Đề tài Hình tượng con người cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Tác giả Phạm Thị Thái Lê trong bài viết: "Hình tượng con người cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư" đăng trên “Tạp chí Văn nghệ quân đội” cũng chỉ ra môtíp "người nghệ sĩ cô đơn" thường thấy trong truyện ngắn của chị trong hành trình đi tìm cái Đẹp ở đời: chấp nhận đánh đổi và hi sinh. Phạm Thị Thái Lê kết luận: "Quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư rất khác. Cô đơn luôn là nỗi đau, là bi kịch tinh thần lớn nhất của con người. Nhưng đọc Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta cảm nhận rất rõ niềm cô đơn mà không thấy sự bi quan tuyệt vọng. Nhân vật của chị ý thức về sự cô đơn. Họ chấp nhận bởi họ tìm thấy trong nỗi đau ấy một lẽ sống. Và, từ trong nỗi đau ấy, họ vươn lên làm người. Cô đơn trong quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư là động lực của cái Đẹp, cái Thiện." [42]

doc40 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5714 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hình tượng con người cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tác giả Phạm Thị Thái Lê trong bài viết: "Hình tượng con người cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư" đăng trên “Tạp chí Văn nghệ quân đội” cũng chỉ ra môtíp "người nghệ sĩ cô đơn" thường thấy trong truyện ngắn của chị trong hành trình đi tìm cái Đẹp ở đời: chấp nhận đánh đổi và hi sinh. Phạm Thị Thái Lê kết luận: "Quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư rất khác. Cô đơn luôn là nỗi đau, là bi kịch tinh thần lớn nhất của con người. Nhưng đọc Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta cảm nhận rất rõ niềm cô đơn mà không thấy sự bi quan tuyệt vọng. Nhân vật của chị ý thức về sự cô đơn. Họ chấp nhận bởi họ tìm thấy trong nỗi đau ấy một lẽ sống. Và, từ trong nỗi đau ấy, họ vươn lên làm người. Cô đơn trong quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư là động lực của cái Đẹp, cái Thiện." [42] Chương 1. Tác giả Nguyễn Ngọc Tư và truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư 1.1. Tác giả Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Ngọc Tư tên thật là Nguyễn Ngọc Tư, sinh năm 1976 quê quán tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Hiện chị sống và làm việc tại TP. Cà Mau. Nguyễn Ngọc Tư là Hội viên Hội nhà văn trẻ tuổi nhất hiện nay. Chị từng đạt giải nhất cuộc thi “Văn học tuổi 20 lần thứ 2” của NXB Trẻ Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh, báo Tuổi trẻ tổ chức năm 2000 với tập truyện “Ngọn đèn không tắt” và Gỉai thưởng văn học của Hội nhà văn Việt Nam năm 2001 cũng với tập truyện này. Tập sách này đã được chọn in lại trong “Tủ Sách Vàng” của NXB Kim Đồng năm 2003. nguyễn Ngọc Tư cũng đạt giải ba cuộc thi sáng tác truyện ngắn 2003-2004 của Báo Văn nghệ với truyện ngắn “Đau gì như thể…”. Năm năm qua, chị tiếp tục gây ngạc nhiên và đem lại nhiều thiện cảm cho bạn đọc với giọng văn đầy tình cảm của mình. Hiện tại nhiều truyện ngắn của chị được dịch ra tiếng Nhật, tiếng Anh để giới thiệu với độc giả nước ngoài. “Đổi thay” là truyện ngắn đầu tay của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, được đăng trên tạp chí Văn nghệ Cà Mau. Nhưng chị thật sự được độc giả cả nước biết đến khi đoạt giải I cuộc thi “Văn học tuổi 20 lần thứ 2” của Hội Nhà văn TP.HCM với tập truyện ngắn “Ngọn đèn không tắt” (2000). Cũng từ đó nhiều tập truyện của chị liên tục được độc giả trong và ngoài nước ủng hộ như: Nước chảy mây trôi (2004), Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Giao thừa (đoạt một giải thưởng của Hội Văn học-Nghệ thuật Việt Nam). Và đến tập truyện “Cánh đồng bất tận” (2005) thì có thể nói Nguyễn Ngọc Tư đã thật sự khẳng định được tên tuổi và tài năng của mình trên văn đàn của Việt Nam. Bên cạnh đó, Nguyễn Ngọc Tư cũng xuất sắc trong mảng tạp văn khi cho ra đời ngay sau tập truyện “Cánh đồng bất tận” một cuốn tạp văn “nặng ký” đầu tiên có tên là “Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư” (2005) tập họp những bài viết của chị đãđăng trên tạp chí “Thời báo kinh tế Sài Gòn”. Và năm 2007 vừa qua, chị lại cho ra đời một tập tạp văn mới “Ngày mai của những ngày mai” được độc giả và giới phê bình đánh giá tốt. Có thể nói, chị là một trong những nhà văn trẻ viết khỏe và viết đều khi chỉ trong vòng ba năm đã cho ra đời bốn tập truyện ngắn (không kể tạp văn). Điều đó chứng tỏ chị là một nhà văn miệt mài lao động, miệt mài sống và tích lũy vốn sống để nuôi dưỡng cảm hứng và năng lực sáng tác, chứ không chỉ nhờ vào năng khiếu thiên bẩm. Qua chặng đường bảy năm cầm bút, tung hoành trên cả hai thể loại truyện ngắn và tạp văn, Nguyễn Ngọc Tư đã phần nào khẳng định được vị trí của mình trong đội ngũ những người sáng tác trẻ của cả nước, đã xác lập được một phong cách sáng tác riêng biệt mang dấu ấn “Nguyễn Ngọc Tư”-một văn phong mang chất Nam Bộ hiền hòa nhưng vẫn hồn hậu nồng nàn đến tận ngày nay. 1.2. Vài nét về truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư 1.2.1. vài nét về thể loại truyện ngắn 1.2.2. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư chính là bức tranh đời sống và tâm hồn của con người Nam Bộ, truyện ngắn của chị nhắc tới hàng trăm địa danh của khu vực đồng bằng sông Cửu Long hết sức gần gũi, thân thương gợi lên hình ảnh một nông thôn Nam Bộ thuần phác, nhân hậu nhưng cũng rất nghĩa khí, ngang tàng. Bằng những truyện ngắn dung dị về đề tài nông thôn, thân phận và đời sống tình cảm của người nông dân Nam Bộ thời hiện đại, chị đã đóng góp cho khuynh hướng văn học hiện thực một cái nhìn hồn hậu, với lối viết chân tình, thẳng thắn nhưng lại cũng rất hồn nhiên và nhẹ nhàng. Đọc truyện của chị, người đọc sẽ cảm nhận được chất Nam Bộ thể hiện khái quát ở nhiều phương diện của tác phẩm. Bối cảnh trong các truyện ngắn phần lớn là vùng đất U Minh. Đó là mảnh đất cuối trời quê hương, mà nhiều người chỉ nghe nói tới, chớ cũng không có lần được đặt chân đến, đừng nói chi đến việc đi hết vùng đất Mũi. Trong tác phẩm của chị có một không gian Nam Bộ với những loại cây, tên gọi nghe quen, dân dã: "mắm, đước, sú, vẹt, bần, tra, tràm, choại, quao, ô rô, dừa nước...", với những vàm, kinh, rạch, xẻo, tắt chằng chịt, mà tên gọi cũng gợi trí tò mò, tìm hiểu ở người đọc: "vàm Cỏ Xước, Vàm Mắm, kinh Cỏ Chác, kinh Mười Hai, kinh Thợ Rèn, Rạch Mũi, Rạch Ráng, Rạch Ruộng, Xẻo Mê, Xẻo Rô, Lung Lớn, Gò Cây Quao...", hay những tên ấp, tên làng, tên chợ nhiều chất Nam Bộ: "xóm Xẻo, xóm Rạch, xóm Kinh Cụt, xóm Miễu, chợ Ba Bảy Chín, Cái Nước, Trảng Cò, Đất Cháy, Mút Cà Tha...". Nhân vật trong tác phẩm của chị là những con người Nam Bộ với những cái tên cũng hết sức bình dị, chân chất, đặt tên theo thứ, và cách xưng gọi thứ kết hợp với tên: Hai, Ba, Tư, Chín, Út...; Tư Nhớ, Năm Nhỏ, Sáu Đèo... mang những tâm tư, nguyện vọng cũng hết sức nhỏ bé, đời thường. Đó là những con người sinh sống bằng những ngành nghề cũng gắn liền với quê hương sông nước Nam Bộ, như: "nghề sông nước, nghề nuôi vịt chạy đồng, nghề theo gánh hát...", ngoài những ngành nghề truyền thống làm ruộng, làm rẫy, đan lát... Đặc biệt, vùng đất và con người Nam Bộ trong các sáng tác của chị được dựng lại bằng chính chất liệu của nó là ngôn từ và văn phong nhiều chất Nam Bộ của chị. Những vấn đề được đặt ra trong tác phẩm của chị thường là những vấn đề gia đình, xã hội đương thời, gắn với không gian nhỏ hẹp của một làng, xã, huyện nên chưa có được tầm vóc bao quát những vấn đề văn hóa, lịch sử, xã hội…. Nguyễn Ngọc Tư là người trẻ mới cầm bút, lại sống ở địa bàn mà điều kiện giao lưu với tri thức sách vở còn nhiều khó khăn trở ngại vậy mà chị đã cô đọng và khái quát được một vài vấn đề gia đình, xã hội vào truyện ngắn của mình thì cũng là điều quá tốt. Điều đó chứng tỏ chị cũng có một năng lực khái quát, năng lực cảm thụ nhất định. Các tuyến nhân vật trong những trang văn của Nguyễn Ngọc Tư được phân chia rạch ròi chính nghĩa và phi nghĩa, thiện và ác, và các nhân vật cứ hành động theo tinh thần ấy trong suốt chiều dài tác phẩm. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thường được viết theo kiểu kể chuyện truyền thống, nhịp điệu và mạch truyện khá chậm, thiếu độ căng và độ nén về mặt cấu trúc. Ngôn ngữ kể chuyện còn pha tạp nhiều khẩu ngữ, thiếu sự gọt dũa cần thiết và sự lao động nghệ thuật công phu để chắt lọc cái hay, cái đẹp của khẩu ngữ dân gian. Nhìn từ phương diện nghệ thuật, Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng ngôn từ của phương ngữ Nam Bộ khá thành công, theo kiểu phản ánh sinh động thực tại bằng cách dùng chất liệu ngôn từ của thực tại cần phản ánh. Ngôn từ trong tất cả truyện ngắn của chị, từ ngôn ngữ dẫn truyện đến ngôn ngữ nhân vật, nhất là ngôn ngữ nhân vật, đều khá thuần chất Nam Bộ. Số lượng từ ngữ Nam Bộ được dùng trong tác phẩm của chị khá lớn. Đặc điểm này tạo nên ở truyện của chị một văn phong riêng mà nhiều người cảm thấy yêu thích. Trong các truyện của chị có rất nhiều từ ngữ địa phương Nam Bộ được chị sử dụng khá thích hợp, thậm chí có những từ dùng rất đắt phản ánh được đặc trưng của một vùng quê Nam Bộ. Đó là những từ chỉ địa hình, sản vật gắn với một vùng sông nước: "áo bà ba, bà chằn, bình bát, bông, bông súng, bông trang, cà ràng, cải lương, cây còng, cây tra, chàng tắm, chợ nổi, cò cò, dây thun, dừa nước, đất nẻ, đậu hũ, đậu phộng, đèn chong, đờn, đùng đình, hàng bông, hàng lơn, hột, kinh, lồng đèn, lức dại, mẻ ung, mền, miệt, mồng gà, mùng, nạng thun, nước bò, nước kém, nước miếng, nước rong, ô rô, rạch, rạp, rẫy khóm, sao nhái, sạp ghe, số đề, tà lỏn, tép đất, thằn lằn, thớt thịt, thương hồ, trái, trự, tủ kiếng, tum...". Đó là những hoạt động, sinh hoạt: "bắn đạn, biên thư, biểu, búng thun, chào sân, coi kiếng, cự, day, dùa, đá banh, đánh lộn, đơm nút, giăng mùng, lặn đất, lục, mằn nắn, nhậu nhẹt, thiến heo, thường, tợp, vô...". Đó là những trạng thái, tính chất: "bằn bặt, bịnh, buồn hiu, cà chớn, chảnh, đong đưa, giả bộ, lai rai, lãng xẹt, lanh, lẫm lẫm, lỉnh lảng, long chong, lông bông, lừ lừ, im re, ngộ, nhẹ hều, ốm, quớt, rã gánh, rớt nhịp, sương sương, tạnh hột, tém tẻ, tệ hệ, thong dong, tròn dình, trớt he, trùng trình, xà quần, xỉn, xửng vửng...". Đó là những cách xưng gọi mang sắc thái Nam Bộ: "bây, má, tía, qua, chế, ý...". Đó là những từ biến âm và biến âm có rút gọn: "bi nhiêu, hông, hổng dè, hy sanh, kinh, mơi mốt, Tết nhứt, thiệt, thí mồ...; ảnh, ban nẩy, bển, chỉ, con mẻ, cổ, hổng, ổng...". Đó là cách diễn đạt kiểu Nam Bộ: "bảnh thiệt, cà lơ phất phơ, cá chốt rỉa, chành miệng, chợ ba bảy chín, coi giò coi cẳng, đã thiệt, đánh lô tô, điệu này, đưa chốt qua sông, mát trời ông địa, mắc mớ, mần chi, miệng cá sặc, mùi rụng rún, mừng húm, quá giang, thử coi, vá chằng vá đụp...". Đó là những tình thái từ có màu sắc Nam Bộ: "hen, nghen, vậy ta, khỉ khô...". Ngôn ngữ kể chuyện của chị mang đầy đủ những đặc trưng của phương ngữ Nam Bộ trên các phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và phong cách diễn đạt với lối văn Nam Bộ viết như nói, với những câu văn ngắn gọn mang tính đối thoại rất cao. Có thể nói, Nguyễn Ngọc Tư đã có công nâng ngôn ngữ Nam Bộ lên tầm cao của ngôn ngữ văn hoá, ngôn ngữ văn học với những nét đẹp đơn sơ nhưng lộng lẫy đến bất ngờ. Chương 2: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 2.1. Đặc sắc thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 2.1.1. Khái niệm chung về thế giới nhân vật Thế giới nhân vật là sự sáng tạo nghệ thuật, là sản phẩm của hoạt động có ý thức của nhà văn. Thế giới đó không chỉ tồn tại trong tác phẩm văn học mà còn tồn tại trong trí tưởng tượng của độc giả. Nó có thể thống nhất nhưng không đồng nhất với thực tại. Theo Từ điển Tiếng Việt (Viện ngôn ngữ học): Nhân vật là đối tượng (thường là con người) được miêu tả thể hiện trong tác phẩm văn học nghệ thuật [109,705]. Các tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng: Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong các tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm Cám, chị Dậu, anh Pha), cũng có thể không có tên riêng như "thằng bán tơ", "một mụ nào" trong Truyện Kiều [27,162]. Còn theo cuốn Giáo trình lý luận văn học thì nhân vật văn học được quan niệm rộng hơn: Đó không chỉ là con người có tên hoặc không có tên, mà có thể là những sự vật, loài vật khác nhau, ít nhiều mang bóng dáng tính cách của con người, được dùng như những phương thức khác nhau để biểu hiện con người. Đó là nhân vật dế mèn, võ sĩ bọ ngựa, con mèo lười trong truyện thiếu nhi của Tô Hoài; là vầng trăng, bông hoa hồng trong thơ Bác v.v… Cũng có khi đó không phải là những con người, sự vật cụ thể mà chỉ là một hiện tượng về con người hoặc có liên quan đến con người, được thể hiện nổi bật trong tác phẩm [46,126]. Nhân vật văn học là sản phẩm tinh thần của nhà văn, là nơi thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người. Nhân vật văn học là một chỉnh thể vận động, có tính cách, được bộc lộ dần trong không gian, thời gian và mang tính quá trình. Muốn xây dựng nhân vật thành công, nhà văn phải có một quá trình thai nghén, có một khả năng đồng cảm, có quá trình thâm nhập thực tế. Nghĩa là quá trình sáng tạo ra một nhân vật đòi hỏi nhà văn phải huy động toàn bộ tư cách nghệ sĩ và năng lực tinh thần của cá nhân. Nếu như trong tiểu thuyết, nhân vật là con người nếm trải, được biểu hiện trong cả quá trình, đi qua nhiều cảnh ngộ, nhiều mối quan hệ và có sự thay đổi diện mạo, số phận thì trong truyện ngắn, nhân vật thường có số lượng ít, chỉ xuất hiện trong các tình huống nên bản thân nhân vật rất đa dạng, linh hoạt. Vì truyện ngắn chỉ là một "lát cắt" của cuộc sống, chỉ miêu tả một đoạn đời của nhân vật nên nó đời hỏi phải chọn lọc chi tiết, bộc lộ rõ quan điểm. Như vậy, nhân vật luôn là yếu tố hàng đầu của truyện ngắn nói chung. Nhân vật văn học hết sức đa dạng, phong phú. Nó được thể hiện trong tác phẩm văn học dưới nhiều hình thức khác nhau. Đó có thể là những con người được miêu tả đầy đủ cả ngoại hình lẫn nội tâm, tính cách như nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao, nhân vật chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố, nhân vật Xuân tóc đỏ trong tiểu thuyết Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng…; có khi nhân vật chỉ hiện lên trong tác phẩm qua một vài chi tiết như tiếng nói, giọng điệu, hành động, cảm xúc, suy nghĩ v.v…như hình ảnh người câu cá trong bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến, hình ảnh cô hái mơ trong bài thơ cùng tên của Nguyễn Bính v.v… Nhân vật văn học thường được xây dựng từ những nguyên mẫu ngoài đời, có khi là từ những điển hình xã hội, nhưng nó được xây dựng qua trí tưởng tượng, sự sáng tạo và tài năng của người nghệ sĩ, phục vụ cho dụng ý nghệ thuật của mình, mang phong cách riêng của mình. Vì vậy, khi tìm hiểu nhân vật văn học, cần lưu ý: Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống. [27,200]. Tóm lại: Nhân vật văn học là một hình tượng nghệ thuật do nhà văn sáng tạo nên. Nhân vật văn học rất phong phú, nó có thể là loài vật, đồ vật…nhưng chủ yếu là con người. Sự thể hiện nhân vật cũng ở những hình thức rất đa dạng. Dù nhân vật là thế giới loài người hay loài vật nó đều có vai trò rất quan trọng trong sáng tác của nhà văn, nó làm nên linh hồn của tác phẩm. 2.1.2. Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học Tác phẩm văn học không thể không có nhân vật. Bởi nhân vật là linh hồn của tác phẩm, là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực. Nhà văn sáng tạo ra nhân vật là để thể hiện nhận thức về con người cũng như những quy luật của cuộc sống. Một tác phẩm văn học được đánh giá là có giá trị, có chiều sâu, có sức sống lâu bền khi tác phẩm ấy khắc họa rõ nét, chân thực và sinh động hình tượng nhân vật. Có lẽ vì vậy mà người đọc không dễ gì quên được hình ảnh một nàng Kiều, một chị Dậu, một Chí Phèo v.v…Họ là những điển hình bất hủ trong văn học. Nhân vật trong tác phẩm văn học là sản phẩm sáng tạo của, là kết quả của quá trình khám phá, chiêm nghiệm. Cũng bởi vậy mà nó mang dấu ấn của cá nhân sáng tạo ra nó. Khi dấu ấn ấy được lặp đi lặp lại trong nhiều sáng tác của nhà văn, sẽ dần dần hình thành nên phong cách nghệ thuật và tư tưởng nghệ thuật của nhà văn ấy. Bởi vậy, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã khẳng định: Trong thế giới nghệ thuật của nhà văn thường có một hình tượng tâm huyết cứ trở đi trở lại nhiều lần như là một "ám ảnh" đối với nhà văn. Những hình tượng như thế càng có tính phổ biến bao nhiêu, càng có ý nghĩa tư tưởng sâu sắc và cơ bản bấy nhiêu. [48]. Như vậy, nhân vật chính là căn cứ quan trọng giúp người đọc có thể hiểu được phong cách nghệ thuật và tư tưởng nghệ thuật của nhà văn, điều này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng khi nghiên cứu tác phẩm cũng như tác gia văn học. Các nhà văn lớn bao giờ cũng tạo ra cho mình một thế giới nhân vật mang đậm dấu ấn cá nhân. Nếu như thế giới nhân vật của nhà văn Nguyễn Tuân là những nho sĩ cuối mùa, những đào hát, bồi tàu, họa sĩ…nhất mực tài hoa, có thiên lương trong sáng, sống ngông nghênh kiêu bạc, qua đó thể hiện tinh thần yêu nước, thái độ bất hoà với xã hội thực dân, ngợi ca những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc thì thế giới nhân vật của Nguyên Hồng là những con người lao động nghèo khổ dưới chế độ thực dân nửa phong kiến - những đứa trẻ vất vưởng đầu đường xó chợ, những người lao động đầu tắt mặt tối, những kẻ vì túng quẫn mà trở thành lưu manh, những cô gái quê nghèo khổ cùng đường phải làm gái mại dâm…Qua hệ thống nhân vật này ta hiểu được tư tưởng nghệ thuật của nhà văn, đó chính là thái độ tố cáo chế độ xã hội gay gắt và tấm lòng nhân đạo luôn yêu thương trân trọng những con người nghèo khổ. Còn nhà văn trào phúng Vũ Trọng Phụng thì lại sáng tạo trong thế giới nghệ thuật của mình một loạt những nhân vật phản diện, dâm ô, đểu cáng, đồi bại, nhố nhăng, đảo điên quay cuồng với bao điều kì quặc "vô nghĩa lí"…đó chính là bức tranh hiện thực, là bộ mặt của xã hội tư sản thành thị Việt Nam thời Pháp thuộc mà nhà văn muốn phản ánh. Như vậy, nhân vật văn học thể hiện cách hiểu của nhà văn về con người theo một quan điểm nhất định, là nơi để nhà văn gửi gắm, kí thác những tâm tư, ước vọng, cùng những vấn đề triết lí nhân sinh. Qua hệ thống nhân vật, người đọc thấy được tư tưởng nghệ thuật và phong cách nghệ thuật của nhà văn. Cùng nói về con người trong xã hội hiện đại, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp thấy con người cô đơn giữa dòng đời nhộn nhịp, sự "khủng hoảng làm người"; Phan Thị Vàng Anh phơi bầy những bất ổn trong lối sống và chỉ ra những mâu thuẫn trong cuộc đời; Nguyễn Thị Thu Huệ khai thác những mặt trái của con người trong đời sống hiện đại và phức tạp… Nguyễn Ngọc Tư với một phong cách riêng đã thể hiện những quan niệm nghệ thuật về con người qua một thế giới nhân vật độc đáo. 2.2. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn trẻ Nam Bộ đang trên đường định hình phong cách sáng tác. Những năm gần đây chị đã gặt hái được nhiều thành công trên địa hạt truyện ngắn mà tiêu biểu là Giải I cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi 20 với tập truyện ngắn “Ngọn đèn không tắt” và truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” như một “hiện tượng văn học” của năm 2005. Vẫn còn quá sớm để đưa ra bất kì lời nhận xét chắc chắn nào về bút lực cũng như phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư, nhưng có một điều chúng tôi nhận thấy là chị đã xây dựng được trong truyện ngắn của mình một thế giới nhân vật vô cùng phong phú, đa dạng. Thế giới nhân vật ấy là bóng dáng của những con người sống ở nông thôn, họ có thể khác nhau về nghề nghiệp, nhưng có một điểm chung là hết thảy họ đều nghèo, nghèo rớt mồng tơi và buồn, buồn rơi nước mắt. Nguyễn Ngọc Tư đã đi vào tâm tư sâu kín của họ một cách nhẹ như không, âm thầm chộp bắt những phút giây rất “người” của họ để yêu thương và đồng cảm với họ. Đó chính là cái tâm của một người cầm bút mà từ những tác phẩm đầu tiên người ta có thể cảm nhận được ở chị. Nguyễn Ngọc Tư được đánh giá là nhà văn của nông thôn và nông dân Nam bộ. Trong vùng đối tượng thẩm mĩ riêng ấy chị đã xây dựng một thế giới nhân vật vô cùng phong phú, đa dạng. Đó là thế giới của những người dân miền Tây Nam bộ, họ có thể khác nhau về nghề nghiệp nhưng đều cóđiểm chung là nghèo khổ. Nguyễn Ngọc Tư đã đi vào tâm tư sâu kín của họ, nắm bắt được thế giới tâm hồn của họ để yêu thương, trân trọng và sẻ chia cùng họ. Điều đó thể hiện cái tâm và cái tài của người cầm bút. 2.2.1. Hình tượng người lao động nghèo vùng sông nước Nam bộ So với tác phẩm của những nhà văn Nam bộ đi trước như Hồ Biểu Chánh, Trang Thế Hy, Sơn Nam, cái nhìn của Nguyễn Ngọc Tư về người nông dân mới lạ và có ý nghĩa bổ sung. Truyện của chị đa phần hướng tới những tình cảnh gia đình nghèo, đề cập đến số phận buồn của những con người nhỏ bé, dù họ là nông dân hay người nghệ sĩ. Qua khảo sát bốn tập truyện: Giao thừa, Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Cánh đồng bất tận, Gió lẻ và 9 câu chuyện khác, chúng tôi thấy tỉ lệ những truyện trực tiếp nói về cái nghèo là 28/44, những truyện còn lại người đọc cũng dễ dàng cảm nhận được cuộc sống nghèo nàn, lạc hậu của những người nông dân lam lũ. Các nhân vật chính trong tác phẩm là người nông dân chiếm tỉ lệ 23/44. Nhân vật trong truyện Nguyễn Ngọc Tư thường là những con người dưới đáy xã hội, cuộc sống tạm bợ, tăm tối, nghèo nàn, lạc hậu, không tương lai, không ánh sáng. Họ lại là những con người thấp cổ bé họng, chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. Số phận của họ thường gắn chặt và chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi những vấn đề thời sự xã hội đương thời. Những người nông dân vất vả trong cuộc mưu sinh, họ phải làm đủ mọi nghề để kiếm sống: làm ruộng, chăn vịt chạy đồng, gánh nước thuê, chèo đò, hát rong, bán kẹo kéo, bán vé số, bán dưa, nuôi dê…, tuy nhiên, vẫn không thể thoát khỏi sự nghèo khổ. Họ không có nhà để nương thân, sống trong những căn chòi tạm bợ, lẻ loi cô độc giữa cánh đồng, hay những căn nhà lá ọp ẹp, cũ mèm, những căn nhà ổ chuột nơi góc cùng tăm tối một ngoại ô, hoặc nằm sát ngay nghĩa địa vắng vẻ, xác xơ. Đó là không gian sống của những người lao động nghèo. Hình ảnh của những dòng sông, những cánh đồng bất tận với nắng và gió gắn chặt với nếp sinh hoạt của các nhân vật. 2.2.1.1. Những nhân vật làm ruộng, làm vườn Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất và giữ vị trí xuất khẩu gạo hàng đầu của cả nước, cho nên nông dân là một lực lượng giữ vai trò chủ chốt làm nên sự thịnh vượng và trù phù của vùng đất này. Tuy nhiên, trớ trêu thay, họ lại là những con người chịu thiệt thòi bậc nhất, cực khổ bậc nhất. Thế nhưng, bức tranh đồng quê Nam Bộ cũng không đến nỗi u ám như chúng tôi trăn trở, có thể người nông dân Nam Bộ tuy còn nghèo nhưng họ vẫn bằng lòng với hoàn cảnh và vui sống trong chừng mực có thể. Điều chúng tôi muốn nói ở đây là bên cạnh hiện thực nổi bật là bức tranh đời sống, còn có bức tranh tâm trạng của con người, những người nông dân thật thà, chất phác với những “vấn đề” hết sức riêng tư của mình mà nhiều khi vì thấp cổ bé họng nên mãi vẫn không thốt ra được và đành cam phận thiệt thòi. “Lỡ mùa” là một truyện ngắn phản ánh một thực trạng xã hội đáng báo động ở miền Tây Nam Bộ: đó là thái độ dửng dưng, vô trách nhiệm của các cán bộ lãnh đạo trước những vấn đề bức xúc của nông dân, cụ thể là vấn đề ruộng đất cho dân cày. Và nước mắt ông Ba già đã chảy, nước mắt của con người cầm súng chiến đấu cả thời trai trẻ, cả đời chỉ mơ có một miếng đất để trồng lúa, để có chỗ chôn thân. Ông là người thương đất, gắn bó một đời với nghề làm lúa, dẫu biết nuôi tôm dễ làm giàu hơn mà vẫn một mực thủy chung. Làm ruộng có mùa mà những người nông dân đã phải đợi ba mùa, mệt mỏi chen lẫn hy vọng, cực khổ quá mới phải đùm túm lên tận tỉnh tìm kiếm chủ tịch, mà cuối cùng vẫn “lỡ mùa”. Những trang văn như hực lên bởi sức chịu đựng của con người có hạn. Người dân đang yên ổn làm ăn thì nhà nước bắt nghỉ (làm khu du lịch sinh thái), dẫu có ngác một chút, rồi buồn, tiếc như ai đó dứt khúc ruột của mình ra, nhưng tuyệt nhiên không cãi”. Có ai quan tâm hỏi ý kiến họ không? Lãnh đạo có lắng nghe tâm tư của dân trước khi quyết định một vấn đề thiết thân đối với đời sống của họ không? Rồi đây họ sẽ sinh sống bằng cách nào? Tuyệt nhiên không thấy ai đề cập đến. “Lỡ mùa” day dứt người đọc cũng vì lẽ đó. “Thương quá rau răm” lại là một truyện ngắn phơi bày một hiện thực khác của nông thôn Nam Bộ: nông thôn thiếu trầm trọng những dịch vụ chăm sóc y tế tối thiểu, thiếu trầm trọng đội ngũ y bác sĩ, những người trí thức trẻ về được một thời gian rồi cũng ra đi, những đứa trẻ lớn lên, đi học thành tài rồi thì không muốn trở về vùng quê nghèo nữa. Viết về đề tài nông thôn nhưng Nguyễn Ngọc Tư không chỉ chú tâm miêu tả những người nông dân bên ruộng lúa bờ kinh mà chị còn đặt họ vào những môi trường xa lạ và rộng lớn hơn, đó có thể là ở chợ, ở tỉnh, ở thành phố để làm bật lên sự lam lũ, sự thua thiệt của người nhà quê so với người thành phố. Truyện ngắn “Giao thừa” hé mở cho chúng ta cuộc sống khó khăn, nhọc nhằn của những người trong ruộng ra phố bán dưa Tết, bán bông Tết. Cái việc bán buôn này đầy may rủi, dãi nắng dầm sương mà nguy cơ lỗ vốn lúc nào cũng chực chờ. Cảnh những người bán dưa, bán bông trên bãi đất trống xác xơ thật đối lập với những tòa nhà cao đẹp, ngất ngưởng. Nó khiến những người nông dân phải tủi cho phận nghèo của mình, phải tự hỏi biết chừng nào mới được như vậy mà buồn. Cái nhìn của Nguyễn Ngọc Tư về người nông dân Nam Bộ mới lạ và phong phú hơn rất nhiều so với những tác phẩm của các nhà văn tiền bối như Hồ Biểu Chánh, Phi Vân, Sơn Nam…Đó là hình ảnh người nông dân trong những mối quan hệ rộng lớn hơn cánh đồng của họ, nếp nhà của họ. Số phận của họ gắn chặt và chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi những vấn đề thời sự của xã hội. Và những người nông dân ấy trong mối quan hệ với nhau cũng được Nguyễn Ngọc Tư ghi nhận dưới góc nhìn tinh tế hơn, riêng tư hơn, mang ý nghĩa cá nhân nhiều hơn là đại diện cho giai cấp của mình. Nhẹ nhàng nhưng quyết liệt, vô tư nhưng không vô tâm, ngòi bút của Nguyễn Ngọc Tư từ những ngày đầu tiên đã chọn cho mình nơi chốn dụng võ là đồng đất quê hương với những người nông dân một nắng hai sương thân quen và yêu dấu. 2.2.1.2. Những nhân vật làm nghề “xướng ca” Trong thế giới nhân vật những con người luôn khao khát yêu thương ấy, chúng ta bắt gặp một hình ảnh trở đi trở lại trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, đó là hình ảnh người nghệ sĩ. Qua khảo sát, nhân vật là người nghệ sĩ trong truyện ngắn của chị chiếm tỉ lệ 9/44. Người đời thường hay có cái nhìn thành kiến về cái nghề "xướng ca" này. Nhưng nhân vật nghệ sĩ của Nguyễn Ngọc Tư thường được tô đậm ở phẩm chất thuỷ chung, giàu tình nghĩa, đã yêu ai là yê

File đính kèm:

  • docChi Pheo(4).doc