“Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp bậc học, kết hợp tốt học với hành, học tập với lao động sản xuất.Áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề” (Nghị Quyết TW IV).
32 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 10241 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Giúp các em giải tốt một số dạng bài tập tính theo công thức hóa học và phương trình hóa học ở hóa học 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
“Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp bậc học, kết hợp tốt học với hành, học tập với lao động sản xuất....Áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề” (Nghị Quyết TW IV).
Thật vậy, xu hướng chung hiện nay, đất nước chúng ta đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển mọi mặt về kinh tế, xã hội, văn hóa . . . và đang bước vào nền văn minh tin học. Vấn đề này càng đòi hỏi ngành giáo dục cần phải đáp ứng đủ nhân lực, nhân tài có khả năng tiếp cận với những thông tin hiện đại. Chính vì vậy, bản thân mỗi giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy và học hầu đạt được kết quả khả quan nhất. Giảng dạy môn Hóa học, giáo viên không chỉ giúp các em lĩnh hội được những kiến thức về các chất và những qui luật biến đổi chất này thành chất khác mà còn rèn cho các em những kỹ năng tính toán, phương pháp tư duy hóa học, biết cách phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp . . . .
Vì môn Hóa học là môn khoa học các em học sinh lớp 8 mới “nhập môn” nên còn rất mới mẻ và xa lạ. Ngoài việc các em phải hiểu rỏ bản chất và nắm vững những kiến thức cơ bản về các hiện tượng, các chất, các quy luật biến đổi của các chất, các em còn phải biết vận dụng lý thuyết để giải bài tập Hóa học. Bài tập Hóa học có vai trò quan trọng trong dạy học Hóa học. Nó góp phần to lớn trong việc dạy học Hóa học tích cực khi người Thầy giúp học sinh hiểu được: Bài tập Hóa học, như là nguồn kiến thức để các em tìm tòi, phát hiện kiến thức, kỹ năng .
Trong chương trình Hóa học lớp 8 đổi mới có rất nhiều dạng bài tập. Trong đó dạng bài tập tính theo công thức hóa học và phương trình hóa học là một dạng bài tập khó và có nhiều ứng dụng trong thực tế đời sống. Muốn các em giải quyết tốt những bài tập tính theo công thức hóa học và phương trình hóa học là một việc làm rất cần thiết và cũng cần rất nhiều sự đầu tư, chuẩn bị kỹ lưỡng chu đáo cuả giáo viên. Có được nền tảng cơ bản về những kỹ năng tính toán, giải bài tập Hóa học nói chung về những dạng bài tập tính theo công thức hóa học và phương trình hóa học nói riêng vũng chắc, sẽ là cơ sở giúp các em sẽ học tốt hơn, nâng cao ở các lớp trên sau này về bộ môn Hóa học. Đó cũng chính là mục đích mà chúng tôi muốn thể hiện qua chuyên đề này :
“ GIÚP CÁC EM GIẢI TỐT MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC VÀ PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC Ở HÓA HỌC 8”
II/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Học sinh lớp 8 .
Những tài liệu, sách tham khảo về các dạng bài tập tính theo công thức hóa học và phương trình hóa học.
Nội dung chương trình giới hạn trong bài công thức hóa học và phương trình hóa học lớp 8 .
III/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Giải bài tập hóa học tính theo công thức hóa học và phương trình hóa học là một khâu quan trọng nhằm giúp các em củng cố, hoàn thiện kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống sản xuất .
Từ công thức hóa học của chất, các em sẽ biết cách tính thành phần của các nguyên tố có trong hợp chất hoặc ngược lại từ thành phần mỗi nguyên tố có thể biết được công thức hóa học của chất cần tìm.
Các em có thể biết cách tính được lượng chất tham gia hoặc sản phẩm tạo thành trong phản ứng hóa học. Từ đó các em có thể hiểu được ứng dụng rộng rãi bài tập tính theo công thức hóa học và phương trình hóa học vào trong thực tế đời sống, biết cách tính toán được lượng chất cần dùng ( nguyên liệu) khi điều chế một lượng chất nào đó trong phòng thí nghiệm hoặc trong công nghiệp, tránh sự lãng phí nguyên liệu hoặc ngược lại từ lượng nguyên liệu cho sẵn, có thể tính được lượng chất điều chế được (sản phẩm)
Dựa trên cơ sở nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà viết sách giáo khoa, sách tham khảo, sách bài tập hóa học.
Xây dựng các phương pháp nghiên cứu giải bài tập hóa học dựa trên cơ sở đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh “Lấy học sinh làm trung tân”.
Phương pháp nêu vấn đề, so sánh, tổng hợp khái quát.
Phương pháp học tập theo nhóm nhỏ.
Chọn lọc những dạng bài tập thích hợp với các đối tượng giỏi, khá trung bình, yếu.
Phương pháp luyện tập: thực hiện trên các phiếu học tập để giải các bài tập tính theo công thức hóa học và phương trình hóa học.
Sử dụng bài tập hóa học là phương tiện để tích cực hoạt động của học sinh ở mọi cấp bậc.
B.TỔNG QUAN
I/ CÁC PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TÍCH CỰC:
Định nghĩa : Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của giáo viên trong việc chỉ đạo, tổ chức các hoạt động học tập nhằm giúp học sinh chủ động đạt các mục tiêu dạy học.
Định nghĩa này là quan niệm tổ chức các hoạt động học tập tự lực của học sinh là con đường hiệu quả nhất để đạt mục tiêu dạy học, chức năng cơ bản của giáo viên là chỉ đạo, tổ chức hoạt động ấy để giúp học sinh chủ động chiếm lĩnh nội dung học tập.
“Kết quả thực nghiệm về phương pháp giáo dục tích cực( phương pháp tích cực). Phương pháp giáo dục tích cực khẳng định hoạt động nhận thức là biểu hiện hoạt động thích nghi của bản thân chủ thể. Phương pháp này đòi hỏi phải có cách nhìn mới đối với ba thành tố: Học sinh, lớp học, Thầy giáo cũng như mối quan hệ giữa ba thành tố này trong qúa trình giáo dục”.
“Tiến bộ cho mọi học sinh trên thế giới này không phải nghe gì, thấy gì mà chính là ở chỗ làm gì” (Alain)
“Cách tốt nhất để hiểu là làm” (Kant)
Luật giáo dục (điều 24.2)
“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”
“ Phương pháp tích cực” Nói tới các phương pháp giáo dục dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của người học. Vì vậy phương pháp dạy học tích cực là cách dạy hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.
“ Học để hành; học và hành phải đi đôi
Học mà không hành thìø vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy” (Hồ Chí Minh)
Trong phương pháp tích cực, người học – chủ thể của hoạt động học – được cuốn hút vào những hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa biết chứ không phải là thụ động tiếp thu những tri thức đã được sắp đặt sẵn. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, làm thí nghiệm, thảo luận, giải quyết những vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức mới, kỹ năng mới
II/ QUAN NIỆM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC:
Đổi mới phương pháp dạy học Hóa học ở Trường THCS dựa trên cơ sở quan niệm tích cực hóa hoạt động của học sinh và lấy học sinh làm trung tâm trong quá trình dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học được đặt ra do yêu cầu đổi mới mục tiêu giáo dục, đổi mới nội dung giáo dục và cần được tiến hành đồng bộ với đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Một trong những điểm mới cuả mục tiêu giáo dục phổ thông là tập trung hơn nữa tới việc hình thành năng lực; năng lực nhận thức, năng lực hành động ( năng lực giải quyết vấn đề), năng lực thích ứng cho học sinh.
Mục tiêu môn Hóa học đã được xác định như sau:
“ Môn Hoá học ở Trường THCS có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường THCS. Môn học này cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về Hóa học, hình thành ở các em một số kỹ năng phổ thông, cơ bản và thói quen làm việc khoa học, góp phần làm nền tảng cho việc giáo dục xã hội chủ nghĩa, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động, chuẩn bị cho học sinh học lên và đi vào cuộc sống lao động.
Chương trình môn Hóa học ở Trường THCS phải giúp cho học sinh đạt các mục tiêu cụ thể sau đây :
a. Về kiến thức .
b. Về kỹ năng
c. Về thái độ và tình cảm
III/ NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI KHI THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ :
1/ Thuận lợi :
Được sự quan tâm nhiệt tình giúp đở của Ban Giám Hiệu tạo mọi điều kiện cho việc thực hiện chuyên đề thay sách giáo khoa lớp 8 đổi mới phương pháp dạy học môn hóa học phát huy tính tích cực của học sinh.
Việc thay đổi chương trình sách giáo khoa lớp 8 nói chung và môn Hóa học 8 nói riêng có sự sắp xếp hợp lí khoa học về việc phân phối chương trình, thời gian .
2/ Khó khăn :
Tiết giải bài tập thường hay khô khan, nhiều học sinh chưa chăm, kỹ năng giải toán còn yếu .
Vì là năm đầu tiên áp dụng đổi mới chương trình và phương pháp dạy học đối với môn Hóa học do đó việc thực hiện còn nhiều mới mẻ và những kinh nghiệm thực tiễn còn ít.
IV/ CƠ SỞ LÍ LUẬN :
Hoá học là một môn khoa học thực nghiệm, để khắc sâu kiến thức, giúp các em nhớ lâu, nhớ chắc, ngoài việc cung cấp kiến thức cơ bản, giáo viên còn phải giúp các em biết vận dụng những kiến thức đã học vào việc giải bài tập Hóa học nói chung, trong đó dạng bài tập tính theo công thức hóa học và phương trình hóa học nói riêng. Thông thường những tiết giải bài tập hóa so với những tiết học lý thuyết có thí nghiệm thực hành thường hay “khô khan” hơn. Nếu giáo viên không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng chu đáo cho tiết dạy, chọn lọc phương pháp sẽ dẫn đến tình trạng áp đặt, đơn điệu , học sinh không biết cách vận dụng giải bài tập, từ đó sinh ra nhàm chán, mệt mỏi và hay có cảm giác “sợ” giải bài tập .
Để phát huy tính tích cực học sinh trong giờ giải bài tập, giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp như:
Chuẩn bị các phiều học tập có in sẵn các bài tập đã được chọn lọc.
Tổ chức thảo luận nhóm, có trao đổi phiếu để chấm điểm.
Giải bài tập dưới hình thức trò chơi “giải ô chữ” ; “tăng tốc” ;”về đích” và có khen thưởng cụ thể bằng những điểm số.
Chọn lọc những dạng bài tập phù hợp với các đối tượng: Giỏi ,Khá,TB, Yếu , Kém.
Giáo viên bồi dưỡng cho học sinh biết cách suy nghĩ, tư duy nhận thức như: phân tích, tổng hợp, so sánh, suy luận, khái quát hóa . . . và các kỹ năng tính toán.
V/NỘI DUNG :
1/TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC :
Nếu biết công thức hóa học của một chất, các em có thể xác định được thành phần % các nguyên tố có trong công thức hóa học. Ngược lại nếu biết thành phần % các nguyên tố trong hợp chất, các em có thể xác định được công thức hóa học của nó.
Phương pháp giảng dạy bài này, giáo viên cần chú ý đi từ bài tập cụ thể đến tổng quát giúp các em hiểu và nắm vững được các bước tiến hành để sau đó biết cách vận dụng giải các bài tập khác.
Đối với mỗi bài chọn lọc, giáo viên nên đưa ra cách giải từng dạng để giúp học sinh dễ hiểu và áp dụng. Chú ý hướng những bài tập có ứng dụng trong thực tế để kích thích sự ham thích tìm tòi và gần gũi với thực tế với đời sống.
Dạng 1:
Biết công thức hóa học của hợp chất, tìm thành phần % các nguyên tố trong hợp chất
*/ Các bước tiến hành:
- Tìm khối lượng mol của hợp chất (g)
- Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1mol hợp chất
1mol có : xmol nguyên tử A và ymol nguyên tử B.
- Tìm khối lượng các nguyên tố trong 1mol hợp chất
- Thành phần % theo khối lượng mỗi nguyên tố:
Hoặc %B = 100% - %A
Ví dụ :
Tính thành phần % (theo khối lượng) các nguyên tố hóa học có trong những hợp chất sau:
a/ CO2
b/ Fe3O4
Giải :
a/
1mol CO2 coÙ 1mol C và 2mol O
Thành phần % các nguyên tố trong hợp chất CO2
Hoặc :
b/
1mol Fe3O4 coÙ 3mol Fe và 4mol O
Thành phần % các nguyên tố trong hợp chất Fe3O4
Hoặc :
Dạng 2:
Tìm khối lượng nguyên tố trong a(g) hợp chất ; (g)
Cách giải :
- Tìm khối lượng mol phân tử
- Đặt quy tắc tam suất
nguyên tố A
nguyên tố A
Ví dụ :
Tính khối lượng nguyên tố N có trong 20 kg amôninitrát NH4NO3 ?
Cứ 80g NH4NO3 ® 2 x 14(g) nguyên tố N
Cứ 20kg NH4NO3 ® ? m (kg) nguyên tố N
Khối lượng nguyên tố N có trong 20kg
Dạng 3:
Biết thành phần các nguyên tố hoặc tỉ lệ khối lượng các nguyên tố hãy xác định công thức hóa học của hợp chất ( không có dữ kiện M)
Cách giải :
Cách 1 :
Đặt công thức :
hoặc
Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1mol hợp chất.
;
Suy ra số mol nguyên tử các nguyên tố có trong phân tử hợp chất.
CTHH của hợp chất
Cách 2 :
Đặt công thức AxByCZ
Ta có tỉ lệ khối lượng các nguyên tố :
Hoặc
hoặc
Chia cho số nhỏ nhất:
x : y : z = tỉ lệ các số nguyên dương .
= a : b : c
Công thức hóa học : AaBbCc
Cần nhớ : không có dữ kiện M, đặt tỉ lệ ngang, đáp số là công thức đơn giản. Nhưng với hợp chất vô cơ thường là công thức phân tử. Ngoại trừ những trường hợp như:
- H2O2 là công thức hóa học đúng của nước ôxi già, còn HO là công thức đơn giản nhất nhưng không là công thức đúng của nước ôxi già.
- N2H4 là công thức hóa học đúng của hiđrazin còn NH2 là công thức đơn giản nhất nhưng không là công thức hóa học đúng của hiđrazin.
*/ Đối với các hợp chất hữu cơ, công thức đơn giản nhất thường không là công thức hóa học đúng của hợp chất:
Ví dụ :
- C2H2 là công thức hóa học của axêtilen, còn CH chỉ là công thức đơn giản nhất không đúng với công thức hóa học của axêtilen.
- C2H4O2 là công thức hóa học của axít axêtíc, nhưng CH2O là công thức đơn giản nhất nhưng không phải là công thức hóa học của axít axêtíc.
Ví dụ : ( Bài tập số 2 trang 71 SGK)
Hãy tìm công thức hóa học của những hợp chất có thành phần các nguyên tố như sau:
a/ Hợp chất A có khối lượng mol phân tử là 58,5g, thành phần các nguyên tố 60,68% Cl và còn lại là Na.
b/ Hợp chất B có khối lượng mol phân tử là 106g, thành phần các nguyên tố 43,4% ; 11,3% C ; 45,3% O
Giải :
a/
%Na = 100% - 60,68% = 39,32%
Goị công thức hợp chất : NaxCly
Công thức hóa học : NaCl
b/ Gọi công thức hợp chất: NaxCyOZ
Công thức hóa học là : Na2CO3
Dạng 4:
Biết thành phần % các nguyên tố (theo khối lượng). Biết khối lượng mol phân tử M. Xác định công thức hóa học.
Cách giải :
- Gọi công thức hợp chất : AxByCz .Biết
- Ta có tỉ lệ khối lượng các nguyên tố
- Giải tìm x, y , z
*/ Chú ý : Có dữ kiện M, đặt tỉ lệ đọc, đáp số là công thức phân tử của hợp chất.
Ví dụ : (Bài tập số 4 trang 71 sgk )
Một loại đồng oxít màu đen có khối lượng mol phân tử là 80g. Oxít này có thành phần là 80% Cu và 20% O . Hãy tìm công thức hóa học của loại đồng oxít nói trên
Giải :
Gọi công thức hợp chất CxOy . Biết
Ta có tỉ lệ khối lượng các nguyên tố :
Vậy CTHH là : CuO
Bài tập nâng cao
Baì 1 :
Để tăng năng suất cho cây trồng, một nông dân đến cửa hàng phân bón để mua phân đạm. Cửa hàng có các loại phân đạm như sau: NH4NO3 (đạm 2 lá ) ; (NH2)2CO (Urê) ; (NH4)2SO4 (đạm 1 lá ) theo em, nếu bác nông dân mua 500kg phân đạm thì nên mua loại phân đạm nào là có lợi nhất? Tại sao ?
Giải :
Mua phân đạm có lợi nhất là loại phân có tỉ lệ %Ncao nhất.
Như vậy bác nông dân nên mua phân đạm urê (NH2)2CO là có lợi nhất vì tỉ lệ %N cao .
Bài 2 :
Phân tích một khối lượng hợp chất M người ta nhận thấy thành phần khối lượng của nó có 50% là lưu huỳnh và 50% là oxi. Công thức của hợp chất M có thể là :
A. SO2 ; B. SO3 ; C. SO4 ; D . S2O3
GIẢI :
- Gọi công thức phân tử của hợp chất M có dạng : SxOy
- Ta có tỉ lệ :
Vậy công thức phân tử của hợp chất M là SO2
Bài 3
Phân tử CanxiCacbonat có phân tử khối là 100đvC, trong đó nguyên tố canxi chiếm 12%. Khối lượng còn lại là oxi. Công thức phân tử của hợp chất CanxiCacbonat là:
A. Ca(HCO3)2 ; B. CaCO3 ; C. Ca(CO3)2 ; D. Ca2CO3
Hãy giải thích sự lựa chọn
Giải :
%O = 100% - (40% + 12%) = 48%
- Đặt công thức phân tử của hợp chất là : CaxCyOz
- Ta có tỉ lệ :
Vậy công thức phân tử của CanxiCacbonat là : CaCO3
2/ TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC :
Để đạt được kết quả tốt, giáo viên và học sinh cần thực hiện tốt các yêu cầu sau :
a/ Đối với học sinh :
Số mol chất (n)
Thê tích chất khí (V)
Khối lượng chất (m)
- Sử dụng thành thạo công thức liên hệ giữa số mol, khối lượng, khối lượng mol, thể tích khí và thể tích 1mol khí ở đktc
Trong đó :
m là khối lượng (tính bằng g) của một lượng nguyên tố hay 1 lượng chất nào đó
n : là số mol
M : khối lượng mol (nguyên tử, phân tử . . )
22,4l là thể tích mol khí ở đktc.
V : thể tích khí ở đktc.
- Lập phương trình hóa học .
+ Viết đúng công thức hóa học cuả các chất phản ứng và chất mới sinh ra.
+ Chọn hệ số phân tử sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế đều bằng nhau .
- Dựa vào phương trình hóa học nhất thiết phải rút ra tỉ lệ số mol của chất cho biết và chất cần tìm .
+ Trong những bài toán tính theo công thức hóa học và phương trình hóa học
khi chỉ biết lượng của một trong các chất phản ứng hoặc chất mới sinh ra trong phản ứng là có thể tính được lượng cuả chất còn lại .
+ Lượng các chất có thể tính theo mol, theo khối lượng là gam, kilôgam, tấn hoặc theo thể tích là mililit, hoặc lít hoặc cm3 , m3 . . . .
*/ Lưu ý :
Tất cả các bài toán này được tính theo cách lập qui tắc tam suất.
b.Đối với giáo viên:
- Củng cố kiến thức về cách tính công thức liên hệ giữa các đại lượng số mol, khối lượng, khối lượng mol, thể tích và thể tích 1 mol khí ở đktc.
- Chọn lọc bài tập phù hợp các đối tượng.
- Phương pháp giảng dạy giải bài tập phải linh động, kích thích sự hoạt động của học sinh.
- Bao quát lớp, sử dụng thích hợp và sáng tạo các đồ dùng dạy học, thiết bị có sẵn phục vụ cho việc dạy và học được tốt hơn.
Dạng 1 :
Bài toán tính theo số mol
Ví dụ 1 :
Cho 32,5g bột kẽm Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch axít Clohiđric HCl theo sơ đồ phản ứng sau :
Zn + HCl - - - -> ZnCl2 + H2
Hãy tính :
a.Thế tích khí hiđrô thu được ở đktc .
b.Khối lượng axít Clohiđríc HCl cần dùng ?
Giải :
Số mol Zn :
PTHH: Zn + 2HCl ® ZnCl2 + H2
Theo PT: 1mol 2mol 1mol
Theo đề bài: 0,5mol
a/ Số mol khí H2 sinh ra :
Thể tích khí H2 sinh ra (đktc)
b/ Số mol HCl cần dùng
Khối lượng axít HCl cần dùng :
mHCl = n . M = 1 . 36.5g = 36,5g
Ví dụ 2 : (Bài tập số 3 trang 75 SGK)
Có phương trình hóa học sau :
a/ Cần dùng bao nhiêu mol CaCO3 để điều chế được 11,2g CaO ?
b/ Muốn điều chế được 7g CaO cần dùng bao nhiêu gam CaCO3 .
c/ Nếu có 3,5 mol CaCO3 tham gia phản ứng sẽ sinh ra bao nhiêu lít CO2 (đktc)?
d/ Nếu thu được 13,44 lít khí CO2 ở đktc thì có bao nhiêu gam chất rắn tham gia và tạo thành sau phản ứng .
Giải :
a/ Số mol CaO
1mol 1mol
0,2mol 0,2mol
Số mol CaCO3 cần dùng :
Khối lượng CaCO3 cần dùng :
b/ Số mol CaO
1mol 1mol
0,125mol 0,125mol
Theo PTHH ta có :
Khối lượng CaCO3 cần dùng :
c/ PTHH:
1mol 1mol
3,5mol 3,5mol
Theo PTHH ta có :
Thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc :
d/
PTHH:
1mol 1mol 1mol
0,6mol 0,6mol 0,6mol
Theo PTHH ta có :
Khối lượng CaCO3 cần dùng :
Khối lượng CaO tạo thành
Lưu ý:
- Nếu đầu bài yêu cầu tính lượng chất ra gam hoặc thể tích ra ml, lít thì các em cứ tính theo mol, sau đó đổi kết qủa mol ra khối lượng hoặc thể tích.
- Nếu đầu bài cho dữ kiện lượng chất theo khối lượng hoặc theo thể tích mà hỏi kết quả là mol thì nên đổi khối lượng hoặc thể tích ra mol rồi tính.
Dạng 2:
Bài toán tính theo khối lượng là kg, tấn, thể tích là m3 . . . .
Ví dụ 1:
Để khử độ chua cuả đất bằng CaO (vôi sống), người ta nung 10 tấn đá vôi trong lò vôi. Tính khối lượng CaO tạo thành ? Coi hiệu suất phản ứng là 100% .
Giải :
PTHH:
Theo PT: 100g 56g
Theo đề bài : 10tấn mCaO ?
Khối lượng CaO tạo thành :
Ví dụ 2:
Cho 10m3 khí oxi nguyên chất cháy hết với Cacbon. Tính thể tích khí CO2 thu được. Các thể tích khí đều đo ở đktc
Giải :
PTHH: C + O2 ® CO2
Theo phương trình 22,4l 22,4l
Theo đề bài 10m3 ym3
Thểâ tích khí CO2 thu được :
Dạng 3 :
Trường hợp gặp bài toán cho biết lượng cuả cả hai chất phản ứng và yêu cầu tính lượng chất mới sinh ra. Trong số hai chất phản ứng sẽ có một chất phản ứng hết, chất kia có thể phản ứng hết hoặc còn dư. Lượng chất mới sinh ra tính theo lượng chất nào phản ứng hết, do đó phải tìm xem trong hai chất cho biết, chất nào phản ứng hết.
Ví dụ :
PTHH:
A + B ® C + D
Cách giải :
Lập tỉ số :
Số mol A( theo đề bài ) Số mol B( theo đề bài)
Số mol A( theo PT) Số mol A( theo PT)
- So sánh 2 tỉ số, tỉ số nào lớn hơn, chất đó dư, chất kia phản ứng hết. Tính toán (theo yêu cầu cuả đề bài) theo chất phản ứng hết.
Ví dụ 1:
Cho 50g dung dịch NaOH tác dụng với 36,5g dung dịch HCl theo sơ đồ phản ứng sau:
NaOH + HCl - - -> NaCl + H2O
Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng .
Giải :
PTHH:
NaOH + HCl ® NaCl + H2O
Theo PT 1mol 1mol
Theo đề 1,25mol 1mol
Lập tỉ số :
Þ dư
Theo phương trình trên và dử kiện của đề bài ta thấy dư nên tính đại lượng NaCl theo lượng HCl .
Khối lượng NaCl tạo thành
Ví dụ 2:
Đốt cháy 6,2g phốtpho trong bình chứa 6,72lít khí oxi (đktc). Hãy cho biết sau khi cháy:
a/ Phốtpho hay oxi, chất nào còn thừa và khối lượng là bao nhiêu ?
b/ Chất nào được tạo thành và khối lượng là bao nhiêu ?
Giải :
PTHH:
4P + 5O2 ® 2P2O5
Theo PT 4mol 5mol
Theo đề 0,2mol 0,3mol
a/ Lập tỉ số :
;
dư và lượng P sẽ tác dụng hết .
4P + 5O2 ® 2P2O5
4mol 5mol 2mol
0,2mol
Số mol O2 tham gia phản ứng
Số mol O2 còn dư :
Khối lượng O2 còn dư
b/ Số mol P2O5 tạo thành :
Khối lượng P2O5 tạo thành :
Chú ý:
Nếu đầu bài cho dữ kiện chất tham hoặc chất tạo thành tính bằng mol mà kết qủa lại yêu cầu tính bằng gam hoặc lít thì không đặt quy tắc tam suất như trên mà phải đổi mol ra khối lượng (g) hoặc ra thể tích lít hoặc (dm3 ).Nếu không bài toán sẽ sai hoàn toàn.
Ví dụ :
Cho 0,5mol H2 tác dụng vừa đủ với O2 để tạo nước. Tính thể tích O2 cần dùng (ở đktc) ?
2H2 + O2 ® 2H2O
2mol 1mol
0,5mol x(lit)
Kết quả sai hoàn toàn
2H2 + O2 ® 2H2O
2mol 1mol
0,5mol
Thể tích O2 cần dùng :
Kết quả đúng
Dạng 4 :
Trong phản ứng thế dạng bài kim loại mạnh đ
File đính kèm:
- Chuyen de hoa 8.doc