Đề tài Kinh nghiệm giảng dạy lồng ghép giáo dục dân số qua bộ môn sinh học

Trường THCS Long Đức là một vùng nông thôn sâu, đa số là HS con em của nông dân, các em chưa hiểu rõ hậu quả của việc tăng nhanh về dân số.

“Dân số” là vấn đề mà hiện nay thế giới loài người đang quan tâm và tìm mọi giải pháp để ngăn chặn nạn dân số tăng nhanh trên thế giới. Việt Nam là một trong những nước có dân số tăng nhanh, trong khoảng hơn 70 năm dân số Việt Nam tăng từ 15,5 triệu lên đến 80 triệu người. Hậu quả là đất trồng trọt bình quân hiện nay chỉ còn 0,1ha/người. Từ đầu năm 1943 đến nay diện tích rừng bị phá hủy hơn một nửa, tình trạng thất nghiệp, tệ nạn xã hội và nạn ô nhiễm môi trường đang tăng dần.

Trước tính chất nghiêm trọng của vấn đề dân số thì việc đưa giáo dục dân số vào nhà trường là rất cần thiết, các em không bao lâu sẽ là những bậc làm cha mẹ và sẽ quyết định quy mô gia đình của mình.

Ngoài ra nhà trường còn là nhân tố xã hội tích cực nhằm thay đổi thái độ, những lề thói cũ của nhân dân về quy mô của gia đình.

Để góp phần vào việc thực hiện biện pháp đưa giáo dục dân số vào nhà trường, bộ môn sinh học cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ sở khoa học cho giáo dục dân số được lòng ghép qua các bài giảng mà tôi sẽ trình bày.

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1726 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kinh nghiệm giảng dạy lồng ghép giáo dục dân số qua bộ môn sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI : “KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY LỒNG GHÉP GIÁO DỤC DÂN SỐ QUA BỘ MÔN SINH HỌC” I/ Đặt vấn đề : Trường THCS Long Đức là một vùng nông thôn sâu, đa số là HS con em của nông dân, các em chưa hiểu rõ hậu quả của việc tăng nhanh về dân số. “Dân số” là vấn đề mà hiện nay thế giới loài người đang quan tâm và tìm mọi giải pháp để ngăn chặn nạn dân số tăng nhanh trên thế giới. Việt Nam là một trong những nước có dân số tăng nhanh, trong khoảng hơn 70 năm dân số Việt Nam tăng từ 15,5 triệu lên đến 80 triệu người. Hậu quả là đất trồng trọt bình quân hiện nay chỉ còn 0,1ha/người. Từ đầu năm 1943 đến nay diện tích rừng bị phá hủy hơn một nửa, tình trạng thất nghiệp, tệ nạn xã hội và nạn ô nhiễm môi trường đang tăng dần. Trước tính chất nghiêm trọng của vấn đề dân số thì việc đưa giáo dục dân số vào nhà trường là rất cần thiết, các em không bao lâu sẽ là những bậc làm cha mẹ và sẽ quyết định quy mô gia đình của mình. Ngoài ra nhà trường còn là nhân tố xã hội tích cực nhằm thay đổi thái độ, những lề thói cũ của nhân dân về quy mô của gia đình. Để góp phần vào việc thực hiện biện pháp đưa giáo dục dân số vào nhà trường, bộ môn sinh học cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ sở khoa học cho giáo dục dân số được lòng ghép qua các bài giảng mà tôi sẽ trình bày. II/ Giải quyết vấn đề: 1/ Chuẩn bị tốt kiến thức và đồ dùng dạy học: a/ Về kiến thức : - Nghiên cứu các tài liệu tham khảo về giáo dục dân số và kế hoạch hóa gia đình. - Tham khảo các tài liệu liên quan đến giáo dục giới tính, hệ thống sinh sản, KHH-GĐ và các biện pháp tránh thai, các bệnh lây lan qua đường tình dục. - Hệ thống hóa các kiến thức trong sách giáo khoa có thể lồng ghép giáo dục dân số. - Thu thập các số liệu thống kê về dân số Việt Nam và thế giới. b/ Về đồ dùng dạy học : - Tranh ảnh về ãnh hưởng của dân số tăng nhanh đến môi trường, đất trồng trọt, xã hội, gia đình. - Vẽ sơ đồ quan hệ tác động của dân số lên chất lượng cuộc sống - Sơ đồ quan hệ giữa gia tăng dân số và ô nhiễm môi trường. - Sơ đồ vai trò thực vật đối với đời sống con người. 2/ Thực hiện : Qua chương trình sinh học 6,7,8 việc lồng ghép giáo dục dân số được thể hiện ở các bài học sau ; a/ Chương trình sinh học 6 : Chương IV Bài 22 : Mục 2 : “Quang hợp của cây xanh có ý nghĩa gì” Giáo viên có thể sử dụng sơ đồ vai trò của thực vật đối với đời sống con người, giúp học sinh rút ra những kết luận về vai trò của cây xanh đối với sự sống trên trái đất, từ đó dẫn đến mối quan hệ giửa dân số và cây xanh. Có thể sử dụng câu hỏi : “Sự gia tăng dân số nhanh gây tác hại gì đến cây xanh ?”. “Có cách gì hạn chế những tác hại đó?” Cuối cùng giáo viên hướng dẫn học sinh đến các biện pháp là: Tăng cường trồng cây và giảm gia tăng dân số. Chương IX: Vai Trò Của Thực Vật - Bài 49. Bảo Vệ Sự Đa Dạng Của Thực Vật Mục 2b. “Sự suy giảm tính đa dạng của thực vật ở Việt Nam” Giáo viên có thể sử dụng phương pháp so sánh số lượng loài thực vật trước đây với số lượng loài thực vật hiện nay giúp học sinh rút ra sự suy giảm của thực vật ở Việt Nam, từ đó dẫn đến mối quan hệ giữa dân số và tính đa dạng của thực vật. Giáo viên sử dụng câu hỏi “Nguyên nhân nào làm cho đa dạng thực vật ở Việt Nam bị giảm sút?”. “Cần phải làm gì để bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam. Cuối cùng giáo viên hướng học sinh đến các biện pháp là: Xóa bỏ tình trạng du canh, du cư và tăng cường trồng cây xanh đặc biệt là trồng những thực vật quí hiếm b) Chương trình sinh học 7: - Bài 55: Tiến Hóa Về Sinh Sản Mục III: “Sụ tiến hóa các hình thức sinh sản hữu tính” Sau khi giáo viên trình bày nội dung sách giáo khoa và sử dụng sơ đồ hình thức sinh sản ở cá chép và hình thức sinh sản ở chim bồ câu. Học sinh sẽ hiểu được rằng số lượng trứng của cá chép mỗi lần đẻ khoảng 15-20 vạn trứng nhưng số lượng trứng phát triển thành con rất ít do thụ tinh ngoài, không chăm sóc trứng sau khi đẻ ra và thiếu các điều kiện thích hợp. Số lượng trứng của chim bồ câu mỗi lần đẻ khoảng 2-3 trứng, nhưng số lượng trứng phát triển thành con tỉ lệ cao hơn cá. Vì hình thức sinh sản ở chim là thụ tinh trong, có sự bảo vệ trứng và nuôi con. Qua đó giáo viên cho học sinh so sánh một gia đình có nhiều con với gia đình ít con (1 đến 2 con). Các em sẽ rút ra được là gia đình có nhiều con thì thiếu sự quan tâm, chăm sóc, có nhiều mâu thuẩn, gánh nặng cho xã hội. Cuối cùng giáo viên hướng cho HS quy mô gia đình và chất lượng cuộc sống là mỗi công dân tương lai tự giác chấp hành gia đình quy mô nhỏ, mỗi cặp gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con dù trai hay gái, đẻ cách nhau 5 năm. C/ Chương trình sinh học 8 : Phần III. Bài 55 : Bảo Vệ Và Trồng Rừng Mục 2 : “Sự biến đổi của rừng dưới tác động của con người” Sau khi trình bày vai trò của rừng trong tự nhiên và trong nền kinh tế, giáo viên có thể nêu vấn đề cho học sinh thảo luận :”Vì sau diện tích rừng, đất nông nghiệp ở Việt Nam cũng như trên thế giới đã vàđang giãm đi nhanh chóng” Sau khi học sinh đưa ra nhiều ý kiến đóng góp, giáo viên sử dụng các hình ảnh, tranh vẽ, sơ đồ về ảnh hưởng của dân số tăng nhanh đến môi trường, đất trồng trọt, xã hội, gia đình. Từ đó giáo viên hướng cho học sinh đến kết luận rằng chính sự phát triển dân số nhanh là nguyên nhân chính của các hiện tượng trên. Bài 56 : Sự Phân Của Bố Động Vật Trên Quả Đất Nhiệm Vụ Bảo Vệ Giới Động Vật Mục 2 : “Nhiệm vụ bảo vệ giới động vật” Giáo viên yêu cầu học sinh đọc 2 mục SGK những tư liệu sưu tầm về nạn buôn bán, săn bắt các động vật quý hiếm, vì nguy cơ tuyệt chủng. Sau đó cho học sinh thảo luận, trao đổi “Nguyên nhân nào làm tuyệt chủng và giảm sút số lượng của các loài động vật quý hiếm?” Học sinh sẽ dễ dàng rút ra kết luận: do tác động của con người lên thiên nhiên nói chung và giới động vật nói riêng ngày càng mạnh mẽ, do dân số tăng nhanh, cuối cùng giáo viên uốn nắn các em phải biết yêu thiên nhiên và trở thành người tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia tích cực vào việc bảo vệ thiên nhiên. 3/ Kết quả : Qua nhiều năm dạy học và được nhà trường phân công phụ trách bộ môn sinh học (6, 7, 8) nên từng bước tôi đã xây dựng cho học sinh nhận thức đúng đắn về vấn đề dân sồ, các em hiểu được ảnh hưởng của việc gia tăng nhanh dân số đối với sự phát triển kinh tế, sản xuất lương thực, hệ thống giáo dục, môi trường… và sự đông con đối với khả năng gia đình trong việc đáp ứng những nhu cầu cơ bản. Hiệu quả được thể hiện rõ ở các câu hõi phụ trong các bài kiểm tra : Hơn 90% HS trả lời tốt các câu hỏi này. Ngoài ra nhờ việc lồng ghép giáo dục dân số vào bài học mà tiết học sôi nổi hơn, học sinh cảm thấy hứng thú hơn. III/ Kết thúc vấn đề: Việc lồng ghép nội dung giáo dục dân số ở trường THCS là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế, vai trò của giáo viên là làm thế nào cho việc lồng ghép giáo dục dân số được tự nhiên, không gượng ép và tạo hứng thú cho học sinh thì hiệu quả mới cao. Kinh nghiệm lồng ghép giáo dục dân số vào các bài giảng qua bộ môn sinh học. Các em sẽ tiếp thu một cách dễ dàng vì vấn đề giáo dục dân số đã được truyền thụ cho học sinh ở các mức độ khác nhau từ bậc tiểu học đến bậc trung học cơ sở và bản thân học sinh sẽ là người tác động tạo ra những chuyển biến, những nhận thức tích cực về vấn đề dân số đối với gia đình và xã hội Tuy nhiên hiệu quả việc lồng ghép giáo dục dân số sẽ cao hơn nếu được trang bị nhiều hình hoặc phim ảnh liên quan đến giáo dục dân số. Để thực hiện ngày càng tốt hơn chủ trương đưa giáo dục dân số vào nhà trường thì bản thân giáo viên cũng phải học hỏi nhiều hơn nữa để nâng cao chất lượng giảng dạy của mình. Long Đức, ngày 05 tháng 12 năm 2003 Người viết Ý kiến của hội đồng xét duyệt: - Có dẫn chứng, so sánh có lôgíc từ sinh hợc 6-8, Người viết có lồng ghép dân số cho học sinh ý thức về kế hoạch hóa gia đình. - Cần bổ sung: bảng so sánh số liệu thống kê năm học trước và sau để làm nổi bậc sáng kiến hơn - Xếp loại: Tốt Hồ Bửu Lộc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI : “KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY LỒNG GHÉP GIÁO DỤC DÂN SỐ QUA BỘ MÔN SINH HỌC” I/ Đặt vấn đề : Trường THCS Long Đức là một vùng nông thôn sâu, đa số là HS con em của nông dân, các em chưa hiểu rõ hậu quả của việc tăng nhanh về dân số. “Dân số” là vấn đề mà hiện nay thế giới loài người đang quan tâm và tìm mọi giải pháp để ngăn chặn nạn dân số tăng nhanh trên thế giới. Việt Nam là một trong những nước có dân số tăng nhanh, trong khoảng hơn 70 năm dân số Việt Nam tăng từ 15,5 triệu lên đến 80 triệu người. Hậu quả là đất trồng trọt bình quân hiện nay chỉ còn 0,1ha/người. Từ đầu năm 1943 đến nay diện tích rừng bị phá hủy hơn một nửa, tình trạng thất nghiệp, tệ nạn xã hội và nạn ô nhiễm môi trường đang tăng dần. Trước tính chất nghiêm trọng của vấn đề dân số thì việc đưa giáo dục dân số vào nhà trường là rất cần thiết, các em không bao lâu sẽ là những bậc làm cha mẹ và sẽ quyết định quy mô gia đình của mình. Ngoài ra nhà trường còn là nhân tố xã hội tích cực nhằm thay đổi thái độ, những lề thói cũ của nhân dân về quy mô của gia đình. Để góp phần vào việc thực hiện biện pháp đưa giáo dục dân số vào nhà trường, bộ môn sinh học cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ sở khoa học cho giáo dục dân số được lòng ghép qua các bài giảng mà tôi sẽ trình bày. II/ Giải quyết vấn đề: 1/ Chuẩn bị tốt kiến thức và đồ dùng dạy học: a/ Về kiến thức : - Nghiên cứu các tài liệu tham khảo về giáo dục dân số và kế hoạch hóa gia đình. - Tham khảo các tài liệu liên quan đến giáo dục giới tính, hệ thống sinh sản, KHH-GĐ và các biện pháp tránh thai, các bệnh lây lan qua đường tình dục. - Hệ thống hóa các kiến thức trong sách giáo khoa có thể lồng ghép giáo dục dân số. - Thu thập các số liệu thống kê về dân số Việt Nam và thế giới. b/ Về đồ dùng dạy học : - Tranh ảnh về ãnh hưởng của dân số tăng nhanh đến môi trường, đất trồng trọt, xã hội, gia đình. - Vẽ sơ đồ quan hệ tác động của dân số lên chất lượng cuộc sống - Sơ đồ quan hệ giữa gia tăng dân số và ô nhiễm môi trường. - Sơ đồ vai trò thực vật đối với đời sống con người. 2/ Thực hiện : Qua chương trình sinh học 6,7,8 việc lồng ghép giáo dục dân số được thể hiện ở các bài học sau ; a/ Chương trình sinh học 6 : Chương IV Bài 22 : Mục 2 : “Quang hợp của cây xanh có ý nghĩa gì” Giáo viên có thể sử dụng sơ đồ vai trò của thực vật đối với đời sống con người, giúp học sinh rút ra những kết luận về vai trò của cây xanh đối với sự sống trên trái đất, từ đó dẫn đến mối quan hệ giửa dân số và cây xanh. Có thể sử dụng câu hỏi : “Sự gia tăng dân số nhanh gây tác hại gì đến cây xanh ?”. “Có cách gì hạn chế những tác hại đó?” Cuối cùng giáo viên hướng dẫn học sinh đến các biện pháp là: Tăng cường trồng cây và giảm gia tăng dân số. Chương IX: Vai Trò Của Thực Vật - Bài 49. Bảo Vệ Sự Đa Dạng Của Thực Vật Mục 2b. “Sự suy giảm tính đa dạng của thực vật ở Việt Nam” Giáo viên có thể sử dụng phương pháp so sánh số lượng loài thực vật trước đây với số lượng loài thực vật hiện nay giúp học sinh rút ra sự suy giảm của thực vật ở Việt Nam, từ đó dẫn đến mối quan hệ giữa dân số và tính đa dạng của thực vật. Giáo viên sử dụng câu hỏi “Nguyên nhân nào làm cho đa dạng thực vật ở Việt Nam bị giảm sút?”. “Cần phải làm gì để bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam. Cuối cùng giáo viên hướng học sinh đến các biện pháp là: Xóa bỏ tình trạng du canh, du cư và tăng cường trồng cây xanh đặc biệt là trồng những thực vật quí hiếm b) Chương trình sinh học 7: - Bài 55: Tiến Hóa Về Sinh Sản Mục III: “Sụ tiến hóa các hình thức sinh sản hữu tính” Sau khi giáo viên trình bày nội dung sách giáo khoa và sử dụng sơ đồ hình thức sinh sản ở cá chép và hình thức sinh sản ở chim bồ câu. Học sinh sẽ hiểu được rằng số lượng trứng của cá chép mỗi lần đẻ khoảng 15-20 vạn trứng nhưng số lượng trứng phát triển thành con rất ít do thụ tinh ngoài, không chăm sóc trứng sau khi đẻ ra và thiếu các điều kiện thích hợp. Số lượng trứng của chim bồ câu mỗi lần đẻ khoảng 2-3 trứng, nhưng số lượng trứng phát triển thành con tỉ lệ cao hơn cá. Vì hình thức sinh sản ở chim là thụ tinh trong, có sự bảo vệ trứng và nuôi con. Qua đó giáo viên cho học sinh so sánh một gia đình có nhiều con với gia đình ít con (1 đến 2 con). Các em sẽ rút ra được là gia đình có nhiều con thì thiếu sự quan tâm, chăm sóc, có nhiều mâu thuẩn, gánh nặng cho xã hội. Cuối cùng giáo viên hướng cho HS quy mô gia đình và chất lượng cuộc sống là mỗi công dân tương lai tự giác chấp hành gia đình quy mô nhỏ, mỗi cặp gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con dù trai hay gái, đẻ cách nhau 5 năm. C/ Chương trình sinh học 8 : Phần III. Bài 55 : Bảo Vệ Và Trồng Rừng Mục 2 : “Sự biến đổi của rừng dưới tác động của con người” Sau khi trình bày vai trò của rừng trong tự nhiên và trong nền kinh tế, giáo viên có thể nêu vấn đề cho học sinh thảo luận :”Vì sau diện tích rừng, đất nông nghiệp ở Việt Nam cũng như trên thế giới đã vàđang giãm đi nhanh chóng” Sau khi học sinh đưa ra nhiều ý kiến đóng góp, giáo viên sử dụng các hình ảnh, tranh vẽ, sơ đồ về ảnh hưởng của dân số tăng nhanh đến môi trường, đất trồng trọt, xã hội, gia đình. Từ đó giáo viên hướng cho học sinh đến kết luận rằng chính sự phát triển dân số nhanh là nguyên nhân chính của các hiện tượng trên. Bài 56 : Sự Phân Của Bố Động Vật Trên Quả Đất Nhiệm Vụ Bảo Vệ Giới Động Vật Mục 2 : “Nhiệm vụ bảo vệ giới động vật” Giáo viên yêu cầu học sinh đọc 2 mục SGK những tư liệu sưu tầm về nạn buôn bán, săn bắt các động vật quý hiếm, vì nguy cơ tuyệt chủng. Sau đó cho học sinh thảo luận, trao đổi “Nguyên nhân nào làm tuyệt chủng và giảm sút số lượng của các loài động vật quý hiếm?” Học sinh sẽ dễ dàng rút ra kết luận: do tác động của con người lên thiên nhiên nói chung và giới động vật nói riêng ngày càng mạnh mẽ, do dân số tăng nhanh, cuối cùng giáo viên uốn nắn các em phải biết yêu thiên nhiên và trở thành người tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia tích cực vào việc bảo vệ thiên nhiên. 3/ Kết quả : Qua nhiều năm dạy học và được nhà trường phân công phụ trách bộ môn sinh học (6, 7, 8) nên từng bước tôi đã xây dựng cho học sinh nhận thức đúng đắn về vấn đề dân sồ, các em hiểu được ảnh hưởng của việc gia tăng nhanh dân số đối với sự phát triển kinh tế, sản xuất lương thực, hệ thống giáo dục, môi trường… và sự đông con đối với khả năng gia đình trong việc đáp ứng những nhu cầu cơ bản. Hiệu quả được thể hiện rõ ở các câu hõi phụ trong các bài kiểm tra : Hơn 90% HS trả lời tốt các câu hỏi này. Ngoài ra nhờ việc lồng ghép giáo dục dân số vào bài học mà tiết học sôi nổi hơn, học sinh cảm thấy hứng thú hơn. III/ Kết thúc vấn đề: Việc lồng ghép nội dung giáo dục dân số ở trường THCS là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế, vai trò của giáo viên là làm thế nào cho việc lồng ghép giáo dục dân số được tự nhiên, không gượng ép và tạo hứng thú cho học sinh thì hiệu quả mới cao. Kinh nghiệm lồng ghép giáo dục dân số vào các bài giảng qua bộ môn sinh học. Các em sẽ tiếp thu một cách dễ dàng vì vấn đề giáo dục dân số đã được truyền thụ cho học sinh ở các mức độ khác nhau từ bậc tiểu học đến bậc trung học cơ sở và bản thân học sinh sẽ là người tác động tạo ra những chuyển biến, những nhận thức tích cực về vấn đề dân số đối với gia đình và xã hội Tuy nhiên hiệu quả việc lồng ghép giáo dục dân số sẽ cao hơn nếu được trang bị nhiều hình hoặc phim ảnh liên quan đến giáo dục dân số. Để thực hiện ngày càng tốt hơn chủ trương đưa giáo dục dân số vào nhà trường thì bản thân giáo viên cũng phải học hỏi nhiều hơn nữa để nâng cao chất lượng giảng dạy của mình. Long Đức, ngày 05 tháng 12 năm 2003 Người viết Ý kiến của hội đồng xét duyệt: - Có dẫn chứng, so sánh có lôgíc từ sinh hợc 6-8, Người viết có lồng ghép dân số cho học sinh ý thức về kế hoạch hóa gia đình. - Cần bổ sung: bảng so sánh số liệu thống kê năm học trước và sau để làm nổi bậc sáng kiến hơn - Xếp loại: Tốt Hồ Bửu Lộc

File đính kèm:

  • docSKKN.doc