Đề tài Giáo dục văn học trong nhà trường mầm non

 Văn học là môn học rất cần thiết và không thể thiếu được trong cuộc sống con người, đặc biệt đối với trẻ mầm non. Văn học đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về bản thân, về cuộc sống xung quanh, văn học không những nuôi dưỡng trẻ mà còn phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, óc sáng tạo nghệ thuật. Việc đưa văn học đến với trẻ mầm non là một việc làm rất quan trọng và cần thiết, vì vậy mà đưa văn học đến với trẻ ta phải nghiên cứu lựa chọn những tác phẩm hay phù hợp với tâm sinh lý của trẻ. Cô giáo biết sử dụng phương pháp, biện pháp khoa học, biết tìm tòi khám phá sáng tạo những phương pháp biện pháp tích đưa thế giới ông bụt, bà tiên đi vào lòng trẻ một cách nhẹ nhàng sinh động.

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3684 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giáo dục văn học trong nhà trường mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A- Phần mở đầu I - Lý do chọn đề tài: Văn học là môn học rất cần thiết và không thể thiếu được trong cuộc sống con người, đặc biệt đối với trẻ mầm non. Văn học đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về bản thân, về cuộc sống xung quanh, văn học không những nuôi dưỡng trẻ mà còn phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, óc sáng tạo nghệ thuật. Việc đưa văn học đến với trẻ mầm non là một việc làm rất quan trọng và cần thiết, vì vậy mà đưa văn học đến với trẻ ta phải nghiên cứu lựa chọn những tác phẩm hay phù hợp với tâm sinh lý của trẻ. Cô giáo biết sử dụng phương pháp, biện pháp khoa học, biết tìm tòi khám phá sáng tạo những phương pháp biện pháp tích đưa thế giới ông bụt, bà tiên đi vào lòng trẻ một cách nhẹ nhàng sinh động. Việc đưa chương trình giáo dục văn học vào các trường mầm non mấy năm gần đây đã được thực hiện thường xuyên nhằm giáo dục trẻ biết yêu thương mọi người xung quanh, biết yêu cảnh đẹp , yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước… Người trực tiếp truyền thụ kiến thức của bộ môn này là các cô giáo mầm non. Vì vậy việc chỉ đạo thực hiện bộ môn này kể cả giáo viên cũng như cán bộ quản lý còn có một hạn chế đó là : Một số giáo viên năng khiếu dạy môn văn học kém, kết hợp, với trang thiết bị cho lớp học bộ môn còn hạn chế. Xuất phát từ thực trạng trên, cùng với sự chỉ đạo của ngành học 2003 -2004 trường mầm non Nga Liên, thực hiện chuyên đề văn học ở các lớp theo sự chỉ đạo của phòng giáo dục, để thực hiện tốt chuyên đề này tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để góp phần giáo dục văn học trong nhà trường mầm non ngày càng có hiệu quả. II- Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu tài liệu qua chuyên đề văn học ở lứa tuổi mầm non - Nghiên cứu thực tế ở các trường mầm non chuẩn ở huyện - Nghiên cứu thực tế ở các trường mầm non ở Nga Liên III- Phương pháp nghiên cứu: - Tổng kết kinh nghiệm giáo dục - Điều tra và trò chuyện - Đọc sách báo tham khảo tài liệu có liên quan - Sưu tầm sách báo, truyện ngoài chương trình, những nội dung có liên quan đến bộ môn. IV- Đối tượng nghiên cứu: - Tranh ảnh đồ dùng phục vụ bộ môn văn học ở các độ tuổi - Cô và các cháu ở trường mầm non Nga Liên - Cô và cháu ở trường chuẩn thị trấn Nga Sơn B -Nội dung I - Vấn đề chung: Từ lý luận và thực tiễn ta có thể khẳng định rằng văn học là một bộ môn rất quan trọng đối với con người đặc biệt là lứa tuổi mầm non, trẻ mẫu giáo khi được làm quen với bộ môn này qua các hình ảnh cụ thể, qua các cử chỉ hành động của các nhân vật, trẻ phần nào hiểu được cái hay, cái đẹp, cái thiện, cái ác trong cuộc sống. Qua văn học trẻ biết những thói hư tật xấu để tránh, từ đó hướng tới cái thiện và học cái thông minh, lòng dũng cảm, những tình cảm, cử chỉ và hành động tốt đẹp được trẻ khắc sâu và vân dụng trong cuộc sống hàng ngàycủa mình. Ví dụ : Trẻ học được trí thông minh và lòng dũng cảm của Dê đen đã đánh lại Sói hung ác. Những ưu điểm đó là quá trình giáo dục lâu dài có sự kết hợp hài hoà giữa nhà trường gia đình và xã hội trong đó quan trọng nhất là cô giáo mầm non và xã hội. Để làm tốt chuyên đề này đòi hỏi các cô giáo phải thực sự yêu nghề mến trẻ, ban giám hiệu phải thực sự đi sâu hiểu biết chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chuyên đề “Làm quen với văn học” , chuyên đề này trường được phòng giáo dục quan tâm và giúp đỡ chỉ đạo II- Yêu cầu thực hiện chuyên đề: 1- Đối với Ban giám hiệu Bản thân tôi là người phụ trách về chuyên môn có nhiệm vụ lên kế hoạch các bộ môn trong đó có bộ môn “Làm quen với văn học”cụ thể là kiểm tra thường xuyên các nhóm lớp thực hiện chương trình. Dự các tiết học thơ, kể chuyện, đọc ca dao, đồng giao… qua đó rút ra được những ưu điểm, nhược điểm của giáo viên góp ý kịp thời. Mặt khác, ban giám hiệu luôn chú ý bồi dưỡng chuyên môn và cung cấp đầy đủ các loại tranh thơ, truyện ở các góc văn học của các lớp trong trường, sau đó lập kế hoạch báo cáo với hiệu trưởng cho sửa sang và trang bị thêm những đồ dùng dạy học phục vụ cần thiết cho chuyên đề, theo dõi nghiên cưú xem những đồ dùng đó có phù hợp với chuyên đề hay không. Tôi luôn chú trọng đến việc nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên trong trường bằng cách lập kế hoạch cử cô giáo đi học hỏi thêm ở các trường chuẩn. Bên cạnh đó tôi còn tổ chức xây dựng các tiết mẫu để giáo viên được dự giờ rút kinh nghiệm. Hình thức này tôi tổ chức thực hiện rất tốt ngay từ giai đoạn 1 của năm học. Tôi tổ chức xây dựng giờ kể chuyện cho 15 giáo viên trong trường được dự và rútkinh nghiệm, sang tháng 1 tôi tham mưu với Phòng giáo dục chỉ đạo chuyên đề văn học mẫu cho toàn trường. Tôi đã nghiên cứu lên kế hoạch xây dựng ngay tiết dạy mẫu cho 15 giáo viên dự , tiết dạy này do cô Lê Thị Hương lớp 5 - 6 tuổi thực hiện. Có thể nói đây là một tiết dạy được hội đồng nhà trường đánh giá cao. Song song với những việc làm đó tôi đã phối hợp với Công đoàn nhà trường phát động đoàn viên toàn trường sưu tầm các tranh thơ, truyện, các loại sách có những câu chuyện, những bài thơ phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo để đóng góp cho môn văn học thêm phong phú. Qua đợt phát động này, trường đã có 115 các loại sách tranh truyện làm cho góc văn học nhà trường thêm phong phú. Tóm lại việc thực hiện chuyên đề “Làm quen với văn học” có hiệu quả thì ban giám hiệu phải kết hợp chặt chẽ với chuyên môn đôn đốc kiểm tra thường xuyên việc tổ chức thực hiện chương trình dạy bộ môn này. Để thực hiện tốt bộ môn này trong các nhóm lớp thì điều trọng tâm nhất là vấn đề cơ sở vật chất- trang thiết bị đồ dùng dạy học phải đầy đủ. 2- Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy : Hiện nay ngành học mầm non đang được Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt là giáo viên mầm non. Vì vậy cô giáo phải là người tổ chức các hình thức giáo dục cho trẻ “Làm quen với văn học” ở các nhóm, lớp yêu cầu đối với các cô giáo phải thực hiện thế nào ? Trước hết cô giáo phải nắm vững được nội dung và phương pháp giảng dạy của chương trình, biết áp dụng nội dung phương pháp một cách linh hoạt, biết tạo tình huống, sử lý tình huống trong mọi trường hợp, biết tạo ra môi trường và không khí tốt giữa cô giáo và phụ huynh , giữa cô và cháu. Trên cơ sở đó, cô có thể năm vững được tâm lý và khả năng cảm thụ văn học của từng trẻ biết đánh giá quá trình phát triển văn học của từng trẻ trong lớp học . Từ đó có thể phát hiện được trẻ khiếm khuyết của mình về đọc thơ diễn cảm hay không, kể chuyện chất giọng kể, bắt chước các nhân vật giống hay không giống hoặc kể sáng tạo...để rồi tôi có kế hoạch cho các giáo viên các lớp có phương pháp bồi dưỡng cho mỗi cá thể. Bên cạnh nhiệm vụ chuyên môn, tôi còn chỉ đạo biết tự tạo đồ dùng để dạy học và có trách nhiệm bảo vệ đồ dùng sạch đẹp , ngoài ra giáo viên phải tự lập kế hoạch tuần , tháng về các bộ môn đặc biệt về chuyên đề văn học, cô giáo có quyển sổ riêng, thường xuyên ghi chép quá trình phát triển văn học của trẻ vào sổ, cô dành thời gian tạo cơ hội gặp cha mẹ của trẻ trao đổi với họ về tình hình sức khoẻ cũng như học tập các môn học nhưng trọng tâm là môn văn học cô đang thực hiện chuyên đề để phụ huynh kết hợp cùng với cô dạy dỗ thêm về kiến thức văn học góp phần làm tăng chất lượng giảng dạy bộ môn. 3- Đối với chuyên môn nhà trường. Để bộ môn đạt chất lượng cao , ngay từ đầu năm học hiệu phó chuyên môn đã tổ chức cuộc họp phụ huynh đông đủ, trong cuộc họp tôi đã phổ biến về mảng chuyên môn trong đó nhằm nhấn mạnh chuyên đề “Làm quen với văn học” mà hiện nay nhà trường đang thực hiện. Trong cuộc họp này phần đa phụ huynh rất tâm đắc và cử ban chấp hành hội có trách nhiệm sưu tầm, góp các loại tranh, truyện , sách báo có liên quan đến nội dung văn học . Tháng 12 năm 2003 trường tổ chức hội thi giáo viên giỏi cấp trường, chúng tôi đã mời các chi hội trưởng chi hội phụ huynh của các lớp đến dự . Qua hội thi đó, họ đã biết rất rõ các hoạt động cô và cháu trong một ngày và đặc biệt là tiết dạy văn học. Những lần tổ chức thi như vậy, phụ huynh hiểu rất rõ về ngành học của mình và chính họ là những tuyên truyền viên có hiệu quả cao trong nhà trường. Theo sự chỉ đạo của Phòng giáo dục tổ chức hội thi “ Văn học và chữ viết” ở các cấp tôi đã đến các trường bạn trong huyện, trong tỉnh đi học hỏi cách tổ chức, sau đó quyết định tổ chức hội thi “ Văn học và chữ viết” tại trường mình vào đầu tháng 2 - 2004. Trong cuộc thi này tôi cũng đã mời phụ huynh, các xóm trưởng, ban lãnh đạo địa phương lãnh đạo Phòng giáo dục về dự. Từ cuộc thi này họ đã hiểu và thấy được trách nhiệm của cô giáo và ngành học, phân biệt rõ ràng từng môn học ( Không còn quan niệm học mẫu giáo là chỉ có hát , múa ) từ đó để tạo nguồn kinh phí cho trường hoạt động. 4- Những thực tế và kết quả thực hiện chuyên đề : Chuyên đề :“ Làm quen với văn học” là một quá trình giáo dục nhằm hình thành nhân cách trẻ ở lứa tuổi còn thơ, vì từ khi trẻ mới lọt lòng, việc tiếp xúc đầu tiên với trẻ là văn học qua các làn dân ca ầu ơi từ mẹ, từ bà trẻ đi vào giấc ngủ, dần đã lớn lên theo năm tháng những câu hát đó đã thấm vào lòng trẻ, rồi trẻ biết yêu ông bà, cha , mẹ, biết quí trọng bạn bè và những người xung quanh. Từ đó trẻ biết yêu mến và giữ gìn cái đẹp, biết tránh xa những thói hư tật xấu, biết những kẻ tham lam độc ác như : tên nhà giàu trong truyện“Quả bầu tiên”, dì ghẻ trong tuyện “Tấm Cám”… Việc giáo dục bộ môn “ Làm quen với văn học” ở trường mầm non nhiều năm qua đã tiến hành song kết quả chưa được cao. Các hoạt động cũng như đồ dùng trong nhà trường còn nghèo nàn . Xuất phát từ thực tế trên, năm học 2003- 2004 Bộ giáo dục và đào tạo tiếp tục đưa chuyên đề “ văn học và chữ viết ” vào nhà trường coi là chuyên đề chính của ngành học . - Thực trạng ở trường mầm non Nga Liên: Để thực hiện tốt chuyên đề “Làm quen với văn học”có hiệu quả tôi đã phải suy nghĩ tìm tòi trong sách báo - thông tin qua truyền hình , các trường điển hình trong tỉnh, trong nước … qua kinh nghiệm của đồng nghiệp. Cùng tham gia thực hiện chuyên đề với tôi là đội ngũ giáo viên đã có kinh nghiệm lâu năm yêu nghề, mến trẻ say sưa với công việc, luôn phấn đấu nỗ lực không ngừng trong mọi lĩnh vực, cùng với sự hiếu học của học sinh ,đặc biệt là sự quan tâm của ngành học, các lãnh đạo địa phương, các bậc cha mẹ phu huynh học sinh. Ban giám hiệu chúng tôi đã tìm ra cách lý giải cho chuyên đề, không để tình trạng tiết học nhàm chán và lập lại những năm trước, tất cả đều tập trung cho đề tài nhằm mang lại hiệu quả cao hơn. Và tôi đã thực hiện theo tính chất tập thể như sau : a, Tổ chức khảo sát số lượng, chất lượng Tôi xin ý kiến chỉ đạo của đồng chí hiệu trưởng, lập kế hoạch, lên phương án , thông qua ban chất lượng, ban thanh tra Công đoàn để tiến hành thực nghiệm các lớp sau : * Thực nghiệm 2 lớp 5 tuổi : - Lớp cô Lê Hương : 30 cháu - Lớp cô Mai Lan : 25 cháu Tổng số là 55 cháu tham gia thực nghiệm . Qua khảo sát bộ môn “ Làm quen với văn học” kết quả đạt : - Giai đoạn 1: 35 cháu đạt loại tốt, 12 cháu đạt loại khá , 8 cháu trung bình - Giai đoạn 2: Thực hiện kiểm tra khảo sát 2 lớp - 39 cháu loại tốt , 11 cháu loại khá , 5 cháu trung bình. ở giai đoạn 1 thì trường mới thực hiện chuyên đề nên chất lượng còn thấp, sang giai đoạn 2 trường đi sâu vào chuyên đề hơn, tôi thấy chất lượng cao hơn. Các cháu mạnh dạn, vui vẻ nói năng lưu loát, cháu được làm quen với tranh truyện có trong chương trình và sưu tầm ngoài chương trình. Mặt khác, việc mua sắm đồ dùng trang thiết bị cho chuyên đề được giáo viên chủ động và rút kinh nghiệm ,chính vì thế mà kết quả cao hơn. - Giai đoạn 3: Tôi kiểm tra lại số lượng và chất lượng cháu trên 2 lớp, giai đoạn này các cháu thuần thục trong việc thể hiện như kể chuyện sáng tạo theo tranh, kể chuyện diễn cảm rất đạt, đọc thơ diễn cảm và đặc biệt các cháu còn diễn được kịch nhập vai rất tốt. Kết quả khảo sát: Tổng số cháu : 60 cháu ( tăng hơn so với giai đoạn 2 là 5 cháu) trong đó 48 cháu đạt tốt, 8 cháu đạt khá , 4 cháu đạt trung bình. Với kết quả trên tôi thấy việc đưa chương trình “ Làm quen với văn học” có tác dụng rõ rệt điều này càng thôi thúc tôi thêm yêu nghề hơn, phấn khởi khi thực hiện các nhiệm vụ giáo dục b, Mua sắm trang thiết bị và đồ dùng phục vụ cho chuyên đề Kinh phí mua sắm : 1.250.000 UBND xã hỗ trợ : 500.000 Công đoàn nhà trường: 100. 000 Nhà thờ tam tổng : 200. 000 Quỹ hội phụ huynh : 300. 000 Hội phụ nữ xóm : 150.000 Tổng số đồ dùng phải trang bị là : + 2 tủ trang bị cho hai lớp ( làm góc văn học) + 2 khung gỗ làm sân khấu kể chuyện = rối + 80 loại sách , tranh mang nội dung văn học + 5 bộ trang phục cho nam cốt truyện ( Sơn Tinh - Thuỷ Tinh ; Tấm Cám ; Dê con nhanh trí ; Cây tre trăm đốt ; Ba cô gái ; Tích Chu) + 15 mũ các loại cho trẻ đóng kịch + Đài, băng truyện thơ cho trẻ xem Ngoài những việc mua sắm trang thiết bị như trên, tôi còn xây dựng các tiết dạy mẫu của bộ môn “ Làm quen với văn học” để giáo viên trong trường đến dự rút kinh nghiệm và học tập cái hay, cái sáng tạo để cùng nhau phấn đấu và tiến bộ.Tôi tin chắc rằng kiến thức bộ môn này sẽ được nâng cao rõ rệt từ những hình thức tổ chức như trên. Kết quả thực hiện chuyên đề: Kết quả hội thi “ Văn học chữ viết” các cấp - Cấp trường : + Giải nhất : 5 cháu + Giải nhì : 10 cháu + Giải ba : 15 cháu + Giải KK : 15 cháu Dự thi cấp huyện : 6 cháu đạt giải nhất và được dự thi cấp tỉnh - Thi giáo viên cấp trường : 15 cô dự thi có 9 cô đạt loại giỏi , 6 cô đạt loại khá - Thi giáo viên cấp huyện : 6 cô dự thi có 5 cô xuất sắc, 1 cô đạt loại khá Bài học rút kinh nghiệm Qua những kết quả thực tế mà nhà trường đã đạt được từ chuyên đề “ Làm quen với văn học” bản thân tôi nhận thấy - Ban giám hiệu phải có kế hoạch cụ thể, có sáng tạo trong việc chỉ đạo chuyên đề - Có sự quan tâm của các cấp các ngành, các bậc phụ huynh đrre tạo mọi điều kiện về kinh phí - Phải có đội ngũ giáo viên yêu nghề mến trẻ có trình độ cao, hiểu biết sâu, xác định rõ nội dung phương pháp về các môn học có năng khiếu, có ý thức sử dụng đồ dùng hợp lý khoa học. - Phải biết sử dụng phối hợp giữa đồ chơi cũng như trang thiét bị phục vụ cho chuyên đề. C - Kết luận Việc tổ chức và thực hiện chuyên đề “ Làm quen với văn học” góp phần vào việc nâng cao nhận thức giáo dục đạo đứcvà những hành vi văn minh cho các cháu ở tuổi mầm non. Vì vậy , ban giám hiệu cần phải nghiên cứu kỹ các chuyên đề từ đó vạch ra kế hoạch chu đáo, sát sao để cho giáo viên thực hiện, đồng thời cũng phải đôn đốc kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện chuyên đề của giáo viên trong trường nhất là các lớp điểm của chuyên đề. Đặc biệt việc phối kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh, tăng cường sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, điều đó sẽ là tiền đề dẫn đến thành công của việc thực hiện chuyên đề, nó góp phần quan trọng trong việc phát triển nhân cách cho trẻ thơ. Ngày tháng năm 2004 Người thực hiện Lê Thị Lý

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem Giao duc van hoc trong truong Mam non.doc