Chất lượng chữ viết của hs là vấn đề luôn được các trường tiểu học quan tâm .Người xưa cũng nói :"Nét chữ ,nết người" hàm ý hai vấn đề : thứ nhất , nét chữ thể hiện tính cách con người; thứ hai ,thông qua rèn luyện chữ viết mà giáo dục nhân cách con người.Như vậy dạy học sinh viết chữ đẹp ,giữ vở sạch vừa là mục đích vừa là phương tiện để giáo dục nhân cách học sinh.
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giải pháp để học sinh viết đúng mẫu, rõ ràng, đẹp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.Đặt vấn đề
1.Cơ sơ lý luận
Chất lượng chữ viết của hs là vấn đề luôn được các trường tiểu học quan tâm .Người xưa cũng nói :"Nét chữ ,nết người" hàm ý hai vấn đề : thứ nhất , nét chữ thể hiện tính cách con người; thứ hai ,thông qua rèn luyện chữ viết mà giáo dục nhân cách con người.Như vậy dạy học sinh viết chữ đẹp ,giữ vở sạch vừa là mục đích vừa là phương tiện để giáo dục nhân cách học sinh.
2.Thực trạng
Nhiều năm qua ,phong trào "vở sạch -Chữ đẹp" ở các trường ngày càng được coi trọng.Trên thực tế đã có nhiều học sinh viết chữ đúng mẫu ,rõ ràng ,đẹp song cũng còn có nhiều học sinh viết chữ còn nguệch ngoạc ,vở quăn mép ,xộc xệch...
Năm học 2007-2008 tôi được phân công dạy lớp một . Tôi rất lo lắng vì có nhiều học sinh tiếp thu chậm,lại không được sự quan tâm của gia đình nên chữ viết của các em rất xấu lại còn không theo kịp tốc độ viết của các bạn .Trăn trở với khó khăn đó tôi quyết tâm thực hiện các giải pháp tích luỹ được trong những năm qua đồng thời nghiên cứu tìm tòi các giải pháp mới để nâng cao chất lượng "Vở sạch -Chữ đẹp" cho lớp mình.
B.Giải pháp
*Giải pháp để HS viết đúng mẫu,rõ ràng,đẹp.
I.Tìm hiểu nguyên nhân vì sao HS viết chưa đẹp
Ngay từ đầu năm học tôi luôn cố gắng chấm hết tất cả các bài viết của HS để phân loại. Với những HS viết chưa đẹp tôi quan sát kỹ ,tìm hiểu xem vì sao chữ của các em chưa đẹp. Có nhiều lý do khiến chữ không đẹp đó là ánh sáng không đủ,tư thế ngồi viết cách cầm bút của các em không đúng , các nét cơ bản viết không đúng mẫu,liên kết các con chữ (nối nét)không đúng,viết dấu phụ , dấu thanh chưa đúng vị trí ,khoảng cách giữa các chữ không hợp lí v.v.v.
II.Dạy đúng quy trình
1.Tập viết
Trong giờ tập viết GV phải tiến hành đủ quy trình và thực sự chú trọng các yêu cầu sau
- Giới thiệu nội dung bài học :Trên cơ sở nội dung bài viết đã trình bày trên bảng lớp, gồm chữ các ,vần ,từ và dòng chữ ứng dụng GV đọc gộp cả tiếng,có thể giảng nghĩa từ và dòng chữ viết ứng dụng sau đó gọi HS đọc lại toàn bài (với hs lớp 1 và lớp 2 cần phải kết hợp đọc và đánh vần.)
- Phân tích cấu tạo chữ :
.Phân tích cấu tạo chữ cái :GV gợi ý ,đặt câu hỏi để HS nhận biết hình dáng và cấu tạo chữ cần dạy.Sự liên kết phối hợp giữa các nét,điểm đặt bút ,điểm dừng bút của chữ ở vị trí nào trên dòng kẻ.
.Phân tích vần,từ và dòng chữ viết ứng dụng :GV giúp HS củng cố lại một số chữ viết khó hoặc chữ cái mà HS hay viết sai,viết chưa chuẩn như :b,h,k,g,r,v,s...
- GV viết mẫu : Khi viết mẫu GV phải chuẩn, viết chậm ,vừa viết vừa phân tích cách viết như đặt bút ở đâu,nối để liên kết giữa các chữ cái ,dừng bút ở đâu,thứ tự viết dấu phụ,dấu thanh,vị trí dấu phụ ,dấu thanh ,khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng...
Đặc biệt với học sinh lớp một mẫu trình bày bảng con cho từng nội dung là rất cần thiết.
Cần chú trọng hơn trong việc dạy HS đưa nét chữ liên tục theo kỹ thuật viết liền mạch.
Một số học sinh có thói quen nhấc bút nhấc phấn sau mỗi chữ cái (Thói quen này được hình thành trước khi vào lớp một vì bố mẹ các em cho các em học trước ở nhà) nên nét chữ không trơn,giữa các chữ cái có khe hở,có chỗ gãy giữa điểm kết thúc của chữ cái này với điểm bắt đầu chữ cái kia,GV cần hướng dẫn các em nối liên kết liền mạch các chữ cái.Viết liền mạch không những làm cho tốc độ viết được nâng lên mà còn đảm bảo tính cân đối và yêu cầu thẩm mỹ của chữ viết.Trên cơ sở quan sát chữ mẫu,GV cần giúp cho HS phân tích xem trong từ có bao nhiêu chữ cái có độ cao như nhau,khoảng cách giữa các chữ như thế nào ? Trong từ có bao nhiêu điểm nối các chữ cái? Điểm xuất phát ,điểm nối và điểm dừng bút ở đâu?
Ví dụ :Viết chữ "hoan"
GV hỏi để hs nhận ra vùng liên kết trong chữ "hoan" được tạo bởi ba chỗ nối các chữ cái.Chỗ nối thứ nhất giữa "h" và "o" là liên kết một đầu .Điểm liên kết là điểm dừng bút của chữ "h";Chỗ nối thứ hai giữa "o" và "a" ở đây phải tạo liên kết bằng cách thêm nét phụ;Chỗ nối thứ ba là liên kết thuận chiều giữa "a" và "n".Vì điểm kết thúc của "a" và điểm bắt đầu của "n" không cùng vị trí cho nên phải tạo liên kết bằng cách kéo dài điểm kêt thúc của chữ cái "a" cho đi qua điểm bắt đầu của chữ cái "n".Điểm đặt bút của chữ "hoan" là điểm bắt đầu của chữ 'h" và điểm kết thúc chữ "hoan" là điểm kết thúc của chữ cái "n"
- Học sinh luyện tập viết trên bảng :Sau khi hs viết gv cho hs quan sát lại chữ mẫu và nêu câu hỏi để hs nhận xét chữ viết của mình,của bạn và sữa chữa những chỗ viết sai.Khi chữa chữ cho hs gv không viết đè lên chữ của HS mà viết chữ đúng vào bên cạnh.
-HS viết vào vở :
.GV nêu yêu cầu và nội dung cần viết trong bài tập viết(điểm đặt bút ,khung chữ,...).
.Trong khi hs viết gv hướng dẫn từng hs viết chữ (sửa chữa chữ sai,tư thế ngồi ,cách cầm bút,nhắc hs viết đúng mẫu chữ...)
.GV chấm điểm tại chỗ :Khi chấm bài viết gv đến từng hs chấm ,nhận xét cụ thể chỗ được chỗ chưa được để hs kịp thời sửa chữa và rút kinh nghiệm.
-Củng cố bài viết :Để nâng cao bài viết cũng là tạo cho giờ học một không khí vui tươi,mặt khác tạo điều kiện phối hợp nhịp nhàng giữa Tập viết với Học vần,Chính tả giáo viên tổ chức cho HS thi viết chữ đúng mẫu ,rõ ràng,đẹp các từ,câu có trong bài học vần tương ứng.Hoặc thi điền chữ đã học vào ô trống,thi tìm chữ đã học trong từ...
2.Chính tả: Chính tả gồm có hai loại bài :Tập chép và nghe viết .Trong cả hai loại bài này đều có yêu cầu của một bài tập viết (ngồi đúng tư thế ,cầm bút đúng kiểu;viết đúng mẫu;nối chữ đúng ,viết liền nét trước khi đánh các dấu phụ trong mỗi chữ,giữ vở sạch đẹp trong suốt năm học).Vì vậy trong bất kỳ loại bài nào tôi cũng sửa cho HS ngồi đúng tư thế ,cầm bút đúng kiểu .Đặc biệt tôi còn chuẩn bị bảng kẻ ô li để hướng dẫn hs viết lại một số chữ cái ,một số từ,câu mục đích giúp HS viết chữ đúng mẫu, đánh dấu thanh đúng vị trí ,khoảng cách giữa các chữ đúng quy định ...(vì khi viết chính tả ở những bài đầu HS lớp một thường viết chữ không đúng mẫu và giãn cách không đúng)
Khi tập chép nhiều người cho rằng HS không viết sai chính tả nhưng hoàn toàn không phải .Trong thực tế việc hs tự đọc lấy để chép lại sai rất nhiều đặc biệt khi viết các tiếng có phụ âm đầu ng/ngh;s/x;g/gh;c/q/k;...;các tiếng có vần inh,anh,ươu,...Những cái sai đó hầu hết do các em chưa được lặp lại nhiều lần quy tắc chính tả để thành thói quen hoặc do các em nói đớt "anh" thành "ăn","inh" thành "ưn";...Vì vậy trước khi HS viết vào vở GV yêu cầu HS đọc nhiều lần đoạn văn ,đoạn thơ cần chép ;gạch chân các chữ khó trong bài cho các em nhắc lại luật chính tả và viết các chữ hằng ngày các em thường viết sai vào giấy nháp vài lần.GV đến những HS hay viết sai nhắc riêng ,chấm chữa riêng để các em kịp thời sửa chữa.
Thường xuyên tích hợp luật chính tả với học vần,tập đọc .
Ví dụ : Trong bài Học vần em-êm ,Khi hs đọc từ ứng dụng ghế đệm giáo viên hỏi :
-Tại sao chữ ghế viết bằng gh ?
Hay trong bài tập đọc Quà của bố GV gạch chân chữ nghìn cho HS đọc cá nhân, đồng thanh rồi hỏi:
-Tại sao chữ nghìn viết bằng ngh ?
III.Tăng cường cho hs luyện viết chữ trong vở ô li:
Mặc dù đã có vở tập viết do nhà xuất bản giáo dục ấn hành nhưng theo tôi để chữ viết sớm đi vào thực tiễn đối với HS lớp một ,trong các giờ luyện thêm GV nên cho hs thực hành viết trong vở ô li ngay từ đầu năm học. Khi cho HS sinh luyện viết chữ vào vở ô li tôi chia các con chữ thành các nhóm đồng dạng rồi cho HS luyện viết các con chữ theo từng nhóm để HS có kỹ năng đặt bút và dừng bút đúng vị trí và cũng dễ hình thành kỹ năng viết chữ đúng mẫu cho các em.
Nhóm 1:nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét cong;c,o,ô,ơ,ơ,x.
Nhóm 2:nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét cong phối hợp với nét móc:a,ă,â,d,đ,q.
Nhóm 3:Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét móc:i,t,u,ư,m,n,p.
Nhóm 4:Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét khuyết :l,h,k,b,y,g.
Nhóm 5:nhóm chữ cái có nét móc phối hợp với nét cong:r,v,s.
Sau khi các em viết đúng mẫu các chữ cái viết tiếng ,từ,câu có các chữ cái phối hợp ở các nhóm .
Khi hướng dẫn HS viết vào vở ô li cũng phải chuẩn bị sẵn bảng kẻ ô li để viết mẫu và hướng dẫn tỉ mỉ nội dung và yêu cầu về kỹ năng viết của từng bài viết (chữ mẫu,các dấu chỉ khoảng cách chữ,dấu chỉ vị trí đặt bút ,thứ tự viết nét...) .Đồng thời GV cũng phải viết mẫu vào vở cho từng HS ,cho hs nhận xét cụ thể chiều cao,chiều rộng từng nét ,từng chữ cái,chỗ nối,thứ tự viết dấu phụ ,dấu thanh ;vị trí các dấu phụ,dấu thanh,khoảng cách giữa các chữ... Cho hs tập viết từ dễ đến khó ,từ ít đến nhiều ,tăng dần tốc độ viết.
Ngoài ra cần tận dụng việc viết các bài học ở các môn học khác để rèn chữ cho các em.
*Giải pháp để HS giữ vở sạch
Ngay từ đầu năm GV tham mưu với phụ huynh chọn mua vở đúng quy định có chất lượng giấy tốt.
Thường trước khi viết vào vở HS phải tập viết chữ bằng phấn trên bảng con.Khi sử dụng bảng con cần hướng dẫn các em cả cách lau bảng bằng giẻ ướt,cách lau tay sau khi viết để giữ vệ sinh .
Hướng dẫn HS cách gạch bỏ chữ viết sai bằng thước theo quy định,không để cho HS gạch bỏ một cách tuỳ tiện ,không nên cho hs xoá chữ viết sai bằng bút xoá .
Những ngày thời tiết nóng nực mồ hôi ra nhiều khi viết nên cho HS dùng khăn sạch để lau tay tránh để mồ hôi làm nhoè chữ.
Hướng dẫn hs để vở ngay ngắn trên bàn ,ngồi viết đúng tư thế ,không tì ngực vào bàn.
Nghiêm cấm việc mở thân bút ra thổi mực,nặn mực ra bàn để tránh làm bẩn tay,bẩn vở...
C.Kết quả
Đầu năm học một bên cạnh những em viết chữ tương đối đúng mẫu cũng có nhiều em viết chữ xấu ,không đúng mẫu ,sai chính tả,viết chậm ,vở bẩn như em Vân Na,Cảnh Hải,Cẩm Tú ,Hoài Thương,Hiếu,Hậu ,Nhung ,Phượng nhưng đến thời điểm này các em đã tiến bộ rất nhiều.Cụ thể qua các lần kiểm tra như sau
TT
Họ và tên
VS
CĐ
XL
VS
CĐ
XL
VS
CĐ
XL
VS
CĐ
XL
XLC
1
Ng.Cảnh Hải
4
5
B
6
6
A
9
7
A
9
7
A
A
2
Lê Văn Hiếu
4
5
A
5
6
A
6
8
A
6
8
A
A
3
Ng.Thị Hậu
5
6
A
5
7
A
9
7
A
9
7
A
A
4
Tr.Vân Na
5
5
A
6
6
A
9
7
A
9
7
A
A
5
Ng.Thị Nhung
5
5
A
6
6
A
9
7
A
9
7
A
A
6
Ngô T Phượng
5
6
A
6
7
A
9
7
A
9
7
A
A
7
Ng Cẩm Tú
5
4
A
6
7
A
9
7
A
9
7
A
A
8
Ng.H.Thương
4
4
B
5
6
A
9
8
A
9
8
A
A
D. Bài học kinh nghiệm
Đối với lớp một nói riêng,bậc học tiểu học nói chung ,sự nghiêm khắc của GV về chất lượng chữ viết ở tất cả các môn học là cần thiết .Có như vậy việc luyện tập chữ viết mới được củng cố đồng bộ thường xuyên.Việc làm này đòi hỏi người giáo viên ngoài những hiểu biết về chuyên môn,còn đòi hỏi sự kiên trì ,cẩn thận,tỉ mỉ lòng yêu nghề mến trẻ.Bởi vì để đạt được kết quả tốt trong việc "Rèn chữ -Giữ vở" không phải một hai ngày mà phải trải qua cả quá trình học tập của HS trong suốt cả cấp học.
Đúc rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy,vận dụng sáng tạo các phương pháp phù hợp với tình hình thực tế từng học sinh trong lớp.
Trên đây là một số giải pháp tôi đã áp dụng để giúp HS lớp tôi viết chữ đẹp -giữ vở sạch.Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp.
Hưng đông ,ngày 30 tháng 3 năm 2008
.
File đính kèm:
- SKKN ve VSCD.doc