Đề tài Một số biện pháp dạy trẻ 3 - 4 tuổi có kỹ năng định hướng không gian

 Trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non, môn làm quen với toán đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức ban đầu cho trẻ. Cho trẻ làm quen với những biểu tượng toán ngay từ tuổi mầm non là một việc làm hoàn toàn đúng đắn và cần thiết vì đó chính là cơ hội tốt để giúp trẻ hình thành phẩm chất năng lực hoạt động cho mình như: Tìm tòi, quan sát, so sánh Thông qua hoạt động làm quen với toán giúp trẻ hình thành những biểu tượng ban đầu về toán như: Số lượng, kích thước, hình dạng, định hướng không gian, để sau này trẻ sẽ vững vàng, tự tin hơn khi tiếp nhận những kiến thức của môn toán ở gian đoạn tiếp theo.

doc12 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 14109 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp dạy trẻ 3 - 4 tuổi có kỹ năng định hướng không gian, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO LỤC NGẠN TRƯỜNG MẦM NON KIÊN THÀNH ---------- *** ---------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ 3-4 TUỔI CÓ KỸ NĂNG ĐỊNH HƯỚNG KHÔNG GIAN Ng­êi viÕt : Ph¹m ThÞ Thu Trang Sinh ngµy : 19 th¸ng 02 n¨m 1987 Chøc vô Gi¸o viªn Tr­êng MÇm non Kiªn Thµnh – Lôc Ng¹n –B¾c Giang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài: Trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non, môn làm quen với toán đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức ban đầu cho trẻ. Cho trẻ làm quen với những biểu tượng toán ngay từ tuổi mầm non là một việc làm hoàn toàn đúng đắn và cần thiết vì đó chính là cơ hội tốt để giúp trẻ hình thành phẩm chất năng lực hoạt động cho mình như: Tìm tòi, quan sát, so sánh…Thông qua hoạt động làm quen với toán giúp trẻ hình thành những biểu tượng ban đầu về toán như: Số lượng, kích thước, hình dạng, định hướng không gian, để sau này trẻ sẽ vững vàng, tự tin hơn khi tiếp nhận những kiến thức của môn toán ở gian đoạn tiếp theo. 2. Mục đích nghiên cứu: Trong quá trình dạy trẻ làm quen với toán để giúp trẻ nhận thức sâu sắc, rõ các biểu tượng trên việc đầu tiên không thể thiếu được đó là truyền thụ kiến thức của giáo viên đến trẻ. Giáo viên cần phải nghiên cứu, tìm tòi để truyền tải những nội dung cần mang đến cho trẻ sao cho trẻ cảm thấy đơn giản, gần gũi mà lại dễ hiểu như vậy giờ học mới có hiệu quả. Đặc biệt “ Dạy trẻ định hướng không gian ” nhất là với trẻ mẫu giáo bé là một vấn đề tôi luôn quan tâm, suy nghĩ nhiều để tìm ra được những biện pháp tốt nhất để dạy trẻ. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: Cùng với sự đổi mới ở các khối lớp, tôi nhận thấy rằng muốn có các cháu phát triển và học tốt ở các lớp tiếp theo thì trước tiên các cháu phải được phát triển một cách toàn diện ở lớp nhóm vì lớp nhóm là lớp đầu tiên các cháu được đến trường. Từ nhận thức đó mà trong suốt ba năm dạy lớp nhóm tôi luôn nhận thức rằng chương trình dạy theo hướng đổi mới là rất thiết thực và phù hợp với lứa tuổi trẻ thơ. Vì vậy mà tôi nhận thức rằng muốn cho cháu phát triển toàn diện thì trước hết cô giáo cần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở các độ tuổi đặc biệt là ở lớp nhóm. Qua dự các lớp bồi dưỡng và thực hiện chương trình đổi mới, dự chuyên đề, thao giảng,…đặc biệt là sự chỉ đạo xát sao của phòng, của trường và sự giúp đỡ của các chị em đồng nghiệp mà trong suốt những năm học qua tôi đã cố gắng và tiến bộ lên rất nhiều trong giảng dạy cũng như thực hiện chương trình chăm sóc-giáo dục trẻ ở lớp nhóm. Cụ thể là trong những năm học qua các cháu lớp tôi luôn phát triển một cách toàn diện về tất cả mọi mặt. Đó cũng chính là động lực thúc đẩy tôi cố gắng và cố gắng vượt bật để ngày càng nâng cao chất lượng giảng dạy, chăm sóc giáo dục trẻ. 4.Giả thuyết khoa học: Đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi này là cháu thường hay chơi một mình không muốn chơi với bạn, vậy làm thế nào để các cháu chơi cùng nhau thì cô giáo phải biết tạo không khí đoàn kết trong lớp học phải luôn tạo ra các trò chơi, tạo những tình huống bất ngờ cho trẻ để trẻ được tham gia vào các hoạt động tập thể. Muốn vậy thì cô phải chơi cùng trẻ, tạo cho trẻ khoảng cách gần gũi giữa cô và trẻ, giữa trẻ và bạn để trẻ hoà mình với tập thể của lớp học. Một nội dung rất quan trọng đó là cô giáo cần giáo dục trẻ như thế nào để trẻ phát triển một cách toàn diện đó là một điều rất khó nhất là đối với trẻ lớp nhóm, đặt điểm của lứa tuổi này là trẻ thích bắt chước và trẻ chỉ học được những gì mà trẻ nhìn thấy, nghe thấy. Vì vậy cô giáo phải biết tận dụng tất cả các khoảng thời gian trong ngày để giáo dục trẻ bằng gương người thật, việc thật. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: Qua dự các lớp bồi dưỡng và thực hiện chương trình đổi mới, dự chuyên đề, thao giảng,…đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của phòng, của trường và sự giúp đỡ của các chị em đồng nghiệp mà trong suốt những năm học qua tôi đã cố gắng và tiến bộ lên rất nhiều trong giảng dạy cũng như thực hiện chương trình giảng dạy. Cụ thể là trong những năm học qua các cháu lớp tôi luôn phát triển một cách toàn diện về tất cả mọi mặt. Đó cũng chính là động lực thúc đẩy tôi cố gắng và cố gắng vượt bật để ngày càng nâng cao chất lượng giảng dạy, chăm sóc giáo dục trẻ. 6. Phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng là học sinh lớp 3-4 tuổi trường Mầm non Kiên Thành –Lục Ngạn. - Thông qua hoạt động làm quen với toán giúp trẻ hình thành những biểu tượng ban đầu về toán như: Số lượng, kích thước, hình dạng, định hướng không gian, để sau này trẻ sẽ vững vàng, tự tin hơn khi tiếp nhận những kiến thức của môn toán ở gian đoạn tiếp theo. 7. Phương pháp nghiên cứu: - LËp kÕ ho¹ch cho chñ ®iÓm. - ChuÈn bÞ ®å dïng d¹y häc. - Sö dông c¸c ph­¬ng tiÖn gi¶ng d¹y. - Ph­¬ng ph¸p c¸ thÓ hãa. - Ph­¬ng ph¸p tÝch hîp - Phèi hîp víi phô huynh. 8. Cấu trúc của đề tài: Phần 1: Đặt vấn đề Lí do chọn đề tài. Mục đích nghiên cứu. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. Giả thuyết khoa học. Nhiệm vụ nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu. Phần 2: Nội dung. Chương 1: Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu. Chương 2: Thực trạng vấn đề nghiên cứu. Chương 3: Một số biện pháp dạy trẻ 3-4 tuổi có kỹ năng định hướng không gian. Phần 3: Kết luận và kiến nghị Kết luận. Kiến nghị. PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. Trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non, môn làm quen với toán đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức ban đầu cho trẻ. Cho trẻ làm quen với những biểu tượng toán ngay từ tuổi mầm non là một việc làm hoàn toàn đúng đắn và cần thiết vì đó chính là cơ hội tốt để giúp trẻ hình thành phẩm chất năng lực hoạt động cho mình như: Tìm tòi, quan sát, so sánh…Thông qua hoạt động làm quen với toán giúp trẻ hình thành những biểu tượng ban đầu về toán như: Số lượng, kích thước, hình dạng, định hướng không gian, để sau này trẻ sẽ vững vàng, tự tin hơn khi tiếp nhận những kiến thức của môn toán ở gian đoạn tiếp theo. Trong quá trình dạy trẻ làm quen với toán để giúp trẻ nhận thức sâu sắc, rõ các biểu tượng trên việc đầu tiên không thể thiếu được đó là truyền thụ kiến thức của giáo viên đến trẻ. Giáo viên cần phải nghiên cứu, tìm tòi để truyền tải những nội dung cần mang đến cho trẻ sao cho trẻ cảm thấy đơn giản, gần gũi mà lại dễ hiểu như vậy giờ học mới có hiệu quả. Đặc biệt “ Dạy trẻ định hướng không gian ” nhất là với trẻ mẫu giáo bé là một vấn đề tôi luôn quan tâm, suy nghĩ nhiều để tìm ra được những biện pháp tốt nhất để dạy trẻ. Cùng với sự đổi mới ở các khối lớp, tôi nhận thấy rằng muốn có các cháu phát triển và học tốt ở các lớp tiếp theo thì trước tiên các cháu phải được phát triển một cách toàn diện ở lớp nhóm vì lớp nhóm là lớp đầu tiên các cháu được đến trường. Từ nhận thức đó mà trong suốt ba năm dạy lớp nhóm tôi luôn nhận thức rằng chương trình dạy theo hướng đổi mới là rất thiết thực và phù hợp với lứa tuổi trẻ thơ. Vì vậy mà tôi nhận thức rằng muốn cho cháu phát triển toàn diện thì trước hết cô giáo cần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở các độ tuổi đặc biệt là ở lớp nhóm. Qua dự các lớp bồi dưỡng và thực hiện chương trình đổi mới, dự chuyên đề, thao giảng,…đặc biệt là sự chỉ đạo xát sao của phòng, của trường và sự giúp đỡ của các chị em đồng nghiệp mà trong suốt những năm học qua tôi đã cố gắng và tiến bộ lên rất nhiều trong giảng dạy cũng như thực hiện chương trình chăm sóc-giáo dục trẻ ở lớp nhóm. Cụ thể là trong những năm học qua các cháu lớp tôi luôn phát triển một cách toàn diện về tất cả mọi mặt. Đó cũng chính là động lực thúc đẩy tôi cố gắng và cố gắng vượt bật để ngày càng nâng cao chất lượng giảng dạy, chăm sóc giáo dục trẻ. ………………………………………… CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.Thuận lợi: -Được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục và sự quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất của Ban Giám Hiệu nhà trường. - Trẻ ở cùng một độ tuổi nên mức độ nhận thức tương đối đồng đều chính vì vậy việc dạy trẻ cũng gặp nhiều thuận lợi. -Bản thân được đào tạo và đã trải qua nhiều năm kinh nghiệm thực tế, đã được kiến tập một số tiết mẫu của trường, của huyện nên cũng đã học tập được một số kinh nghiệm trong phương pháp giảng dạy bộ môn làm quen với toán. 2.Khó khăn: -Làm quen với toán là một môn học khó, đòi hỏi sự chính xác, khoa học nên không phải giáo viên nào cũng nắm vững. -Trong lớp có tới 50% học sinh chưa học qua nhà trẻ nên việc tiếp thu còn hạn chế, thiếu hệ thống. - Một số phụ huynh còn coi nhẹ việc học tập của con, thường cho con nghỉ học tuỳ tiện nên ít nhiều cũng làm ảnh hưởng tới kết quả học tập của lớp. Kết quả khảo sát đầu năm của lớp còn thấp. Trẻ học khá: 10% Trẻ học trung bình: 63% Trẻ học yếu: 27% Với kết quả khảo sát trẻ về định hướng không gian tôi cảm thấy rất băn khoăn lo lắng không biết làm thế nào để trẻ học tốt về định hướng không gian. ………………………………………… CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM DẠY TRẺ 3-4 TUỔI CÓ KỸ NĂNG ĐỊNH HƯỚNG KHÔNG GIAN. Từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi đã đề ra một số biện pháp cụ thể như sau: Bước đầu tôi tìm hiểu nguyên nhân vì sao trong lớp tôi có nhiều trẻ học yếu môn làm quen với toán và đặc biệt là định hướng về không gian. Tận dụng giờ đón trẻ tôi trò chuyện với phụ huynh xem khi về nhà các con thích chơi gì? Trẻ thường chơi như thế nào? Trong giờ học tôi quan tâm xem trẻ học yếu chỗ nào về định hướng không gian. Sau khi tìm hiểu kỹ vấn đề tôi nhận thấy một số nguyên nhân cơ bản sau: Trẻ chưa biết cách quan sát Trẻ chưa biết cách định hướng khi quan sát Tư duy phát triển chưa đồng đều Một số trẻ quá hiếu động bên cạnh đó lại còn nhiều trẻ nhút nhát Có tới 82% số phụ huynh chưa quan tâm đến bộ môn này. Đặc biệt việc dạy trẻ định hướng không gian cần phải chính xác, rõ ràng cho nên giáo viên càng nắm vững trình độ làm quen với toán của trẻ sẽ giúp cho việc dạy trẻ học toán đạt kết quả cao. Trong giờ học, tôi cho trẻ ngồi xen kẽ giữa trẻ học khá với trẻ học yếu để những trẻ học khá có thể giúp những bạn học yếu nắm bắt kiến thức tốt hơn và chính xác hơn. Ví dụ: Khi tôi dạy trẻ xác định phía trước – phía sau, phía trên – phía dưới của bản thân. Trước tiên tôi tạo tình huống gợi mở dẫn dắt để trẻ có thể xem xét, quan sát và phát hiện những biểu tượng mới. Cụ thể để trẻ xác định được phía trên – phía dưới, tôi treo một đồ vật ở trên cao và để có thể nhìn thấy trẻ phải ngẩng đầu lên. Cô hỏi trẻ: Đồ vật đó ở phía nào của con? Tại sao con biết nó ở phía trên? Trẻ phải nói được rằng vì con phải ngẩng đầu nên con mới nhìn thấy nó. Tương tự như vậy muốn dạy trẻ xác định phía dưới tôi dấu đồ vật ở dưới gầm ghế và hỏi trẻ muốn nhìn thấy vật dấu đó con phải làm như thế nào? Trẻ phải dựa vào vốn kinh nghiệm của mình và suy nghĩ để trả lời câu hỏi đó của cô là cần phải cúi xuống mới nhìn thấy vật đó vì nó để ở phía dưới. Ví dụ: Dạy trẻ xác định phía trước thì tôi phải tạo tình huống và tổ chức cho trẻ học qua các trò chơi, và sử dụng các đồ chơi để trẻ hứng thú học. Qua đó giúp trẻ hiểu được rằng với những đồ vật nhìn thấy được là ở phía trước còn những gì không nhìn thấy được là ở phía sau. Không những dạy trẻ định hướng phía trên – phía dưới, phía phải – phía trái trong không gian mà tôi còn dạy trẻ xác định tay phải, tay trái của bản thân rất khó. Ví dụ: Tôi dạy lần 1 Dạy trẻ xác định tay phải – tay trái bằng đồ dùng như : Hoa, cờ… Tay phải cầm hoa đỏ, tay trái cầm hoa xanh thì tôi thấy trẻ vẫn còn bị nhầm nhiều. Qua giờ dạy đó, tôi suy nghĩ rất nhiều mình cần phải làm thế nào để trẻ xác định tay phải – tay trái nhanh hơn và chính xác hơn. Tôi dạy lần 2 kết hợp với trò chơi Cho trẻ chơi trò chơi làm động tác mô phỏng các hành động như : đánh răng, vẽ bài, ăn cơm… Khi cho trẻ chơi làm động tác mô phỏng hành động đang vẽ bài. Cô hỏi khi con vẽ bài con cầm bút bằng tay nào? Cô yêu cầu trẻ nói và giơ tay đó lên cho cô kiểm tra.Trẻ giơ tay phải của mình lên cho cô xem ( Cô bao quát nếu có cháu nào sai cô đến tận nơi để sửa cho trẻ) Cô hỏi thế con dùng tay nào giữ vở? Tay trái giữ vở còn tay phải cầm bút thì các con mới vẽ đẹp được. Ngoài việc giữ vở tay trái của các con còn có thể dùng để làm gì nữa nào?( Cầm ca, cầm bát..) Còn tay phải ngoài để cầm bút trong giờ vẽ, tay phải còn ding làm việc gì?( Cầm bát, cầm bàn chải..) Qua cách dạy này tôi thấy trẻ có nhận định chính xác hơn lần trước rất nhiều, số trẻ còn nhầm lẫn giữa tay phải và tay trái không đáng kể. Không chỉ dạy trên tiết học chính mà tôi còn dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi trong các giờ hoạt động khác như: Thể dục, âm nhạc… Ví dụ: Trong giờ thể dục cô cho trẻ chuyền bóng theo phía phải và phía trái của bản thân, trẻ không chỉ được vận động thể lực mà còn được ôn lại những kiến thức đã được học . Trong khi chơi chuyền bóng trẻ phải nhớ lại đâu là phía phải, phía trái của bản thân để nhận và chuyền cho đúng. Ví dụ: Khi cho trẻ làm bài trong vở trò chơi học tập, bài yêu cầu bé hãy tô màu xanh cho quần áo của bạn đứng trước ngôi nhà và tô màu đỏ cho ở phía sau ngôi nhà. Với yêu cầu của bài trẻ không chỉ chọn màu tô đúng mà trẻ còn phải xác định phía trước phía sau là bạn nào. Ví dụ: Khi cho trẻ hoạt động ngoài trời cô cho trẻ chơi trò chơi “Bắt bướm” Các cháu rất thích chơi trò chơi này vì nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ là ưa hoạt động . Hơn thế nữa tôi muốn dùng trò chơi này để ôn lại cho trẻ kiến thức về định hướng không gian, cụ thể là trẻ cần phải nhìn xem bướm đang bay ở đâu? Bướm bay ở phía trên thì trẻ muốn bắt được nó thì trẻ phải ngẩng đầu lênvà nhảy lên để bắt con bướm đó.Vậy là lại thêm một lần nữa những kiến thức toán đã học và ôn luyện củng cố lại, như vậy trẻ sẽ nhớ kiến đó lâu hơn. Với những kinh nghiệm dạy trẻ định hướng trong không gian tôi còn tạo tình huống để trẻ phản ứng nhanh khi trẻ làm quen với biểu tượng này. Ví dụ : Khi tổ chức cho trẻ ra hoạt động ngoài trời, bỗng có một đàn chim bay ngang qua. Tôi hỏi trẻ đàn chim bay ở phía nào của các con? Ngoài việc cho trẻ làm quen với biểu tượng toán về định hướng không gian ở lớp học qua các giờ học, qua các trò chơi còn phải kể tới sự đóng góp không nhỏ của các bậc phụ huynh về chuyên đề này. Tôi trao đổi với phụ huynh thường xuyên vì số phụ huynh quan tâm tới bộ môn này còn ít, họ nhận thức về chương trình giảng dạy trong trường mầm non còn hạn chế, để các con tiếp thu bài một cách đầy đủ và có tính liên tục và thường xuyên thì sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường là vô cùng cần thiết. Hàng ngày tôi thường tranh thủ thời gian lúc đón và trả trẻ trao đổi, phản ánh tình hình học tập cũng như mọi hoạt động khác của trẻ trên lớp cho phụ huynh nắm bắt kịp thời để cùng cô giáo ở lớp dạy trẻ sao cho thật tốt. Qua các biện pháp trên tôi nhận thấy trẻ đã có một số kinh nghiệm định hướng trong không gian kết quả cụ thể như sau: Trẻ tốt : 23 % Trẻ khá: 44% Trẻ trung bình: 33% Nhận xét: Với một số kinh nghiệm trên tôi thấy trong các giờ học toán trẻ đều rất hứng thú. Trước đây, mỗi lần đưa con tới lớp thấy con khóc đòi về cũng rất nhiều phụ huynh băn khoăn lo lắng. Phụ huynh thường cho con nghỉ học rất tuỳ tiện thì nay họ đã có sự thay đổi rõ rệt. Thấy con thích tới lớp, thích được học và chơi các trò chơi cùng cô và các bạn thì họ rất mừng và cho con đi học đầy đủ.Và điều mà làm họ quan tâm hơn cả đó là những kiến thức mà các con có được trong thời gian ở lớp với cô. Thấy các cháu ngoan, ngôn ngữ, tư duy, trí nhớ phát triển, tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người tôi cũng như các bậc phụ huynh đều rất vui. PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 1. Kết luận: Qua việc nghiên cứu đề tài trên, tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau: Khảo sát trẻ để nắm chắc tình hình Giáo viên luôn nghiên cứu kỹ phương pháp bộ môn. Cần học hỏi và nâng cao nghệ thuật lên lớp, phong cách xử lý tình huống sư phạm. Dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi trong các hoạt động để có kế hoạch bồi dưỡng cho những trẻ yếu, tiếp thu bài chậm, động viên khen ngợi kịp thời với trẻ học khá để trẻ cố gắng phát huy những khả năng của mình. Xây dựng môi trường học tập. - Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Nên chọn lựa những trò chơi phù hợp với trẻ để lồng ghép kiến thức cần cung cấp cho trẻ . Tôi có được kết quả trên là nhờ sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất và cho tôi được đi kiến tập ở trường mình, cũng như trường bạn. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi đã được thực hiện để đạt được kết quả tốt trong lớp, trong trường, rất mong nhận được sự góp ý của chị em đồng nghiệp và ban lãnh đạo nhà trường. 2.Kiến nghÞ: Như chúng ta đã biết muốn thực hiện tốt việc đổi mới giáo dục mầm non, nâng cao chất lượng chăm sóc ở độ tuổi nói chung và đối với nhóm trẻ nói riêng. Thì đòi hỏi ngành giáo giáo dục phải đầu tư thêm trang thiết bị, đồ dùng đầy đủ bộ phận chuyên môn, phòng giáo dục cần cho giáo viên mầm non nhất là giáo viên nhóm trẻ bồi dưỡng thêm về chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ ở lớp nhóm, đồng thời mở thêm nhiều chuyên đề, thao giảng cho giáo viên được tham dự để ngày càng nâng cao chất lượng giảng dạy ở các trường mầm non trong toàn huyện. T«i mong muèn nhµ tr­êng t¹o ®iÒu kiÖn vÒ thêi gian vµ kinh phÝ để gi¸o viªn ®­îc häc hái thªm c¸c líp lµm ®å dïng , ®å ch¬i trang trÝ líp cho ®Ñp vµ phong phó.Nhµ tr­êng t¹o ®iÒu kiÖn h¬n n÷a cho c¸c gi¸o viªn đi tham quan quan häc hái , trao ®æi kinh nghiÖm víi c¸c gi¸o viªn kh¸c ë c¸c tr­êng kh¸c trong huyÖn, Mua sắm thêm các tranh minh họa, đồ dùng dạy học . Tõ ®ã chóng t«i häc hái ®­îc kinh nghiÖm cña c¸c ®ång nghiÖp vÒ c¸c ph­¬ng ph¸p ch¨m sãc gi¸o dôc trÎ ®Ó phôc vô cho viÖc gi¶ng d¹y ®­îc tèt h¬n. HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH NGƯỜI VIẾT ĐỀ TÀI CHỦ TỊCH ( Kí và ghi rõ họ tên) ( Kí và ghi rõ họ tên) Ph¹m ThÞ Thu Trang

File đính kèm:

  • docSKKN(1).doc