Đề tài Đổi mới phương pháp giảng dạy môn ngữ văn lớp 6 trung học cơ sở

 Đổi mới phương pháp dạy học trong vài năm gần đây đã thực sự giành được sự quan tâm của nhiều trường, nhiều giáo viên. Nhiều giáo viên dạy giỏi đã thể hiện khả năng vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, tạo điều kiện cho học sinh hào hứng tham gia học tập với nhiều hình thức dạy học khác nhau, với nhiều phương tiện dạy học hiện đại, nhiều biện pháp dạy học sáng tạo.

 

doc18 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 2438 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đổi mới phương pháp giảng dạy môn ngữ văn lớp 6 trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHềNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐễNG TRIỀU TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐỨC CẢNH ----- — & — ----- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Đổi mới phương phỏp giảng dạy mụn Ngữ văn lớp 6 THCS ” Tỏc giả: Vũ Thị Liờn Tổ: Văn-Sử-Ngoại ngữ NĂM HỌC 2008-2009 I.1. Lý do chọn đề tài: I.i.1. tính lịch sử: Đổi mới phương pháp dạy học trong vài năm gần đây đã thực sự giành được sự quan tâm của nhiều trường, nhiều giáo viên. Nhiều giáo viên dạy giỏi đã thể hiện khả năng vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, tạo điều kiện cho học sinh hào hứng tham gia học tập với nhiều hình thức dạy học khác nhau, với nhiều phương tiện dạy học hiện đại, nhiều biện pháp dạy học sáng tạo. Cũng có rất nhiều sáng kiến kinh nghiệm, đề tài khoa học đề cập tới nội dung đổi mới phương pháp dạy học, cách thức vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong việc khai thác và truyền đạt kiến thức. Song dù vậy, tôi cũng mạnh dạn đưa ra ý kiến chủ quan của mình về vấn đề: làm thế nào để tìm ra được phương pháp giảng dạy loại bài cung cấp kiến thức mới sao cho có hiệu quả, đặc biệt là trong giảng dạy ngữ văn lớp.6 “ Phát huy tính tích cực chủ động học tập của học sinh” là vấn đề không phải là mới nhưng là vấn đề đang được mọi người quan tâm. Tuy vậy tôi vẫn mạnh dạn nghiên cứu đề tài này. .1.2. Tính cấp thiết: - Đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề mà nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Việt Nam cũng là một trong các nước đang phát triển, để hoà nhập với sự phát triển chung của nhân loại thì yếu tố con người đóng vai trò then chốt. Muốn có nhân tố con người phát triển toàn diện đáp ứng nhu cầu của xã hội, thì điều mọi người quan tâm đến đó là đổi mới phương pháp dạy học. Đương nhiên đổi mới phương pháp dạy học tất sẽ kéo theo là qui trình của người dạy và người học. Phương pháp dạy học truyền thống trước đây: Người Thầy đóng vai trò chủ động truyền đạt kiến thức - Thầy giảng, Thầy áp đặt kiến thức - Trò thụ động nghe, ghi chép, ghi nhớ máy móc. Hiện nay đổi mới phương pháp dạy học, trong giờ lên lớp Trò là chủ thể trung tâm dưới tác nhân của người thầy. Trò chủ động phát hiện và tiếp nhận kiến thức. Với cách dạy học này HS tự khám phá, rút ra kết luận, kiến thức của bài học mới được xác lập chủ yếu bằng hoạt động của người học, nghĩa là người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp nhận tri thức, tự thu nhận thông tin một cách hệ thống và có tư duy, tụ phân tích tổng hợp thông tin. Có như vậy thì mới phát triển năng lực của mỗi cá nhân, người học tăng cường tính chủ động, sáng tạo. Nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học đặc biệt là phát huy tính tích cực học tập của HS trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp6. Tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân qua quá trìnhgiảng dạy của cá nhân. Đó là nội dung của bài viết này. I.1.3.tính hiện đại: Đứng trước tình hình của đất nước khi nền công nghệ phất triển như vũ bão. Để nắm bắt và theo kịp thời đại thì yếu tố con người là quan trọng và quyết định. Sản phẩm cua giáo dục chính là con người, vì vậy giáo dục đòi hỏi phải theo sát tình hình của đất nước, của thời đại, nghĩa là phải đào tạo ra những lớp người có trình độ tri thức vững vàng, sẵn sàng tiếp cận và làm chủ tri thức khoa học một cách nhanh nhất. Lớp người ấy phải biết năng động, sáng tạo, chủ đông ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các em đã phải được rèn luyện thói quen tự tìm tòi chủ động tiếp cận với kiến thức của nhân loại một các say sưa, có hứng thú. Để có lớp người theo kịp tình hình của đất nước, của nhân loại, thì phương pháp đổi mới dạy học: “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong giảng dạy Ngữ văn” là một yêu cầu cần thiết, vấn đề này không phải một sớm, một chiều mà có thể làm tốt được ngay. Thực tế từng bước chúng ta đã và đang đổi mới từ nhận thức của người dạy đến nhận thức của người học, đổi mới từng ngày, từng giờ, từng tiết dạy. Có như vậy thì mới đào tạo ra được một lớp người thực sự làm chủ khoa học, làm chủ đất nước, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của đất nước phát triển theo kịp nhận loại. I.2.Mục đích nghiên cứu. Mục tiêu của việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm “ Phát huy tính tích cực của HS” trong giảng dạy Ngữ văn ở trường THCS là lấy người học làm trung tâm của tiết dạy dưới sự hướng dẫn, tổ chức các hoạt động được người Thầy chỉ đạo. Việc đổi mới phương pháp dạy học khiến việc biên soạn SGK mới phải phù hợp với phương pháp dạy học tính hợp và phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS. Các bài học trong SGK mới đều có yều cầu, kết quả cần đạt của người học đối với từng tiết dạy. Điều này rất thuận lợi cho HS khi tự nghiên cứu bài học các em đã xác định được nội dung kiến thức trọng tâm của bài học. Hơn thế sự sắp xếp các tiết học mang tính tích hợp rất cao: văn bản bao giờ cũng được bố trí trước rồi đến tiết tiếng việt và tập làm văn. Điều này giúp học sinh tìm hiểu kiến thức một cách có hệ thống và khá nhuần nhuyễn. ở tiết học văn bản HS được tiếp cận với thể loại văn bản nào thì ở tiết tập làm văn HS sẽ được học phương pháp tạo lập kiểu văn bản tương ứng. Đây là một thuận lợi ưu thế của SGK mới để đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học. Trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm một số GV vẫn còn lúng túng với phương pháp dạy học mới. GV quan niệm rằng cứ vấn đáp HS nhiều là đã đổi mới và phát huy tính tích cực học tập của HS rồi. Chính vì vậy khi soạn bài GV đưa nhiều câu hỏi vào bài soạn nhưng hiệu quả tiết học chưa đáp ứng được yêu cầu của bài học đưa ra. Tổ chức hoạt động nhóm chưa đúng lúc dẫn đến HS chán nản. Trong giờ học các câu hỏi bản chất , kết luận kiến thức thường xuyên tập trung ở một số HS khá giỏi nên chưa phát huy được tính tích cực, chủ động học tập ở mọi đối tượng trong lớp. Về phía HS thường ngại hoạt động, ngại trình bày ý kiến của mình trước tập thể vì sợ sai, xấu hổ. Sự chuẩn bị bài của học còn qua loa, đại khái, miễn sao có chuẩn bị là được. Đặc biệt một số HS khả năng cảm thụ văn chương còn hạn chế dẫn đến các em lúng túng khi tạo lập một văn bản viết và văn bản nói Với những thuận lợi và khó khăn như trên, mục đích đề tài này của tôi là trao đổi một số kinh nghiệm trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học nhằm “ phát huy tính tích sực học tập của HS trong giảng dạy môn ngữ văn 6 ” là sự hướng dẫn, tổ chức dạy học của người GV trong một tiết học phải khoa học - chính xác và tạo được hứng thú cho HS tự nghiên cứu tìm tòi tri thức để tiếp cận với tri thức mới của bài học đặc biệt là trong giảng dạy tiết Văn bản I.3.Thời gian, địa điểm: -Thời gian: năm học 2008-2009. - Địa điểm: Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh. - Đối tượng: học sinh lớp 6A, 6B, của trường THCS Nguyễn Đức Cảnh. I..4.Đóng góp về lí luận, thực tiễn: I. 4.1:Dóng góp về lí luận: Mục tiêu của đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của HS trong giảng dạy Ngữ văn ở trường THCS . Người trò là chủ thể của các hoạt động tự nghiên cứu, tiếp cận tri thức, tự thể hiện khả năng thu nhận kiến thức. Trò được tự kiểm tra, kết luận kiến thức dưới sự cố vấn, hướng dẫn của người thầy. Như vậy HS trong tiết học được tự bộc lộ mình, khẳng địng mình trước tập thể. Với cách học này, HS sẽ hứng thú học tập, chủ động tiếp cận và lĩnh hội kiến thức để từ đó các em có khả năng vận dụngkiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Như vậy nhiệm vụ của người GV dạy Ngữ văn là phải giúp cho HS rèn luyện thành thạo bốn kĩ năng: Nghe - Đọc - Nói -Viết để từ đó HS có hứng thú với môn học vào cuộc sống thực tiễn. I.4.2: Đóng góp về thực tiễn: Đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực học tập của HS đã thực hiện được bảy năm ở trường THCS, nhưng thực chất đó chính là sự kế thừa và phát huy các phương pháp dạy học truyền thống trên cơ sở kết hợp ba phân môn: Văn - Tiếng việt - Tập làm văn để tạo nên sức mạnh tổng hợp của môn Ngữ văn hiện nay. Thực chất GV trong giờ nên lớp vẫn còn lúng túng với phương pháp tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của HS dẫn đến hiệu quả của tiết học chưa cao. Điều này phụ thuộc vào hai phía: sự chuẩn bị, quá trình dạy - học trên lớp của thầy và sự chuẩn bị quá trình học tập trên lớp của trò. Thực tế nhiều GV đã nghiên cứu kĩ bài học , kiến thức, chuẩn bị có hệ thống câu hỏi và giáo án một cách công phu nhưng bài giảng vẫn thất bại, vậy vướng mắc nắm ở đâu? Đó chính là sự cộng tác của chủ thể của người học chưa được phát huy. Muốn phát huy được tính tích cực của HS thì GV không những nắm vững kiến thức bài học mà còn phải nhuần nhuyễn, vận dụng linh hoạt phương pháp dạy học tích cực một cách chủ động trong giờ lên lớp. II Chương I: Tổng quan: ii.1. SƠ Lược kiến thức trong chương trình ngữ văn thcs: Chương trình Ngữ văn THCS được biên soạn theo qui trình đồng tâm: - Lớp 6: các em làm quen với kiểu văn bản chính: Tự sự và miêu tả. Lớp 7: văn bản biểu cảm và nghị luận. Lớp 8: thuyết minh và đồng thời các em được rèn phương pháp làm văn nghị luận với biểu cảm, tự sự và miêu tả. - Lớp 9: Các em tiếp tục học thuyết minh nhưng hay hơn( thuyết minh có kết hợp các biện pháp nghệ thuật, kết hợp với các yếu tố miêu tả) làm văn tự sự hay hơn( tự sự có yếu tố nghị luận, tự sự kết hợp miêu tả nội tâm, đối thoại và độc thoại trong tự sự...) đồng thời văn nghị luận sẽ thành thạo hơn với nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Với cách biên soạn chương trình như vậy HS nắm kiến thức ở từng lớp học theo mức độ nhận thức của các em là phù hợp, từ dễ đến khó, học mới để củng cố kiến thức cũ một cách có hệ thống. Trong môn Ngữ văn thì tiết dạy Tập làm văn là tiết học cung cấp, rèn luyện cho các em phương pháp và kĩ năng cơ bản đẻ tạo lập một văn bản, dù đó là văn bản nói đơn thuần hay văn bản viết hoàn chỉnh. Kĩ năng tạo lập một kiểu văn bản nào đó thì cũng không tách khỏi vị trí, tầm quan trọng của các tiết học trước ở phần Đọc - Hiểu văn bản và tiết họcTiếng việt, vì các tiết này HS tìm hiểu loại văn bản mẫu với những chuẩn mực về bố cục, phương pháp viết bài, từ ngữ ... để tạo nên thành công của văn bản đến tiết Tập làm văn một lần nữa các em nắm được phương pháp, kĩ năng để có một kiểu loại văn bản tương ứng. Đây là thuận lợi của SGK khi GV chủ động hướng dẫn HS tiếp cận với kiến thức của bài học. ii.2 phương pháp nghiên cứu; Đổi mới phương pháp nhằm “Phát huy tính tích cực chủ động học tập trong giảng dạy Ngữ văn 6” thực chất là nằm kích thích hứng thú học tập của học sinh,chủ động tìm hiểu và tiếp cân kiến thức chứ không bị gò ép, thụ động như phướng dạy học cổ truyền trước đây. Để có hứng thú học tập thì giáo viên phải là người tạo ra những tình huống có vấn đề trong quá trình dạy học. Đáp ứng được yêu cầu trên tôi áp dụng ba phương pháp nghiên cứu cơ bản: + Nắm bắt tình hình, tiến hành điều tra,thống kê, khảo sát. + Tiến hành thực nghiệm, tổ chức cho học sinh. + Phân tích, đánh giá, rút ra kết luận. II.2. Chương II:Nội dung vấn đề nghiên cứu: II.2.1.Sự chuẩn bị của thầy Trên đây là những vấn đề mang tính lí thuyết. Vấn đề trọng tâm của đề tài này là: “ Đổi mới phương pháp dạy học nhằm Phát huy tính tích cực và học tập của HS trong dạy Ngữ văn lớp 6” Như tôi đã trình bày ở trên, để phát huy tính tích cực học tập của HS trong tiết học chủ yếu phụ thuộc vào hai yếu tố quan trọng đó là: Sự chuẩn bị bài dạy và hướng dẫn của thầy trong tiết học. Sự chuẩn bị bài học, hoạt động của HS trong tiết học. Chính vì vậy đối với GV khâu chuẩn bị cho tiết học rất quan trọng. Thầy nghiên cứu bài học, thiết kế bài soạn cho phù hợp với đối tượng. Thầy xác định được trọng tâm kiến thức của bài học. Quá trình dạy học trên lớp được tiến hành như sau: Thầy chủ động hướng dẫn trò tìm hiểu, tiếp cận kiến thức bài học. Thầy đưa ra hệ thống câu hỏi phù hợp lôgic kiến thức. Câu hỏi phải có cấp độ, có độ mở để HS có khả năng trả lời được. Thầy hỏi, trò trả lời theo quan điểm riêng, nếu trò trả lời sai, thầy không nên áp đạt mà động viên, khuyến khích trò ở những câu hỏi tiếp theo. Thầy tổ chức cho trò hoạt động nhiều, làm việc nhiều, nói nhiều. Kết hợp giữa hoạt động cá nhân với hoạt động nhóm của trò. Thầy quan tâm từng cá nhân, đặc biệt là đối tượng yếu và trung bình. Để thảo luận đạt kết quả, GV tìm ra kiến thức trọng tâm cần giải quyết và tạo ra tình huống có vấn đề để HS thảo luận đưa ra ý kiến. II.2.2- Cụ thể một tiết dạy Tuần 12 - Bài 11 Tiết 45: Hướng dẫn đọc thêm: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng * ở tiết 40 giáo viên phải là người hướng dẫn học sinh chuẩn bị như sau: - Đọc, nghiên cứu kỹ văn bản trong SGK - Tìm hiểu trong văn bản tác giả dân gian muốn gửi gắm vào câu chuyện triết lý gì trong cuộc sống giữa con người với con người. - Tìm hiểu các nhân vật trong truyện, cách xây dựng nhân vật của tác giả dân gian . - Xác định bố cục của văn bản và các sự việc chính xoay quanh các nhân vật chính. - Nghiên cứu , so sánh giữa Truyền thuyết- Cổ tích- Ngụ ngôn có điểm gì giống và khác nhau. -HS tập tóm tắt văn bản theo các nhân vật và sự việc trong truyện. Việc hướng dẫn chuẩn bị cho bài học mới rất quan trọng, nó quyết định đến hiệu quả giờ học trên lớp của giáo viên và học sinh. * Đối với giáo viên: Khi thiết kế bài dạy phải xác định được yêu cầu trọng tâm của tiết học. - Học sinh phải hiểu nội dung và ý nghĩa triết lý sâu xa mà nhân dân muốn giửi gắm qua câu chuyện. -Từ chỗ HS nắm được nội dung truyện mà các em biết vận dụng vào thực tế cuộc sống giữa cá nhân với tập thể và trách nhiệm của cá nhân với cộng đồng.. -HS phải nắm vững các yêu cầu của tiết học là tự đọc tự nghiên cứu bài học dưới sự hưóng dẫn của GV để tự chủ động tìm hiểu kiến thức bài học . *Hoạt động 1(2’): Vào bài mới: Để kích thích hứng thú học tập của học sinh ngay phần giới thiệu bài, dẫn dắt học sinh chuẩn bị tiêp cận với kiến thức mới, tôi tạo tình huống khiến các em phải suy nghĩ bằng cách tôi cho học sinh xem tranh minh hoạ trên máy chiếu. +Quan sát tranh và cho biết các nhân vật trong truyện có gì đặc biệt + Tại sao tác giả dân gian lại phải xây dựng các nhân vật như vậy? * HS sẽ trả lời: Đây là truyện ngụ ngôn mà trong đó nhân vật là những bộ phận cơ thể con ngưòi đã đựoc nhân hoá. Truyện mượn các bộ phận của cơ thể để nói chuyện con người nhằm khuyên nhủ con người trong cuộc sống. ’ GV chủ động dẫn dắt HS vào bài học * Hoạt động 2: I. Hướng dẫn đọc- Tìm hiểu chung văn bản(12’) 1. Hướng dẫn đọc: * GV hướng dẫn HS: Giọng đọc cần sinh động và có sự thay đổi thích hợp với từng nhân vật, từng đoạn. Đoạn đầu: Giọng than thở, bất mãn. Đoạn: Chân, Tay, Tai, Mắt đến gặp lão Miệng giọng hăm hở, nóng vội. Đoạn tả Kết quả sự “đình công” của Chân, Tay, Tai, Mắt thì giọng uể oải. - Đoạn cuối khi Chân, Tay, Tai, Mắt hối lỗi thì giọng vui vẻ, thân ái. * GV đọc mẫu một đoạn sau đó gọi HS đọc nối tiếp đến hết. HS đọc diễn cảm toàn bộ câu chuyện. 2. Hướng dẫn tìm hiểu nhân vật và sự việc Dạng câu hỏi phát hiện * GV đưa ra câu hỏi: ? Trong truyện có mấy nhân vật, cách xây dựng nhân vật có gì đặc biệt. *HS sẽ phát hiện dựa vào văn bản truyện có năm nhân vật , đều được nhân hoá dùng bộ phận cơ thể con người để nói chuyện người. * Các sự việc chính ? Tìm các sự việc chính trong truyện. + Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai quyết định chống lại lão Miệng. + Cả bọn lừ đừ mệt mỏi. +Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai đến chăm sóc lão Miệng, cả bọn lại sống vui vẻ, hoà thuận. 3. Tóm tắt truyện * GV hướng dẫn HS tóm tắt theo nhân vật chính và các sự việc chính trong truyện. Để rèn kĩ năng tóm tắt một văn bản tự sự GV cho HS tập tóm tắt bằg miệng theo các sự việc chính trong truyện. Sau khi HS tóm tắt xong GV bổ sung và trình đoạn văn tóm tắt mẫu. Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng sống với nhau vui vẻ, hoà thuận. Rồi một ngày cô Mắt phát hiện ra cả nhóm phải làm việc vất vả còn lão Miệng chỉ ăn không ngồi rồi nên cậu Chân, cậu Tay, bác Tai không làm lụng, không chung sống với lão Miệng. Đến ngày thứ bảy cả bọn mệt mỏi, rã rời không chịu nổi. Bác Tai nhận ra sai lẩm trước và bảo cả bọn đến chăm sóc lão Miệng. Tất cả thấy mình khoan khoái. Từ đó họ sống thân mật không ai tị ai. *GV cho HS tóm tắt lại theo đoạn văn II. Hướng dẫn phân tích văn bản(15’) 1.Bố cục * GV ? Dựa theo diễn biến các sự việc chính có thể chia văn bản thành mấy đoạn, nội dung của từng đoạn. * HS sẽ tìm được bố cục 3 đoạn - Đoạn 1: Từ đầu -> Bác sẽ đi với các cháu. => Nguyên nhân và tình huống truyện. -Đoạn 2: Tiếp -> Các cháu có đi không? Hành động và kết quả Của Chân, Tay, Tai, Mắt. - Đoạn 3: Còn lại => Bài học rút ra cho cả bọn 2. Hướng dẫn phân tích nhân vật Dạng câu hỏi: Phân tích kiến thức GV cho HS đọc lại đoạn 1 và đoạn 2, chú ý nghiên cứu lời nói của cô Mắt GV? Đang sống hoà thuận giữa năm người đã xảy ra điều gì. a. Sự so bì, tị nạnh của Chân, Tay, Mắt, Miệng. GV ? Khi đến nhà lão Miệng tất cả đã có thái độ và lời nói như thế nào? Hăm hở Không chào hỏi Nói thẳng: “Từ nay chúng tôi không làm gì để nuôi ông nữa”. GV cho HS giải nghĩa từ “hăm hở” và thái độ không chào hỏi của cả bọn thể hiện sự nóng vội, muốn thực hiện ngay ý định của mình cùng với thái độ mất lịch sự khi đến nhà người khác. ?. Thái độ bất bình đó đã dẫn đến quyết định của cả bọn như thế nào. Câu hỏi này dẫ dắt HS đi đến kết luận: Họ quyết định không làm lụng, không chung sống với lão Miệng. ?.Sau khi cả bọn quyết định “đình công” với lão Miệng thì hậu quả như thế nào? b, Hậu quả Cậu Chân, Tay: không muốn cất mình. Cô Mắt: lờ đờ Bác Tai: ù ù như xay lúa. LãoMiệng: Môi khô như rang. Qua hướng dẫn phân tích HS sẽ đi đến kết luận: Cả bọn mệt mỏi, rã rời. GV cho HS đọc và nghiên cứu câu nói của bác Tai Dạng câu hỏi :Thảo luận nhóm ?. Câu nói của bác Tai có ý nghĩa gì, Tại sao tác giả dân gian lại để cho bác Tai phát hiện thấy sai lầm của cả bọn Để phát huy tính tích cực chủ động của HS trong học tập GV để cho các em tự do phát biểu ý kiến của mình, không nên gò ép và cần khuyến khích những HS ít nói, rụt rè để các em có cơ hội tự khẳng định mình trước tập thể đông người. GV? Cả bọn đã sửa chữa sai lầm bằng cách nào.(hành động và thái độ) - Hành động: đi đến nhà lão Miệng, vực lão Miệng dậy, tìm thức ăn. - Thái độ: tận tình, thân ái. C, cách sửa chữa: Tất cả lại sống hoà thuận, vui vẻ, mỗi người một việc Dạng câu hỏi :Tổng kết. Kết luận ? Em có nhận xét gì về cách kết thúc truyện, qua đỏ tác giả dân gian muốn gửi gắm triết lý gì. ? Nhận xét về nghệ thuật tiêu biểu trong câu chuyện III. Tổng kết(5’) 1. Nội dung: - Không nên ganh tị, so bì... - Biết nhìn nhận đánh giá công việc của mình, của người. - Cần hợp tác và tôn trọng lẫn nhau. - Phải đoàn kết, có tinh thần tập thể 2.Nghệ thuật: Dạng câu hỏi: Liên hệ ? Từ câu chuyện trên em rút ra được bài học gì trong rèn luyện bản thân và quan hệ giưa em với tập thể , với cộng đồng Câu hỏi này giúp HS có hướng phấn đấu và rèn luyện bản thân trong cuộc sống,đây chính là cái đích bài học phải đạt được 3.Ghi nhớ: (SGKtrang 116) IV, Luyện tập(5’) Dạng câu hỏi : Luyện tập ? Em hãy kể diễn cảm câu chuyện bằng lời văn của em. Dạng câu hỏi này khuyến khích HS từ các sự việc đã nắm được trong bài học để các em kể lại bằng chính lời văn của mình. V. Củng cố(2’) Dạng câu hỏi: Củng cố ? Hãy phân biệt sự giống và khác nhau giữa Truyền thuyết, Cổ tích, Ngụ ngôn Đây là tiết cuối cùng của phần truyện cười nên câu hỏi củng cố rất quan trọng giúp HS khái quát hệ thống kiến thức đã học một cách lô gíc. V. Hướng dẫn về nhà(3’) Đây là công việc rất quan trọng giúp bài học sau thành công, vì vậy GV không nên xem nhẹ khâu này. Học bài – Tóm tắt truyện. Tìm đọc thêm truyện ngụ ngôn của La – Phông – ten. Soạn văn bản “ Treo biển” theo yêu cầu sách giáo khoa. -Ôn lại phần tiếng việt giờ sau kiểm tra 1 tiết II.3- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu II.3.1- Phương pháp nghiên cứu Để viết đựơc đề tài " Đổi mới phương pháp dạy học nhằm Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy Ngữ văn lớp 6". Tôi dùng 3 phương pháp chính ***Phương pháp thứ nhất: điều tra khảo sát học sinh để tìm ra những khó khăn vướng mắc của các em trong giờ học môn Ngữ văn - Tôi điều tra học sinh trường THCS Nguyễn Đức Cảnh: Tôi đưa ra câu hỏi trắc nghiệm với các lớp 6A, 6B. ? Em hãy đánh dấu X vào ô trống môn học mà em thích nhất a, Môn Toán ă Kết quả: Môn Toán: 34% b, Môn Văn ă Môn Văn: 16% c, Môn Ngoại ngữ ă Môn Ngoại ngữ: 11% d, Môn Sinh ă Môn Sinh: 16% e,Các môn khác ă Các môn khác: 24% Với kết quả như trên, tỷ lệ yêu thích môn văn rất thấp, đây là thực trạng của vấn đề dạy Ngữ văn trong trường THCS. Điều tra kết quả của những năm học 2008 - 2009 Môn Ngữ văn Lớp 6A Loại Giỏi Khá TB Yếu Kém 33,4% 57,8% 8,8% 0 Lớp 6B 21,5% 60,6% 17,9% 0 Qua điều tra khảo sát tôi thấy rằng học sinh rất ngại học môn Ngữ văn vì trừu tượng, các em ngại hoạt động, ngại trình bày ý kiến của mình, một số học sinh khả năng cảm thụ văn chương còn hạn chế, đặc biệt là phương pháp để viết một văn bản các em còn lúng túng và thấy khó khăn. Với những học sinh TB và yếu thì các em rất sợ học môn này vì chuẩn bị bài học một cách thụ động chỉ trả lời được những câu hỏi có sẵn trong SGK còn những câu hỏi tư duy thì không thể trả lời được. Sự chuẩn bị bài học mới của các em còn qua loa thiếu đầu tưu suy nghĩ ***Phương pháp thứ 2: Tôi tiến hành thực nghiệm cách tổ chức cho học sinh có hứng thú học tập một cách tích cực trong giờ học Ngữ văn bằng cách đưa ra nhiều dạng câu hỏi có độ mở để kích thích học sinh suy nghĩ, trả lời. Đồng thời tôi thu hút học sinh bằng các tình huống có vấn đề để các em tự bộc lộ khả năng của mình trong quá trình học tập. ***Phương pháp thứ 3: Phân tích đánh giá để khẳng định khả năng thực thi của đề tài này. II.3.2- Kết quả nghiên cứu: Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài: “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong giảng dạy Ngữ văn6” tôi đã thu được kết quả khả quan: Số học yêu thích môn Ngữ văn tăng lên rõ rệt . Học sinh tự giác, say mê, hứng thú học tập. Đa số học sinh nắm chắc phương pháp học tập bộ môn. * Kết quả cụ thể đạt được của bộ môn: Môn Ngữ văn Lớp 6A Loại Giỏi Khá TB Yếu Kém 10% 66,7% 23,3% 0 0 Lớp 6B 2,3 33,4 % 60,8% 3,5% 0 Với kết quả mũi nhọn: + 1 em đạt giải trong kì thi học sinh giỏi cấp huyện. Qua giảng dạy trực tiếp trên lớp với tinh thần đổi mới phương pháp dạy học: "Phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh trong dạy học Ngữ văn 6" Việc áp dụng các bước tiến hành giờ học như trên sẽ giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập. Học sinh được làm việc nhiều hơn, hăng hái, phát biểu xây dựng bài, tự các em tiếp cận và khám phá những nội dung kiến thức mới dưới sự tổ chức học tập hướng dẫn hoạt động của Thầy. Dạy học theo cách này sẽ kích thích được hứng thú, sự say mê khám phá kiến thức ngay từ đầu tiết học, giáo viên luôn đặt học sinh vào những câu hỏi, tình huống có vấn đề để các em phải tư duy, tích cực để tìm đến tri thức và lĩnh hội các tri thức, kỹ năng vận dụng vào thực tế để viết được một văn bản nghị luận hay có cách lập luận chặt chẽ. Với phương pháp dạy học này nó có khả năng ưu việt hơn hẳn phương pháp dạy học thụ động trước đây. Để: " Đổi mới phương pháp nhằm Phát huy tính tích cực học sinh của học sinh trong dạy học Ngữ văn" 1- Đối với giáo viên - Cần nghiên cứu kĩ tiết dạy -Xác định trọng tâm bài học -Tìm hiểu kỹ đối tượng người học -Xây dựng hệ thống câu hỏi phong phú, phù hợp với đối tượng học sinh - Cần tạo ra tình huống có vấn đề để học sinh tự giác tham gia hợp tác - Cần kết hợp các hình thức học tập trong tiết dạy - Quan tâm tới từng học sinh - khi các em trả lời sai không nên chê trách hoặc áp đặt mà động viên, khuyến khích để các em tự tin hơn ở những câu hỏi tiếp theo - Hướng dẫn học tập bài học sau cần chi tiết, cụ thể 2- Đối với học sinh -Chuẩn bị nghiên cứu kĩ các thông tin, kiến thức trong SGK -Sẵn sàng tâm thế hợp tác với thầy trong tiết học -Tích cực hoạt động, chủ động nắm bắt, tiếp cận kiến thức Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong tiết dạy Ngữ văn THCS Với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, con người là nhân tố quan trọng trong sự phát triển. Trong tương lai con người ấy phải là con người biết hành động, sáng tạo, thích ứng nhanh với những thay đổi của khoa học, công nghệ một cách linh hoạt. Vì vậy, phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh là trung tâm của mọi hoạt động; giáo viên là người chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức mọi hoạt động sẽ đảm bảo cho ra đời một sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thế kỷ XXI là "Sản phẩm con người phát triển hoàn thiện, có khả năng lĩnh hội và vận dụng linh hoạt kiến thức của khoa học công nghệ vào cuộc sống". Tự nhận thấy kinh nghiệm của tôi còn rất khiêm tốn, bản thân tôi rất mong các bạn đồng nghiệp góp ý vào đề tài này để thực sự nó đem lại hiệu quả như mong muốn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Mạo Khê, Ngày 11 tháng 05 năm 2009 Người viết Vũ Thị Liên v.1- tài liệu tham khảo

File đính kèm:

  • docDoi moi PPGD mon Ngu Van lop 6 GV Vu Thi Lien Truong THCS Nguyen Duc Canh.doc