Đề tài Dạy một giờ luyện tập hình học 7

Bộ môn toán nói chung và môn toán ở trường T.H.C.S nói riêng giờ luyện tập giữ vai trò quan trọng giúp học sinh phát triển năng lực tư duy , phẩm chất trí tuệ. Thông qua giờ luyện tập giáo viên hướng dẫn học sinh giải toán nhớ được kiến thức cơ bản vì vậy giờ luyện tập được giành nhiều thời trong phân phối chương trình .

doc19 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1076 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Dạy một giờ luyện tập hình học 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I : PHẦN MỞ ĐẦU I .1. Lý do chän ®Ò tµi: A. C¬ së lÝ luËn: Bộ môn toán nói chung và môn toán ở trường T.H.C.S nói riêng giờ luyện tập giữ vai trò quan trọng giúp học sinh phát triển năng lực tư duy , phẩm chất trí tuệ. Thông qua giờ luyện tập giáo viên hướng dẫn học sinh giải toán nhớ được kiến thức cơ bản vì vậy giờ luyện tập được giành nhiều thời trong phân phối chương trình . Cụ thể : Trong 140 tiết học ở lớp 6 có 51 tiết , lớp 7 có 66 tiết, lớp 8 có 54 tiết, lớp 9 có 67 tiết luyện tập. Đặc biệt đôi với môn hình học học sinh vẫn quan niệm là một bộ môn khó, các bài toán hình học nhìn chung không có một phương pháp nhất định nào để giải do đó giờ hình học đặc biệt là giờ luyện tập rất quan trọng, thông qua dạy một số bài toán cụ thể giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh suy nghĩ tìm tòi lời giải, truyền cho các em kinh nghiệm phán đoán, giúp các em tự tìm ra lời giải của các bài toán khác trong các tình huống mới, từ đó củng cố sâu và mở rộng kiến thức đã truyền đạt tới các em . B. C¬ së thùc tiÔn : Qua giảng dạy của bản thân, qua dự giờ của đồng nghiệp tôi thấy giờ luyện tập nhìn chung chưa thực sự được coi trọng. Giáo viên dạy không theo một chuẩn mực nhất định, chưa thực sự đầu tư hết thời gian công sức trong việc lựa chọn bài tập, hướng dẫn học sinh mà chỉ chú ý đến việc chữa nhiều bài tập, khiến các em tiếp thu bài một cách thụ động không phát huy được trí lực. Trong quá trình dạy toán nhiều năm bản thân tôi luôn suy nghĩ: dạy một giờ luyện tập hình như thế nào để học sinh yêu thích môn hình, một môn mà trong suy nghĩ của các em là môn khó và không thích học. Điều đó mà trong năm học này tôi đã chọn cho mình một đề tài: “Dạy một giờ luyện tập hình học 7”. I.2. Môc ®Ých nghiªn cøu : - Giúp cho giờ luyện tập hình học 7 mang lại kết quả cao nhất (củng cố khắc sâu và mở rộng các kiến thức cơ bản đã học). - Giúp cho học sinh có thói quen suy nghĩ, tìm tòi, sâu chuỗi các kiến thức trong các bài tập. Từ đó các em cảm thấy không nhàm chán và có hứng thú khi làm bài. I.3. Thêi gian, ®Þa ®iÓm nghiªn cøu - Nghiên cứu đề tài trong 1 năm (Năm học 2008-2009 ). - Học sinh các lớp 7A, 7E. - Địa điểm nghiên cứu : trường T.H.C.S Nguyễn Đức Cảnh Thị trấn Mạo Khê - Đông Triều - Quảng Ninh . I.4. §ãng gãp vÒ lÝ luËn, thùc tiÔn: Thông qua nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn về phương pháp giảng dạy bộ môn toán, qua nghiên cứu đặc điểm quá trình tư duy, tâm lí lứa tuổi học sinh cấp 2. Qua quá trình giảng dạy thực tế của bản thân, trong quá trình học hỏi đồng nghiệp, qua các tài liệu tham khảo tôi thấy để dạy tốt một giờ luyện tập hình học 7 cần phải làm tốt một số nội dung cơ bản sau : - Đảm bảo yêu cầu của một tiết luyện tập. - Phân chia các loại bài tập trong giờ luyện tập. - Hướng dẫn học sinh giải bài tập trên. Nhằm khắc phục khó khăn mà giáo viên, học sinh thường gặp trong giờ luyện tập để giờ dạy đạt được kết quả cao. II : PHẦN NỘI DUNG. II .1. Ch­¬ng I : Tæng quan II.1.1 : Điều tra cơ bản I.1.2 : Phương ph¸p giải quyết Xây dựng những yêu cầu của một tiết luyện tập hình học Phân chia các bài tập trong một giờ luyện tập . Hướng dẫn học sinh giải các loại bài tập . II.1.3 : Kết quả đ· đạt được . II.2 .Ch­¬ng II: Néi dung vÊn ®Ò nghiªn cøu II.2.1.ĐiÒu tra c¬ b¶n : Năm học 2008-2009 bản thân tôi giao giảng dạy bộ môn toán ở lớp 7A và 7E với tổng số 73 học sinh. Qua thời gian giảng dạy, thực tế điều tra tôi thấy có nhiều học sinh học kém môn toán đặc biệt là phần hình học. Chính vì học sinh yếu môn hình nên dẫn đến các em ngại học giờ hình. Nguyên nhân là do lớp 6 các em mới làm quen với một số khái niệm hình học và đây là một phân môn mới nên các em chưa xác định được phương pháp cho phần này. Các em chỉ quen theo kiểu thực hiện các phép toán với các con số theo đường môn đã làm quen từ các lớp dưới. Bước đầu điều tra kết quả học hình tôi thấy như sau : Trong tổng số 73 học sinh có khoảng. 15 học sinh biết vẽ hình và làm bài theo được yêu cầu của đề và biết trình bày bài có lập luận lôgic . 35 học sinh biết vẽ hình và làm bài bằng nhận thức trực giác, chưa biết lập luận . 10 học sinh biết vẽ hình nhưng không tìm được đường lối làm . 13 học sinh không vẽ nổi hình của bài toán . II.2.2. Ph­¬ng ph¸p gi¶i quyÕt : A. X©y dựng những yªu cầu của một tiết luyện tập h×nh học . 1.Mục đÝch : - Giờ luyện tập hình nhằm củng cố hơn nữa khả năng vận dụng những kiến thức, kỹ năng cơ bản mà học sinh đã tiếp thu có thể bổ sung thêm tri thức mới hoặc điều chỉnh tri thức cho hoàn cảnh hơn. - Góp phần nâng cao kỹ năng, kỹ xảo giúp học sinh có hứng thú học, biết trình bày lời giải hình thành dần phương pháp giải . 2. Yªu cầu : - Lựa chọn bài hợp lí, lựa chọn nội dung, mức độ của những bài đã cho về nhà cũng như những bài sẽ đưa ra ở lớp. - Tổ chức chữa bài hợp lí những bài đã ra về nhà, chú ý những bài có tác dụng tốt cho việc cung cấp tri thức hoặc bài có tính chất chuẩn bị cho bài mới. - Dạy giải bài tập mới. Giáo viên phải điều khiển được hoạt động của học sinh để học sinh biết vẽ hình, biết tự phân tích đầu bài, định hướng được cách giải, khai thác bài toán hợp lí. - Kiến thức và kĩ năng được củng cố thêm, vận dụng trong nhiều tình huống khác nhau, sai lầm của học sinh được uốn nắn kịp thời để bổ sung tri thức cho hoàn chỉnh hơn . 3. Chó ý : Để đảm bảo các yêu cầu trên tôi thấy giáo viên cần phải lựa chọn bài tập, chú ý đến tác dụng nhiều mặt của bài toán, mặt khác cần chú ý đến đặc điểm tâm sinh lí của các em. Đảm bảo nguyên tắc phát huy cao độ tính tích cực, tự giác của các em và tác động đến mọi đối tượng học sinh trong lớp . B. Ph©n chia c¸c bài tập trong một giờ luyện tập. Ở đây tôi không có mục đích phân chia các bài tập theo các chủ đề hoặc chia theo loại kiến thức mà cách phân chia ở đây là căn cứ vào mức độ dễ khó của bài toán, yêu cầu kiến thức đạt được của bài dạy, khả năng tiếp thu kiến của học sinh, từ đó định ra hình thức, thời gian phân phối cho từng loại bài tập nhằm phát huy tính tích cực tự giác của các em. Chính vì lẽ đó mà tôi đã chia bài tập ra làm ba loại trong một giờ luyện tập: Loại bài tập giải miệng, loại bài tập giải chậm, loại bài tập giải nhanh. Ba loại bài tập này được lựa chọn và được đưa ra theo từng thời điểm thích hợp. 1. Loại bài tập giải miệng : Đây là những bài tập tương đối đơn giản, yêu cầu học sinh trả lời miệng sau một thời gian suy nghĩ ngắn. Loại bài tập này luyện cho học sinh diễn đạt bằng lời nói và bằng dẫn thuyết suy nghĩ của mình trên cơ sở đó phát triển tư duy ngôn ngữ, giúp các em đào sâu và củng cố kiến thức đó là các khái niệm, các định lí hoặc quy tắc giúp các em vận dụng vào bài tập đơn giản. Từ đó giúp giáo viên kịp thời kiểm tra được nhận thức của học sinh trên cơ sở đó uốn nắn được những sai lầm mà các em mắc phải. Dạy loại bài tập này giáo viên sẽ kiểm tra được nhiều học sinh trong thời gian ngắn, hiệu suất giờ học cao, thích hợp với học sinh yếu và học sinh trung bình yếu . 2. Loại bài tập giải chậm: Đây là những bài toán đòi hỏi nhiều thời gian hình thành đầy đủ các bước giải, vận dụng tổng hợp nhiều kiến thức. Đây được coi là bài tập trọng tâm nhất trong tiết luyện tập, nó đề cập đến nhiều kiến thức, ngoài việc củng cố kiến thức kĩ năng, nó còn có tác dụng bồi dưỡng phương pháp tìm đường lối giải, phát huy năng lực tư duy, rèn tính khái quát hóa, tổng hợp kiến thức, cách lập luận, trình bày chính xác một bài toán. Thích hợp với cả ba đối tượng học sinh . 3. Loại bài tập giải nhanh: Đây là những bài toán chỉ cần nêu hướng giải hoặc chỉ giải những phần khó. Loại bài tập này thường dùng cho học sinh khá giỏi, khi học sinh đã nắm vững những kiến thức cơ bản, nó có tác dụng rèn kĩ năng cho học sinh. Loại bài tập này thường được đưa ra ở phần cuối bài có tính chất củng cố hoặc hướng dẫn về nhà. 4. Mối quan hệ của ba loại bài tập nãi trªn : Loại bài tập giải miệng và bài tập giải nhanh tốn ít thời gian kích thích hứng thú, bổ sung cho loại bài tập giải chậm . Loại bài tập giải chậm là loại bài tập then chốt trong giờ luyện tập, chiếm nhiều thời gian, có tác dụng lớn trong việc phát huy tnhs tích cực của học sinh . Việc phân loại ba loại bài tập trên theo tôi cũng chỉ mang tính tương đối trong một bài tập tổng hợp cũng có thể chia các phần ra làm ba bài tập nó bổ sung cho nhau, giúp cho nhau giải quyết tốt những vấn đề mà yêu cầu của bài nêu ra và đều nhằm mục đích giúp cho học sinh biết giải bài tập và đạt được yêu cầu của một giờ luyện tập . Để sử dụng linh hoạt và có hiệu quả, giáo viên cần đầu tư thời gian, công sức thích đáng trong việc lựa chọn bài tập, nghiên cứu kĩ các bài tập đó trong sách giáo khoa sách tham khảo, cần chú ý chọn lựa bài tập phù hợp với sức học của học sinh, bài tập đè cập đến nhiều kiến thức, rèn luyện được kỹ năng tốt và có thể mở rộng được kiến thức cho học sinh . C. Hướng dẫn học sinh giải c¸c loại bài tập . 1. Đối với loại bài tËp giải miệng a) C¸ch dạy : Giáo viên thường yêu cầu học sinh đứng tại chỗ trả lời hoặc trình bày nhanh vào vở nháp, giáo viên kiểm tra đồng thời nhiều học sinh . Hầu hết các giờ luyện tập đều phải chú trọng loại bài tập này để phát triển tư duy, ngôn ngữ của học sinh do đó giáo viên nhất thiết phải chú trọng loại bài tập này. b) VÝ dụ : Trong tiết 41 - Luyện tập các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông . Bài tập giải miệng tôi đã chọn như sau : C M B A N P Cho tam giác ABC cân tại A. M là trung điểm của BC. Từ M kẻ MN, MP lần lượt vuông góc với AB và AC. Hãy so sánh tam giác BNM và tam giác CPM. (rBNM = rCPM). 2. Đối với loại bài tập giải chậm : a) C¸ch dạy: Đối với loại bài tập này giáo viên nhất thiết phải dạy cho học sinh phương pháp tìm lời giải bài toán. Chính vì vậy đối với loại bài tập này tôi đã hướng dẫn cho học sinh theo 4 bước cơ bản sau : ³ Bước 1 : Tìm hiểu đề toán . Trước hết giáo viên yêu cầu học sinh phải độc kĩ đầu bài, vẽ hình theo từng ý trong bài . Từ đó phân tđể tìm ra giả thiết, kết luận chính xác. Tìm ra mối quan hệ giữa giả thiết và kết luận bằng các kiến thức đã học. ³ Bước 2 : Xây dựng chương trình giải. Đây là khâu cơ bản trong giải toán cần phân tích bài toán ra từng bộ phận hoặc những bài toán đơn giản hơn, biến đổi các bài đẫ cho và dự đoán bằng cách xét các trường hợp đặc biệt. Đặc biệt với bộ môn hình tôi thường sử dụng phương pháp phân tích đi lên và coi đây là phương pháp cơ bản trong việc xây dựng chương trình giải bài tập. Nội dung của phương pháp này là đi ngược từ điều cần tìm đến điều đã biết theo sơ đồ : X ¬ ... ¬ B ¬ A Trong đó X là điều cần tìm A là điều đã biết . ³ Bước 3 : Thực hiện chương trình giải : Thực hiện tất cả các bước mà trong bước xây dựng chương trình giải đã vạch ra và lời giải được coi là xong khi thực hiện xong các kế hoạch . Ở giờ luyện tập hình học để thực hiện dược chương trình giải cần phải phối kết hợp phương pháp phân tích đi lên và phương pháp tổng hợp đó chính là phương pháp chứng minh xuất phát từ A bằng các phép suy luận logic sử dụng các kiến thức đã học để đi đến kết luận X . ³ Bước 4 : Nhận định kết quả và khai thác lời giải bài toán. Do học sinh có thói quen khi đã tìm được lời giải của bài toán thì đã thỏa mãn, ít chú ý đến việc kiểm tra lại lời giải vì vậy cần hướng dẫn các em kiểm tra lại các suy luận (yêu cầu phải trở thành thói quen đối với học sinh và phải được thực hiện thường xuyên). Cần xét xem đã xét đầy đủ các trường hợp có thể xảy ra chưa. Yêu cầu này được áp dụng thường xuyên với học sinh khá, giỏi giúp các em có thói quen nhìn vấn đề ở nhiều khía cạnh một cách toàn diện. Cụ thể : + Tìm cách khác để giải bài toán (nếu có). Nhằm phát huy tính sáng tạo của học sinh trong việc tìm lời giải gọn, hay của bài toán. + Tìm cách sử dụng kết quả hay phương pháp giải bài toán này cho một bài toán khác hoặc đề xuất bài toán mới như : - Thay đổi phần nào giả thiết hoặc kết luận của bài toán. - Tìm các bài tập đã biết có cách giải hoặc hình thức giải tương tự. - Khái quát hóa loại bài tập đó. - Tổng quát hóa (nếu được). Yêu cầu này là một đòi hỏi cao đối với các em, có thể coi đây là phương hướng bồi dưỡng học sinh sinh giỏi. Sau khi giải xong cần khai thác để học sinh hiểu sâu sắc hơn, có tác dụng phát huy trí lực của học sinh bằng cách thay đổi các dữ kiện, tổng quát hóa, đưa bài toán vào trong các trường hợp đặc biệt, đưa bài toán vào thực tế . b) Những chú ý khi dạy giải loại bài tập này: Do phân môn hình học 7 các em mới được làm quen nên các em còn nhiều lung túng trong việc giải bài tập khi không biết rõ hình hoặc hình vẽ không chính xác, vẽ sai hình , đọc và viết chính tả hình chưa tốt, bế tắc không tìm ra lời giải và không biết trình bày lời giải, không khai thác được khả năng triệt để của bài toán. Chính vì vậy khi hướng dẫn học sinh giải loại bài tập này giáo viên cần đảm bảo tính rõ ràng, chính xác khi đọc đề, cách vẽ hình của bài không rơi vào trường hợp đặc biệt để tránh tình trạng học sinh ngộ nhận, hướng dẫn học sinh phân tích bài toán bằng phương pháp phân tích đi lên một cách đúng hướng và sau đó có kĩ năng tổng hợp để trình bày lời giải. c) Ví dụ : Tiết 41: Luyện tập về trường hợp bằng nhau của tam giác vuông tôi đã chọn bài tập giải chậm như sau: “Cho tam giác ABC cân tại A. Gọi D là một điểm bất kì trên đáy BC. Chứng minh rằng tổng các khoảng cách từ D đến các cạnh bên bằng đường cao tương ứng với cạnh bên.” ³ Bước 1 : Cho học sinh đọc kĩ đầu bài, sau đó hướng dẫn học sinh cách vẽ hình : + Vẽ tam giác ABC cân tại A ta vẽ thế nào ? (Vẽ AB = AC) + Lấy D thuộc BC có lấy trùng với B, C không ? ( Không ). + Làm thế nào để xác định được khoảng cách từ D đến các cạnh bên ? (Từ D kẻ các đường vuông góc xuống các cạnh bên ) + Vẽ đường cao tương ứng với cạnh bên . + Học sinh vẽ xong hình yêu cầu ghi GT, KL cho bài toán . A C B E H G K D r ABC : AB = AC D Î BC ; DE ^ AB ; DG ^ AC; BH ^ AC DE + DG = BH GT KL ³ Bước 2 : Sau khi vẽ hình và ghi GT, KL xong yêu cầu các em suy nghĩ tìm hướng giải bài toán. Giáo viên hướng dẫn các em sử dụng phương pháp phân tích đi lên để xây dựng chương trình giải. Giáo viên có thể gợi ý : - Muốn chứng minh DE+DG=BH cần phải chia BH thành 2 đoạn thẳng trong đó có một đoan bằng một trong 2 đoạn DE hoặc DG rồi chứng minh đoạn còn lại bằng đoạn thẳng kia. Vậy chia BH thế nào ? - Nhìn vào hình vẽ đã có yếu tố nào ? (BH và DG cùng vuông góc với AC nên chúng song song với nhau). Vậy nếu từ D kẻ một đường thẳng song song với HG cắt BH tại K thì KH thế nào với DG ? (DG= KH). - Từ đó cần phải chứng minh điều gì ? (BK =DE ). - Muốn chứng minh BK=DE cần chứng minh gì ? (rBKD = rDEB) - Muốn chứng minh rBKD = rDEB ta cần phải chỉ ra những yếu nào bằng nhau ? (BD là cạnh huyền chung, góc BDK và góc EBD cùng bằng góc C) . Vậy 2 tam gác vuông đó bằng nhau theo trường hợp nào ? Giáo viên ghi sơ đồ phân tích đi lên như sau : Muốn chứng minh : DE + DG = BH Ý DE + DG = BK + KH Ý DE = BK và DG = KH Ý Ý rBDE = rDBK DG // KH và DK // GH Ý Ý BD là cạnh chung DG ^ AC E = K = 900 KH ^ AC EBD = BDK Ý EBD = C và BDK = C (Đồng vị) (T/c tam giác cân) ³Bước 3 : Sau khi xây dựng xong chương trình giải, giáo viên yêu cầu học sinh trình bày lại lời giải bằng phương pháp tổng hợp. Cụ thể : Từ D kẻ Dx song song với HG cắt BH tại K. Vì DG ^ AC ; BH ^ AC suy ra DG // BH Þ DG = HK (1) (Cặp đoạn thẳng // bị chắn bởi 2 đường thẳng // khác) DK // AC (cách vẽ) mà AC ^ BH (gt) Þ DK ^ BH. Xét 2 tam giác vuông BDE và DBK có : BD là cạnh huyền chung BDK = C ( đồng vị ) EBD = C ( T/c tam giác cân ) Nên BDK = EBD . Suy ra rBDE = rDBK ( cạnh huyền – góc nhọn ). DE = BK (2) (2cạnh tương ứng ) Từ (1) và (2) ta có DG + DE = BK + KH = BH (K nằm giữa B và H). ³ Bước 4 : Sau khi giải xong giáo viên yêu cầu học sinh kiểm tra lại các khảng định và căn cứ của khảng định xem đã đủ và chính xác chưa ? Hãy xét khi D trùng với B hoặc C thì KL đó còn đúng nữa không ? 3 . Đối với loại bài tập giải nhanh : a ) Cách dạy : Chủ yếu hướng dẫn học sinh nêu được cách giải hoặc đưa được về bài tập tương tự bài đã giải. Ngoài ra có thể từ bài đã làm mở rộng thành bài giải nhanh để học sinh tự giải được . b ) Ví dụ : Từ bài giải chậm ở trên có thể mở rộng thành bài giải nhanh như sau: Chứng minh rằng tổng các khoảng cách từ một điểm M nằm trong tam giác đều ABC đến 3 cạnh của tam giác là không đổi. Giáo viên có thể gợi ý để học sinh tìm lời giải bằng cách dự đoán Vì M lấy tùy ý trong tam giác ABC nên M có thể trùng với A hoặc B hoặc C được không ? Nếu M trùng với A thì khi đó tổng các khoảng cách từ M đến 3 cạnh của tam giác ABC chính là đường cao AH. ( AH không đổi ). Từ đó có thể đưa về bài toán đơn giản hơn : chứng ninh rằng tổng các khoảng cách từ điểm M nằm trong tam giác đều ABC đến 3 cạnh của tam giác bằng độ dài đường cao cuae tam giác đó. A B C H Q H’ M I I’ C’ B’ N CM : MN + MP + MQ = AH Từ M kẻ đường thẳng song song với BC cắt AB tại B’ cắt AC tại C’ cắt AH tại H’ Ta thấy ngay HH’=MQ nên chỉ cần chứng minh : MN + MP= AH’ Vì tam giác ABC cũng là tam giác đều nên B’I = AH’ Vậy chứng minh MN + MP = B’I lại đưa về bài toán trên. (Học sinh tự giải tương tự và bài này giành cho học sinh khá giỏi ). II.2.3. KÕt qu¶ : Qua áp dụng phương pháp dạy một giờ luyện tập toán nói chung và dạy một giờ luyện tập hình học nói riêng tôi thấy qua năm học này kỹ năng giải một bài toán hình học của học sinh các lớp do tôi quản lí đã được nâng lên rất rõ rệt : - Học sinh vẽ được hình theo bài toán và tóm tắt bài toán bằng cách ghi GT và KL tương đối thành thạo. - Biết dùng phương pháp phân tích đi lên để tìm đường lối giải cho bài toán. - Biết liên hệ kiến thức mới với kiến thức đã học. Tuy nhiên cũng không thể nói là 100% các em đã có được các kĩ năng đó bởi còn có những em khả năng tiếp thu quá chậm và những bài mở rộng thì không phải em nào cũng tiếp thu được. Sau một năm học, kết quả bộ môn toán của lớp 7A, 7E do tôi phụ trách đã có rất nhiều biến đổi so với kết quả đầu năm. Cụ thể cuối năm học 2008 - 2009 chất lượng đã đạt như sau : Tổng số học sinh của 2 lớp 7A và 7E gồm 73 em: Xếp loại Thời gian GIỎI KHÁ T. BÌNH YẾU KÉM Đầu năm học 18em Tỉ lệ:24,7% 20em Tỉ lệ: 27,4% 22em Tỉ lệ: 30,1% 9em Tỉ lệ:12,3% 4em Tỉ lệ:5,4% Cuối năm học 30em Tỉ lệ:41,2% 23em Tỉ lệ: 31,5% 16em Tỉ lệ: 21,9% 4em Tỉ lệ: 5,4% Đã thanh toán hết III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ : Qua quá trình giảng dạy nhiều năm bản thân tôi thấy việc dạy học không chỉ là một khoa học mà đồng thời nó còn là một nghệ thuật yêu cầu mỗi giáo viên phải có sự tìm tòi sang tạo, năng động, linh hoạt trong mỗi giờ dạy. Mặc dù mục tiêu giảng dạy là chung song thể hiện giờ dạy lại là khả năng của mỗi người. Để giờ dạy sinh động, có sức cuốn hút, tạo hứng thú cho học sinh đòi hỏi người thày phải tâm huyết với nghề nghiệp, có tình thương yêu sâu sắc với học sinh, luôn tìm cách truyền thụ tới học sinh những kiến thức cơ bản, có hệ thống một cách chắc chắn nhất góp phần phát triển trí tuệ cho học sinh . Với số kinh nghiệm còn có hạn song qua thực tế giảng dạy bản thân tôi củng đã cố gắng đầu tư hết mọi khả năng của mình, luôn đầu tư thời gian để nghiên cứu bài giảng, bài học để giúp học sinh nắm bắt kiến thức cơ bản chắc chắn, tạo cho các em phát huy được hết khả năng của mình và không ngừng tạo hứng thú cho các em trong học tập đồng thời trong cả các giờ luyện tập cũng đã phần nào bồi dưỡng, mở rộng cho những học sinh có khả năng học tốt để giúp cho các em có khả năng tham gia đội tuyển dự thi học snh giỏi của các năm lớp 8 và lớp 9 những năm sau. Trên đây là một số việc mà tôi đã làm trong năm học 2008-2009. Mặc dù cũng còn có những hạn chế nhất định song tôi cũng mạnh dạn trình bày để các bạn đồng nghiệp tham khảo và đóng góp ý kiến cho bản thân tôi để tôi tiếp thu giúp cho kết quả giảng dạy của tôi ngày càng cao hơn nữa . Mạo Khê, ngày 20 tháng 5 năm 2009. Người viết Phạm Thị Thơm IV : TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách giáo khoa toán lớp 7 ( Tập I, TậpII ). Sách bài tập toán lớp 7 ( Tập I, Tập II ). Sách toán nâng cao lớp 7 ( môn hình học và đai số ). Sách toán ôn tập hình học lớp 7. Sách bài tập nâng cao và một số chuyên đề toán lớp 7. Sách để học tốt toán 7. Sách GV toán lớp 7 ( Tập I, Tập II ) Thiết kế bài giảng toán 7. MỤC LỤC Trang I. PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1 I.1. Lý do chọn đề tài 1 I.2. Mục đích nghiên cứu 2 I.3. Thời gian, địa điểm nghiên cứu 2 I.4. Đóng góp cơ sở lí luận, thực tiễn 2 II. PHẦN II: NỘI DUNG 3 II.1. Chương 1: Tổng quan 3 II.2. Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu 3 II.2.1. Điều tra cơ bản 3 II.2.2. Phương pháp giải quyết 4 II.2.3. Kết quả 14 III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 15 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 17 V. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 19 V. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

File đính kèm:

  • docDay mot gio luyen tap hinh hoc GVPham Thi Thom NDCanh .doc