo viên cần rèn đọc đúng âm, vần cho học sinh. Nhất là những âm, vần dễ lẫn để các em đọc đúng, viết đúng. Giáo viên cần phân tích và đọc mẫu nhiều lần cho học sinh nhìn miệng và đọc theo. Điều này đòi hỏi sự kiên trì của cả thầy và trò.
Ví dụ: Khi dạy viết các vần, tiếng, từ khó như: uơ, oe, oai, oăng, ương, oăt, oanh, uyêt, uya, uych, ngã huỵch, loắt choắt, liến thoắng ... giáo viên cần đọc chậm, cho học sinh nhẩm theo để viết. Khi dạy viết các vần an - ân - ăn. Giáo viên cần dùng phương pháp so sánh giữa an - ân - ăn: ân là an thêm dấu mũ trên con chữ a; ăn là an thêm dấu á trên con chữ a.
Giáo viên rèn cho học sinh các quy tắc chính tả, day cho các em phân biệt được:
g / gh, ng/ngh, iê/yê, ai/ay. Dành nhiều thời gian cho học sinh đọc trên lớp, đặc biệt là đọc cá nhân. Chú ý sửa sai ngay khi học sinh phát âm sai.
Giáo viên nên tổ chức trò chơi “Thi đua ghép chữ” trong các tiết học vần, tập đọc. Tập thêm cho các em một số bài hát ngoài những bài hát chính khóa, thi tập kể chuyện theo tranh xen kẽ trong các tiết học để tăng thêm vốn tiếng phổ thông cho học sinh.
Trong giờ chính tả cần giành một thời gian nhất định để đọc đúng. Nhắc các em chú ý những tiếng, từ hay sai để các em viết đúng.
Khi đọc cho học sinh viết giáo viên cần đọc rõ ràng, chậm, chính xác. Mỗi câu trong bài phải ngắt ra nhiều nhịp đọc.Giáo viên đọc đi, đọc lại 3 đến 4 lần để các em nghe, đánh vần nhẩm để viết.
Giáo viênphải dạy, hướng dẫn cho học sinh cách cầm phấn, cầm bút, để vở, tư thế ngồi viết. Từ tập viết bảng con đến viết vào vở. Hướng dẫn học sinh viết từng nét chữ để học sinh nắm được cấu tạo của các con chữ gồm những nét nào ghép với nét nào.Viết mẫu lên bảng, vào vở cho các em. Đối với học sinh dân tộc thiểu số việc làm này rất cần thiết.Nên đòi hỏi giáo viên phải nhiệt tình, kiên trì.Chữ viết
mẫu trên bảng của giáo viên phải đúng, đẹp, rõ ràng. Giáo viên cần tăng cường viết mẫu vào vở cho học sinh và cầm tay các em luyện viết nhiều lần ngay trên lớp
Giáo viên cần động viên kịp thời dù chỉ là một tiến bộ nhỏ của học. Một lời khen ngợi đúng lúc sẽ gây hứng thú học tạp cho học sinh. Tâm lý các em học để được khen, để được điểm. Vì vậy giáo viên cần thường xuyên chấm điểm vào vở viết của học sinh. Ngoài mục đích động viên khuyến khích học sinh, còn để cho phụ huynh học sinh thấy được chất lượng học tập của con em mình hàng ngày, hàng tuần ...
Cần thường xuyên chú ý đến những học sinh yếu để có kế hoạch kèm cặp cụ thể
Bên cạnh đó cần kết hợp chặt chẽ với gia đình học sinh để hướng dẫn các em học ở nhà.
KẾT LUẬN
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được qua một thời gian giảng dạy. Vì thời gian giảng dạy lớp một chưa nhiều nên không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong sự đóng góp của các đồng nghiệp để nội dung đề tài đầy đủ hơn và có tính thiết thực trong việc nâng cao chất lượng dạy học đối với học sinh dân tộc thiểu số.
5. ĐỀ NGHỊ
Đề nghị ngành, phòng giáo dục tạo điều kiện cấp thêm cho các đơn vị trường đặc biệt là trường khó khăn một số trang thiết bị dạy - học như: sách giáo khoa, bút
Ngọc Hồi, tháng 2 năm 2008
Người viết
Đỗ Thị Anh
File đính kèm:
- Sang Kien Khoa Hoc Hay.doc