Mục tiêu của đổi mới phương pháp dạy học là nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới nền giáo dục nước nhà. Theo Luật Giáo dục Việt Nam, tại Điều 4 có chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”; Điều 12 Luật Giáo dục xác định: “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển
16 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 5028 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hướng dẫn học sinh nhận biết các hợp chất vô cơ bằng phương pháp hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận:
Mục tiêu của đổi mới phương pháp dạy học là nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới nền giáo dục nước nhà. Theo Luật Giáo dục Việt Nam, tại Điều 4 có chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”; Điều 12 Luật Giáo dục xác định: “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”
Muốn đổi mới giáo dục thì phải đổi mới cách dạy và cách học, người giáo viên cần coi trọng việc hình thành và phát triển tiềm lực trí tuệ cho học sinh, đặc biệt là năng lực tư duy, năng lực hành động. Cần tạo điều kiện cho học sinh có ý thức và biết vận dụng tổng hợp kiến thức vào cuộc sống thực tiễn, đồng thời chú ý rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo; chú ý các thao tác tư duy cơ bản như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá….
Như vậy, muốn đổi mới phương pháp dạy học phải chống thói quen áp đặt, truyền thụ kiến thức theo một chiều mà phải tạo cơ hội cho học sinh phát hiện kiến thức và tiếp cận kiến thức để giải quyết vấn đề một cách linh hoạt và sáng tạo.
2. Cơ sở thực tiễn:
Trước đây, điều kiện hoá chất, dụng cụ còn thiếu thốn. Chúng ta, những người giảng dạy môn Hoá học chưa phát huy được hết vai trò của dạng bài tập định tính “Nhận biết các chất” trong môn Hoá học của trường THCS vào việc ôn tập, hệ thống hoá những kiến thức cơ bản của nội dung chương trình, đồng thời chưa phát huy tính sáng tạo bồi dưỡng năng lực tư duy của HS.
Ngày nay, việc đổi mới phương pháp giảng dạy đã được thực hiện một cách rộng rãi và có hiệu quả, đặc biệt là trong các bài giảng lý thuyết. Tuy nhiên, đổi mới trong phương pháp bồi dưỡng kỹ năng giải bài tập cho học sinh vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết tiềm lực tư duy, sáng tạo và trí thông minh của học sinh.
Qua quan sát dự giờ ở một số lớp trong các giờ thao giảng cấp trường, đặc biệt trong bốn năm công tác giảng dạy và ba năm bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Phổ Cường, tôi nhận thấy học sinh vẫn còn nhiều lúng túng trong việc giải các dạng bài tập định tính. Sự lúng túng càng thể hiện rõ khi các em giải các dạng bài tập nhận biết chất. Trong khi loại bài tập này không thể thiếu trong các kì thi học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài “Hướng dẫn học sinh nhận biết các hợp chất vô cơ bằng phương pháp hoá học” để cùng trao đổi, bàn bạc cùng các đồng nghiệp về vai trò, yêu cầu, hình thức và các dạng bài tập về nhận biết các chất nhằm góp một phần nhỏ vào việc giảng dạy tốt hơn.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Góp phần nâng cao hiệu quả dạy – học của giáo viên và học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
Giúp HS nắm vững kiến thức về tính chất, đặc biệt tính chất hoá học của các chất vào việc nhận biết chất.
Gắn kết giữa lí thuyết và thực hành, giúp học sinh khỏi lúng túng trước những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống có liên quan đến việc nhận biết các chất. Đồng thời giúp HS có thể giải thích được các hiện tượng xảy ra có liên quan đến hoá học trong thực tế cuộc sống.
Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập.
Đây cũng là tài liệu cần thiết cho giáo viên dùng để bồi dưỡng HS giỏi môn Hoá học.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Quan sát, theo dõi kết quả học tập của học sinh trên lớp và đúc kết kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy.
Nghiên cứu SGK từ lớp 9 ® lớp 12 và các sách tham khảo nâng cao có liên quan đến vấn đề nhận biết chất.
Aùp dụng đề tài vào việc giảng dạy trên lớp và bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường.
IV. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU.
Đề tài được áp dụng cho hầu hết các đối tượng học sinh học trên lớp, cho đội tuyển học sinh giỏi cấp trường.
Đề tài chỉ nghiên cứu đến dạng bài tập nhận biết dưới hình thức tự luận, không nghiên cứu bài tập nhận biết dưới dạng trắc nghiệm.
Kế hoạch thực hiện đề tài bắt đầu từ năm học 2010 -2011, được thử nghiệm trong học kì I năm học 2010 – 2011.
B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
- Năm học 2008 – 2009 trong tiết dạy bài tính chất hoá học của muối, tôi có đưa ra một bài tập về nhà cho 2 lớp 9A1, 9A2 (20 học sinh giỏi) như sau: Chỉ được dùng quì tím, hãy nhận biết 4 dung dịch riêng biệt bị mất nhãn sau: AgNO3, HCl, CaCl2, Na2CO3.
Kết quả chỉ có 5% làm đúng bài toán, khoảng 80 % cho rằng nếu dùng quì tím nhận ra HCl rồi lấy HCl vừa nhận biết được đem thử với các mẫu còn lại thì nhận ra được AgNO3 vì có kết tủa trắng, Na2CO3 vì có khí thoát ra, CaCl2 không phản , số còn lại đều cho rằng bài tập quá khó.
Cũng trong năm học này, trong một buổi bồi dưỡng học sinh giỏi cho trường tôi cũng đưa ra bài tập này cho 6 học sinh. Kết quả cả 6 em đều có kết quả giống như 80% HS của 2 lớp 9A1, 9A2.
Dạng bài tập này vẫn được áp dụng trong năm học 2009 -2010 khi tôi tiếp tục được phân công đảm nhận môn hoá 9 của 2 lớp 9A5, 9A6 và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi của trường. Kết quả các em vẫn lúng túng với các dạng bài tập như thế này.
Các em đều là học sinh vùng nông thôn còn nhiều khó khăn, chưa có đủ điều kiện học tập.
Trước những thực trạng trên, tôi nghĩ cần phải nghiên cứu, tổng hợp các phương pháp để hướng dẫn HS nhận biết các hợp chất vô cơ bằng phương pháp hoá học để các em có nguồn kiến thức cơ bản vững bước vào cấp học tiếp theo.
II. YÊU CẦU CỦA DẠNG BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH “NHẬN BIẾT”:
Đáp ứng yêu cầu đổi mới trong phương pháp dạy học Hoá học ở trường THCS là trang bị cho HS những kiến thức cơ bản phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại, tiếp cận với kiến thức hiện đại để làm cơ sở cho HS học lên các cấp tiếp theo.
Bám sát với nội dung chương trình để có những bài tập phù hợp với trình độ nhận thức của HS, tạo điều kiện cho HS nắm bắt một cách nhanh chóng nhằm giúp cho HS hiểu rõ và nhớ sâu hơn kiến thức đã học.
Bài tập cần có nhiều dạng để kích thích sự tìm tòi, nghiên cứu nhằm phát triển năng lực tư duy của HS.
Các phản ứng hoá học được chọn để nhận biết là phản ứng đặc trưng đơn giản và có dấu hiệu rõ ràng, thông thường khi tiến hành nhận biết n chất thì cần phải tiến hành (n-1) thí nghiệm.
Tất cả các chất được lựa chọn dùng để nhận biết các hoá chất theo yêu cầu của đềø bài, đều được coi là thuốc thử.
Khi trình bày bài tập nhận biết chất bằng phương pháp thực hành cần giáo dục HS ý thức tiết kiệm, không gây lãng phí, không làm hỏng hoá chất cũng như phải bảo đảm vệ sinh môi trường.
III. PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI
Bước 1: Trích mẫu thử (có thể đánh số các ống nghiệm để tiện theo dõi)
Bước 2: Chọn thuốc thử để nhận biết (tuỳ theo yêu cầu của đề bài: thuốc thử tuỳ chọn, hạn chế hay không dùng thuốc thử nào khác).
Bước 3: Cho thuốc thử vào mẫu, trình bày hiện tương quan sát, rút ra kết luận đã nhận ra hoá chất nào.
Bước 4: Viết phương trình phản ứng minh hoạ.
IV. PHỤ LỤC MỘT SỐ THUỐC THỬ DÙNG ĐỂ NHẬN BIẾT CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ THÔNG DỤNG.
Chất cần NB
Thuốc thử
Dấu hiệu
Phương trình phản ứng
KIM LOẠI
Li
K
Na
Ca
Ba
Đốt cháy
Li cho ngọn lửa đỏ tía
K cho ngọn lửa tím
Na cho ngọn lửa vàng
Ca cho ngọn lửa đỏ da cam
Ba cho ngọn lửa vàng lục
H2O
®Dung dịch + H2
(Với Ca® dd đục)
M + nH2O ® M(OH)n + H2
Be
Zn
Al
dd kiềm
Tan ® H2
M +(4-n)OH- + (n-2)H2O ®
MO2n-4 + H2
KIM LOẠI
Kloại từ Mg ® Pb
dd axit (HCl)
Tan ® H2
(Pb cĩ ↓ PbCl2 màu trắng)
M + nHCl ® MCln +H2
Cu
HCl/H2SO4 lỗng cĩ sục O2
Tan ® dung dịch màu xanh
2Cu + O2 + 4HCl ®
2CuCl2 + 2H2O
Đốt trong O2
Màu đỏ ® màu đen
2Cu + O2 2CuO
Ag
HNO3đ/t0
Tan ® NO2 màu nâu đỏ
Ag + 2HNO3đ
AgNO3 + NO2 + H2O
PHI KIM
I2
Hồ tinh bột
Màu xanh
S
Đốt trong O2
® khí SO2 mùi hắc
S + O2 SO2
P
Đốt trong O2 và hịa tan sản phẩm vào H2O
Dung dịch tạo thành làm đỏ quì tím
4P + O2 2P2O5
P2O5 + 3H2O ® 2H3PO4
(Dung dịch H3PO4 làm đỏ quì tím)
C
Đốt trong O2
® CO2 làm đục nước vơi trong
C + O2 CO2
CO2 + Ca(OH)2 ®
CaCO3 + H2O
KHÍ VÀ HƠI
Cl2
Nước Br2
Nhạt màu
5Cl2 + Br2 + 6H2O ®
10HCl + 2HBrO3
dd KI + hồ tinh bột
Khơng màu ® màu xanh
Cl2 + 2KI ® 2KCl + I2
Hồ tinh bột màu xanh
O2
Tàn đĩm
Tàn đĩm bùng cháy
Cu, t0
Cu màu đỏ ® màu đen
2Cu + O2 2CuO
H2
Đốt,làm lạnh
Hơi nước ngưng tụ
2H2 + O2 2H2O
CuO, t0
Hĩa đỏ
CuO + H2 Cu + H2O
H2O (hơi)
CuSO4 khan
Trắng ® xanh
CuSO4 + 5H2O ® CuSO4.5H2O
CO
CuO
Đen ® đỏ
CuO + CO Cu + CO2
dd PdCl2
® ↓ Pd vàng
CO + PdCl2 + H2O ®
Pd↓ +2HCl + CO2
Đốt trong O2 rồi dẫn sản phẩm cháy qua dd nước vơi trong
Dung dịch nước vơi trong vẩn đục
2CO + O2 2CO2
CO2 + Ca(OH)2®
CaCO3 + H2O
CO2
dd vơi trong
Dung dịch nước vơi trong vẩn đục
CO2 + Ca(OH)2 ®
CaCO3 + H2O
SO2
nước Br2
Nhạt màu
SO2 + Br2 + 2H2O ®
H2SO4 + 2HBr
KHÍ VÀ HƠI
dd thuốc tím
Nhạt màu
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O ®
2H2SO4 + 2MnSO4 + K2SO4
SO3
Dd BaCl2
® BaSO4 ↓ trắng
BaCl2 + H2O + SO3 ®
BaSO↓+ 2HCl
H2S
mùi
Trứng thối
Dd Pb(NO3)2
®PbS↓ đen
Pb(NO3)2 +H2S ®
PbS↓ + 2HNO3
HCl
Quì tím ẩm
Hĩa đỏ
NH3
Khĩi trắng
NH3 + HCl ® NH4Cl
NH3
Quì tím ẩm
Hĩa xanh
HCl
Khĩi trắng
NH3 + HCl ® NH4Cl
NO
Khơng khí
Hĩa nâu
2NO + O2 ®2 NO2
NO2
Quì tim ẩm
Hĩa đỏ
Làm lạnh
Màu nâu ®k0 màu
2NO2 N2O4
N2
Que đĩm cháy
Tắt
DUNG DỊCH
Axit: HCl
Quì tím
Hĩa đỏ
Muối cacbonat; sunfit, sunfua, kim loại đứng trước H
Cĩ khí CO2, SO2, H2S, H2
2HCl + CaCO3 ®
CaCl2 + CO2 + H2O
2HCl + CaSO3 ®
CaCl2 + SO2+ H2O
2HCl + FeS ® FeCl2 + H2S
2HCl + Zn ® ZnCl2 + H2
Axit HCl đặc
MnO2
Khí Cl2 màu vàng lục bay lên
4HCl + MnO2
MnCl2 +Cl2 +2H2O
Axit H2SO4 lỗng
Quì tím
Hố đỏ
Muối cacbonat; sunfit, sunfua, kim loại đứng trước H
Dung dịch muối của Ba.
Cĩ khí CO2, SO2, H2S, H2,
Tạo kết tủa trắng.
H2SO4 + Na2CO3 ®
2Na2SO4 + CO2 + H2O
H2SO4 + CaSO3 ®
CaSO4 + SO2 + H2O
H2SO4 + FeS ® FeSO4 + H2S
H2SO4 + Zn ® ZnSO4 + H2
Axit HNO3, H2SO4 đặc nĩng
Hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt)
Cĩ khí thốt ra
4HNO3(đ) + Cu ®
Cu(NO3)2 + 2NO + 2H2O
Cu +2H2SO4(đ, nĩng) ®
CuSO4 + 2SO2 + 2H2O
Dung dịch Bazơ
Quì tím
Hĩa xanh
Dung dịch phenolphtalein
Hĩa hồng
Muối sunfat
Dd muối Ba
↓trắng BaSO4
BaCl2 + Na2SO4 ®
BaSO4↓+ 2NaCl
Muối clorua
Dd AgNO3
↓trắng AgCl
AgNO3 + NaCl®
AgCl↓+ NaNO3
DUNG DỊCH
Muối photphat
↓vàng Ag3PO4
3AgNO3 + Na3PO4 ®
Ag3PO4↓+ 3NaNO3
Muối cacbonat,sunfit
Dd axit
® CO2, SO2
CaCO3 + 2HCl ®
CaCl2 + CO2 + H2O
CaSO3 + 2HCl ®
CaCl2 + SO2 + H2O
Muối hiđrocacbonat
Dd axit
CO2
NaHCO3 + HCl ®
NaCl + CO2+ H2O
Muối hiđrosunfit
Dd axit
SO2
NaHSO3 + HCl ®
NaCl + SO2 + H2O
Muối Magie
Dung dịch kiềm NaOH, KOH
Kết tủa trắng Mg(OH)2 khơng tan trong kiềm dư
MgCl2 + 2KOH ®
Mg(OH)2↓ + 2KCl
Muối đồng
Kết tủa xanh lam : Cu(OH)2
CuCl2 + 2NaOH ®
Cu(OH)2↓ + 2NaCl
Muối Sắt (II)
Kết tủa trắng xanh : Fe(OH)2
FeCl2 + 2KOH ®
Fe(OH)2↓ + 2KCl
Muối Sắt (III)
Kết tủa nâu đỏ : Fe(OH)3
FeCl3 + 3KOH ®
Fe(OH)3↓+ 3KCl
Muối Nhơm
Kết tủa keo trắng Al(OH)3 tan trong kiềm dư
AlCl3 + 3NaOH ®
Al(OH)3↓ + 3NaCl
Al(OH)3 + NaOH ®
NaAlO2 + 2H2O
Muối Natri
Lửa đèn khí
Ngọn lửa màu vàng
Muối Kaki
Ngọn lửa màu tím
OXIT Ở THỂ RẮN
Na2O, K2O, BaO, CaO
H2O
® dd làm xanh quì tím (CaO tạo ra dung dịch đục)
Na2O + H2O ® 2NaOH
P2O5
H2O
®dd làm đỏ quì tím
P2O5 + 3H2O ® 2H3PO4
SiO2
Dd HF
® tan tạo SiF4
SiO2 + 4HF ® SiF4 +2H2O
Al2O3, ZnO
kiềm
® dd khơng màu
Al2O3 + 2NaOH ®
2NaAlO2 + H2O
ZnO + 2NaOH ®
Na2ZnO2 + H2O
CuO
Axit
® dd màu xanh
CuO + 2HCl ® CuCl2 + H2O
MnO2
HCl đun nĩng
® Cl2 màu vàng
4HCl + MnO2
MnCl2 +Cl2 +2H2O
Ag2O
HCl đun nĩng
® AgCl ¯ trắng
Ag2O + 2HCl ®2AgCl¯ + H2O
FeO, Fe3O4
HNO3 đặc
® NO2 màu nâu
FeO + 4HNO3 ®
Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O
Fe3O4 + 10HNO3 ®
3Fe(NO3)3 + NO2+ 5H2O
Fe2O3
HNO3 đặc
® tạo dd màu nâu đỏ, khơng cĩ khí thốt ra
Fe2O3 + 6HNO3 ®
2Fe(NO3)3 + 3H2O
Lưu ý: Một số dung dịch muối làm chuyển màu quì tím:
- Dung dịch muối cacbonat, sunfua, photphat, axetat của kim loại kiềm làm quì tím ® xanh
- Dung dịch muối (NH4)2SO4, NH4Cl, NH4NO3, AgNO3, AlCl3, Al(NO3)3, muối hiđrosunfat của kim loại kiềm làm quì tím hĩa đỏ.
V. CÁC DẠNG BÀI TẬP MINH HOẠ:
1. Dạng bài tập nhận biết bằng thuốc thử tự chọn.
a) Nhận biết chất rắn:
Khi nhận biết các chất rắn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nếu đề yêu cầu nhận biết các chất ở thể rắn, hãy thử nhận biết theo thứ tự:
Bước 1: Thử tính tan trong nước.
Bước 2: Thử bằng dung dịch axit (HCl, H2SO4, HNO3…)
Bước 3: Thử bằng dung dịch kiềm.
- Có thể dùng thêm lửa hoặc nhiệt độ, nếu cần.
Ví dụ minh hoạ: Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các chất rắn riêng biệt sau:
a) BaO, MgO, CuO.
b) CuO, Al, MgO, Ag,
c) CaO, Na2O, MgO và P2O5
d) Na2O, CaO, Ag2O, Al2O3, Fe2O3, MnO2, CuO.
e) P2O5, Na2CO3, NaCl, MgCO3
f) NaOH, KNO3, CaCO3, MgO, P2O5, BaSO4
Hướng dẫn: - Trích các mẫu thử cho vào các ống nghiệm riêng biệt để nhận biết.
a) - Hoà tan 3 ôxit kim loại bằng nước ® nhận biết được BaO tan tạo ra dung dịch trong suốt : BaO + H2O ® Ba(OH)2
- Hai oxit còn lại cho tác dụng với dung dịch HCl, nhận ra MgO tạo ra dung dịch không màu, CuO tan tạo dung dịch màu xanh.
PT: MgO + 2HCl ® MgCl2 + H2O
CuO + 2HCl ® CuCl2 + H2O
b) - Dùng dung dịch NaOH ® nhận biết Al vì có khí bay ra:
2Al + 2NaOH + 2H2O ® 2NaAlO2 + 3H2 (Không yêu cầu HS ghi)
- Dùng dung dịch HCl ® nhận biết:
+ MgO tan tạo dung dịch không màu: MgO + 2HCl ® MgCl2 + H2O
+ CuO tan tạo dung dịch màu xanh:CuO + 2HCl ® CuCl2 + H2O
Còn lại Ag không phản ứng
c) - Hoà tan 4 mẫu thử vào nước ® nhận biết được MgO không tan; CaO tan tạo dung dịch đục; hai mẫu thử còn lại tan tạo dung dịch trong suốt.
- Thử giấy quì tím với hai dung dịch vừa tạo thành, nếu giấy quì tím chuyển sang đỏ là dung dịch axit ® chất ban đầu là P2O5; nếu quì tím chuyển sang xanh là bazơ ® chất ban đầu là Na2O.
PTHH: Na2O + H2O ® 2NaOH
CaO + H2O ® Ca(OH)2
P2O5 + 3H2O ® 2H3PO4
d) - Hoà tan các mẫu thử vào nước ® nhận biết Na2O tan tạo dung dịch trong suốt; CaO tan tạo dung dịch đục.
Na2O + H2O ® 2NaOH; CaO + H2O ® Ca(OH)2
- Dùng dung dịch HCl đặc để nhận biết các mẫu thử còn lại
Ag2O + 2HCl ® 2AgCl¯ trắng + H2O
Al2O3 + 6HCl ® 2AlCl3 + 3H2O (dung dịch không màu)
Fe2O3 + 6HCl ® 2FeCl3 + H2O(dd màu vàng nhạt)
CuO + 2HCl ® CuCl2 + 2H2O (dung dịch màu xanh)
MnO2 + 4HCl ® MnCl2 + Cl2 vàng nhạt + 2H2O
e) -Hoà tan các mẫu thử vào nước ® nhận biết được MgCO3 vì không tan, 3 mẫu thử còn lại tan tạo dung dịch trong suốt.
-Dùng giấy quì tím thử các dung dịch vừa tạo thành ® nhận biết được dung dịch Na2CO3 làm quì tím hoá xanh, dung dịch làm quì tím hoá đỏ là H3PO4® chất ban đầu là P2O5, dung dịch không đổi màu quì tím là NaCl.
f) - Hoà tan các mẫu thử vào nước, ta chia thành hai nhóm:
+ Nhóm 1 tan: NaOH, KNO3, P2O5
+ Nhóm 2 không tan: CaCO3, MgO, BaSO4
- Dùng quì tím thử các dung dịch ở nhóm 1: dung dịch làm quì tím hoá xanh là NaOH, dung dịch làm quì tím hoá đỏ là H3PO4 ® chất ban đầu là P2O5, dung dịch không làm đổi màu quì tím là KNO3.
- Cho các mẫu thử ở nhóm 2 tác dụng với dung dịch HCl, mẫu thử có sủi bọt khí là CaCO3, mẫu thử tan tạo dung dịch trong suốt là MgO, mẫu thử không phản ứng là BaSO4.
P2O5 + 3H2O ®2H3PO4
CaCO3 + 2HCl ® CaCl2 + CO2 + H2O
MgO + 2HCl ® MgCl2 + H2O
b) Nhận biết dung dịch:
Một số lưu ý khí:
- Nếu phải nhận biết các dung dich mà trong đó có axit hoặc bazơ và muối thì nên dùng quì tím (hoặc dung dịch phenolphtalein) để nhận biết axit hoặc bazơ trước rồi mới nhận biết đến muối sau.
- Nếu phải nhận biết các muối tan, thường nên nhận biết anion (gốc axit) trước, nếu không được thì mới nhận biết cation (kim loại hoặc amoni) sau.
Ví dụ minh hoạ: Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các dung dịch sau:
HCl, NaOH, Na2SO4, NaCl.
HCl, H2SO4 NaCl, Na2CO3
NaOH, BaCl2, Ba(OH)2, NaCl
Na2SO4, K2CO3, BaCl2, AgNO3
KNO3, Cu(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3
Hướng dẫn:Trích các mẫu thử đểû nhận biết
a) - Dùng quì tím ® nhận biết HCl vì làm quì tím hoá đỏ, NaOH làm quì tím hoá xanh, Na2SO4 và NaCl không làm đổi màu quì tím.
-Dùng dung dịch BaCl2 để nhận biết 2 dung dịch không làm đổi màu quì tím ® Na2SO4 phản ứng tạo kết tủa trắng, NaCl không phản ứng.
BaCl2 + Na2SO4 ® BaSO4¯ trắng + 2NaCl
b) - Dùng quì tím ® nhận biết được Na2CO3 làm quì tím hoá xanh, NaCl không đổi màu quì tím, HCl và H2SO4 làm quì tím hoá đỏ.
- Dùng dung dịch BaCl2 để nhận biết 2 dung dịch làm quì tím hoá đỏ: H2SO4 phản ứng tạo kết tủa trắng, HCl không phản ứng.
BaCl2 + H2SO4 ® BaSO4¯ trắng + 2HCl
c) – Dùng quì tím chia thành hai nhóm.
+ Nhóm 1: NaOH, Ba(OH)2 làm quì tím hoá xanh
+ Nhóm 2: BaCl2, NaCl không đổi màu quì tím
- Cho dung dịch Na2SO4 vào từng mẫu thử ở hai nhóm. Ơû nhóm 1: mẫu tạo kết tủa trắng là Ba(OH)2, NaOH không phản ứng. Nhóm 2: mẫu tạo kết tủa trắng là BaCl2, NaCl không phản ứng.
PTHH: Ba(OH)2 + Na2SO4 ® BaSO4¯ trắng + 2NaOH
BaCl2 + Na2SO4 ® BaSO4¯ trắng + 2NaCl
d) – Dùng dung dịch HCl ® nhận biết được K2CO3 vì có khí thoát ra, AgNO3 có kết tủa trắng tạo thành.
-Dùng dung dịch BaCl2 ® nhận biết Na2SO4 vì có kết tủa trắng tạo thành, BaCl2 không phản ứng.
PTHH: K2CO3 + 2HCl ® 2KCl + CO2 + H2O
AgNO3 + HCl ® AgCl¯ + HNO3
BaCl2 + Na2SO4 ® BaSO4¯ + 2NaCl
e)- Dùng dung dịch NaOH để nhận biết: Cu(NO3)2 ® kết tủa xanh; AgNO3 ® kết tủa trắng sau đó hoá đen; Fe(NO3)3 ® kết tủa đỏnâu; KNO3 không phản ứng.
PTHH: Cu(NO3)2 + 2NaOH ® Cu(OH)2¯ xanh + 2NaNO3
AgNO3 + NaOH ® AgOH ¯ trắng + NaNO3
2AgOH ® Ag2O¯ đen + H2O
Fe(NO3)3 + 3NaOH ® Fe(OH)3¯ đỏ nâu + 3NaNO3
c) Nhận biết chất khí.
Lưu ý: Khi nhận biết một chất khí bất kì, ta dẫn khí đó lội qua dung dịch, hoặc sục khí đó vào dung dịch, hoặc dẫn khí đó qua chất rắn rồi nung… Không làm ngược lại.
Ví dụ minh hoạ:
Ví dụ 1:Bằng phương pháp hoá học, hãy nhận biết các khí đựng trong các bình riêng biệt sau:
a) CO, CO2, SO2
b) CO, CO2, SO2, SO3, H2
Hướng dẫn:
a) Dẫn từng khí qua dung dịch nước brôm ® nhận biết SO2 làm mất màu nước brôm.
Hai khí còn lại dẫn qua dung dịch nước vôi trong ® nhận biết CO2 làm đục nước vôi trong, CO không phản ứng.
SO2 + Br2 + 2H2O ® 2HBr + H2SO4
CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO3¯ + H2O
b) Dẫn từng khí lội qua dung dịch BaCl2 ® nhận biết SO3 tạo kết tủa trắng.
- Dẫn các khí còn lại qua dung dịch nước brôm ® nhận biết SO2 làm mất màu nước brôm.
- Các khí còn lại dẫn qua dung dịch nước vôi trong ® nhận biết CO2 làm đục nước vôi trong.
- Hai khí còn lại đốt trong oxi rồi dẫn sản phẩm qua dung dịch nước vôi trong. Nếu khí làm đục nước vôi trong là CO2 ® chất ban đầu là CO, khí không phản ứng là H2O ® chất ban đầu là H2.
SO3 + BaCl2 + H2O® BaSO4¯ + 2HCl
SO2 + Br2 + 2H2O ® 2HBr + H2SO4
CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO3¯ + H2O
2CO + O2 2CO2
Ví dụ 2: Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết từng khí có trong hỗn hợp sau: CO, CO2, H2S, H2
Hướng dẫn: Cho hỗn hợp khí lội từ từ qua dung dịch Pb(NO3)2 dư:
H2S + Pb(NO3)2 ® PbS¯ đen +2HNO3
® nhận ra khí H2S trong hỗn hợp.
Khí còn lại gồm H2, CO, CO2 cho qua dung dịch nước vôi trong:
CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO3¯ + H2O
® nhận ra khí CO2 trong hỗn hợp.
Đốt cháy hỗn hợp khí còn lại, làm lạnh để hơi nước ngưng tụ, nhận ra H2. Khí còn lại cho qua nước vôi trong thấy vẩn đục, nhận ra CO2 ® khí ban đầu là CO.
2CO + O2 2CO2
2H2 + O2 2H2O
2. Dạng bài tập nhận biết với thuốc thử hạn chế.
Lưu ý: - Nếu đề yêu cầu chỉ dùng một thuốc thử: Ban đầu nên dùng dung dịch kiềm hoặc dùng axit. Nếu không được hãy dùng thuốc thử khác.
- Nếu đề yêu cầu chỉ dùng quì tím thì lưu ý những dung dịch muối làm đổi màu quì tím (Phần lưu ý của phụ lục trên).
Ví dụ minh hoạ:
Ví dụ 1: Chỉ được dùng nước, hãy nhận biết các chất rắn sau: NaOH, Al2O3, BaCO3, CaO.
Hướng dẫn: Hoà tan các mẫu thử vào nước ® nhận biết CaO tan tạo dung dịch đục, NaOH tan tạo dung dịch trong suốt. Còn Al2O3 và BaCO3 không tan.
- Lấy dung dịch NaOH vừa nhận ra ở trên cho vào 2 mẫu thử không bị hoà tan trong nước ®Al2O3 tan, BaCO3 không tan.
CaO + H2O ® Ca(OH)2
2NaOH + Al2O3 ® 2NaAlO2 + H2O (Không yêu cầu HS viết)
Ví dụ 2: Chỉ được dùng một hoá chất, hãy nhận biết các dung dịch sau: NH4Cl, (NH4)2SO4, FeCl3, CuCl2, NaCl.
Hướng dẫn: Dùng dung dịch Ba(OH)2 để nhận biết:
® Có khí mùi khai bay ra là NH4Cl
® Có khí mùi khai và có kết tủa trắng là (NH4)2SO4
® Có kết tủa đỏ nâu là FeCl3
® Có kết tủa màu xanh là CuCl2
Không có phản ứng là NaCl
Ba(OH)2 + 2NH4Cl ® BaCl2 + 2NH3 + 2H2O
Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 ® BaSO4¯ + 2NH3 + 2H2O
3Ba(OH)2 + 2FeCl3 ® 2Fe(OH)3¯ + 3BaCl2
Ba(OH)2 + CuCl2 ® Cu(OH)2¯ + BaCl2
Ví dụ 3: Chỉ được dùng quì tím, hãy nhận biết các dung dịch sau: HCl, Na2CO3, CaCl2, AgNO3 (Trích đề thi HS giỏi huyện Đức Phổ năm 2008 – 2009)
Hướng dẫn: Thử các dung dịch trên bằng giấy quì tím.
® Nhận biết được Na2CO3 vì làm quì tím hoá xanh; CaCl2 không làm đổi màu quì tím.
® HCl và AgNO3 làm quì tím hoá đỏ.
- Dùng dung dịch CaCl2 vừa nhận biết ở trên cho vào 2 mẫu thử làm quì tím hoá đỏ, mẫu thử nào tạo kết tủa trắng là CaCl2, không phản ứng là HCl.
PTHH: CaCl2 + 2AgNO3 ® 2AgCl¯ + Ca(NO3)2
Ví dụ 4: Chỉ được dùng phenolphtalein hãy nhận biết 4 dung dịch bị mất nhãn: KOH, KCl, H2SO4, BaCl2.
Hướng dẫn: Thử các dung dịch trên bằng phenolphtalein ® nhận ra dung dịch KOH làm hồng phenolphtalein.
Cho dung dịch KOH có màu hồng ở trên vào 3 mẫu thử còn lại ® nhận ra H2SO4 làm mất màu hồng.
Lấy dung dịch H2SO4 vừa nhận ra ở trên cho vào 2 mẫu thử còn lại ® nhận ra BaCl2 có kết tủa, KCl không phản ứng.
H2SO4 + 2KOH ® K2SO4 + 2H2O
H2SO4 + BaCl2 ® BaSO4¯ + 2HCl
3. Dạng bài tập không được dùng thuốc thử bên ngoài.
Lưu ý:Nếâu đề yêu cầu không được dùng thuốc thử bên ngoài. Nên làm theo thứ tự các bước sau:
Bước 1: Cho từng chất tác dụng với nhau.
Ví dụ:Giả sử phải nhận biết n dung dịch hoá chất đựng trong n lọ riêng biệt. Tiến hành thí nghiệm theo trình tự:
Ghi số thứ tự 1, 2, …, n lên n lọ đựng n dung dịch hoá chất cần nhận biết.
Rót dung dịch mỗi lọ lần lượt vào các ống nghiệm đã được đánh cùng số.
Nhỏ 1 dung dịch vào mẫu thử của (n – 1) dung dịch còn lại.
Bước 2: Sau n thí nghiệm đến khi hoàn tất phải lập bảng tổng kết hiện tượng.
Bước 3: Dựa vào bảng tổng kết hiện tượng để rút ra nhận xét, kết luận đã nhận được hoá chất nào (có kèm theo các phương trình phản ứng minh hoạ).
Ví dụ minh hoạ: Không được dùng thêm thuốc thử nào khác, hãy nhận biết các dung dịch bằng phương pháp hoá học.
Na2CO3, HCl, BaCl2 (Trích đề thi HSG huyện Đức Phổ năm 2009 – 2010)
HCl, H2SO4, Na2CO3, BaCl2
MgCl2, NaOH, NH4Cl, BaCl2, H2SO4
Hướng dẫn:
a) -Trích ra các mẫu thử cho vào các ống nghiệm và đánh số thứ tự tương ứng.
-Lần lượt cho một mẫu thử tác dụng với hai mẫu thử còn lại. Sau 6 lượt thí nghiệm , ta có kết quả như bảng sau:
Na2CO3
HCl
BaCl2
Na2CO3
¯ trắng
HCl
Ko phản ứng
BaCl2
¯ trắng
Ko phản ứng
Dựa vào bảng tr
File đính kèm:
- nhan biet cac hop chat vo co bang pp hoa hoc.doc