Đề tài Kinh nghiệm tạo hứng thú học tập cho học sinh bằng những thí nghiệm vui trong hóa học

Hoá học là một môn khoa học tự nhiên đòi hỏi phải trang bị hệ thống kiến thức xuyên suốt. Bộ môn này góp phần quan trọng giúp các em bậc THCS nắm vững kiến thức, rèn luyện tư duy hóa học cũng như việc chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THCS và xa hơn nữa là chuẩn bị cho học sinh lao động sản xuất góp phần xây dựng xã hội quê hương. Nhiệm vụ của người thầy giúp các em hoàn thiện kiến thức trong chương trình, rèn luyện kỹ năng vận dụng để phát triển tư duy hóa học của học sinh.

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1748 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kinh nghiệm tạo hứng thú học tập cho học sinh bằng những thí nghiệm vui trong hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH NGHIỆM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH BẰNG NHỮNG THÍ NGHIỆM VUI TRONG HÓA HỌC 1) ÐẶT VẤN ÐỀ: Hoá học là một môn khoa học tự nhiên đòi hỏi phải trang bị hệ thống kiến thức xuyên suốt. Bộ môn này góp phần quan trọng giúp các em bậc THCS nắm vững kiến thức, rèn luyện tư duy hóa học cũng như việc chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THCS và xa hơn nữa là chuẩn bị cho học sinh lao động sản xuất góp phần xây dựng xã hội quê hương. Nhiệm vụ của người thầy giúp các em hoàn thiện kiến thức trong chương trình, rèn luyện kỹ năng vận dụng để phát triển tư duy hóa học của học sinh. Ðể đạt được mục đích trên người thầy dạy bộ môn hóa học phải tạo được hứng thú và niềm vui trong học tập. Trong việc học phải có giải trí, trong việc giải trí phải có sự học, để giúp các em dễ học, dễ hiểu, dể nhớ - đào sâu kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Ðó là cách học tốt rất phù hợp với lứa tuổi thanh thiếu niên. 2) NỘI DUNG CHÍNH: Như chúng ta đã biết những biến đổi hóa học thật vô cùng phong phú, một số phản ứng hóa học xảy ra có kèm theo những hiện tượng kỳ lạ như phát ra tiếng kêu hoặc tiếng nổ, tự bốc cháy hay phát ra ánh sáng lạnh, tạo ra chất kết tủa hay làm chất kết tủa tan đi, làm màu sắc biến đổi khôn lường như có phép "thần thông biến hóa". Dựa vào những kiến thức đã học, ta có thể xây dựng nên những thí nghiệm vui và ảo thuật hóa học. Một ít thí dụ cụ thể như sau: 2.1) Trong SGK hóa học 8: Chương IV bài 4 - Nước Chúng ta có thể làm thí nghiệm vui "Ðiệu vũ natri" Ðổ 30ml nước cùng vài giọt phenolphtalein vào một cốc dung dịch 100ml và rót 50ml dầu hỏa lên trên mặt nước. Lấy một miếng natri cạo sạch nhỏ bằng hạt đậu đặt cẩn thận lên lớp dầu hỏa. Natri chìm xuống, nổi lên rồi lại chìm xuống, cứ như thế khoảng 10 - 12 lần cho đến khi miếng natri tan hết. Trong khi đó lớp nước phía dưới từ trong suốt trở thành đỏ hồng. Giải thích: Natri nặng hơn dầu hỏa nên chìm xuống. Nhưng khi tiếp xúc với nước nó lập tức tác dụng với nước giải phóng khí H2. Bọt khí H2 bao bọc mẩu natri và đệm khí đó đẩy nó nổi lên lớp dầu hỏa. Tại đây, các bọt khí tách ra và mẩu natri bị chìm xuống. Dung dịch trở nên màu đỏ hồng là sau phản ứng tạo ra dung dịch kiềm. 2Na + 2H2O à 2NaOH + H2 2.2) Trong SGK hóa học 9: Chương III Bài 1 - Tính chất hóa học của kim loại Chúng ta có thể làm thí nghiệm vui " Cây phủ tuyết" Ở các nước ôn đới, về mùa đông rất lạnh, cây cối thường rụng hết lá và bị phủ tuyết trắng xoá. Ta có thể tạo ra cảnh cây phủ tuyết như sau: Dùng các phoi đồng chấp nối thành một cái cây rụng hết lá. Thả chìm cây này vào cốc thủy tinh loại lớn chứa đầy dung dịch AgNO3. Sau vài giờ cây sẽ bị phủ đầy "tuyết" trắng xóa. Giải thích: Cu hoạt động mạnh hơn Ag nên đẩy Ag ra khỏi muối AgNO3. Cu + 2AgNO3 à Cu(NO3)2 + 2Ag Các tinh thể Ag bám lên cành cây trông giống như cây bị phủ tuyết. 2.3) Bài 2: Nhôm Chúng ta có thể làm thí nghiệm vui " Làm cho nước "sôi" bằng một sợi dây kim loại" Rót "nước" vào một phần ba ống nghiệm, rồi nhúng vào đó một sợi dây kim loại màu trắng. Lập tức " nước" sẽ sôi sùng sục rồi hơi nước bay mù mịt,mờ cả ống nghiệm. Nhấc sợi dây kim loại ra, nước trong ống ngừng sôi, nhúng sợi dây vào nó lại sôisùng sục. Cách làm và giải thích: Dùng dung dịch axit HCl làm nước và cần đun nóng trước khi biểu diễn. Sợi dây kim loại màu trắng là sợi dây nhôm. Khi nhúng nhôm vào dung dịch HCl nóng, phản ứng xảy ra mãnh liệt. Bọt khí H2 thoát ra rất mạnh trông như nước đang sôi sùng sục. Mặt khác, phản ứng cũng làm cho nhiệt độ tăng lên dần và nước bay hơi mù mịt càng lãm cho hiện tượng xảy ra giống hệt như nước đang sôi. 2.4) Chương IV: Bài Axetilen C2H2 Chúng ta có thể làm thí nghiệm vui " Ðốt nước đá cháy" Lấy một nắm nước đá bỏ vào ống bơ thấp và rộng miệng rồi bật quẹt diêm đốt trên mặt ống bơ. Thật kỳ lạ! Nước đã bốc cháy. Cách làm và giải thích: Trong ống bơ bạn đã đặt sẵn vài mẩu canxicacbua CaC2. Khi bỏ nước đá vào CaC2 sẽ tác dụng với nước giải phóng khí C2H2. CaC2 + 2 H2O à C2H2 + Ca(OH)2 Khí C2H2 thoát lên mặt nước đá, khi đốt nó sẽ cháy trông giống hệt nước đá cháy vậy. 2C2H2 + 5O2 à 4CO2 + 2H2O 2. 5) Bắn cháy tàu chiến địch: Dùng loại giấy thấm nước để gấp một cái tàu chiến. Bỏ vào trong tàu một mẫu kim loại natri (hoặc kali) to bằng hạt đậu xanh rồi thả vào chậu nước đã được thêm vài giọt phenolphtalein không màu. Sau vài phút tàu sẽ tự bốc cháy và nước trong chậucó loang màu hồng từ chỗ con tàu cháy, giống như cảnh tàu chiến địch bị bắn cháy,máu giặc nhuốm đỏ dòng sông. Giải thích: Nước tấm qua giấy, tác dụng với natri (hoặc kali), theo phương trình phản ứng sau: Na + 2H2Oà 2NaOH + H2 2K + 2H2O à 2KOH + H2 Phản ứng trên tỏa nhiều nhiệt, làm cho khí H2 thoát ra tự bốc cháy, đồng thời NaOH (hoặc KOH) tạo thành làm cho phenolphtalein không màu chuyển sang màu hồng. Chú ý: Trong thí nghiệm trên, mẩu natri hoặc kali nhất thiết chỉ lấy dược to bằng hạt đậu xanh. Nếu lấy to hơn, phản ứng xảy ra mảnh liệt, sẽ nổ, nguy hiểm. 2.6) Chậu cá kiểng Cho chậu thủy tinh? cỡ lớn 10g CaCO3; 5g muối ăn (NaCl) vài giọt phẩm màu và 20cm3 dung dịch HCl đậm đặc. Sau đó đổ thêm nước đến gần đầy chậu rồi nhẹ nhàng thả các con cá (làm bằng long não). Sau vài phút bạn sẽ thấy các con cá này cứ thi nhau ngoi lên rồi lại chìm xuống lên mặt nước để hớp không khí, bơi lội tung tăng trong nước. Cảnh tưởng diễn ra thật vui mắt! Giải thích: Trong chậu xảy ra phản ứng sau: CaCO3 + 2 HCl à CaCl2 + CO2 + H2O Các bọt khí CO2 tích tụ lên các viên long não (hình con cá) và nâng chúng nổi lên mặt nước, tại đây các viên long não sẽ nhả khí CO2 ra, thấm nước vào và chìm xuống. Khí tới đáy bình chúng lại hút khí CO2 và lại nổi lên. Pha thêm muối ăn để làm tăng khối lượng riêng của dung dịch, giúp cho các viên long não dễ nổi lên hơn, phẩm màu làm cho dung dịch có màu sẽ đẹp mắt và hấp dẫn hơn. 3) RÚT KINH NGHIỆM Thí nghiệm vui và ảo thuật hóa học ngoài việc đào sâu và mở rộng kiến thức nó còncó tác dụng rất lớn trong việc gây hứng thú học tập hóa học cho học sinh. Giáo viên có thể sử dụng thí nghiệm này trong giảng dạy nội khóa và giảng dạy ngoại khóa, đặt biệt là biểu diễn trong các ngày hội vui hóa học, các ngày lễ, các ngày kỷ niệm, biểu diễn xen kẽ với các tiết mục văn nghệ. Tuy nhiên đối với giáo viên còn gặp nhiều khó khăn là thời gian bố trí bộ môn này rất ít, không thể đưa hết những thí nghiệm này giảng dạy nội khóa. Nhưng khi chúng ta thực hiện giảng dạy ngoại khóa thì học sinh tham dự không đầy đủ.

File đính kèm:

  • docTao hung thu khi hoc Hoa hoc.doc
Giáo án liên quan