Giáo án Ngữ văn 10 tiết 21, 22- Tấm cám

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS

ã Hiểu được cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, ước mơ thiện thắng ác, tinh thần lạc quan và nhân đạo của nhân dân thể hiện trong truyện.

ã Thấy được nghệ thuật sử dụng yếu tố kì ảo và lối kể chuyện hấp dẫn tạo nên giá trị nghệ thuật đặc sắc của truyện Tấm Cám nói riêng và truyện cổ tích thần kì nói chung.

B- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC

2- KIỂM TRA BÀI CŨ

Phân tích ý nghĩa của hình ảnh ngọc trai giếng nước trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy.

3- BÀI MỚI

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1741 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 21, 22- Tấm cám, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 1 tháng 10 năm 2006 Ngữ văn. Tiết 21, 22 Bài : Tấm cám a- Mục tiêu cần đạt. Giúp HS Hiểu được cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, ước mơ thiện thắng ác, tinh thần lạc quan và nhân đạo của nhân dân thể hiện trong truyện. Thấy được nghệ thuật sử dụng yếu tố kì ảo và lối kể chuyện hấp dẫn tạo nên giá trị nghệ thuật đặc sắc của truyện Tấm Cám nói riêng và truyện cổ tích thần kì nói chung. b- Các bước tiến hành ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ Phân tích ý nghĩa của hình ảnh ngọc trai giếng nước trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt - Theo em ở phần tiểu dẫn cần phải lưu ý điều gì? - Có bao nhiêu loại truyện cổ tích? - Ta có thể chia tác phẩm thành mấy phần? Tóm tắt nội dung của mỗi phần. - Liên hệ với một số truyện cổ tích thần kì khác, em có suy nghĩ gì về tên gọi của các nhân vật?(anh Khoai, Tấm, Cám,Sọ dừa…) I- Tiểu dẫn - Tấm Cám thuộc thể loại truyện cổ tích thần kì. Có ba loại truyện cổ tích - Cổ tích loài vật - Cổ tích thần kì - Cổ tích sinh hoạt - Khái quát nội dung truyện cổ tích Tấm Cám…Đây cũng chính là nội dung cơ bản của truyện cổ tích thần kì (lưu ý HS xem phần tri thức đọc hiểu) II- Đọc- hiểu. Có thể chia thành hai phần - Phần một: từ đầu đến “đâu ra mà đẹp thế”: Giới thiệu cuộc đời, số phận và con đường dẫn tới hạnh phúc của Tấm. - Phần hai: còn lại. Cuộc đấu tranh của Tấm với mẹ con Cám. +Tên gọi của các nhân vật gợi lên các yếu tố gần gũi, thân thuộc với cuộc sống của người dân lao động. + Mang tính ước lệ, biểu tượng: Cái thiện và cái ác 1- Cuộc đời, số phận của Tấm và con đường đi đến hạnh phúc. - Cuộc đời, số phận của Tấm được miêu tả như thế nào? - Theo em miêu tả cuộc đời đầy đau khổ của Tấm như vậy là có ý gì? - Tác giả dân gian đã đem hạnh phúc đến cho Tấm bằng cách nào? - Dựng lên câu chuyện một người mồ côi bất hạnh trở thành Hoàng Hậu, tác giả dân gian muốn nói điều gì? Tiết 2: (HS đọc từ trang 80 đến 82) - Từ lúc được làm Hoàng Hậu, đến lúc giết được Cám, Tấm đã trải qua mấy lần hóa thân? - Là người mồ côi cả cha lẫn mẹ. - Sống với dì ghẻ. Tấm phải làm việc quần quật , trong khi Cám chỉ lo lêu lổng chơi bời. - Khi đi bắt tép, chăm chỉ làm việc nên bắt được một giỏ đầy, bị Cám lừa lấy hết tép, chỉ biết ôm mặt ngồi khóc. - Còn lại một con cá bống, cũng bị mẹ con Cám bắt ăn thịt. - Ngày lễ hội, mẹ con Cám hí hửng đi xem, còn Tấm ăn mặc rách rưới, còn phải nhặt thóc, không được đi xem hội. - Tấm là người siêng năng, chăm chỉ, cả tin và chân thật. Là hiện thân của cái Thiện. Nhưng cuộc đời của Tấm chồng chất khổ đau. + Có lẽ tác giả dân gian muốn thử thách phẩm chất của nhân vật. + Đồng thời tác giả muốn nói những người hiền lành ấy sẽ được đền bù. Phẩm chất thật thà, chăm chỉ ấy là cái nền để từ đó dân gian mang lại cho họ những phần thưởng quý giá (liên hệ với một số truyện cổ tích thần kì khác) ở đây, với phẩm chất đó Tấm đã được đền bù, được dân gian đem lại những hạnh phúc. Bằng các yếu tố kì ảo: Bụt, gà nói tiếng người… Mỗi lần Tấm gặp đau khổ, Bụt lại xuất hiện, giúp đỡ Tấm: + Tấm bị Cám lừa lấy hết tép, chỉ biết ôm mặt khóc, Bụt xuất hiện.. + Khi cá Bống bị mẹ con Cám bắt ăn thịt, cũng ngồi ôm mặt khóc… + Phải nhặt thóc, ôm mặt khóc, Bụt xuất hiện… đ Trở thành Hoàng Hậu. Đây là phần thưởng quý giá mà dân gian đem lại. Dân gian muốn nói hạnh phúc chỉ có được ở những con người hiền lành, chăm chỉ, lương thiện. Để từ đó gửi gắm triết lí “ở hiền gặp lành”. Nhưng con đường đến với hạnh phúc của Tấm không dễ dàng mà luôn gặp phải những khó khăn trắc trở.Khó khăn ấy như thế nào, ta sang phần hai. 2- Cuộc đấu tranh của Tấm với mẹ con Cám để giành lại hạnh phúc. Bốn lần. - Lần thứ nhất, ngã xuống ao chết hóa thành chim vàng - Tác giả dân gian miêu tả quá trình hồi sinh của Tấm qua nhiều lần như vậy có ý nghĩa gì không? - Mỗi khi giết Tấm, mẹ con Cám có suy nghĩ, tính toán gì không? - Cuộc đấu tranh này biểu hiện như thế nào trong truyện cổ tích? - Em có nhận xét gì về mức độ và sự chuyển biến của Tấm sau mỗi lần hồi sinh? - Xây dựng sự hồi sinh của Tấm tác giả dân gian đã sử dụng yếu tố thần kì. Các yếu tố ấy đóng vai trò khác nhau như thế nào? anh. - Lần thứ hai, hóa thành cây xoan đào, ngả bóng che cho vua. - Lần thứ ba, hóa thân vào khung cửi. - Lần thứ tư, hóa thành cây thị, quả thị, từ quả thị hóa thành cô Tấm. * Thứ nhất, phản ánh tội ác của mẹ con Cám. Mẹ con Cám luôn tìm cách tiêu diệt Tấm. Mẹ con Cám là hiện thân cho cái ác. Sự biểu hiện cái ác cứ lặp đi lặp lại như sự trắc trở của Tấm. Không. Chỉ thực hiện một cách hồn nhiên. đ Đây chính là đặc điểm nổi bật của cổ tích thần kì. Nhân vật của cổ tích là nhân vật chức năng, nhân vật hành động. Mẹ con Cám xuất hiện thực hiện vai trò của cái ác. * Bên cạnh việc phản ánh tội ác của mẹ con Cám, tác giả còn phản ánh cuộc đấu tranh không khoan nhượng của Tấm với mẹ con Cám. Đây là cuộc đấu tranh giữa cái Thiện chống lại cái ác. Sau bao lần bị mẹ con Cám hãm hại, Tấm hồi sinh. Nghĩa là Tấm cố sống, nghĩa là cái Thiện không chịu chết oan ức trong im lặng, mà vùng dậy: + Trước đây, mỗi lần bị chà đạp, Tấm chỉ biết ôm mặt khóc (tất nhiên đây cũng là sự phản kháng, nhưng cam chịu) + Khi trở thành Hoàng Hậu, bị cái ác tìm cách tiêu diệt, Tấm đã có sự thay đổi. Cô Tấm hiền lành, lương thiện bị giết chết thì một cô Tấm mạnh mẽ, quyết liệt sống dậy đòi hạnh phúc: . Chặt cau, bị ngã xuống ao chết, hóa thành chim vàng anh, bay vào cung vua, Thấy Cám đang giặt áo cho vua, cất lời trách móc…Ngôn ngữ là tao… . Khi chim bị giết, hóa thành cây xoan đào… . Cây xoan đào bị chặt đóng khung cửi, hóa vào khung cửi, cất lời dọa nạt Cám… . Khung cửi bị đốt, hóa thành cây thị… . Trở lại thành cô Tấm, bày cho Cám làm đẹp nhưng thực chất là giết chết Cám. đ Mức độ chuyển biến ngày càng cao. Lần sau mạnh hơn lần trước. - ở phần một, mỗi khi Tấm gặp điều không may, bụt lại hiện lên giúp đỡ bằng yếu tố thần kì. - Sự trở về của Tấm ở cuối truyện nói lên quan niệm của nhân dân ngày xưa về hạnh phúc như thế nào? - Truyện “Tấm Cám” phản ánh ước mơ gì của nhân dân? - Qua tìm hiểu tác phẩm, em có suy nghĩ gì về cách kết thúc của tác phẩm? ( GV lưu ý có thể HS có hai cách hiểu khác nhau) - ở phần hai, trong cuộc đấu tranh, không thấy Tấm khóc, và không thấy bụt hiện lên. Chim vàng anh, xoan đào…không thay Tấm đấu tranh, mà là những vật để cho Tấm gửi linh hồn của mình vào để đấu tranh quyết liệt với kẻ thù. - Sự trở lại làm người của Tấm thể hiện quan niệm của nhân dân “Thiện thắng ác”, “ở hiền gặp lành”. - Sự hóa thân để trở về với cuộc đời của Tấm phản ánh ước mơ về công bằng của xã hội. Người lương thiện không thể chết oan, phải được hưởng hạnh phúc, còn kẻ ác nhất định bị trừng trị. - Sự trở về ấy thể hiện quan niệm và mơ ước hết sức thực tế của người lao động về hạnh phúc. Họ không tìm hạnh phúc ở cõi khác, mà tìm hạnh phúc thực sự ở cõi đời này. + Trước hết truyện thể hiện ước mơ đổi đời của nhân dân : Cô Tấm từ một đứa trẻ mồ côi bị hắt hủi, bị đày đọa, bị tước bỏ mọi quyền lợi vật chất lẫn tinh thần đã vụt đứng dậy đấu tranh không khoan nhượng để giành lại hạnh phúc, cuối cùng trở thành Hoàng Hậu. + Thứ hai, truyện thể hiện mơ ước thực hiện công bằng xã hội. Những người bị áp bức bóc lột, những người hiền lành như Tấm, đều được hưởng hạnh phúc. Cách kết thúc có hậu. Xét về góc độ xã hội học, không chấp nhận được. Nhưng cần đặt tác phẩm dưới góc độ một tác phẩm cổ tích. Truyện cổ tích thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân. Nhân vật mang tính cực đoan, tốt- cực tốt, xấu – cực xấu…Tình cảm của nhân dân cũng vậy, yêu ghét rất rõ ràng. Củng cố- nâng cao. ( GV đặt câu hỏi cho HS rút ra những giá trị của truyện) - Truyện làm rung động người đọc bởi cuộc đời, số phận của người con gái đáng thương cùng sự vươn lên để giành hạnh phúc. - Truyện phản ánh ước mơ đổi đời và tinh thần lạc quan của nhân dân ta. - Nghệ thuật: Sử dụng yếu tố thần kì ở hai phần của truyện có khác nhau nhưng đều góp phần giúp cho Tấm đạt được ước mơ của mình. 4- Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docTam Cam.doc