Đề tài Một hướng áp dụng đổi mới khi soạn các bài đọc hiểu văn học THPT

“Ngày nay sự hiểu biết con người luôn đổi mới. Cho nên kiến thức học được trong nhà trường bao nhiêu chăng nữa cũng là hạn chế. Thế thì cái gì là quan trọng ? Quan trọng là rèn luyện bộ óc, rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp học tập, phải tìm tòi phương pháp vận dụng kiến thức, phải vận dụng tốt nhất bộ óc của mình”.

( Phạm Văn Đồng – Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện – 11/1973)

Chương trình phân ban THPT đã đi vào thực hiện được hai năm. Hai năm đầy khó khăn vì đổi mới là toàn diện, cả về SGK, chương trình, phương pháp dạy học, cách đánh giá

Là một môn học - thuộc nhóm khoa học xã hội, môn văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đồng thời là môn học thuộc nhóm công cụ, môn văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học khác. Học tốt môn văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khácvà ngược lại các môn học khác cũng góp phần học tốt môn văn. Điều đó đạt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành giảm lý thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống.

Những đổi mới đồng bộ về giáo dục THPT và việc xây dựng chương trình biên soạn lại SGK các môn học theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết về đổi mới phương pháp dạy học. Môn giảng văn, theo cách gọi cũ bây giờ có cách gọi mới là môn đọc văn. Sự thay đổi đó đã thể hiện sự thay đổi về phương pháp dạy học.

Trong hoạt động dạy học, việc lập kế hoạch bài học (công tác soạn bài, chuẩn bị giáo án) là việc quan trọng có tính quyết định thành công cho hoạt động dạy và học trên lớp. Từ soạn bài chu đáo, giáo viên đã có những phương án tối ưu để tiến hành tiết dạy sinh động, hiệu quả.

 

doc29 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1533 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một hướng áp dụng đổi mới khi soạn các bài đọc hiểu văn học THPT, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục đào tạo tỉnh hà tây ---------***-------- sáng kiến kinh nghiệm Tên đề tài: Một hướng áp dụng đổi mới Khi soạn các bàI đọc hiểu văn học t.h.p.t Người viết : Trần Hữu Việt Đơn vị : Trường THPT Vạn Xuân, Hoài Đức - Hà Tây Năm học 2007 - 2008 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam Độc lập – tự do – hạnh phúc ======== I. Sơ yếu lí lịch Họ và tên: Trần Hữu Việt Năm sinh: 1970 Năm vào nghành: 1992 Chức vụ : - Đơn vị công tác: Trường THPT Vạn Xuân Trình độ chuyên môn: đại học Hệ đào tạo: chính quy Bộ môn giảng dạy: văn học Ngoại ngữ : tiếng Anh Trình độ chính trị : sơ cấp Khen thưởng: Lao động tiên tiến xuất sắc Mục lục Sơ yếu lí lịch trang 2 Nội dung đề tài trang 4 Tên đề tài trang 4 Lí do chọn đề tài trang 4 Phạm vi của đề tài và thời gian thực hiện trang 5 Quá trình thực hiện trang 5 Khảo sát thực tế trang 5 Số liệu thực tế khi chưa áp dụng đề tài Những biện pháp thực hiện trang 6 Cơ sở lí luận trang 8 Nội dung cơ bản của đề tài trang 8 1/2. Đổi mới trong thực hiện tiến trình bài giảng trang 8 a/ Đọc - hiểu khái quát b/ Đọc hiểu chi tiết. c/ Tổng kết, luyện tập. 2/2. Đổi mới trong thiết kế giáo án trang 11 a/ Trong hình thức thiết kế giáo án b/ Trong nội dung thiết kế giáo án c/ Một số mẫu giáo án trang - Giáo án soạn theo cách hai cột trang 12 - Giáo án soạn theo cách ba cột trang 18 C.Kết luận trang 26 IV. Kết quả sau khi thực hiện đề tài trang 26 V . Kiến nghị đề xuất trang 27 VI. ý kiến nhận xét của hội đồng khoa học cơ sở trang 29 II. Nội dung đề tài 1.Tên đề tài: “Một hướng áp dụng đổi mới khi soạn các bài đọc hiểu văn học THPT” 2.lí do chọn đề tài “Ngày nay sự hiểu biết con người luôn đổi mới. Cho nên kiến thức học được trong nhà trường bao nhiêu chăng nữa cũng là hạn chế. Thế thì cái gì là quan trọng ? Quan trọng là rèn luyện bộ óc, rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp học tập, phải tìm tòi phương pháp vận dụng kiến thức, phải vận dụng tốt nhất bộ óc của mình”. ( Phạm Văn Đồng – Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện – 11/1973) Chương trình phân ban THPT đã đi vào thực hiện được hai năm. Hai năm đầy khó khăn vì đổi mới là toàn diện, cả về SGK, chương trình, phương pháp dạy học, cách đánh giá… Là một môn học - thuộc nhóm khoa học xã hội, môn văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đồng thời là môn học thuộc nhóm công cụ, môn văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học khác. Học tốt môn văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khácvà ngược lại các môn học khác cũng góp phần học tốt môn văn. Điều đó đạt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành giảm lý thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống. Những đổi mới đồng bộ về giáo dục THPT và việc xây dựng chương trình biên soạn lại SGK các môn học theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết về đổi mới phương pháp dạy học. Môn giảng văn, theo cách gọi cũ bây giờ có cách gọi mới là môn đọc văn. Sự thay đổi đó đã thể hiện sự thay đổi về phương pháp dạy học. Trong hoạt động dạy học, việc lập kế hoạch bài học (công tác soạn bài, chuẩn bị giáo án) là việc quan trọng có tính quyết định thành công cho hoạt động dạy và học trên lớp. Từ soạn bài chu đáo, giáo viên đã có những phương án tối ưu để tiến hành tiết dạy sinh động, hiệu quả. Vậy thực trạng công tác soạn bài của giáo viên chúng ta ra sao ? Việc soạn giảng theo lối truyền thống từ trước đến nay ít nhiều có những hạn chế của nó. Cụ thể, với một giáo viên mới ra trường với nhiệt tình và sức trẻ thường đầu tư soạn giảng rất bài bản, ngoài sách giáo viên họ thường tham khảo nhiều sách nghiệp vụ khác có liên quan. Điều đó là tốt, nhưng do thiếu kinh ngiệm chọn lọc và ôm đồm kiến thức trong một tiết dạy khó thực hiện được ý đồ dù hay, thường là cháy giáo án và “lực bất tòng tâm”. Năm tháng qua đi, việc soạn giảng trở thành kĩ năng nên không khỏi có thầy thường chủ quan, ít đầu tư vào soạn giảng. Việc soạn bài trở thành khiên cưỡng, chống đối khi kiểm tra đánh giá và không ít đồng nghiệp , việc soạn bài là chép lại giáo án theo cách ngày càng giản đơn. Qua những đợt bồi dưỡng chu kì với giáo viên trong hè, giáo viên chúng ta được tiếp thu bao kiến thức đổi mới và lại càng thấy thực hiện đúng một cấu trúc của kế hoạch bài học … thật khó, thật bỡ ngỡ. Làm sao để soạn giảng được bộ giáo án chuẩn phù hợp các yêu cầu về kiến thức kĩ năng trong điều kiện có thể thực thi tại trường mình, lớp mình dạy ? Chính vì vậy mà tôi đã quyết định chọn đề tài này để trước hết là bản thân có điều kiện khái quát nâng cao chuyên môn sau thời gian nghiên cứu áp dụng và qua đây mong được chia xẻ với đồng nghiệp cùng quan tâm để góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn và thực hiện tốt tiến trình đổi mới trong phạm vi nhà trường THPT. 3. Phạm vi của đề tài và thời gian thực hiện Thời gian nghiên cứu và áp dụng: từ tháng 10 năm 2007 đến cuối tháng 4 năm 2008 Địa điểm và đối tượng áp dụng : các lớp 10 và 11 trường THPT Vạn Xuân Phạm vi: môn đọc văn các phần văn học Việt Nam và văn học nước ngoài ở một số tiết tiêu biểu. Làm đề tài này, tôi đã vận dụng nhiều phương pháp. Dưới đây là những phương pháp chủ yếu: Phương pháp thống kê, nêu ví dụ. Phương pháp thực nghiệm qua khảo sát giáo án, dự giờ. Phương pháp so sánh. Phương pháp phân loại, phân tích. Phương pháp tổng hợp. Tài liệu tham khảo: Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT (nxb giáo dục năm 2007).Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kìIII; sách giáo viên ngữ văn 10, 11 cơ bản và nâng cao (nxb giáo dục năm 2007), thiết kế bài giảng ngữ văn nâng cao 11 (Nguyễn Văn Đường – nxb Hà Nội)… Quá trình thực hiện A. Khảo sát thực tế Khảo sát giáo án của đồng nghiệp Với cương vị chuyên môn, qua kiểm tra giáo án đồng nghiệp đầu học kì I năm học 2007-2008, tôi thấykết quả: Giaó viên Giáo viên dạy 12 Giáo viên dạy 10 Giáo viên dạy 11 Mứcđộ hoàn thành yêu cầu kế hoạch bài học 4/5 gv sử dụng giáo án cũ theo lối giảng văn có bổ xung 2/ 5 gv soạn không đúng yêu cầu kế hoạch bài học 2/4 gv soạn giảng chưa đạt yêu cầu kế hoạch bài học Tổng số: 14 gv/tổ 29% không đạt 14% không đạt 14% không đạt Đạt yêu cầu: 49 % 14 % đạt yêu cầu 21 % đạt yêu cầu 14 % đạt yêu cầu Dự giờ giáo viên Tiêu chí đánh giá: dự giờ để tìm hiểu khả năng vận dụng phương pháp đọc hiểu (sau khi kiểm tra giáo án thấy chưa đạt yêu cầu) - Giáo viên dạy 12: + 4/5 gv vẫn dạy theo lối cũ là theo tiến trình giảng văn, chủ yếu là hỏi và giảng, ít chú ý đến các bước đọc vì theo họ lí luận đang dạy chương trình cũ không cần soạn giảng lại vì họ thường có trên 5 năm kinh nghiệm giảng dạy… Giáo viên dạy 10, 11 ở các ban + Có bước đầu chú ý thực hiện theo các bước đọc: đọc hiểu khái quát, chi tiết, hình tượng… Nhưng chưa tổ chức tốt việc thảo luận nhóm, chưa chú ý đến bảng phụ, chưa dùng phương tiện hiện đại như băng hình âm thanh tranh ảnh, chưa biết soạn bài điện tử, dùng máy tính… B. Những biện pháp thực hiện I. Cơ sở lí luận Thực chất của tưởng đổi mới dạy học văn là gì ? Là coi trọng người học, là phát huy cao độ đến tiềm năng sáng tạo của người học. Giáo viên là người hướng dẫn con đường để học sinh tiếp nhận chủ động kiến thức qua tự ghi bài, qua quá trình suy nghĩ thảo luận phát biểu. 1/1. Sự khác nhau giữa dạy đọc hiểu và giảng văn truyền thống Giảng văn Đọc hiểu văn bản Nghiêng về công việc của thầy Thầy nói cái hay mà thầy cảm nhận cho học sinh nghe Nghiêng về khai thác nội dung, tư tưởng của văn bản ít chú ý ngôn từ và các hình thức biểu hiện cụ thể Nhiều khi không cần đọc văn bản Chỉ biết văn bản được học Tổ chức cho trò thực hiện Trò tự khám phá cái hay ý đẹp của văn bản Tập trung khai thác vẻ đẹp nội dung qua hình thức văn bản Bám sát câu chữ của vb để chỉ ra nội dung tư tưởng Hs bắt buộc phải đọc văn Có phương pháp đọc hiểu tác phẩm cùng loại (tích hợp) 2/1. Phương hướng tổ chức thực hiện Theo các nhà nghiên cứu chuyên môn, công việc chuẩn bị để thực hiện kế hoạch bài học hay việc thiết kế bài soạn là khâu quyết định then chốt đến mức độ hoàn thành bài giảng thành công hay không. a/ Xác định mục tiêu Theo cuốn “Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học phổ thông môn ngữ văn “(nhà xuất bản giáo dục tháng 7 năm 2007) trong phần hướng dẫn thực hiện kế hoạch bài học theo phương pháp dạy học tích cực phần Cấu trúc của một kế hoạch bài học viết: Mục tiêu bài học bao gồm: Mục tiêu kiến thức gồm 6 mức độ nhận thức: Nhận biết: nhận biết, ghi nhớ, tái hiện thông tin Thông hiểu: giải thích, chứng minh được Vận dụng: vận dụng nhận biết thông tin để giải quyết vấn đề được đặt ra. Phân tích: chia thông tin ra thành các thông tin nhỏ và thiết lập mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng. Tổng hợp: thiết kế lại thông tin từ các nguồn tài liệu khác nhau và trên cơ sở đó tạo lập nên một hình mẫu mới. Đánh giá: thảo luận về giá trị của một tư tưởng, 1 phương pháp, một nội dung kiến thức Mục tiêu kĩ năng: gồm hai mức độ: làm được và thành thạo Mục tiêu thái độ: Tạo sự hình thành thói quen, tính cách, nhân cách, nhằm phát triển con người toàn diện theo mục tiêu của giáo dục. b/ Các bước chuẩn bị cho hoạt động đọc hiểu Chuẩn bị tri thức đọc hiểu Nắm vững văn bản văn học Nắm vững đối tượng học sinh Đổi mới thiết kế giáo án Đa dạng hướng khai thác tiếp cận văn bản. c/ Nội dung thiết kế giáo án Vẫn theo tài liệu của các nhà nghiên cứu hướng dẫn thực hiện thì nội dung tối thiểu một thiết kế giáo án gồm những bước sau: Mục tiêu cần đạt: kiến thức, kĩ năng, giáo dục Phương tiện thực hiện: giáo án, sgk, sách giáo viên, sách bài tập,tư liệu tham khảo, tranh ảnh âm nhạc. Phương pháp (cách thức tiến hành): vấn đáp, thảo luận, nêu vấn đề, sắm vai, gợi mở hs tự đọc văn bản. Tiến hành dạy học Kiểm tra bài cũ Giới thiệu bài mới Củng cố dặn dò d/ Yêu cầu cần thiết của giáo án đổi mới: Thể hiện được kiến thức chuẩn theo yêu cầu cần đạt của sgk. Thể hiện được phương thức tổ chức hoạt động cho hs chiếm lĩnh kiến thức Thể hiện được các kĩ năng sư phạm. II. Nội dung cơ bản của đề tài Mỗi môn học trong nhà trường đều có đặc thù riêng, một phương pháp nhận thức. Đặc điểm bộ môn và phương pháp nhận thức có nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình tìm tòi và thiết kế những giải pháp dạy và học bộ môn. Đối với môn ngữ văn : Là một môn học có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của nhà trường THPT . Môn ngữ văn góp phần hình thành con người có ý thức tu dưỡng, biết yêu thương, quý trọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu cái ác. Bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật, trước hết là trong văn học, có năng lực thực hành và năng lực sử dụng tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp. Việc đổi mới giảng dạy là một việc khó làm và hiện nay đến sau này vẫn còn là vấn đề phải nghiên cứu bàn luận nhiều; phần bài viết nhỏ này chỉ nêu một hướng áp dụng thực hiện có hiệu quả. 1/2 . Đổi mới trong thực hiện tiến trình bài giảng Từ trước trình tự một bài văn học của chúng ta thường được trình bày như sau: I. Tác giả, tác phẩm. II. Phân tích tìm hiểu tác phẩm. III. Tổng kết. Hiện nay trong giáo viên dạy ngữ văn THPT nói chung chúng ta đã có những cuốn sách như : Sách giáo viên ngữ văn 10, 11 (Nhà xuất bản giáo dục), Thiết kế bài giảng ngữ văn 10,11 (nhà xuất bản Hà Nội)... Nhưng trong thực tế quá trình dạy chúng tôi thấy không thể thực hiện một cách máy móc theo sách hướng dẫn và tuỳ theo nội dung từng bài chúng tôi thấy có những điều không sáng tạo, không phát huy được trí thông minh của học sinh. Cụ thể : - Kiến thức nhiều khi bị dàn đều trong từng phần, không rõ, xoáy và lướt. - Hệ thống kiến thức bị chặt ra làm nhiều đoạn. - Khi giảng và học các mục tổng quát thường ít hứng thú, công việc xem ra đơn giản, ít phải gia công sáng tạo. Cuốn sách gv nhiều bài quá sơ lược khó làm. Cuốn sách tham khảo như thiết kế..., đọc hiểu ... lại nhiều kiến thức, khó áp dụng trong thực tế khi gv, hs chưa quen với thảo luận. Nếu tiến hành theo cách thầy hỏi trò nói, thầy sửa trò ghi một cách quá tẻ nhạt. Nhiều giáo viên giảng phần này có tính chất chiếu lệ, khi kiểm tra ít đồng chí đề cập đến. Thế là dù muốn hay không, những kiến thức khái quát nhưng cũng rất cơ bản ấy lại bị bỏ rơi, bị lãng quên ! xét cho cùng dạy văn học chính là phân tích tác phẩm ở một dạng đặc biệt. Tôi hiểu nó đặc biệt ở chỗ, nó đòi hỏi sự tham gia của hai đối tượng. Người giảng dạy ( thầy) phải rất chủ đạo, người nghe (trò) cũng rất chủ động chứ không thụ động như một thính giả, độc giả. Xuất phát từ cơ sở thực tế và lý luận như vậy, chúng tôi đã mạnh dạn cải tiến trình tự một bài văn học lại như sau : Đọc – tìm hiểu khái quát. Đọc – tìm hiểu chi tiết Tổng kết luyện tập. Nhìn vào trình tự này chúng tôi đã thể hiện được vai trò của việc đọc là cần thiết và quan trọng trong toàn bộ bài dạy, như thế học sinh mới bắt buộc phải suy nghĩ và hiểu bài nhanh chóng trên lớp. Cụ thể : I. Đọc - tìm hiểu khái quát. Ngoài phần cho học sinh đọc và giảng về tác giả, tác phẩm, nội dung và bố cục, cần giải quyết tốt những khâu : Giới thiệu bài và tập đọc. Về mặt này chúng tôi có ít nhiều cải tiến như sau. - Khâu giới thiệu bài: Văn học khác với các môn học khác ở chỗ học sinh không những biết trước bài sắp học mà còn thâm nhập khá sâu vào bài học qua việc chuẩn bị trước bài ở nhà. Cho nên mọi cách giới thiệu bài mang nội dung gợi ra cái tên bài học đều có vẻ gượng gạo, công thức. Chúng tôi tán thành cách giới thiệu bài bằng cách “ nêu tình huống có vấn đề” hoặc chuyển từ bài cũ đến bài mới một cách khéo léo tự nhiên mà sâu sắc. Ví dụ: Truyện Kiều – Nguyễn Du. Giáo viên có thể gợi mở từ hình ảnh người phụ nữ ngày nay có cuộc sống bình đẳng, tự do, được xã hội, gia đình trân trọng. Vậy người phụ nữ xưa họ có cuộc sống như thế nào? Đọc truyện Kiều ta sẽ thấy… Mục đích của việc giới thiệu bài là làm cho học sinh nhập bài một cách tự nhiên mà hứng thú. Thông thường trước đây sau khi kiểm tra bài cũ, chúng ta giới thiệu bài, sau đó học sinh mở sách vở học tập. Cách làm này có nhược điểm là khá nhiều học sinh thường tranh thủ mở sách vở khi thầy giới thiệu, có lẽ vì thế mà mặc dù mỗi tiết học thuộc bất cứ môn gì thầy đều giới thiệu mà các em thấy vẫn khó tìm ý dẫn dắt khi làm bài văn nói trước lớp. Bây giờ chúng tôi đổi lại, sau khi kiểm tra, đánh giá kết quả chung, chúng tôi yêu cầu học sinh mở sách vở song rồi mới bắt đầu giới thiệu. Làm như vậy bài học được tiến hành nghiêm túc hơn, lời nói của thầy đáp ứng sự chờ đợi của học sinh, như thế sẽ kết quả hơn. Nhưng làm vậy có mất hứng thú không? Thực tế thì không mà ngược lại. Vấn đề là ở thái độ nghiêm túc và nội dung giới thiệu bài của thầy là quyết định. - Khâu đọc: Đọc trên lớp có giá trị rất lớn, nó giúp cho công việc truyền đạt một phần nghệ thuật và nội dung bài văn, nhất là khi gặp những từ ngữ đắt, những câu văn hay, những đoạn văn giàu nhạc điệu, những hình ảnh sâu sắc. Đồng thời nó tạo điều kiện cho việc rèn đọc mà hiện nay học sinh chúng ta còn kém. Lâu nay ở các lớp , chúng ta coi nhẹ việc này việc đọc bài văn thường được đọc trước khi phân tích , thầy đọc mẫu, trò đọc sau. Tôi không phản đối trình tự đó, tôi cũng thường làm như thế, nhưng không nhất thiết bài văn nào cũng làm thế. Thầy đọc trước có tác dụng mẫu mực cho học sinh noi theo nhưng lại có nhược điểm là không phát hiện đúng kỹ năng đọc của học sinh. Vả lại khi bắt đầu giảng, cách đọc của học sinh không có tác dụng truyền cảm vì hiện nay phần lớn các em đọc “ phá hoại” bài văn rất nhiều. Căn cứ vào mục đích đề ra, đối với những bài có nhiều từ khó, chúng tôi thường yêu cầu học sinh đọc trước, vừa học, vừa giải thích những từ khó trong bài, sau đó thầy đọc vào giảng. Làm vậy. giá trị truyền cảm một phần nghệ thuật và nội dung bài văn hơn hẳn. Đồng thời làm cho học sinh thấy rõ tác dụng của đọc đoạn văn mà phấn đấu đọc tốt hơn. Đối với một số bài hay, từ hay, câu hay, khi cần sửa cho học sinh, tôi có thể xen vào những câu bình khi cần thiết. Vì thời gian có hạn nên trong quá trình phân tích học sinh có thể đọc lần 1, lần 2 trong từng đoạn văn một và lần thứ 3 chỉ đọc những đoạn văn hay. Nói tóm lại chúng tôi không quan niệm phần đọc nào riêng rẽ, không chỉ nhằm rèn kỹ năng mà còn là một biện pháp giúp cho việc phân tích mà giáo viên cần tận dụng. Cho nên, khi cần thiết, chúng tôi có thể tổ chức đọc lần thứ nhất trong khi khái quát tác phẩm đó là những trường hợp cần cho lời giới thiệu liên mạch với hoàn cảnh ra đời, nghệ thuật, nội dung nổi bật. II. Đọc – tìm hiểu chi tiết: Trong phần này chúng tôi không có một thay đổi đặc biệt nào cả, tôi chỉ tiếp thu những gợi ý của các tài liệu là chia thành các hoạt động và khi soạn bài thì chia cột : hoạt động của giáo viên (hỏi, nhận xét quy nạp ,ghi bảng ...), hoạt động của học sinh (đọc, thảo luận, trả lời...) với hai nhóm hoạt động chính : Hoạt động nhằm hướng dẫn, diễn giải, khám phá, phát hiện tình huống, đặt và nêu vấn đề. Hoạt động nhằm để học sinh tự tìm kiếm, khám phá, phát hiện, thử nghiệm, quy nạp, suy diễn, để tìm ra kết quả vấn đề. III. Tổng kết luyện tập Nếu dựa vào gợi ý, chúng ta có các bước sau : Rút ra kết luận tổng kết, hệ thống kết quả và đưa ra kết luận giải quyết vấn đề. Tiếp tục củng cố, khắc sâu kiến thức để học sinh có thể vận dụng vào cuộc sống. Nhìn chung giảng giải đến đâu chúng ta thường vội vã đọc cho học sinh chép hoặc phát vấn qua loa chiếu lệ. Với quan điểm tìm hiểu tác phẩm từ đầu đến cuối và thầy trò cùng làm việc từ đầu đến cuối, chúng tôi không làm như thế. Chúng tôi hướng dẫn các em đánh giá chung về nghệ thuật, nội dung về tác giả và rút ra bài học tư tưởng hành động, tôi thường ghi tóm tắt những ý đúng của các em lên bảng rồi học sinh dựa vào đó nói cho lưu loát trọn vẹn. Thường tôi diễn đạt bằng nhiều cách, học sinh trên cơ sở đó mà lựa chọn cách nào hợp với mình để thời gian cho các em ghi chép. Tôi đi kiểm tra và giũp đỡ một số các em – thường là 3 em ở 3 trình độ khác nhau. Cuối cùng tôi giới thiệu một số em ghi tốt hoặc em có những điểm sai cần uốn nắn để cả lớp rút kinh nghiệm. 2/2. Đổi mới trong thiết kế giáo án. Trước đây công việc soạn bài và giảng dạy của người giáo viên rất vất vả khi chưa có các phương tiện hỗ trợ như máy tính, máy chiếu, máy in cùng các nguồn hỗ trợ từ thư viện tư liệu, thư viện bài giảng trên mạng . Ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, nếu có tâm huyết, giáo viên chúng ta có thể tự sắm cho mình một bộ “đồ nghề” để có thể dễ dàng hơn khi tác nghiệp. Có phương tiện hiện đại, chịu khó học hỏi đồng nghiệp chúng ta có thể thoải mái đổi mới ! A. Yêu cầu cần thiết của giáo án đổi mới: - Thể hiện được kiến thức chuẩn theo yêu cầu cần đạt của sgk. - Thể hiện được phương thức tổ chức hoạt động cho hs chiếm lĩnh kiến thức - Thể hiện được các kĩ năng sư phạm. B. Hình thức thiết kế giáo án Nếu theo gợi ý tài liệu hướng dẫn có hai cách để giáo viên lựa chọn - Thứ nhất: Không kẻ bảng mà chỉ trình bày theo thứ tự công việc trên lớp, tuỳ theo cấu trúc từng nội dung bài học. Như vậy mỗi phần mục sẽ bao gồm cả công việc của giáo viên, học sinh, cách tổ chức dạy học theo nội dung kiến thức cần đạt. Cách làm này có vẻ dễ làm và gọn nhưng sẽ làm bài giảng thếu tính hệ thống mạch lạc, khoa học. - Thứ hai: theo hình thức kẻ bảng giáo án ra làm hai hay ba cột phân chia rõ những hoạt động của giáo viên, hoạt động của học sinh và nội dung cần đạt. Giáo viên thường chọn theo cách này với nhiều ưu điểm hiện có. Tôi sẽ trình bày cụ thể sau. C. Nội dung trong thiết kế giáo án Nội dung tối thiểu của một thiết kế giáo án gồm các bước sau: - Mục tiêu cần đạt: kiến thức, kĩ năng, giáo dục. - Phương tiện thực hiện: giáo án, sgk, sách gv, sách bài tập, tư liệu tham khảo, tranh ảnh âm nhạc… - Phương pháp (cách thức tiến hành) : vấn đáp, thảo luận, nêu vấn đề, sắm vai, gợi mở hs tự đọc văn bản… qua các hoạt động. - Tiến trình dạy học: + Kiểm tra bài cũ + Giới thiệu bài mới + Nội dung bài giảng với các hoạt động đặc thù - Củng cố, dặn dò. D. Một số giáo án ứng dụng d1/ Giáo án soạn theo cách chia 2 cột Thời gian áp dụng: Trong học kì I ,lớp 11 nâng cao phần văn học Việt Nam với bài dạy thường và kiểu bài có sử dụng giáo án điện tử Tiết 14-15 Đọc văn Bài ca ngắn đi trên bãi cát ( Sa hành đoản ca – Cao Bá Quát) A. Mục tiêu bài dạy HS thấy được tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ khi chưa tìm thấy lối ra trên đường đời. Hiểu được các hình ảnh biểu tượng trong bài và đặc điểm của các bài thơ cổ. B. Phương tiện và cách thức thực hiện. Phương tiện: SGK, giáo án, bảng phụ. Cách thức: Hướng dẫn đọc hiểu, vấn đáp, thảo luận. C.Nội dung trên lớp. 1/ Kiểm tra bài cũ. (3 phút) Đọc thuộc lòng bài Tự tình; nêu diễn biến tâm trạng của nv trữ tình trong bài thơ. 2/ Giới thiệu bài.(2phút cả ghi bảng) Hãy nêu hoàn cảnh lịch sử xã hội khi bài thơ ra đời? Cao Bá Quát sống và nửa đầu TK XIX, khi nhà Nguyễn đã tiêu diệt xong nhà Tây Sơn và thi hành chính sách hà khắc sưu cao thuế nặng khiến đời sống nhân dân vô cùng cực khổ khiến nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra...Về chính sách dùng người, nhà Nguyễn coi trọng người Nam hơn người Bắc. Điều đó khiến nhiều trí thức Bắc hà khủng hoảng về niềm tin lí tưởng. để thấy rõ hơn tâm trạng đó, hôm nay chúng ta học bài... Hoạt động của thày và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: đọc hiểu khái quát (5 – 10 phút) Đọc tiểu dẫn Tự ghi khái quát về tiểu sử tác giả Hãy nhận xét khái quát về cuộc đời con người nổi danh như nhà nho tài tử này? Nêu hiểu biết của em về thể loại , hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ? GV hướng dẫn cách đọc: to rõ phần phiên âm và dịch thơ thể hiện tâm trạng bế tắc phân vân tìm đường và khí phách hiên ngang của nhà thơ. Hoạt động 2: đọc hiểu chi tiết (20 phút) Thảo luân: Nêu cách hiểu về hình tượng con đường và đường cùng- 2 hình ảnh hay được nhắc tới trong bài ? GV liên hệ (để tạo sắm vai gợi mở) Với CBQ, năm 14 tuổi bắt đầu dự thi (1822), đến năm 1831 mới đỗ cử nhân, đỗ nhì bảng nhưng bị đánh tuột xuống chót bảng. Sau đó ông còn 3 lần thi hội nữa đều hỏng. Phải chăng sự lận đận trong khoa cử khiến ông thấy bế tắc? Sự bế tắc theo em là do đâu? (Hs thảo luận ) (Tiết 2 ) Hoạt động 1: Dẫn dắt gợi mở lại nội dung (5 – 7 phút) Hoạt động 2: vấn đáp thảo luận đọc hiểu chi tiết (20-25 phút ) Đọc đoạn tiếp theo từ câu 5 Cảm nhận của em về những người đi đường? Hiểu gì về ngụ ý ông tiên với phép ngủ ngày và mùi hương rượu trong gió? Em khái quát về tâm trạng nhà thơ lúc này? GV liên hệ: Văn học trung đại có nhiều tác phẩm cùng chủ đề về sự bế tắc tuyệt vọng của con người khi tìm chân lí hay cuộc đời mờ mịt. Đó là Cảm hoài -Đặng Dung với nỗi bi phẫn của anh hùng lỡ vận khi thù nhà nợ nước chưa trả được; Phạm Thái trong Sơ kính tân trang với tâm trạng bất mãn trước thực tai khi lí tưởng lẽ sống sụp đổ tìm niềm vui trong lẽ sống giang hồ... - Nêuthành công về nghệ thuât của bài thơ? - Gv khái quát (5 phút) Hoạt động 3: củng cố dặn dò Đọc lại bài thơ.(~ 10 phút) Củng cố: Hãy khái quát lại nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Dặn dò: Học thuộc bài, soạn bài sau, chuẩn bị giờ sau trả bài và làm bài làm văn. I/ Tìm hiểu chung 1/ Tác giả Tiểu sử SGK Cuộc đời, con người: Cao Bá Quát nổi tiếng tài cao, viết chữ đẹp, văn hay có uy tín trong giới trí thức khi ông được suy tôn “Thần Siêu Thánh Quát” Ông còn là người khí phách hiên ngang, hoài bão ước mơ muốn sống có ích cho đời. Đó là một tích cách mạnh mẽ luôn mong ước đổi thay, sống vượt khỏi khuôn lồng chật hẹp của chế độ Phong kiến tù túng. 2/ Về tác phẩm Thể loại thơ cổ thể- thể ca và hành= Côn Sơn ca (Nguyễn Trãi), Long Thành cầm giả ca (Nguyễn Du). Gồm 3-4 chữ xen 7 chữ trong số câu không hạn chế và vần 1 hay nhiều vần. Hoàn cảnh ra đời: làm trong khi đi thi Hội- thời điểm ông rất muốn thi thố tài năng thực hiện chí hướng hoài bão của mình và đang phân vân kiếm tìm lẽ sống khác. II/ Đọc hiểu bài thơ 1/ Hình ảnh bãi cát dài và con đường cùng - Hình ảnh bãi cát dài mênh mông, bãi cát này nối tiếp bãi cát khác “Bãi cát dài lại bãi cát dài” - Câu “Bước một bước như lùi một bước”. Vì cát trôi nên càng bức mạnh càng như trôi- cảm giác rất thực mà có ngụ ý về con đường công danh của tác giả * Hình ảnh bãi cát dài đã miêu tả lại chặng đường đầy gian lao khi nhà thơ qua vùng Quảng Bình vào Huế dự thi. Đó không chỉ là con đường thực mà còn là đường công danh của bao người. - Cùng với hình ảnh bãi cát dài còn là hình ảnh con đường cùng. Đó là hình ảnh đầy ghê sợ “Phía bắc núi, núi muôn trùng- Phía nam núi nam, sóng dào dạt. Anh đứng làm chi trên bãi cát” là tượng trưng của sự bao vây không lối thoát. Đường cùng là đầy khó khăn, là quẩn quanh bế tắc- do thi cử hà khắc đường đời khó khăn – làm người đi đường phải hoài nghi tự hỏi chính mình. 2/ Hình ảnh người đi đường - Đó là con ngư

File đính kèm:

  • docSKKN doc hieu cuaTV lop11 2008.doc
Giáo án liên quan