Đề tài Kinh nghiệm vận dụng phương pháp dạy học thảo luận nhóm trong việc giảng dạy môn Vật lý ở trường trung học phổ thông

Vật lý học là một bộ môn khoa học lý thú và hấp dẫn. Tuy vậy, thực tế tôi nhận thấy: Kết quả môn học chưa cao. Nhiều học sinh bị mất căn bản.

 Các PPDH tích cực phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng PP tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh, chống lại thói quen học tập thụ động.

 Áp dụng các PP tích cực không có nghĩa là gạt bỏ các PP truyền thống. Cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực trong hệ thống các PPDH. Đặc biệt là những huyện vùng sâu, vùng xa còn khó khăn như huyện Iapa cần phải vận dụng một số PPDH mới phù hợp với điều kiện dạy và học của vùng. PP tích cực có rất nhiều như: PP vấn đáp tìm tòi; PPDH đặt và giải quyết vấn đề; PP thảo luận nhóm.

 Trong quá trình giảng dạy cũng như qua việc dự giờ đồng nghiệp, tôi thấy PP thảo luận nhóm giúp cho giờ dạy thêm sôi nổi, học sinh hứng thú, giờ dạy đạt hiệu quả hơn.

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1984 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kinh nghiệm vận dụng phương pháp dạy học thảo luận nhóm trong việc giảng dạy môn Vật lý ở trường trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mục lục Số TT Nội dung Trang A. B. 1. 2. 3. 3.1 3.1 3.2 3.3 4. 5. 6. C. Đặt vấn đề……………………………………………………………… Giải quyết vấn đề. Điều tra thực trạng trước khi nghiên cứu vấn đề…………………… Phương pháp nghiên cứu.……………….…….……………………… Nội dung Một số kinh nghiệm trong soạn giáo án và tiến hành bài giảng Những công việc thực tế đã làm.……………………………...……… Kết quả đạt được.……………………………………………..…….… So sánh đối chứng.…………………………………………….….…… Bài học kinh nghiệm .…………………………………………....…… Phạm vi áp dụng.……………………………………………..……..… Những vấn đề bỏ ngỏ.…………………………………………….…… Kết luận.………………………………………………………..……… 2 2 3 3 5 9 10 11 11 11 12 Những chỳ ý trong trỡnh bày nội dung: Cỏc từ viết tắt: SGK : Sỏch giỏo khoa. GV : Giỏo viờn. HS : Học sinh. PP : Phương phỏp. PPDH : PP dạy học TLN : Thảo luận nhúm Đề tài: “Kinh nghiệm vận dụng phương pháp dạy học thảo luận nhóm trong việc giảng dạy môn Vật lý ở trường trung học phổ thông.” A. Đặt vấn đề Vật lý học là một bộ môn khoa học lý thú và hấp dẫn. Tuy vậy, thực tế tôi nhận thấy: Kết quả môn học chưa cao. Nhiều học sinh bị mất căn bản. Các PPDH tích cực phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng PP tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh, chống lại thói quen học tập thụ động. áp dụng các PP tích cực không có nghĩa là gạt bỏ các PP truyền thống. Cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực trong hệ thống các PPDH. Đặc biệt là những huyện vùng sâu, vùng xa còn khó khăn như huyện Iapa cần phải vận dụng một số PPDH mới phù hợp với điều kiện dạy và học của vùng. PP tích cực có rất nhiều như : PP vấn đáp tìm tòi ; PPDH đặt và giải quyết vấn đề; PP thảo luận nhóm. Trong quá trình giảng dạy cũng như qua việc dự giờ đồng nghiệp, tôi thấy PP thảo luận nhóm giúp cho giờ dạy thêm sôi nổi, học sinh hứng thú, giờ dạy đạt hiệu quả hơn. B. Giải quyết vấn đề . 1.Thực trạng trước khi nghiên cứu vấn đề : Thời gian gần đây, việc dạy - học môn Vật lý trong trường THPT nói chung và trường THPT Nguyễn Tất Thành nói riêng đã có những chuyển biến theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. Tuy vậy, việc áp dụng PP TLN còn một số vướng mắc sau : Sự vận dụng những định hướng đổi mới PPDH theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học chưa được thường xuyên và còn máy móc. Ví dụ: áp dụng quá nhiều PP TLN trong một tiết học dẫn đến có những câu hỏi rất đơn giản trong khi những câu hỏi như vậy chỉ cần cho học sinh độc lập suy nghĩ là đủ. Việc phân nhóm và điều hành học sinh thảo luận còn gặp khó khăn. Dự kiến thời gian chưa phù hợp: Nếu quá ít, các em sẽ không có đủ thời gian thảo luận. Nếu quá nhiều, sẽ lãng phí thời gian dành cho các hoạt động khác, lớp học sẽ lộn xộn. Học sinh chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học nếu không được giao nhiệm vụ, hoặc nếu có được giao nhiệm vụ thì còn lúng túng khi cùng nhau giải quyết vấn đề. Trên đây là một số vấn đề nổi cộm trong thực tế. Nếu chúng ta biết chọn lựa những câu hỏi phù hợp với đối tượng học sinh và đặc trưng của tiết học thì sẽ đạt hiệu quả như mong muốn. 2. Phương pháp nghiên cứu . Trong quá trình viết kinh nghiệm này tôi đã vận dụng các phương pháp sau : a/ PP điều tra: Điều tra việc giảng dạy - học tập ở một số tiết dạy môn Vật lý b/ PP đối chứng: So sánh kết quả trước và sau khi dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. c/ PP nghiên cứu tài liệu: Sưu tầm và nghiên cứu các tài liệu có liên quan d/ PP kiểm tra: Đưa một số bài tập yêu cầu học sinh làm để lấy kết quả. 3. NộI DUNG. 3.1.Một số kinh nghiệm khi soạn giáo án và tiến hành bài giảng sử dụng PP TLN : a) Trước hết GV phải nắm được mục tiêu đã lượng hoá của từng bài không chung chung. Vì như vậy, ta không có cơ sở để biết khi nào thì HS đã đạt được mục tiêu đó và càng không nên hiểu là những điều mà GV sẽ phải làm khi giảng dạy. Tôi quan niệm về mục tiêu của bài học là lời khẳng định về kiến thức, kĩ năng và thái độ mà người học sẽ phải đạt được ở mức độ nhất định sau tiết học (tức được lượng hoá) Người ta thường lượng hoá mục tiêu bằng các động từ hành động. Đối với nhóm mục tiêu kiến thức được lượng hoá theo 3 (trong 6) mức độ nhận thức: Mức độ nhận biết (B): Các động từ hành động thường được dùng để lượng hoá mục tiêu ở mức độ này là: phát biểu, liệt kê, mô tả, trình bày, nhận dạng, ... Mức độ thông hiểu(H): Các động từ hành động thường được dùng để lượng hoá mục tiêu ở mức độ này là: phân tích, so sánh, phân biệt, tóm tắt, liên hệ, xác định, ... Mức độ vận dụng (V): Các động từ hành động thường được dùng để lượng hoá mục tiêu ở mức độ này là: giải thích, chứng minh, vận dụng, ... + Đối với nhóm mục tiêu kĩ năng được lượng hoá theo 2 mức độ: Làm được một công việc Làm thành thạo một công việc Có thể lượng hoá mục tiêu kĩ năng bằng các động từ hành động sau: nhận dạng, liệt kê, thu thập, đo đạc, vẽ, phân loại, tính toán, làm thí nghiệm, sử dụng,... + Đối với nhóm mục tiêu thái độ được lượng hoá bằng các động từ thể hiện các mức độ như: tuân thủ, tán thành, phản đối, hưởng ứng, chấp nhận, bảo vệ, hợp tác, ... b) Phải chuẩn bị chu đáo về điều kiện, phương tiện cho giờ học: Như là + Hệ thống các câu hỏi: Câu hỏi kiểm tra kiến thức, kĩ năng cũ (phiếu học tập). Câu hỏi điều khiển hoạt động nhận thức của HS. Câu hỏi vận dụng, củng cố bài (phiếu học tập) + Phương tiện và thiết bị dạy học: Tranh ảnh, mô hình, mẫu vật, dụng cụ thí nghiệm, hoá chất, vật liệu tiêu hao....Bảng phụ, máy chiếu,... + Hình thức tổ chức lớp học, nơi học + Sử dụng CNTT: Câu hỏi trắc nghiệm, thí nghiệm ảo, các đoạn video... c) Tổ chức cho HS hoạt động chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng phù hợp với mục tiêu : Nội dung một số hoạt động dạy học cụ thể trong vật lí: + Tổ chức tình huống học tập (chủ yếu là xác định nhiệm vụ học tập): Đặt câu hỏi nghiên cứu. Nêu dự đoán. Đề ra giả thuyết. + Thu thập thông tin: Quan sát các sự kiện, hiện tượng, TN. Tìm được những thông tin cần thiết từ sách, báo... Lập kế hoạch khám phá (Ví dụ: thiết kế TN; lựa chọn dụng cụ TN; chỉ ra đại lượng cần đo, những điều cần xác định trong TN, những yếu tố không thay đổi khi làm TN). Tiến hành khám phá (Ví dụ : bố trí, lắp đặt dụng cụ thiết bị TN; thực hiện TN; thay đổi phương án TN nếu kết quả không phù hợp với vấn đề đặt ra). Ghi các kết quả khám phá (Ví dụ : đọc số chỉ của các dụng cụ TN ở mức độ cẩn thận và chính xác cần thiết; lập bảng kết quả; biểu diễn kết quả bằng đồ thị, sơ đồ, ...) + Xử lí thông tin: Lập bảng, biểu, vẽ đồ thị theo những cách khác nhau, từ đó phân tích dữ liệu và nêu ý nghĩa của chúng. Tìm quy luật từ biểu, bảng, đồ thị. Phân loại dấu hiệu giống nhau, khác nhau, nhận biết những dấu hiệu bản chất của những nhóm đối tượng đã quan sát... So sánh, phân tích, tổng hợp dữ liệu và rút ra kết luận. + Truyền đạt thông tin: Mô tả lại những thí nghiệm đã làm. Trình bày, giải thích những việc đã làm (bằng lời, bằng hình vẽ, đồ thị,..). Nêu kết luận đã tìm thấy được. + Vận dụng, ghi nhớ kiến thức: Giải các bài tập (định tính, định lượng, thực nghiệm); Làm đồ chơi, dụng cụ học tập, ... Học thuộc lòng. Kinh nghiệm cho thấy khi dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS bằng PP TLN trong thời gian một tiết học 45 phút, GV thường dễ bị “cháy” giáo án vì xảy ra nhiều tình huống khác với dự kiến. Do đó GV cần cân nhắc, xác định hoạt động trọng tâm, phân bổ thời gian hợp lí. Dự kiến hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS hoạt động Hiệu quả kích thích tư duy HS phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của HS. Sẽ vô tác dụng nếu câu hỏi khó để HS không có khả năng trả lời được và không có nghĩa nếu đặt câu hỏi quá dễ đối với khả năng của HS. GV cần động viên ngay những câu trả lời đúng cũng như nhận xét câu trả lời chưa đúng. Nếu tất cả HS đều trả lời sai thì GV cần đặt những câu hỏi đơn giản hơn để HS có thể trả lời được vì HS chỉ hứng thú học khi họ thành công trong học tập. Theo tôi khi hỏi học sinh cần chú ý một số vấn đề: Trong khi hỏi nên: Dừng một chút sau khi đặt câu hỏi. Nhận xét một cách khuyến khích đối với câu trả lời của học sinh. Tạo điều kiện cho nhiều học sinh trả lời 1 câu hỏi. Tạo điều kiện để mỗi HS đều được trả lời câu hỏi ít nhất một lần trong giờ học. Đưa ra những gợi ý nhỏ cho các câu trả lời hoặc dựa vào một phần nào đó trong câu trả lời để đặt tiếp câu hỏi. Yêu cầu học sinh giải thích câu trả lời của mình. Yêu cầu học sinh liên hệ câu trả lời với những kiến thức khác. Trong khi hỏi không nên: Nhắc lại câu hỏi của mình. Tự trả lời câu hỏi của mình đưa ra.Nhắc lại câu trả lời của học sinh. d) Cách tổ chức cho HS hoạt động : Hình thức học tập theo nhóm hay được thực hiện khi nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề mới. Có thể tiến hành như sau: Làm việc chung cả lớp: GV nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức, chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm và hướng dẫn gợi ý cho mỗi nhóm các vấn đề cần lưu ý khi trả lời câu hỏi, hoàn thành bài tập.Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả và thảo luận chung (nhận xét, đóng góp ý kiến và bổ sung cho nhau). GV tổng kết và chuẩn xác kiến thức. Làm việc theo nhóm: Phân công trong nhóm (cử nhóm trưởng, thư kí, phân việc cho các thành viên). Từng cá nhân làm việc độc lập, sau đó thảo luận trong nhóm và cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ của nhóm. Mỗi nhóm cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm Hạn chế tổ chức cho HS học tập theo nhóm ngay tại lớp là không gian chật hẹp, thời gian ngắn của tiết học nên GV phải biết tổ chức hợp lí mới có kết quả. Không nên lạm dụng các hoạt động nhóm và cần đề phòng xu hướng hình thức. Trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực của HS phải được phát huy và ý nghĩa quan trọng của nó là rèn luyện năng lực hợp tác. đ) Sử dụng thiết bị thí nghiệm và phương tiện dạy học theo hướng tích cực. Các thiết bị dạy học được sử dụng không chỉ minh hoạ lời giảng giải của GV mà chủ yếu là phương tiện để HS khai thác tìm tòi, phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức. Do vậy, nên để HS được tự tay làm thí nghiệm, quan sát, đo đạc và rút ra nhận xét; HS tìm hiểu cấu tạo, cách sử dụng một dụng cụ đo; nghiên cứu các số liệu đã cho trong bảng để rút ra kết luận. Những công việc thực tế đã làm. Lớp học là môi trường giao tiếp thày trò tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa cá nhân trên con đường chiếm lĩnh kiến thức thông qua hoạt động độc lập của cá nhân và thảo luận nhóm. Thông qua thảo luận trong tập thể, ý kiến cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ. Qua đó người học nâng mình nên một trình độ mới. Khi áp dụng PP TLN cần tôi tiến hành theo các bước sau : a/ Làm việc chung cả lớp . - Giáo viên nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức rồi đưa ra câu hỏi hoặc tình huống - Tổ chức các nhóm , giao nhiệm vụ cho các nhóm. Lớp học được chia thành các nhóm từ 4-6 HS. Các nhóm được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau . - GVhướng dẫn cách làm việc trong nhóm. Có nhiều hình thức học tập nhóm, tuỳ từng nội dung vấn đề, GV có thể lựa chọn những hình thức học tập nhóm cho phù hợp . ở đây tôi chỉ xin đưa ra một số hình thức học tập nhóm phổ biến. Làm việc theo cặp : Hai HS ngồi gần nhau tạo thành một cặp cùng bàn bạc một vấn đề Thảo luận vòng tròn : HS trong nhóm dùng bút nét to ghi lại ý kiến của mình trên một tờ giấy đã chuẩn bị sẵn sau đó lần lượt cho những HS khác trong nhóm cùng thảo luận . Thảo luận hỗn hợp : HS trong nhóm tranh luận , nhóm trưởng ( thư kí) ghi lại b/ Làm việc theo nhóm. Các nhóm tự bầu ra nhóm trưởng. Nhóm trưởng phân công cho mỗi thành viên một công việc, điều hành các thành viên làm việc trong không khí thi đua với các nhóm khác. Có thể trong nhóm sẽ bầu ra thư kí để ghi chép . Học sinh bàn bạc , trao đổi trong nhóm để hoàn thành câu trả lời . Cử đại diện chịu trách nhiệm trình bày kết quả làm việc của nhóm. c/ Thảo luận bàn bạc trước cả lớp . Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả . Cử hai nhóm cùng chủ đề trình bày xong thì dừng lại để các bạn trong nhóm nêu câu hỏi . Học sinh trong nhóm thảo luận chung . Giáo viên tổng kết , đặt vấn đề tiếp theo . Trên đây là một cấu tạo của một hoạt động trong nhóm ( trong một phần của tiết học ) . Để PP học tập này mang lại kết quả như mong muốn , người giáo viên cần chú ý những điều sau. Nêu vấn đề, giao nhiệm vụ chỉ cần đọc câu hỏi to, chậm một lần không cần nhắc lại nhiều lần trong quá trình HS thảo luận, hoặc phát câu hỏi bằng phiếu và yêu cầu các nhóm trả lời trực tiếp vào phiếu học tập. Cần dự kiến thời gian cho học sinh làm việc. Trong quá trình học sinh tranh luận giáo viên không được thúc giục học sinh . Trong khi học sinh thảo luận giáo viên đi kiểm tra đôn đốc học sinh làm việc. * Ví dụ : Khi dạy bài “ĐỊNH LUẬT CU – LễNG”, để củng cố cho học sinh xác định rõ được: đặc điểm tương tỏc giữa cỏc điện tớch; Làm vật nhiễm điện định luật Cu-lụng;điện tớch điểm Tôi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm như sau: *Qua hoạt động này học sinh sẽ trả lời 8 câu hỏi như sau : + Câu 1: Nờu vớ dụ về cỏch nhiễm điện cho vật? Biểu hiện của vật bị nhiễm điện ? + Câu 2: Điện tớch điểm là gỡ? Trong điều kiện nào thỡ vật được coi là điện tớch điểm? + Câu 3: Cú mấy loại điện tớch? Nờu đặc điểm về hướng của lực tương tỏc giữa cỏc điện tớch. +Câu 4 : Xỏc định phương chiều của lực tỏc dụng lờn cỏc điện tớch trong cỏc trường hợp: Å y y y Nờu đặc điểm độ lớn lực tương tỏc giữa 2 điện tớch điểm? Biểu thức của định luật Cu-lụng và ý nghĩa của cỏc đại lượng ? +Câu 5 : Điện mụi là gỡ? Hằng số điện mụi cho biết điều gỡ? +Câu 6 : Làm bài tập trắc nghiệm: 1. Trong những cỏch sau cỏch nào cú thể làm nhiễm điện cho một vật? A. Cọ chiếc vỏ bỳt lờn túc. B. Đặt một nhanh nhựa gần một vật đó nhiễm điện; C. Đặt một vật gần nguồn điện; D. Cho một vật tiếp xỳc với viờn pin. 2. Trong cỏc hiện tượng sau, hiện tượng nào khụng liờn quan đến nhiễm điện? A. Về mựa đụng lược dớnh rất nhiều túc khi chải đầu; B. Chim thường xự lụng về mựa rột C. ễtụ chở nhiờn liệu thường thả một sợi dõy xớch sắt kộo lờ trờn mặt đường; D. Sột giữa cỏc đỏm mõy. 3. Điện tớch điểm là A. vật cú kớch thước rất nhỏ. B. Điện tớch coi như tập trung tại một điểm C. vật chứa rất ớt điện tớch. D. điểm phỏt ra điện tớch. +Câu 7 : 1. Hai điện tớch điểm trỏi dấu cú cựng độ lớn 10-4/3 C đặt cỏch nhau 1 m trong parafin cú điện mụi bằng 2 thỡ chỳng A. hỳt nhau một lực 0,5 N. B. Hỳt nhau một lực 5N C. đẩy nhau một lực 5N. D. đẩy nhau một lực 0,5 N. 2. Hai điện tớch điểm cựng độ lớn 10-4 C đặt trong chõn khụng, để tương tỏc nhau bằng lực cú độ lớn 10-3 N thỡ chỳng phải đặt cỏch nhau A. 30000 m. B. 300m. C. 90000 m. D. 900 m. +Câu 8 : 1. Hai điện tớch điểm được đặt cố định và cỏch điện trong một bỡnh khụng khớ thỡ hỳt nhau 1 lực là 21 N. Nếu đổ đầy dầu hỏa cú hằng số điện mụi 2,1 vào bỡnh thỡ hai điện tớch đú sẽ A. hỳt nhau một lực bằng 10 N. B. đẩy nhau một lực bằng 10 N. C. hỳt nhau một lực bằng 44,1 N. D. đẩy nhau 1 lực bằng 44,1 N. 2. Hai điện tớch điểm đặt cỏch nhau 100 cm trong parafin cú hằng số điện mụi bằng 2 thỡ tương tỏc với nhau bằng lực 8 N. Nờu chỳng được đặt cỏch nhau 50 cm trong chõn khụng thỡ tương tỏc nhau bằng lực cú độ lớn là A. 1N. B. 2 N. C. 8 N. D. 48 N. *Lớp học được chia thành 8 nhóm mỗi nhóm 4á5 học sinh . Để tạo không khí vui vẻ , giáo viên có thể dùng đặt tên cho nhóm như sau : hoạ mi; sơn ca; vành khuyên; chim cánh cụt a/ Giao nhiệm vụ . Nhóm 1-2 trả lời câu hỏi 1. Nhóm 3-4 trả lời câu hỏi 2. Nhóm 5-6 trả lời câu hỏi 3. Nhóm 7-8 trả lời câu hỏi 4. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc trong nhóm . Mỗi nhóm sẽ thảo luận theo hình thức thảo luận hỗn hợp , dùng bút nét to ghi lại những ý kiến trong nhóm nên bảng phụ. Giáo viên dự kiến thời gian : 5 phút. b/ Làm việc theo nhóm. Phân công trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ.Nhóm trưởng có rhể phân công mỗi thành viên trong nhóm thảo luận và ghi Nhóm 1: Học sinh xác định được Cọ xỏt thước nhựa lờn túc, thước nhựa cú thể hỳt được cỏc mẩu giấy nhỏ. Biểu hiện của vật bị nhiễm điện là cú khả năng hỳt được cỏc vật nhẹ Nhóm 2 : Học sinh xác định được: Điện tớch điểm là điện tớch được coi như tập trung tại một điểm. Nếu kớnh thước của vật nhiễm điện rất nhỏ so với khoảng cỏch tới điểm mà ta xột thỡ vật được coi là điện tớch điểm. Nhóm 3 : Học sinh trả lời: Cú hai loại điện tớch là: điện tớch dương và điện điện tớch õm. Cỏc điện tớch cựng loại thỡ đẩy nhau, cỏc điện tớch khỏc loại thỡ hỳt nhau. Nhóm 4 : Học sinh trả lời được: Đặc điểm độ lớn lực tương tỏc giữa hai điện tớch điểm là: tỉ lệ với tớch độ lớn hai điện tớch và tỉ lệ nghịch với bỡnh phương khoảng cỏch giữa chỳng. Biểu thức định luật Coulomb: Nhóm 5 : Học sinh trả lời được: Điện mụi là chất khụng cho dũng điện chay qua (khụng cú điện tớch tự do bờn trong). Hằng số điện mụi cho biết lực tương tỏc giữa cỏc điện tớch giảm bao nhiờu lần so với lực tương tỏc giữa cỏc điện tớch đú trong chõn khụng. Nhóm 6 : Học sinh nêu được đỏp ỏn: Cõu 1: A; Cõu 2: B; Cõu 3:A; Nhóm 7: Học sinh giải và nêu được đỏp ỏn: Cõu 1: B; Cõu 2: B; Nhóm 8 : Học sinh giải và nêu được đỏp ỏn: Cõu 3: A; Cõu 4: A; Học sinh trao đổi , thảo luận trong nhóm. Cử đại diện trả lời. c/ Thảo luận , tổng kết trước cả lớp. Đại diện nhóm trình bày trước lớp : lần lượt từ nhóm 1 – 8. Sau khi nhóm 1-4 trình bày xong thì dừng lại để các bạn trong lớp nêu câu hỏi . Học sinh thảo luận , giáo viên sửa chữa nếu cần ( bổ xung một vài tư liệu đã chuẩn bị bằng bảng phụ nếu cần thiết ). Cuối cùng giáo viên tổng kết được vấn đề đã đưa ra .Chỳ ý: Cõu 1-3: ễn tập kiến thức về điện tớch. Cõu 4,5 là Nghiờn cứu về tương tỏc giữa hai điện tớch điểm.Cõu 6-8: Vận dụng, củng cố. Mỗi tiết học chỉ nên từ 1 đến 3 hoạt động nhóm. Không nên sử dụng quá nhiều ảnh hưởng đến nội dung khác vì thời gian của một tiết học là có hạn định, nội dung kiến thức lại rất dài. PP TLN huy động được mọi học sinh tham gia. Học sinh được nói nhiều hơn, được suy nghĩ nhiều hơn như vậy đã phát huy được tính tích cực trong mỗi học sinh. Tuy nhiên để truyền thụ kiến thức, giáo viên không chỉ sử dụng một PPDH này mà là sự phối kết hợp nhiều PP 2/ Kết quả đạt được. Để nâng cao chất lượng dạy và học Vật lý ở trường THPT cần rất nhiều yếu tố và một yêu cầu không thể thiếu được là việc đổi mới phương pháp dạy – học, phát huy được vai trò chủ động sáng tạo của học sinh. Là một giáo viên trẻ , kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều hơn nữa việc giảng dạy chưa được xuyên. Suốt chương trình đổi mới nên việc áp dụng kinh nghiệm này vào thực tế giảng dạy còn hạn chế nhưng trong quá trình giảng dạy tôi đã thường xuyên áp dụng PP TLN và tôi nhận thấy HS đã biết cách học tập theo PP mới này. Các em hăng hái , tích cực suy nghĩ. Được nói ra những điều mình nghĩ, các em cảm thấy hào hứng, phấn khởi hơn. Hơn nữa các em nhận thấy trong sự thành công trung của cả lớp có phần đóng góp của mình, của nhóm mình. Từ đó không khí lớp học trở nên sôi nổi , hào hứng hơn. Kết quả mà tôi đạt được chưa nhiều nhưng bước đầu PP này đã dần hình thành trong học sinh PP học tập theo hướng đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, huy động được sự tham gia tích cực của từng cá nhân và tập thể tạo không khí thi đua học tập và mang lại kết quả học tập cao hơn. Kết quả này không chỉ đạt được ở môn Vật lý mà còn ở tất cả các môn học khác. Dưới đây là một vài số liệu chứng minh cho những kết luận của tôi . Thời điểm Lớp Dưới TB ( % ) TB – Khá( % ) Giỏi( % ) Đầu năm Cuối kỳ II Đầu năm Cuối kỳ II Đầu năm Cuối kỳ II Năm học : 2007-2008. 10A2 53,8 49 46,2 48,3 0 2,7 10A6 86,8 73,3 13,2 26,7 0 0 11A1 39,9 34,7 54 56,7 6,1 9,6 11A2 48,3 46,7 51,7 53,3 0 0 3/ So sánh đối chứng. Trước khi áp dụng kinh nghiệm Sau khi áp dụng kinh nghiệm 2. Giáo viên chỉ đưa ra một hình thức thảo luận và yêu cầu học sinh thảo luận . 3. Việc áp dụng phương pháp dạy học này chỉ là hình thức , giáo viên đưa ra câu hỏi cho học sinh thảo luận quá dễ , các em có thể trả lời ngay được. 4. Giáo viên dự kiến thời gian không hợp lí. 5. Lớp học lộn xộn vì các em tranh nhau nói hoặc do làm xong trước thời gian quy định hoặc trầm buồn vì các em không ai chịu trao đổi , bàn bạc. 2. Giáo viên đã vận dụng linh hoạt các hình thức học tập nhóm trong khi cho học sinh thảo luận. 3. Giáo viên đưa ra được các câu hỏi phù hợp để học sinh làm việc theo nhóm. 4. Giáo viên đã biết phân bố thời gian hợp lí cho từng câu hỏi. 5. Học sinh học tập tích cực hơn , tham gia thảo luận sôi nổi hơn. Không khí lớp học vui vẻ , hào hứng hơn. Khi chưa áp dụng kinh nghiệm này, qua dự giờ tôi thấy giáo viên còn lúng túng trong việc hướng dẫn học sinh thảo luận. Nhiều giáo viên không thường xuyên sử dụng phương pháp này trong dạy học hoặc sử dụng phương pháp này chỉ là hình thức. Đứng trước thực trạng đó tôi đã mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm này. Tôi nhận thấy khi áp dụng kinh nghiệm này hoạt động thày – trò , trò – trò phối hợp nhịp nhàng hơn, không khí lớp học sôi nổi hơn, học sinh hăng hái học tập hơn. Tuy nhiên khi áp dụng kinh nghiệm này tôi cũng gặp một số khó khăn : Về giáo viên : Thời gian cho một tiết học ngắn, nội dung bài học rất dài. Nếu cho HS thảo luận mà không giải quyết được vấn đề đưa ra sẽ làm ảnh hưởng đến việc truyền thụ nội dung bài học. Còn lớp học có số lượng học sinh đông gây khó khăn trong việc tổ chức hoạt động. Về học sinh : Các em còn chưa quen với PP học tập mới nên còn gặp khó khăn, còn rụt rè trong hoạt động học, không dám nói nên những suy nghĩ của mình. Một số em học khá , giỏi không tham gia thảo luận trao đổi cùng các bạn. Các em thường làm việc độc lập. Một số em yếu hay ỷ lại các bạn khác trong nhóm. Về cơ sở vật chất : Một số phương tiện dạy học còn thiếu ( phòng thí nghiệm độc lập , máy chiếu …..) Phương pháp mới kéo theo nhiều điều mới lạ , bất ngờ , hứng thú nhưng nó cũng gây cho không ít những khó khăn. Đất nước đang trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. PPDH tích cực cần được phát triển và nhanh chóng trở thành phổ biến trong nhà trường. Vì vậy giáo viên phải được đào tạo chu đáo, được tập huấn các lớp thay sách thường xuyên để thực hiện vai trò là người gợi mở, cố vấn, trọng tài trong hoạt động tranh luận sôi nổi của HS 4. Bài học kinh nghiệm. Đúc rút một kinh nghiệm hay là một quá trình lao động vất vả , khó nhọc và khoa học . Nó đòi hỏi người giáo viên phải tận tâm , kiên nhẫn . Trong quá trình thể nghiệm , tôi rút ra được một số bài học bổ ích sau : * Đối với giáo viên : Khi soạn bài, giáo viên phải đầu tư nhiều công sức và thời gian để thực hiện bài trên lớp với đúng vai trò của mình. Giáo viên phải tích cực tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Giáo viên cần coi trọng việc chuẩn bị những câu hỏi đặc biệt những câu hỏi có yêu cầu cao về nhận thức có thể cho học sinh thảo luận trong nhóm . * Đối với học sinh. Phải chuẩn bị bài trước ở nhà, đọc thêm các sách tham khảo để nâng cao vốn hiểu biết. Tham gia nhiệt tình, tự giác vào các hoạt động học tập . Mạnh dạn trình bày những hiểu biết, suy nghĩ của mình trước tập thể. 5. Phạm vi áp dụng . Kinh nghiệm này của tôi có thể áp dụng trong các tiết dạy Vật lý ở nhà trường THPT. 6. Những vấn đề còn bỏ ngỏ . Đổi mới PPDH theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh là một quá trình lâu dài. Không thể ngày một, ngày hai mà đông đảo giáo viên từ bỏ được kiểu dạy học truyền thụ kiến thức theo kiểu tiếp thu thụ động đã quen thuộc từ trước. Việc phát triển PP TLN đòi hỏi cả thầy và trò phải tìm hiểu, nghiên cứu kĩ bài học, phải mất nhiều thời gian, công sức hơn nghĩa là phải làm việc nhiều hơn . Phần trình bày về kinh nghiệm này còn là một vấn đề nhỏ trong các phương pháp dạy học tích cực. Còn một số phương pháp dạy học tích cực khác cần được phát triển mà tôi chưa có điều kiện đề cập đến. Để giảng dạy có hiệu quả một giờ học môn Vật lý cần có sự phối kết hợp linh hoạt của các PPDH theo hướng đổi mới và các phương pháp truyền thống. C. Kết luận. Vai trò của người giáo viên là hết sức to lớn , quyết định đến sự thành công của hoạt động học tập của học sinh và chất lượng giáo dục. Trong giảng dạy môn Vật lý, giáo viên chỉ có nhiệt tình thôi chưa đủ, mà phải có PPDH theo hướng tích cực lấy học sinh làm trung tâm. Khi thực hiện kinh nghiệm này, tôi có một số băn khoăn muốn đưa ra để đồng nghiệp và các các nghành quan tâm hơn nữa : Một là, GV phải tích cực hơn nữa trong phong trào đổi mới PP dạy, tạo hứng thú, say mê trong giờ học môn Vật lý. Hai là, Cần đầu tư phòng thí nghiệm thực hành, bổ sung các loại sách tham khảo , tranh ảnh minh hoạ cho bài học, máy chiếu… để phục vụ cho giáo viên và học sinh. Ba là , Tôi rất mong nhận được sự góp ý để việc giảng dạy đạt kết quả cao hơn góp phần không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục. Trên đây là những suy nghĩ của tôi nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Vật lý. Có thể trong kinh nghiệm này của tôi còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các cụ thể của đồng nghiệp và các em học sinh . Xin chân thà

File đính kèm:

  • docSKKN PP thao luan nhom trong Vat Ly2008.doc
Giáo án liên quan