Đề tài Gây hứng thú cho trẻ trong giờ làm quen với chữ cái ở tiết 1

Trẻ mầm non hôm nay là những công dân của thế giới ngày mai, là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc.

Vì vậy, trường mầm non có một vị trí vai trò hết sức quan trọng trong quá trình đào tạo thế hệ trẻ, bởi trường mầm non là trường học đầu tiên của con người, là nơi cung cấp những cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Ngay từ lứa tuổi mầm non cần được phát triển toàn diện về mọi mặt tạo tiền đề cho sự phát triển sau này.

 Trong chương trình chăm sóc trẻ mẫu giáo bộ môn nào cũng quan trọng, môn này thúc đẩy và làm nền tảng cho môn học kia. Mỗi một môn học đều có tầm quan trọng riêng, vì vậy đòi hỏi sự sáng tạo của cô trong tiết dạy, giúp trẻ dễ nhớ, khắc sâu kiến thức và phát triển trí tuệ, tư duy óc sáng tạo đó là sự cốt yếu, song song với các môn khác bộ môn làm quen chữ cái đã góp phần phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi về nhận thức và nhân cách. Đặc biệt trong việc chuẩn bị cho trẻ đi học lớp 1.

Thực hiện bộ môn làm quen chữ cái ( chương trình đổi mới) có 2 loại tiết, ở mỗi loại tiết đều có yêu cầu và phương pháp thực hiện khác nhau. Nhưng trình tự các tiết dạy ở nhóm chữ đều như nhau, nếu như chúng ta sử dụng cách dạy lặp đi lặp lại giống nhau thì trẻ sẽ nhàm chán, đơn điệu, dẫn đến nhận thức của trẻ thụ động. Vì vậy khi tổ chức các tiết dạy trong nhóm chữ nào cần có sự linh hoạt, thay đổi hình thức chuyển tiếp nhẹ nhàng.

Chính vì lý do quan trọng ở trên nên tôi đã chọn đề tài “Gây hứng thú cho trẻ trong giờ làm quen với chữ cái ở tiết 1”để nghiên cứu và làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6109 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Gây hứng thú cho trẻ trong giờ làm quen với chữ cái ở tiết 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mục lục phần mở đầu lý do chọn đề tài mục đích nghiên cứu giới hạn đề tài khách thể và đối tượng nghiên cứu giả thiết nghiên cứu nhiệm vụ nghiên cứu phương pháp nghiên cứu kế hoạch nghiên cứu phần nội dung Gây hứng thú phần giới thiệu bài Gây hứng thú phần trò chơi chữ cái Tạo môi trường chữ cái, chữ viết trong lớp học kết quả đạt được bài học kinh nghiệm phần mở đầu lý do chọn đề tài Cơ sở lý luận Trẻ mầm non hôm nay là những công dân của thế giới ngày mai, là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc. Vì vậy, trường mầm non có một vị trí vai trò hết sức quan trọng trong quá trình đào tạo thế hệ trẻ, bởi trường mầm non là trường học đầu tiên của con người, là nơi cung cấp những cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Ngay từ lứa tuổi mầm non cần được phát triển toàn diện về mọi mặt tạo tiền đề cho sự phát triển sau này. Trong chương trình chăm sóc trẻ mẫu giáo bộ môn nào cũng quan trọng, môn này thúc đẩy và làm nền tảng cho môn học kia. Mỗi một môn học đều có tầm quan trọng riêng, vì vậy đòi hỏi sự sáng tạo của cô trong tiết dạy, giúp trẻ dễ nhớ, khắc sâu kiến thức và phát triển trí tuệ, tư duy óc sáng tạo đó là sự cốt yếu, song song với các môn khác bộ môn làm quen chữ cái đã góp phần phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi về nhận thức và nhân cách. Đặc biệt trong việc chuẩn bị cho trẻ đi học lớp 1. Thực hiện bộ môn làm quen chữ cái ( chương trình đổi mới) có 2 loại tiết, ở mỗi loại tiết đều có yêu cầu và phương pháp thực hiện khác nhau. Nhưng trình tự các tiết dạy ở nhóm chữ đều như nhau, nếu như chúng ta sử dụng cách dạy lặp đi lặp lại giống nhau thì trẻ sẽ nhàm chán, đơn điệu, dẫn đến nhận thức của trẻ thụ động. Vì vậy khi tổ chức các tiết dạy trong nhóm chữ nào cần có sự linh hoạt, thay đổi hình thức chuyển tiếp nhẹ nhàng. Chính vì lý do quan trọng ở trên nên tôi đã chọn đề tài “Gây hứng thú cho trẻ trong giờ làm quen với chữ cái ở tiết 1”để nghiên cứu và làm sáng kiến kinh nghiệm của mình. Cơ sở thực tiễn: Khó khăn. Năm học 2008-2009 tôi được phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo 5 tuổi đổi mới khu trung tâm. Chương trình đổi mới có những nội dung khiến cô và cháu phải nỗ lực nhiều trong việc dạy và học. Nếu cô giáo chỉ tổ chức một tiết dạy bình thường trên lớp không có sự sáng tạo cho tiết dạy của mình thì kết quả giảng dạy cũng chỉ ở mức bình thường không thu hút được trẻ vào tiết học. Vì thế để có một tiết học làm quen chữ cái hấp dẫn mang lại hiệu quả cô giáo cần phải đầu tư suy nghĩ ra nhiều hình thức sáng tạo để tổ chức tiết học. Bên cạnh đó, trong tổng 32 trẻ lớp tôi chủ nhiệm có 1/3 số cháu là 4 tuổi và các cháu chủ yếu là nông thôn, một nửa lớp chưa học qua các lớp mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ. Vì vậy sự tiếp thu của các cháu chưa đồng đều còn nhiều hạn chế. Có 60% số trẻ nhận thức nhanh, 30% số trẻ nhận thức trung bình, số trẻ nhận thức chậm chiếm 10%. Có 60% số trẻ nhanh nhẹn linh hoạt, 40% số trẻ còn nhút nhát. Kết quả điều tra này cũng gây ảnh hưởng không ít đến quá trình giảng dạy của giáo viên về việc tiếp thu kiến thức của trẻ. Thuận lợi. Ban giám hiệu nhà trường quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện cho giáo viên được dự giờ Trẻ 5 tuổi rất hứng thú và thích học chữ cái. Phụ huynh học sinh quan tâm và mong muốn con em mình học tốt môn chữ cái. Từ những thuận lợi, khó khăn trên bản thân tôi đã suy nghĩ tập trung nghiên cứu để làm thế nào dạy được cho trẻ những giờ học chữ cái hay và hấp dẫn. II.Mục đích nghiên cứu: Thông qua quá trình nghiên cứu tôi muốn tìm ra một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ trong giờ làm quen với chữ cái III.Giới hạn đề tài: Lớp mẫu giáo 5-6 tuổi –khu trung tâm – Trường mầm non Phương Đông- thị xã Uông Bí-Quảng Ninh. Trong thời gian 1 năm học. IV. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu: Giờ làm quen chữ cái ở tiết 1 Đối tượng nghiên cứu Hứng thú của trẻ trong giờ làm quen chữ cái V. Giả thiết nghiên cứu: Khi thực hiện nghiên cứu đề tài này, tôi giả thiết nếu không có những thủ thuật, những biện pháp gây hứng thú thì giờ học sẽ nhàm chán. Vậy nếu có những biện pháp , thủ thuật gây hứng thú thì giờ học làm quen chữ cái sẽ đạt kết quả cao. VI. Nhiệm vụ nghiên cứu: -Gây hứng thú phần giới thiệu bài -Gây hứng thú phần tổ chức trò chơi chữ cái -Tạo môi trường chữ cái, chữ viết VII. Phương pháp nghiên cứu: -Đọc và nghiên cứu “Chương trình hướng dẫn” thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ của vụ giáo dục mầm non Bộ giáo dục đào tạo biên soạn -Tham khảo tuyển tập : Những trò chơi với chữ cái và phát triển ngôn ngữ. -Dự các chuyên đề của phòng, trường tổ chức, dự giờ đồng nghiệp. -Nghe đài, đọc sách báo, xem ti vi... -Phương pháp đàm thoại. -Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan. -Phương pháp thực hành. -Phương pháp tổng hợp đánh giá. VIII. Kế hoạch thực hiện phần nội dung I.Gây hứng thú phần giới thiệu bài: Trình tự các tiết môn LQCC ở các nhóm chữ đều như nhau, vì vậy muốn tổ chức giờ học LQCC hấp dần sôi nổi tôi thấy việc đầu tiên là phải đầu tư vào bài soạn của mình, xác định đúng yêu cầu của bài đề ra thì mới có sự định hướng dẫn trẻ tiếp thu bài cho tốt. Trong tiết dạy, việc sử dụng lời nói đầu, dẫn dắt trò chuyện vào bài có phong phú, thì mới thu hút được sự chú ý, ghi nhớ của trẻ làm cho trẻ hứng thú, tinh thần thoải mái khi học. Ví dụ: Dạy trẻ LQCC u-ư (chủ đề nhánh “ngày nhà giáo VN”-chủ đề “Một số nghề”) cô giới thiệu với trẻ về cô giáo cũ của cô và muốn dẫn học trò của mình đến thăm bà giáo và chúc mừng bà nhân ngày nhà giáo Việt Nam. Bằng hình thức này không những trẻ biết ý nghĩa của ngày nhà giáo VN, biết quý trọng cô giáo của mình mà còn gây hứng thú cho trẻ khi bắt đầu tiết học. Trẻ ở độ tuổi này rất hiếu động, thích khám phá tìm tòi và thích sự mới lạ . Chính vì vậy để tiết học hấp dẫn đối với trẻ tôi luôn thay đổi cách trò chuyện chủ đề, giới thiệu bài. Ví dụ: Khi cho trẻ làm quen chữ cái i-t-c (chủ đề thế giới động vật) tôi dẫn trẻ đến công viên và cùng nhau tham gia trò chơi “ vòng quay kỳ diệu”. ở đó tôi đã chuẩn bị 1 bảng quay có gắn số. Trẻ được tham gia quay, nếu quay vào ô có số nào thì được mở hộp quà có số đó ( tích hợp toán) và yêu cầu trẻ đoán hộp quà đó có con gì, thuộc nhóm con nào. Cũng tại đây tôi sẽ tổ chức hội thi “ ghép thẻ từ”. Tôi dùng hình thức chia nhóm bằng cách: Tôi làm một số bưu thiếp, trong các bưu thiếp tôi vẽ con cua (con tôm, con khỉ). Tôi tặng cho mỗi trẻ một tấm bưu thiếp , cho trẻ đoán xem trong bưu thiếp có gì đặc biệt và yêu cầu: bạn nào có bưu thiếp mang hình con vật giống nhau thì đứng thành một nhóm, tôi lại cho trẻ đếm xem có bao nhiêu bạn có bưu thiếp mang hình con cua ( con tôm , con khỉ ). Sau đó cô giao nhiệm vụ những bạn có bưu thiếp mang hình con cua thì sẽ ghép từ “ con cua”, những bạn có hình con tôm thì ghép thẻ từ “con tôm”, những bạn có hình con khỉ thì ghép từ “con khỉ”, được giao nhiệm vụ như vậy các cháu trong nhóm sẽ phải phối hợp cùng nhau để ghép từ đua với nhóm khác. Các cháu sẽ rất hứng thú và tạo được sự đoàn kết với nhau. Tạo cho trẻ cảm giác tò mò, thích thú ngay đầu tiết học là rất quan trọng. Với hình thức này tôi thấy tất cả các trẻ đều được tham gia và rất thích thú. II.Gây hứng thú phần tổ chức trò chơi chữ cái cho trẻ: Do đặc điểm của lớp tôi trình độ nhận thức của các cháu không đồng đều, tôi đã đề ra mục tiêu: Tất cả các cháu đều nắm được cấu tạo của các chữ cái và cách phát âm chính xác các chữ cái đó. Vì vậy trong giờ tổ chức cho trẻ chơi “những trò chơi với chữ cái” , nếu như cô giáo sử dụng đồ dùng có sẵn được lặp lại nhiều lần trẻ sẽ nhàm chán, khả năng tập trung chú ý hạn chế. Vậy việc cần thiết cô giáo phải chịu khó làm đồ dùng thay đổi trong các tiết học kết hợp cách sử dụng gây hứng thú cho trẻ khi tổ chức các trò chơi. Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi tìm chữ cái h, k, m, n, l,theo hiệu lệnh của cô chẳng hạn tôi có thể thay thế các thẻ chữ cái bằng các loại hoa có gắn chữ cái h, k, m, n, l, ( nếu nhóm chữ cái này học trong chủ đề “Thế giới thực vật”), để trẻ chọn nhanh chữ cái theo hiệu lệnh của cô. Bằng hình thức này không những trẻ được phát âm các chữ cái mà còn biết các chữ cái vừa học đó có trong tên các loại hoa ( chữ h có trong từ hoa hồng, k-loa kèn, m-mai vàng, n- hoa nhài, l- lục bình) và trẻ còn biết đặc điểm một số loại hoa. Trong tiết 1 trò chơi chữ cái chính là công cụ nhằm ôn luyện và củng cố kiến thức ở trẻ, trò chơi đối với trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ mầm non luôn luôn được quan tâm, phương pháp giáo dục thuận lợinhất là thông qua trò chơi giúp trẻ ôn luyện kiến thức, khắc sâu kiến thức, qua các trò chơi trẻ có cảm giác thoải mái nhẹ nhàng nhưng lại dễ hiểu. Chính vì vậy tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi những trò chơi phù hợp với bài và trong một giờ học tôi luôn sắp xếp những trò chơi động –tĩnh xen kẽ nhau để tạo cho trẻ thoải mái, chống mệt mỏi. Ví dụ: Để chơi trò chơi “ Tìm chữ cái trong tranh” thay cho hình thức cô đưa từng tranh ra giới thiệu từ sau đó gọi cháu lên tìm chữ cái đã học. Tôi đã gắn những tranh đó lên tường và sưu tầm vẽ thêm những bức tranh sau đó viết những câu thơ, câu ca dao có chứa chữ cái đó cho cháu tự tìm và gạch chân chữ cái đó rồi đếm xem có bao nhiêu chữ cái vừa học trong bài thơ, câu ca dao ( viết số tương ứng). Như thế ta vừa tích hợp được các môn học ( toán, MTXQ, văn học...) vừa phát huy được óc quan sát và khả năng phán đoán của trẻ. Với sự thay đổi hình thức như vậy các cháu hăng hái và tích cực hơn với trò chơi này và tất cả các cháu đều cùng quan sát, tìm kiếm phát huy được tính tích cực của trẻ. Tôi thấy đồ dùng dạy học, những trò chơi mới lạ là vấn đề cần thiết trong việc tổ chức tiết học. Đồ dùng, trò chơi thay đổi thì sẽ tạo cho trẻ sự thoải mái , không nhàm chán, trẻ tích cực tham gia hoạt động và tiếp thu bài nhanh. Nhưng đối với trẻ thay đổi trò chơi vẫn chưa đủ mà trẻ còn cần những lời nói dịu dàng chuyền cảm của cô. Chính vì vậy khi tổ chức các trò chơi cô phải nói nhẹ nhàng, cùng với ánh mắt dịu dàng, gần gũi, đôi khi giọng nói pha chút vẻ bí mật cộng với động tác tay của cô sẽ gây được hứng thú cho trẻ. Ví dụ: Tôi sẽ vẽ một căn phòng ngủ có kí hiệu chữ cái u-ư ở một số vị trí khác nhau trong phòng (chưa có đồ dùng) , và tôi vẽ một số đồ dùng trong phòng ngủ có gắn chữ cái- được cắt rời ( giường –ư, tủ đứng-u, tủ tuờng-ư, quạt-u, đèn ngủ-u, chậu hoa-u, đồng hồ treo tường-ư ). Với những đồ dùng này tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ nhà thiết kế giỏi” Khi chơi tôi giới thiệu: Các con ạ nghe tin con trai mình sắp về nên bà giáo Hà đã chuần bị sẵn một phòng ngủ cho con , nhưng bà chưa biết bố trí các đồ dùng trong phòng như thế nào cho hợp lý. Nghe tin lớp mình có nhiều nhân tài, nên bà muốn nhờ các con hãy sắp xếp giúp bà. Nhưng bà muốn các con hãy bố trí căn phòng không những hợp lý mà con sao cho những đồ dùng mang chữ cái nào thì gắn vào vị trí mang chữ cái đó. Bằng hình thức trên tôi thấy lớp tôi rất hứng thú tham gia trò chơi và giờ học cùng sôi nổi đạt kết quả. III.Tạo môi trường chữ cái,chữ viết trong lớp học: Trẻ ở độ tuổi 5-6 tuổi học lớp mẫu giáo lớn sẽ được làm quen với 29 chữ cái Tiếng Việt về hình dạng, cách phát âm đồng thời còn được làm quen với các kỹ năng cần thiết cho việc đọc hoặc viết của trẻ. Để trẻ tiếp thu nhanh và hiệu quả thì trước hết ta phải tạo môi trường chữ viết thật hấp dẫn để hàng ngày trẻ được tiếp xúc, được tri giác sẽ giúp trẻ củng cố kỹ năng nhận biết và phát âm chữ cái. Ví dụ: Tôi đã vẽ những bức tranh hoặc cắt dán những hình ảnh ngộ nghĩnh dáng yêu như: các bạn nhỏ đang nô đùa trong sân trường, cô và trẻ đang tập múa( chủ đề trường mầm non). Nhưng khi sang chủ đề khác tôi lại vẽ hoặc sưu tầm tranh khác cho phù hợp. Chủ đề thế giới động vật tôi sưu tầm tranh vẽ một đàn cá đang tung tăng bơi, những chú vịt đang bơi lội dưới ao hay những chú khỉ đang đu mình trên cây... và bên dưới các hình vẽ đó viết những câu thơ, câu ca dao để trẻ nhận biết hình vẽ có liên quan đến chữ viết. Như chúng ta đã biết trẻ nhỏ luôn yêu thích cái đẹp, thích cái mới lạ và đặc biệt trẻ rất thích tự mình tạo ra sản phẩm để trang trí lớp .Để kích thích tính sáng tạo cho trẻ cô giáo cần gợi mở, hứng trẻ cung tham gia vào việc tạo môi trường chữ viết chữ cái bằng cách: Khi sắp học đến chủ điểm gì cô có thể gợi ý để trẻ sưu tầm tranh về chủ đề đó, sau đó cô gợi ý hỏi trẻvề nội dung bức tranh,cô viết một câu ngắn gọn về bức tranh và hỏi trẻ trong những cái này con đã học những chữ cái nào, vậy con hãy chon những chữ cái đã học dán vào cạnh bức tranh. Ngoài viết chữ trên những bức tranh , trong các góc chơi tôi thường gắn chữ tương ứng. Ví dụ: Tại góc bán hàng tôi thường lấy túi bóng bọc sản phẩm và viết tên trên đó( nước me, chả nem, mỳ phở, sữa tươi...) Như vậy môi trường chữ cái rất phong phú nếu chúng ta biết tận dụngvà vận dụng hướng dẫn trẻ học môn này thì việc học tập của trẻ nhẹ nhàng, trẻ tiếp thu kiến thức tốt hơn. Do đó cô giáo cần kết hợp với phụ huynh trao đổi và thống nhất cách tạo môi trường chữ cái ở nhà cho trẻ tự trang trí vào “ góc học tập” của trẻ và hỏi trẻ, hướng dẫn trẻ cách phát âm chữ cái đã học ghi trong lịch, sách báo hoặc nhãn mác. kết quả đạt được: Qua quá trình phấn đấu học hỏi, tìm tòi áp dụng mọi hình thức gây thích thú ở trẻ giờ làm quen chữ cái, đến nay trẻ rất thích học chữ cái, chất lượng giờ dạy của tôi đã nâng cao rõ rệt, giờ dạy đạt từ trung bình tôi đã nâng lên đạt khá giỏi. Kết quả trên trẻ đạt: -Trẻ hứng thú tích cực học tập. -100% trẻ nhận biết 29 chữ cái. -95% trẻ tô đúng và đẹp bài học rút kinh nghiệm Để có được cho mình những bài dạy làm quen chữ cái hay, đạt kết quả tốt, tôi tự rút ra những kinh nghiệm cho bản thân mình: 1. Giáo viên phải tâm huyết với nghề, nắm chắc phương pháp bộ môn. 2. Nghiên cứu kỹ hướng dẫn thực hiện trong chương trình chăm sóc, giáo dục mẫu giáo. 3.Thường xuyên trau dồi lời nói và phong cách lên lớp. 4.Tận dụng mọi lúc, mọi nơi để trẻ được làm quen với chữ cái 5.Đầu tư thời gian cho giờ dạy. 6. Một yếu tố không kém phần quan trọng để mtạo nên sự thành côngđó là sự phối hợp với cha mẹ học sinh. Trên đây là một số hình thức gây hứng thú trong giờ làm quen chữ cái ở lớp mẫu giáo 5-6 tuổi. Rất mong được sự góp ý, giúp đỡ của ban giám hiệu, để tôi có những kinh nghiệm đạt hiệu quả cao hơn./. Phương Đông, ngày 2 tháng 5 năm 2009 Người viết sáng kiến Nguyễn Thị Tuyến

File đính kèm:

  • docSang kien chu cai.doc
Giáo án liên quan