Giáo án Ngữ văn 11 trường trung học phổ thông Mai Sơn

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY

1. Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, tư duy

Giúp học sinh:

- Nắm được những nét đặc trưng của bút pháp Huy-gô qua hư cấu nhân vật và diễn biến cốt truyện: nghệ thuật phóng đại trong so sánh và ẩn dụ trong tương phản, đan xen bình luận ngoại đề trong diễn biến truyện.

- Từ đó hiểu ý nghĩa nội dung: sự đối lập giữa cái ác và thiện, cường quyền và nạn nhân, phê phán cường quyền, khơi dậy mối đòng cảm với người khốn khổ và khẳng định một lí tưởng cao đẹp nhưng không tưởng: dùng sức mạnh của tình thương để cải tạo xã hội.

(Trọng tâm: đọc -hiểu nghệ thuật đối lập, phóng đại, ẩn dụ trong bút pháp lãng mạn của Huy-gô nhằm khắc hoạ hình tượng người anh hùng lãng mạn (Giăng Van-giăng) trong sự thể hiện sức mạnh của tình thương với những người khốn khổ (Phăng-tin) và trước cường quyền (Gia-ve) qua cảnh Gia-ve đến bắt Giăng Van-giăng).

- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu tác phẩm tự sư (tiểu thuyết), phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự thông qua một trích đoạn.

2. Yêu cầu về giáo dục tư tưởng, tình cảm: Qua việc tiếp nhận văn bản bồi dưỡng và giáo dục học sinh tình yêu thương, lòng nhân đạo giữa con người với con người và thái độ căm ghét cái xấu, cái ác.

II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

- GV: SGK, SGV, Thiết kế bài dạy

- HS: SGK, Soạn bài theo hướng dẫn của GV và h thống câu hỏi trong SGK.

III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi.

B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

* Ổn định tổ chức (1’) B1:

I. KIỂM TRA BÀI CŨ: (trong khi học bài mới)

II. BÀI MỚI

* Lời vào bài (1’)

V. Huy-gô là nhà văn của chủ nghĩa nhân đạo. Ông là cha đẻ của dòng văn lãng mạn Pháp. Tiết học này, chúng ta sẽ được biết đến tài năng của ông qua đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền. Đây là đoạn trích tiêu biểu trong tiểu thuyết Những người khốn khổ.

 

doc14 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3374 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 trường trung học phổ thông Mai Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n :29/03/2008 Ngµy d¹y: 01/04/2008 TiÕt 100 + 101, §äc v¨n Lớp 11B1 NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN Trích Những người khốn khổ (Vic-to Huy-go) A. PHẦN CHUẨN BỊ I. MỤC TIÊU BÀI DẠY 1. Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, tư duy Giúp học sinh: - Nắm được những nét đặc trưng của bút pháp Huy-gô qua hư cấu nhân vật và diễn biến cốt truyện: nghệ thuật phóng đại trong so sánh và ẩn dụ trong tương phản, đan xen bình luận ngoại đề trong diễn biến truyện.. - Từ đó hiểu ý nghĩa nội dung: sự đối lập giữa cái ác và thiện, cường quyền và nạn nhân, phê phán cường quyền, khơi dậy mối đòng cảm với người khốn khổ và khẳng định một lí tưởng cao đẹp nhưng không tưởng: dùng sức mạnh của tình thương để cải tạo xã hội. (Trọng tâm: đọc -hiểu nghệ thuật đối lập, phóng đại, ẩn dụ trong bút pháp lãng mạn của Huy-gô nhằm khắc hoạ hình tượng người anh hùng lãng mạn (Giăng Van-giăng) trong sự thể hiện sức mạnh của tình thương với những người khốn khổ (Phăng-tin) và trước cường quyền (Gia-ve) qua cảnh Gia-ve đến bắt Giăng Van-giăng). - Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu tác phẩm tự sư (tiểu thuyết), phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự thông qua một trích đoạn. 2. Yêu cầu về giáo dục tư tưởng, tình cảm: Qua việc tiếp nhận văn bản bồi dưỡng và giáo dục học sinh tình yêu thương, lòng nhân đạo giữa con người với con người và thái độ căm ghét cái xấu, cái ác. II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - GV: SGK, SGV, Thiết kế bài dạy - HS: SGK, Soạn bài theo hướng dẫn của GV và h thống câu hỏi trong SGK. III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH Đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi. B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY * Ổn định tổ chức (1’) B1: I. KIỂM TRA BÀI CŨ: (trong khi học bài mới) II. BÀI MỚI * Lời vào bài (1’) V. Huy-gô là nhà văn của chủ nghĩa nhân đạo. Ông là cha đẻ của dòng văn lãng mạn Pháp. Tiết học này, chúng ta sẽ được biết đến tài năng của ông qua đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền. Đây là đoạn trích tiêu biểu trong tiểu thuyết Những người khốn khổ. * Nội dung bài dạy HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS YÊU CẦU ĐẠT Học sinh đọc phần tiểu dẫn trong SGK ? Hãy nêu khái quát về cuộc đời của V. Huy-gô? ( G.V nhấn mạnh mấy ý chính) ? Em hãy kể tên những tác phẩm chính của V. Huy-gô? (GSK, tr.75) ? Nêu khái vài nét về SNVH? ? Toàn bộ sáng của Huy gô phản ánh vấn đề gì? ? Ông viết những tác phẩm của mình với bút pháp nghệ thuật nào là chủ đạo? GV: Nếu các em muốn có thêm hiểu biết về sự nghiệp văn học của ông để bổ sung vào kiến thức của mình trong SGK 11 (chỉnh lí năm 2000 của nhà xuất bản giáo dục) ? Do điều kiện hầu như các em chưa được đọc toàn bộ tác phẩm, hơn nữa đây là tác phẩm văn học nước ngoài. SGK đã tóm tắt đầy đủ nội dung cốt truyện, cô mời 1 em đọc phần tóm tắt trong SGK, tr.76? ? Qua tóm tắt, em hãy khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Những người khốn khổ? ? Xác định vị trí đoạn trích ? ? HS dựa vào tiểu dẫn trong SGK - GV nhấn mạnh: ? Kể văn tắt những tình tiết chính dẫn đến đoạn trích này ? ? Đặt trong diễn biến của cốt truyện và bút pháp của V.H em thấy đoạn trích này có một vị trí như thế nào ? ? Đoạn trích nên đọc như thế nào? Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc theo đoạn (Do giáo viên lựa chọn) (Gọi HS đọc - nhận xét) GV: các em đọc giải thích khó có dưới các chân trang từ trang 75 – 79 ? Tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết, vì vậy chúng ta nên đọc - hiểu theo hướng nào cho phù hợp? - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đoạn trích (Theo hướng nhân vật) ? Trong đoạn trích có mấy nhân vật? Nhân vật nào là nhân vật chính? GV: chúng ta vừa tìm hiểu ở phần vị trí đoạn trích. Đoạn trích được kể lại dưới cái nhìn ngạc nhiên và tuyệt vọng của Phăng-tin. Vì vậy Phăng-tin không phải là nhân vật chính nhưng có vai trò đưa kịch tính tính của đoạn trích đến cao trào và qua đó thấy ro tính cách của 2 nhân vật Gia-ve và Giăng Van-giăng. Chúng ta cùng đọc - hiểu về nhân vật Phăng-tin? ? Trước hết cho biết hoàn cảnh của Phăng-tin lúc này ? ? Khi tên cảnh sát Gia-ve xuất hiện trong phòng bệnh, nhà văn đã miêu tả tình trạng của Phăng-tin ở những chi tiết, hình ảnh nào? Tâm trạng của chị diễn biến ra sao? ? Lời kêu cứu của Phăng-tin có ý nghĩa như thế nào trong việc miêu tả tâm trạng của của chị lúc này? ? Theo dõi từ “Nghe thấy tiếng Gia ve -> túm lấy cổ áo GVG” tr. 77 ? Phăng - tin nghe thấy và trông thấy những gì? ? Chứng kiến những cảnh đó, chị có thái độ ra sao? ? Vì sao Phăng-tin tưởng như cả thế giới đang tiêu tan? “- Ở đây làm gì còn thị trưởng nữa. - Mày bảo là để đi tìm đứa con cho con đĩ kia.” ? Những lời lẽ ấy đã tác động đến Phăng-tin như thế nào ? Vì sao ? ? Trước những sự việc ấy, chị có biểu hiện gì? ? Tiếng kêu ấy biểu hiện tâm trạng gì? Theo dõi tr. 78 ? Theo dõi cuộc đối thoại giữa Gia-ve và Giăng Van-giăng, chị có biểu hiện gì tiếp theo? ? Theo em Phăng-tin đang sống trong hoàn cảnh như thế nào? ? Và kết cục của sự tuyệt vọng ấy? ? Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết đột của người mẹ đáng thương này? Tr.78 - Đọc đoạn văn “Phăng-tin chống hai bàn tay...tắt thở”. ? Tác giả đã sử dụng bút pháp nghệ thuật gì để diên tả tâm trạng đó? Qua thủ pháp nghệ thuật đó hãy nêu suy nghĩ của em về cái chết của Phăng-tin? ? Qua cái chết thương tâm của người mẹ trẻ, nhà văn muốn nói tới số phận con người trong xã hội đương thời như thế nào? ? Tính cách các nhân vật được Huy-gô dùng nghệ thuật phóng đại trong ẩn dụ và nghệ thuật tương phản để miêu tả. Dưới ngòi bút của ông, Gia ve hiện lên như thế nào? Chúng ta tìm hiểu tiếp nhân vật Gia-ve? ? Qua tóm tắt em có hiểu biết gì về nhân vật Gia- ve? ? Vai trò của nhân vật này trong đoạn trích ? ? Trong đoạn trích, Gia-ve được khắc hoạ qua những phương diện nào? (Theo dõi TR. 77) ? Gia-ve hiện lên qua những chi tiết nào? (chú ý giọng nói, cặp mắt, cái cười...) ? Tác giả khắc hoạ nhân vật Gia-ve bằng thủ pháp nghệ thuật gì ? ? Qua những nét khắc họa, miêu tả đó em nhận xét như thế nào về nhân vật này? Đoạn cuối tr. 77 ? Khi GiăngVan-giăng tỏ ý khẩn cầu hắn - trong trường hợp này hắn tỏ thái độ như thế nào ? ? Tính cách ác thú không chỉ biểu hiện qua dáng vẻ bề ngoài mà còn thể hiện ở phương diện nào nữa? Hãy tìm các chi tiết cụ thể? ? Nhận xét về cách xử sự của Gia-ve, nhất là đối với Phăng-tin? ? Trước cái chết của Phăng-tin hắn có thái độ và cư xử như thế nào? Ở nhân vật Gia-ve không chỉ đơn thuần là công cụ cho xã hội tư bản, mất hết biểu hiện trong một con người đến đoạn văn (Tr 79 (đoạn đầu) ? Tác giả chủ ý đến biểu hiện nào nữa? ?Vì sao Giave phải run sợ ? ? Đánh giá chung về nhân vật ? (Nếu Gia-ve tiêu biểu cho hạng người độc ác, đối lập với Gia ve là Giăng Van-giăng được hiện lên với một vị cứu tinh nhân đức như thế nào? Miêu tả nhân vật này tác giả tạo ra cái nhìn khác thường, tương phản, đối lập hoàn toàn với cái nhìn về Gia-ve). ? Trước hết hãy giới thiệu vài nét về nhân vật GiăngVan-giăng ? ? Giăng Van-giăng có mối quan hệ với Phăng-tin và Gia-ve như thế nào? ? Để làm rõ tính cách của Giăng Van-giăng trong các mối quan hệ trên, tác giả đặt nhân vật vào những thời điểm nào? Đối với ai? (Trước và sau thời điểm Phăng-tin tắt thở, tác giả chú miêu tả thái độ của GVG đối với Gia-ve và Phăng-tin. trước hết là thái độ của GVG đối với Gia-ve? ? Trước sự nôn nóng, thô bạo, vội vã của Gia-ve. Giăng Van-giăng có thái độ đối với Gia-ve thế nào? ? Hành động cầu xin của GVG trước Gia-ve nhằm mục đích gì? ? Em đánh giá như thế nào về GVG? TR.76 ? Đối với Phăng-tin, GVG có thái độ như thế nào? ? Khi nhìn thấy Gia-ve, GVG nói “Tôi biết là anh muốn gì rồi”, thực sự là GVG đã biết điều gì? GV: trước sự nhẫn tâm của Gia ve, Phăng Tin đột ngột tắt thở. ? GVG có thái đội như thế nào với Gia-ve khi chứng kiến cái chết của Phăng-tin? ? Thái độ đó được thể hiện bằng những chi tiết nào? (chú ý lời nói, hành động?) TR78+ 79 ? Tại sao hành động của GVG chỉ dừng lại ở mức độ trấn áp, hàm ý đe đoạ? GV yêu cầu học sinh đọc đoạn văn từ “Giăngvan-giăng tì khuỷu tay...” đến hết. ? Tìm các chi tiết biểu hiện những hành động, cử chỉ cụ thể của Giăng Van-giăng chăm sóc cho người đã khuất ? ? Những hành động đó của GiăngVan-giăng gợi cho các em suy nghĩ gì ? Tr.78 ? Trước cử chỉ ấy của GiăngVan-giăng điều kì lạ gì đã xảy ra ? ? Bằng bút pháp lãng mạn của tác giả đã thể ở chi tiết này như thế nào? (Với suy nghĩ về vấn đề sống và chết) ? Tác giả đã đưa ra quan niệm về cái chết như thế nào? ? Bằng trí tưởng tượng của mình, em có thể cho biết, “lúc ghé tai Phăng-tin thì thầm”, GVG nói gì với Phăng-tin điều gì mà gương mặt chị lại sáng rỡ lên một cách lạ thường như vậy ? ? Nhưng cuối cùng, tại sao GVG vẫn sẵn sàng bị bắt? ? Nhận xét về nhân vật Giăng Van-giăng trong trích đoạn? (Qua tìm hiểu đoạn trích và quan niệm của nhà văn về người cầm quyền trong xã hội lúc đương thời). ? Theo em người cầm quyền khôi phục uy quyền là ai? Gia-ve hay Giăng Van-giăng? Vì sao? ? Đánh giá về đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích ? ? Giá trị nội dung ? (Lưu ý HS tham khảo phần ghi nhớ SGK, tr.79) ? Qua đoạn trích, giữa Gia-ve và Giăng Van-giăng em thích nhân vật nào nhất? Vì sao? ? Em học tập được điều gì từ nhân vật GVG? ? Sức mạnh của tình thương trong đoạn trích thể hiện ở nhân vạt anh hùng lãng mạn GVG trong ứng xử với Gia-ve và Phăng-tin. Nhưng hạn chế của nó là gì? ? Trong xã hội ngày nay, lí tưởng lãng mạn của Huy-gô tất cả đều được cảm hoá bằng sức mạnh tình thương nhân loại còn có giá trị không? Tại sao? I. TÌM HIỂU CHUNG (21’) 1. Tác giả (7’) * Cuộc đời - Vích-to Mari Huy-gô (1802 – 1885) sinh tại thành phố Bdăngxông (1 thành phố nhỏ cách Pari 400 km). - Cuộc đời ông gắn liền với nước Pháp thế kỉ XIX. - Cuộc đời ông là cuộc đời chiến đấu không mệt mỏi cho hạnh phúc của loài người. * Sự nghiệp văn học - Để lại một sự nghiệp văn học rất đồ sộ, trường thiện. - Tài năng toả sáng ở nhiều thể loại: thơ, kịch, tiểu thuyết. + Khối lượng tác phẩm lớn: Gồm hàng trăm tác phẩm (Hơn 15000 câu thơ, nhiều vở kịch và tiểu thuyết dài. Nhiều tác phẩm là kiệt tác nổi tiếng trên thế giới: Hecnani, Nhà thờ đức bà Pari, Những người khốn khổ... * Nội dung bao trùm tác phẩm của ông là “tấm gương phản chiếu cách mạng Pháp” trong suốt một thế kỉ XIX: “đặc điểm cơ bản của nó là lòng tin tưởng vo bờ bến vào phẩm chất tốt đẹp của những người lao động, và thái độ phê phán nghiêm khắc chế độ tư bản chủ nghĩa, kẻ gây ra bao cảnh lầm than trong xã hội”. * Bút pháp nghệ thuật: Chủ nghĩa lãng mạn trên nền của hiện thực xã hội. Xuyên suốt các tác phẩm CNLM là cảm hứng chủ đạo. - Tuy nhiên do chịu ảnh hưởng của “CNXH không tưởng” Huy-gô còn có một số ảo tưởng trongquan niệm về giải phong loài người, và không nhận định được chính xác nhứng qui luật đấu tranh gia cấp trong xã hội. Tóm lại: Với cống hiến và sức sáng tạo dồi dào gần suốt một thế kỉ, V.H đã trở thành nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà soạn kịch lãng mạn tiến bộ nổi tiếng ở Pháp và thế giới. - Năm 1985 vào dịp 100 năm kỉ niệm ngày mất của ông, thế giới đã làm lễ kỉ niệm long trọng tôn vinh H.G, một danh nhân văn hóa thế giới, một trái tim vĩ đại suốt một đời sống và cống hiến vì một xã hội nhân ái, chỉ có tình yêu... - Ông là nhà văn Pháp đầu tiên khi qua đời được chôn cất trong hàm mộ điện Păng-tê-ông (Pa-ri), nơi chỉ dành cho các vua chúa và danh tướng. 2. Tác phẩm “Những người khốn khổ”(8’) a. Tóm tắt tác phẩm (3’) - Cấu trúc tác phẩm đồ sộ: 5 phần, nhiều quyển, nhiều chương, hơn 2000 trang, hàng trăm nhân vật. GV: Tác phẩm tái hiện lại khung cảnh Pa-ri và nước Pháp ba thập kỉ đầu thế kỉ XIX, xoay quanh số phận nhân vật Giăng Van-giăng, từ khi được ra tù đến lúc qua đời trong lãng quên thầm lặng với thông điệp cuối cùng: trên đời, chỉ một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau. b. Giá trị tác phẩm (5’) * Nội dung: - Bao trùm toàn bộ tác phẩm là một tấm lòng thương cảm sâu xa đối với những người khốn khổ bị xã hội chà đạp ruồng bỏ, là niềm mến phục và lòng tin sắt đá vào tâm hồn cao thượng của họ, mà những đại biểu xứng đáng nhất trong tác phẩm là: + GiăngVan-giăng: tượng trưng cho sức vươn lên đầy đau khổ, nhưng cũng hết sức vinh quang của con người. + Phăng-tin: Một tấm gương sáng về tình mẫu tử thắm thiết. + Ga-vơ-rốt: Một tâm hồn trong trắng, yêu đời, dũng cảm, nghĩa hiệp. - Mặt khác tác phẩm còn lên án gay gắt, quyết liệt xã hội tư bản tàn bạo với những tên hung thần như Gia-ve, những kẻ táng tận lương tâm như Tênácđiê. - Ngoài ra, tác phẩm còn ghi lại những trang lịch sử vẻ vang của nhân dân lao động Pa-ri đã vùng dậy chống cường quyền, bảo vệ tư do. Như Ma-ri-uýt đã chiến dũng cảm và bị thương bên cạnh những sinh viên và quần chúng nổi dậy, Ga-vơ-rốt một biểu tượng trong sáng, đẹp đẽ cuả cuộc cách mạng còn non trẻ. * Nghệ thuật - Tiểu thuyết trường thiên được viết trên nền của cảm hứng lãng mạn. Có những nhân vật được xây dựng như biểu tượng cho quan niệm lí tưởng của nhà văn về con người như GiăngVan-giăng. Có những chi tiết, những sự kiện, những mối tình đầy chất thơ như bức thư tình Mariuyt gửi cho Cô-dét, nụ cười Phăng- tin, Mối tình M-C..., những câu cách ngôn như thơ như họa: “Nếu là đá hãy là đá nam châm. Nếu là cây hãy là cây trinh nữ. Là người xin hãy là tình yêu” - Tuy nhiên tác phẩm vẫn thể hiện khá rõ có sự kết hợp với bút pháp hiện thực, nhất là khi miêu tả chân dung bộ máy pháp luật tàn nhẫn ở Pari cũng như tái hiện nỗi thống khổ và cuộc nổi dậy của những người dưới đáy. 3. Đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền (6’) a. Vị trí đoạn trích (3’) - Tác phẩm Những người khốn khổ được chia làm 5 phần. Đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền nằm ở cuối phần thứ 1và trích gần như trọn vẹn chương IV. Tiêu đề là do chính nhà văn lựa chọn. - Vì muốn cứu một nạn nhân bị Giave bắt oan, Giăng Van giăng buộc phải tự thú mình là ai. Và Mađơ len chỉ là một cái tên giả. Bởi vậy ông phải đến từ giã Phăng tin khi chị chưa biết gì về sự thật tàn nhẫn. - Có một vị trí đặc biệt. + Trong diễn biến cốt truyện về nhân vật trung tâm: lần đầu tiên ông Mađơlen, khi buộc phải xuất đầu lộ diện, đã chọn một giải pháp quyết liệt để đối phó với cường quyền và tìm lối thoát cho nạn nhân. Có thể xem đây là pha mở đầu cho “cuộc đấu vĩ đại giữa ông thiện và ông ác” của nhân vật trung tâm. + Đoạn trích có tính chất tiêu biểu cho bút pháp V. Huy-gô, in dấu ấn đặc trưng của CNLM với những thủ pháp quen thuộc như: phóng đại, so sánh, ẩn dụ, tương phản. b. Đọc - Giải nghĩa từ khó (3’) - Giọng đọc phải thể hiện được không khí căng thẳng của tình huống: + Gia ve: đắc thắng, ngạo mạn, tàn nhẫn và có phần e dè, sợ hãi. + Giăng Van giăng: đầy thương xót chân thành đối với Phăng-tin. + Phăng-tin: thái độ sợ hãi II. ĐỌC - HIỂU (55’) (2’) GV: Nếu đọc hiểu - đoạn trích theo bố cục Gia ve- đến bắt Giăng Van-giăng khiến Phăng-tin đang lâm bệnh nặng, càng sợ khiếp đến chết, Giăng Van-giăng thầm hứa với vpí người phụ nữ bất hạnh, rồi ông nói với Gia-ve: giờ tôi đã thuộc về anh. - Nếu đọc - hiểu theo nhân vật, chúng ta thấy toàn bộ đoạn trích diễn biến qua sự phát triển của xung đột giữa hai nhân vật đối địch chủ yếu trong truyện, có tác dụng định đoạt số phận mong manh như cánh hoa tàn của Phăng-tin: đó là Giăng Van-giăng và Gia-ve. Tính cách cơ bản của các nhân vật cũng được khắc họa đậm nét. a. Nhân vật Phăng-tin (14’) - Trong đoạn trích, nhân vật Phăng-tin được khắc hoạ chủ yếu qua phương diện nào? Nhân vật Phăng-tin ở đoạn trích này không miêu tả qua hình dáng, diện mạo mà nhà văn đặc biệt chú ý tâm trạng. - Diễn biến tâm trạng của Phăng-tin trong đoạn trích đã thể hiện sâu sắc tính bi kịch của đoạn văn và bộc lộ rõ nét tính cách của nàng. - Hoàn cảnh rất tội nghiệp: ..ốm nặng, được Mađơlen đưa về bệnh viện xưởng máy để chữa chạy, chăm sóc => Phăng-tin là người mẹ đáng thương vì chút lầm lạc tuổi trẻ mà phải gửi con cho chủ quán cơm Tê-nác-đi-ê. Bị Tê-nác-đi-ê vòi vĩnh, cô lẫn lượt phải bán tóc, bán răng rồi đi làm điếm để nuôi con. Bị Gia-ve bắt trong một lần xô xát với một tên công tử đều cáng. Được ông thị trưởng Ma-đơ-len cứu giúp, lúc này đang ốm nặng, cô chỉ mong được gặp con. Ông Ma-đơ-len đã hứa chuộc con gái Cô-dét về cho cô. Phăng-tin vô cùng hy vọng. - Đầu óc ốm yếu của chị không hiểu được gì, chị tin là hắn đến để bắt chị. - Chị không thể chịu được bộ mặt gớm ghiếc ấy. - Chị thấy mình như chết lịm đi, tay che mặt và kêu lên hãi hùng. =>Từ rất ngạc nhiên, khiếp sợ đến hoảng loạn, kinh hoàng, . Chị thốt lên lời kêu cứu khẩn thiết. - Lời kêu cứu của Phăng-tin là lời kêu cứu của một con người khốn khổ, yếu ớt, cảm thấy mình như đã sa vào nanh vuốt của một con thú dữ và sắp sa xuống vực thẳm. Chị nhắm mắt trong sự sợ hãi. - Tiếng hét của Gia-ve “Thế nào ! Mày có đi không ? ”.. - Hành động: nắm cổ áo ông thị trưởng - còn ông thị truởng cúi đầu. * Chị rùng mình * Chị trông thấy một sự lạ lùng. * Chị tưởng như cả thế giới đang tiêu tan. - Vì lâu nay Gia-ve dưới quyền và vẫn một mực phục tùng ông thị trưởng Mađơlen. Nhưng điều này giờ đây bị đảo ngược người cầm quyền cúi đầu, người phục tùng ra oai. Chính những tiếng thét, hành động của Gia-ve và ông thị trưởng đã đẩy Phăng-tin và một tam trạng vô cùng hoảng loạn và cảm thấy như cả thế giới đang tiêu tan. Không còn nơi nào để nương tựa bấu víu. - Bởi nó liên quan đến cuộc sống của chị, số phận đứa con yêu quý của chị. - Một là: Côdét- đứa con gái yêu quý của Phăng-tin- cho tới giờ phút này vẫn chưa có mặt ở đây như mọi người đã nói với nàng. - Hai là: “Ông Mađơlen” - Người ân nhân độc nhất và duy nhất có thể cứu vớt được con nàng - lại không phải “ông là thị trưởng”- mà theo lời Gia-ve đó chỉ là “một thằng ăn cắp”, một thằng kẻ cướp,“một thằng tù khổ sai” đang bị tên chó săn hung ác này đến “tóm cổ” bắt đi. - Hành động: kêu lên! -> Tiếng kêu thất thanh của chị đầy đau đớn cho chúng ta cảm nhận một cách trọn vẹn tâm trạng của Phăng-tin lúc này: càng trở nên khiếp đảm , đặc biệt đang trong lúc nguy kịch của người bệnh. Hơn nữa Gia-ve đầy uy quyền. - Tiếng nói của Phăng-tin cứ run lên bần bật trong hơi thở đứt nối của sự sống mong manh: “Con tôi...Bà ơi !...Ông Mađơlen ơi ! Ông thị trưởng ơi”. => Hoàn cảnh đau đớn, bi thảm, tuyệt vọng - Và trong cơn xúc động dữ dội quá đột ngột, Phăng-tin đã tắt thở một cách hết sức thảm thương. - Nguyên nhân: + Uy quyền của Gia-ve quá lớn + Không trông thấy bé Cô-dét, không còn ai cứu được con bé nữa. + Ông thị trưởng - vị ân nhân, không phải là thị trưởng Ma-đơ-len => tạo nên sự ngạc nhiên lớn trong tâm trạng Phăng-tin. Một sự thật tàn nhẫn, vị cứu tinh của mình đang bị pháp luật truy nã. Tất cả như tiêu tan trước mắt chị. Và trong cơn nguy kịch chị đã tắt thở vô cùng thê thảm. => Một tình yêu con vô bờ bến, vì tình yêu ấy, người mẹ có thể sống và có thể chết. Nhưng nơi tận cùng của sự sống ta lại thấy sáng bừng lên tình cảm mẫu tử thiêng liêng. - Đoạn văn (...) sử dụng bút pháp hiện thực cho thấy một cái chết đau đớn, vật vã, đầy oan khốc , giống như một ngọn đèn yếu ớt đã tàn lụi giờ bùng lên rồi tắt ngấm trước cơn bão tố phũ phàng, khủng khiếp bất chợt ập đến. - Ta thấy số phận đáng thương của những con người nghèo khổ: Không tiền tài, không quyền uy, cuộc đời có thể bị dày vò, bị chà đạp và bị tước mất quyền sống bất cứ lúc nào, ở bất cứ hòan cảnh nào...Số phận con người thật vô cùng khốn khổ. - Tố cáo mạnh mẽ hiện thực tư bản lạnh lùng, mất hết tình người. * Tóm lại: Phăng-tin là hình tượng lớn của văn học lãng mạn có những nét tính cách mang tầm vóc phi thường. 2. Nhân vật Gia-ve (14’) - Là thanh tra cảnh sát dưới quyền của ông thị trưởng Mađơlen. - Bản chất của y là kẻ gian ác nên luôn luôn rình rập, tìm cách hãm hại nguời tốt. - Tác động đến sự phát triển của kịch tính trong đoạn văn. - Diện mạo, hành động - Nội tâm * Diện mạo Gia-ve xuất hiện: Với bộ mặt gớm ghiếc. + Cặp mắt: “như cái móc sắt”...quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ + Cái cười: “phô ra tất cả hai hàm răng”. * Hành động: + Giọng nói: “Tiếng thú gầm”: man rợ và điên cuồng. + Hành động: thô bạo, “tiến vào giữa phòng, túm lấy cổ áo” - Miêu tả không nhiều chi tiết, sử dụng thủ pháp so sánh và cách nói phóng đại, kết hợp lời bình của người kể chuyện qua đó tái hiện toàn bộ chân dung, thái độ, hành động của Gia-ve từ giọng nói đến cái nhìn, điệu bộ, cử chỉ, giống hệt một con ác thú đang vờn mồi, nhe nanh giơ vuốt tìm cách uy hiếp con mồi lớn mà y mới tóm được sau bao phen vồ trượt. => Trong tác phẩm không ít lần tác giả dùng các từ ngữ ác thú, chó dữ, cọp...để chỉ Gia-ve. Có lẽ đây là dụng ý của nhà văn để Gia-ve hiện lên như một con ác thú, đang săn con mồi, vồ mồi, gầm gừ, thét, thôi miên, lao đến ngoạm lấy cổ con mồi. Có thể nói hắn là mối đe dọa với bất cứ ai, nhất là những kẻ yếu đuối. - Gia-ve càng lên mặt, tỏ hết cái “uy quyền” của “kẻ cầm quyền” tàn bạo mà y thấy đã đến lúc phải “khôi phục” lại hết thảy đối với lũ người hèn hạ ở cái “xứ chó đểu” này ! * Nội tâm: - Tính cách ác thú không chỉ biểu hiện qua dáng vẻ bề ngoài mà còn ở nội tâm -> được khắc hoạ qua thái độ và cách xử xự độc ác trước người bênh và cái chết của Phăng – tin: + Hắn gầm gừ, quát tháo trong bệnh xá: “nói to, nói to lên” + Lời lẽ hống hách, thô bạo phũ phàng khi đối đáp với GiăngVan-giăng. + Tàn nhẫn với Phăng-tin (Chẳng cần biết Phăng-tin đã gần đất xa trời chỉ còn bấu víu vào cuộc sống ở chỗ tưởng rằng ông thị trưởng đã chuộc được Cô-dét về cho chị) – Hắn nói toạc ra “mày nói giỡn...” và vùi dập nốt tia hy vọng cuối cùng của Phăng-tin bằng lời tuyên bố thẳng thừng: “Tao đã bảo không có ông Mađơlen...” => Ở hắn giữa hành động và suy nghĩ là một => Ngay từ trong tâm can, Gia-ve đã là kẻ máu lạnh, tàn nhẫn. Đã là người, đứng trước nỗi đau của tình mẫu tử cũng phải mủi lòng. Nhưng Gia-ve thì không. Hắn không có trái tim của con người. - Cho nên khi Phăng-tin kêu cứu tuyệt vọng “Con tôi !Thế ra nó chưa đến đây...”, Gia- ve không hề bận tâm mà còn nhẫn tâm “Giờ lại đến lượt con này...” - Không hề nhượng bộ trước đau khổ của người khác vẫn lạnh lùng, cứng nhắc. Tiếp tục quát tháo “đừng có lôi thôi ! tao không đến đây để nghe lý sự”. => Đây là cách xử sự của một con người mất hết tính người.. - Hắn đơn thuần chỉ là cỗ máy thực thi luật pháp tàn nhẫn của chế độ tư bản. => Cứ thế, nhà văn thật tài tình, qua sự phát triển của tình tiết khi kể chuyện hướng tới việc tô đậm tính cách, bản chất nhân vật, để Gia-ve tự bộc lộ đến tối đa tính chất ác thú, để rồi tự nhận lấy sự khinh bỉ, căm ghét từ phía người đọc. - Trước cái chết đột ngột của Phăng-tin do tên Gia-ve gây ra, GiăngVan-giăng phản ứng lại bằng một cử chỉ trấn áp quyết liệt thì y mới run sợ và đành tạm thời nhượng bộ để cho GiăngVan-giăng yên ổn làm tròn nhiệm vụ cần thiết đối với người đã chết. Nhưng do dự: định gọi lính -> lo Giăng Van- giăng trốn mất. Mắt vẫn không rời Giăng Van-Giăng. - Một kẻ tâm ác, máu lạnh thế mà có lúc phải nhượng bộ. . Bởi run sợ trước Giăngvan-giăng trong tình cảnh một đối một. . Tỏ ra hèn nhát và hoàn toàn bất lực trước cái uy thế áp đảo, cái lớn lao, cao cả và những hành động vô cùng nhân đạo và cao thượng của Giăng Van-giăng. * Tóm lại: Trong một đoạn văn ngắn, Gia-ve đã bộc lộ rõ bản chất của một một con thú dữ vô cảm, không có lương tâm. Tuy nhiên hắn cũng hết sức hèn nhát và bất lực trước uy thế và hành động nhân đạo của GiăngVan-giăng. 3. Nhân vật Giăng Van-giăng (26’) - Là nhân vật trung tâm của cuốn tiểu thuyết. Con người có hoàn cảnh sống hết sức phức tạp: + Lúc là tên tội phạm (Vì ăn cắp bánh mì nuôi các cháu), là tù nhân khổ sai. + Lúc là ông thị trưởng luôn cưu mang, cứu giúp mọi người. + Lúc là một ông già hết lòng vun đắp cho tình yêu và cuộc sống của lớp trẻ (Như Mariuyt và Cô-dét) * Quan hệ giữa Phăng-tin và GiăngVan-giăng là quan hệ nạn nhân- vị cứu tinh (nạn nhân- ân nhân) * Quan hệ giữa Gia-ve và GiăngVan-giăng là quan hệ đối kháng đao phủ - nạn nhân. - 2 thời điểm: Trước và sau khi Phăng-tin tắt thở. - Với Gia-ve và với Phăng-tin. a. Trước khi Phăng-tin tắt thở * Thái độ đối với Gia-ve. - Thoạt đầu hết sức bình tĩnh, nhẫn nhục, nhún nhường, tuyệt đối phục tùng, chỉ muốn nói riêng với hắn không hề phản kháng lại dù chỉ là một lời nói, một cử chỉ nhỏ trước thái độ hống hách hung hãn thậm chí lăng nhục của Gia-ve. - Vì Phăng-tin: ( Mục đích: . Tạo bầu không khí yên tĩnh, tốt cho Phăng-tin. . Cốt sao cho tên này chấp thuận một điều rất đơn giản là hoãn việc bắt ông lại trong 3 ngay để ông có thì giờ đi tìm Cô-dét về cho Phăng-tin. . Đồng thời, GiăngVan-giăng cũng khẩn cầu hắn không để cho Phăng-tin biết việc này, tránh gây xúc động mạnh cho nàng trong lúc cơn bệnh đang nguy kịch) - Một con người đầy trách nhiệm, có mục đích cao cả: mong muốn giúp và cứu người. => Hành động ấy

File đính kèm:

  • docgiao an van 11 thuan.doc
Giáo án liên quan