Môn Tiếng Việt chiếm một vị trí rất quan trọng trong chương trình tiểu học. Nó chiếm phần lớn số lượng các tiết học của học sinh. Giáo viên tiểu học không chỉ dạy , vần, từ ngữ, ngữ pháp, mà còn dạy cho học sinh nói, viết đúng tiếng việt chuẩn – chuẩn chính tả. Do đó phân môn chính tả chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong cơ cấu chương trình Tiếng Việt tiểu học. Chính tả cùng với tập viết, tập đọc, tập nói giúp cho người học chiếm lĩnh được Tiếng Việt văn hoá - công cụ để học tập, giao tiếp và tư duy. Do đó viết đúng chính tả giúp cho học sinh có điều kiện để sử dụng Tiếng Việt hiệu quả cao trong việc học tập các môn học khác, trong việc xây dựng văn bản.
Qua quá trình giảng dạy, từ thực trạng chính tả trong trường học ở địa phương mình, tôi thấy các em còn mắc rất nhiều lỗi chính tả. Nếu hiện tượng viết sai chính tả kéo dài sẽ dẫn đến việc các em nghe, nói, đọc, viết sai. Do đó tôi đã lấy việc tìm hiểu. “Một số biện pháp nhằm hạn chế lỗi chính tả về phụ âm đầu” cho học sinh làm đề tài nghiên cứu của mình.
24 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3320 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm hạn chế lỗi chính tả về phụ âm đầu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn
Đề tài này được hoàn thành với sự dạy bảo tận tình của các thầy, cô giáo trường Đại học sư phạm Hà Nội II. Đã trang bị cho chúng em vốn kiến thức và hiểu biết đáng kể về khoa học – xã hội.
Cùng với tập thể giáo viên và học sinh trường tiểu học Hùng Vương đã tạo điều kiện, nhiệt tình hợp tác trao đổi kinh nghiệm trong thời gian em thực hiện đề tài.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo. Đặc biệt là cô giáo: Trần Hạnh Phương đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành đề tài. Xin trân thành cảm ơn Ban giám hiệu, tập thể giáo viên trường tiểu học Hùng Vương - TX Phú Thọ đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình tôi nghiên cứu và hoàn thiện đề tài này.
Phú Thọ, ngày 25 tháng 9 năm 2007
Người viết
Hà Thị Mai Hoa
Mục lục
Nội dung
Trang
Phần I: Những vấn đề chung.
5
I. Lý do chọn đề tài.
5
II. Nhiệm vụ chọn đề tài.
5
Lịch sử vấn đề.
5
IV. Phạm vi nghiên cứu.
6
V. Phương pháp nghiên cứu.
6
Phần II: Nội dung.
7
I. Cơ sở lí luận.
7
1. Chính tả là gì.
7
2. Thế nào là chuẩn chính tả.
7
3. Một số vấn đề tâm lí học và ngôn ngữ học liên quan đế việc dạy chính tả.
8
3.1.Về tâm lí học.
8
3.2.Về ngôn ngữ học.
9
3.3. Một số nguyên tắc chính tả Tiếng Việt.
9
II. Cơ sở thực tiễn.
11
1. Những trở ngại lớn của hiện tượng chính tả không có ý thức
11
2. Kết quả khảo sát.
12
- Nguyên nhân.
13
- Biện pháp.
15
Phần III: Kết luận chung.
22
Tóm tắt đề tài
Phần I: Những vấn đề chung.
I. Lý do chọn đề tài.
Qua quá trình giảng dạy, từ thực trạng chính tả ở địa phương tôi thấy học sinh còn mắc nhiều lỗi chính tả, nếu hiện tượng viết sai chính tả kéo dài sẽ dẫn đến việc các em Nghe – Nói – viết sai. Do đó tôi lấy việc tìm hiểu một số biện pháp hạn chế lỗi chính tả về phụ âm đầu cho học sinh làm đề tài của mình.
II. Mục đích nghiên cứu.
Giúp học sinh nắm vững các qui tắc và hình thành kĩ năng, kĩ sảo chính tả nhằm hình thành năng lực, thói quen viết đúng chính tả.
III. Nhiệm vụ.
Chỉ rõ những lỗi chính tả cơ bản mà học sinh thường mắc phải.
Chỉ ra những nguyên nhân mắc lỗi và biện pháp khắc phục.
IV. Đối tượng nghiên cứu:
Lỗi chính tả về phụ âm đầu của học sinh tiểu học.
V. Phạm vi nghiên cứu.
VI. Phương pháp.
VII. Đóng góp về mặt khoa học.
Đề tài đã điều tra phân tích nhiều loại lỗi chính tả về phụ âm đầu của học sinh. Xác định được nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục.
VIII. Kết cấu đề tài.
Chương I: Cơ sở lí luận (4 vấn đề).
A, Chính tả là gì.
B, Thế nào là chuẩn chính tả.
C, Một số vấn đề về tâm lí học và ngôn ngữ học liên quan tới việc dạy chính tả.
D, Một số nguyên tắc chính tả Tiếng Việt.
Chương II: Cơ sở thực tiễn.
A, Những trở ngại lớn của hiện tượng chính tả không có ý thức.
B, Kết quả khảo sát.
Chương III: Nguyên nhân mắc lỗi.
Chương IV: Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả.
Phần II. Nội dung.
Cơ sở lí luận.
Cơ sở thực tiễn.
Liên hệ trong quá trình giảng dạy kết hợp với việc thống kê thực trạng mắc lỗi chính tả ở địa phương dồng thời đề ra biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh.
Phần III. Kết luận chung.
Phần I
Những vấn đề chung
I. Lí do chọn đề tài.
Môn Tiếng Việt chiếm một vị trí rất quan trọng trong chương trình tiểu học. Nó chiếm phần lớn số lượng các tiết học của học sinh. Giáo viên tiểu học không chỉ dạy…, vần, từ ngữ, ngữ pháp,…mà còn dạy cho học sinh nói, viết đúng tiếng việt chuẩn – chuẩn chính tả. Do đó phân môn chính tả chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong cơ cấu chương trình Tiếng Việt tiểu học. Chính tả cùng với tập viết, tập đọc, tập nói giúp cho người học chiếm lĩnh được Tiếng Việt văn hoá - công cụ để học tập, giao tiếp và tư duy. Do đó viết đúng chính tả giúp cho học sinh có điều kiện để sử dụng Tiếng Việt hiệu quả cao trong việc học tập các môn học khác, trong việc xây dựng văn bản.
Qua quá trình giảng dạy, từ thực trạng chính tả trong trường học ở địa phương mình, tôi thấy các em còn mắc rất nhiều lỗi chính tả. Nếu hiện tượng viết sai chính tả kéo dài sẽ dẫn đến việc các em nghe, nói, đọc, viết sai. Do đó tôi đã lấy việc tìm hiểu. “Một số biện pháp nhằm hạn chế lỗi chính tả về phụ âm đầu” cho học sinh làm đề tài nghiên cứu của mình.
II. Mục đích nghiên cứu.
Dựa trên cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn, đề tài sẽ chỉ rõ những loại chính tả cơ bản mà học sinh thường mắc phải. Đồng thời chỉ ra những nguyên nhân mắc lỗi và những biện pháp khắc phục.
III. Lịch sử vấn đề.
Bàn về vấn đề chuẩn chính tả Tiếng Việt, từ xưa có rất nhiều đề tài nghiên cứu , hội thảo khoa học, rất nhiều nhà nghiên cứu bàn về vấn đề này. Mặc dù khi đã là chuẩn chính tả thì chữ viết gọi là chuẩn ấy phải được tồn tại
trong thời gian dài. Song khi ngữ âm phát triển thi nó có sự biến động nhất định. Vì thế việc chuẩn hoá chính tả luôn là vấn đề đang được quan tâm trong bất kì giai đoạn lịch sử nào.
IV. Phạm vi nghiên cứu.
Học sinh tiểu học thường mắc nhiều lỗi chính tả khác nhau: Lỗi sai về phụ âm đầu, lỗi sai về vần, lỗi sai về thanh điệu, âm đệm, âm cuối,… Bằng trình độ hiểu biết và kinh nghiệm còn hạn chế của mình, với phạm vi của đề tài không cho phép nên tôi tập trung nghiên cứu lỗi chính tả về phụ âm đầu.
V. Đối tượng nghiên cứu.
Lỗi chính tả phụ âm đầu.
VI. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp điều tra.
Phương pháp quan sát.
Phương pháp thống kê.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
Phần II
Nội dung
I. Cơ sở lí luận.
1- Chính tả là gì?
Chính tả là hệ thống các qui tắc về cách viết thống nhất cho các từ của một ngôn ngữ. Nói cách khác chính tả là những chuẩn mực của ngôn ngữ viết được thừa nhận trong ngôn ngữ toàn dân. Nó là phương tiện thuận lợi cho việc lưu truyền thông tin, đảm bảo cho người viết và người đọc thống nhất những điều đã viết.
Chính tá trước hết là sự qui định có tính chất xã hội bắt buộc gần như tuyệt đối, nó không cho phép con người vận dụng qui tắc một cách linh hoạt có tính chất sáng tạo nhân.
Một ngôn ngữ văn hoá không thể không có chính tả thống nhất. Chính tả thống nhất thì việc giao tiếp bằng ngôn ngữ mới không bị trở ngại giữa các địa phương trong cả nước, cũng như giữa các thế hệ đời trước với thế hệ đời sau.
Chính tả thống nhất là một trong những biểu hiện của trình độ văn hoá phát triển của một dân tộc.
2. Thế nào là chuẩn chính tả?
Thật vậy muốn thống nhất được chính tả thì phải có chuẩn chính tả. Chuẩn chính tả là việc chuẩn hoá hình thức chữ viết của ngôn ngữ. Chuẩn chín tả phải được qui định rõ ràng, chi tiết tới từng từ của tiếng việt và phải được mọi người tuân theo.Vấn đề đặt ra là chuẩn chính tả phải được xây dựng sao cho hợp lý, có độ tin cậy và sức thuyết phục cao. Chuẩn chính tả có tính chất bắt buộc gần như tuyệt đối. Chẳng hạn ta không thể viết là:
ngề ngiệp, iêu gét,… mà phải viết là: nghề nghiệp, yêu ghét,…
Chuẩn chính tả có tính chất ổn định cao, rất ít thay đổi, thường giữ nguyên trong thời gian dài nên thường tạo thành thói quen, tạo nên tâm lí trong lối viết của người bản ngữ.
Mặc dù vậy, chuẩn chính tả không phải là bất biến. Nhưng khi chuẩn chính tả đã lỗi thời sẽ dần dần được thay thế bằng những chuẩn chính tả mới.
VD: Chuẩn chính tả cũ: đày tớ, trằm trồ.
Chuẩn chính tả mới là: đầy tớ, trầm trồ.
Cũng như chuẩn ngôn ngữ khác chuẩn chính tả là kết quả của sự lựa chọn giưa niều hình thức chính tả đang cùng tồn tại.
3. Một số vấn đề về tâm lí học và ngôn ngữ học liên quan đến việc dạy chính tả.
a- Về tâm lí.
Học sinh tiểu học thường hiếu động, chóng nhớ, chóng quên. Do đó giáo viên cần hình thành cho các em kĩ sảo chính tả một cách tự động hoá, không cần phải nhớ tới các qui tắc chính tả, không cần sự tham gia của ý chí. Để đạt được điều nay có thể tiến hành theo hai cách: Có ý thức và không có ý thức. Với cách không có ý thức thường tốn nhiều thời gian công sức, giáo viên phải luyện cho học sinh thường xuyên. Qua đó củng cố trí nhớ máy móc ở một mức độ nhất định.
Với cách có ý thức, giáo viên cần cho học sinh bắt đầu từ việc nhận thức các qui tắc, các “mẹo” luật chính tả. Nội dung kiến thức phải bắt đầu từ dễ đến khó, tránh nhàm chán mà phải học mà chơi – chơi mà học. Thông qua luyện tập dần dần hình thành những kĩ sảo chính tả bằng con đường có ý thức. Đó là con đường ngắn nhất, có hiệu quả cao. Cần vận dụng cả hai phương pháp để rèn chính tả cho học sinh tiểu học. Trong đó cách không có ý thức thường được sử dụng đối với các lớp đầu cấp, cách có ý thức thường sử dụng ở các lớp cuối cấp.
b- Về ngôn ngữ.
Chính tả tiếng việt là chính tả ngữ âm. Nghĩa là mỗi âm vị được ghi bằng một con chữ. Nói cách khác giữa cách đọc và cách viết nhìn chung thống nhất với nhau. Đọc sao viết vậy. Học sinh sẽ xác định cách viết đúng bằng việc tiếp nhận chính xác âm thanh của lời nói. Cơ chế của cách viết đúng là xác lập được mối quan hệ giữa âm thanh và chữ viết. Giữa tập đọc và viết chính tả có quan hệ mật thiết với nhau (chính tả nghe đọc) nhưng lại có ưu trình hoạt động trái ngược nhau. Nếu tập đọc là sự chuyển hóa văn bản viết thành văn bản âm thanh thì chính tả lại là sự chuyển hoá văn bản âm thanh thành văn bản viết. “Đọc có cơ sở là chính âm còn viết cơ sở chuẩn mực là chính tự”. Tuy chính tả tiếng việt là chính tả ngữ âm học, giữa cách đọc và cách viết không thống nhất với nhau là về nguyên tắc chung, nhưng trong thực tế sự biểu hiện của mối quan hệ giữa đọc (phát âm) và viết (viết chính tả) khá phong phú đa dạng. Bởi vậy chính tả tiếng việt kkhông hoàn toàn dựa vào cách phát âm thực tế của phương ngữ nhất định nào vì nó đều có những sai lệch so với chính âm. Do đó “không thể nghe như thế nào thì viết thế ấy”
Mặc dù chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ âm học nhưng trong thực tế muốn viết đúng chính tả thì việc nắm nghĩa của từ là rất cần thiết. Đây là cơ sở giúp người học viết đúng chính tả.
4- Một số nguyên tắc chính tả tiếng việt.
Từ cơ sở tâm lí học và ngôn ngữ học đã nêu trên, để hạn chế được lỗi chính tả cho học sinh, người giáo viên cần nắm chắc, hiểu, vận dụng và giảng dạy cho học sinh một số nguyên tắc chính tả Tiếng Việt sau đây:
Một là : Chính tả ngữ âm
Theo nguyên tắc này, cách viết của từ phải biểu hiện đúng âm hưởng của từ: phát âm thế nào thì viết thế ấy.
Giữa cách đọc và cách viết phải thống nhất với nhau. Được nghe đọc đúng thì học sinh sẽ viết đúng. Bởi vậy Tiếng Việt là chữ ghi âm vị nên nguyên tắc này là nguyên tắc cơ bản nhất. Nó thể hiện ở chỗ: cách viết của mỗi từ thể hiện đúng âm cần đọc của từ. Quan hệ giữa âm và chữ là quan hệ 1 – 1. Nguyên tắc này đòi hỏi giáo viên phải phát âm chuẩn thì học sinh mới viết đúng. Nếu với nguyên tắc này ở một số địa phương phát âm lệch chuẩn, học sinh không thể dựa hoàn toàn vào cách phát âm thực tế của địa phương nhất định nào đó vì phát âm sai lệch so với chính âm. Giáo viên phải sửa chữa, vạch rõ những cách phát âm sai lệch phương ngữ để các em hiểu rõ và tự sửa chữa.
Bắc bộ: Phụ âm đầu ch/tr; d/gi/r; c/k/q/l/n.
Trung bộ: sai thanh điệu: ?/~ (suy nghĩ, sạch sẽ)
Sai vần: iê/yê, ươ/ưu (con hươu/con hiêu, uống rượu/uống riệu…)
Nam bộ: sai vần: v/d (vô nam/dô nam), i/y.
Hay đồng hoá hai âm cuối: n và g (luôn luôn/luông luông); t và k (tuốt tuột/tuốc tuộc) (bay nhảy/bay nhải)…
Hai là: Nguyên tắc chính tả ngữ nghĩa: chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ âm học nhưng trong thực tế muốn viết đúng chính tả việc nắm nghĩa của từ là cơ sởgiúp người học viết đúng chính tả.
VD: Nếu giáo viên đọc một từ có hình thức ngữ âm là “za” thì học sinh có thể lúng túng, khó xác định chữ viết nhưng nếu đọc trọn vẹn là “gia đình”, “da thịt” hay “ra vào”… thì các em đã hiểu nghĩa của các từ đó và viết đúng.
Ba là: Nguyên tắc chính tả có ý thức.
Là loại chính tả nhằm phát hiện ra các qui tắc chính tả trên cơ sở đó mà viết đúng chính tả. Học sinh cần nắm chắc một số qui tắc làm căn cứ để viết đúng các từ, các chữ nằm trong phạm vi qui tắc mà không cần gắng sức ghi nhớ cách viết của từng từ một. Dạy chính tả theo đường này có những thuận lợi sau:
+ Khi đã nắm được qui tắc chính tả các em sẽ nắm được cách viết đúng mà không phải ghi nhớ máy móc.
+ Rút ngắn được thời gian rèn luyện, nhanh chóng hình thành phát triển các kĩ năng, kĩ sảo chính tả.
+ Qua so sánh phân tích, đối chiếu, khái quát hoá, trừu tượng hoá…, từ đó rút ra qui tắc chính tả, học sinh được rèn luyện khả năng tư duy.
VD1: Chữ viết thể hiện của âm vị “K” khi nó đứng trước các nguyên âm hàng trước (i, e, ê, yê) thì được viết tắt là “k”. Khi nó đứng trước các nguyên âm hàng sau (o, a, u, ô) thì được viết là “c”, khi nó đứng trước âm đệm “U” thì được viết là “q”.
VD2: Đứng trước các nguyên âm hàng trước (i, e, ê, yê) được viết là “gh”, âm vị “Y” được viết là”ngh”.
Đứng trước các nguyên âm hàng sau (a, ă, â,…) viết là “g”, âm vị “Y” viết là “ng”.
Từ cơ sở lí luận trên, để hạn chế lỗi chính tả cho học sinh, giáo viên cần năm chắc những nguyên tắc chính tả và phải có trình độ lí luận khoa học để áp dụng tốt vào thực tiễn.
II. Cơ sở thực tiễn.
1. Những trở ngại lớn của hiện tượng chính tả không có ý thức.
Bên cạnh điều kiện thuận lợi của chính tả ngữ nghĩa, chính tả có ý thức và chính tả ngữ âm, chính tả Tiếng Việt còn có hiện tượng không có ý thức. Đó là hiện tượng chính tả khá phức tạp. Người học phải thuộc các trường hợp chính tả bất qui tắc bằng cách ghi nhớ máy móc. Đó là cách viết theo thói quen, truyền thống lịch sử tạo nên hiện tượng chính tả có tính chất võ đoán không gắn liền với qui luật, qui tắc nào.
VD: Phân biệt r /d / gi, s / x, tr / ch, n / l, ? / ~.
Ngoài ra học sinh còn sai chính tả do viết sai tuỳ tiện hoặc một âm vị được viết tuỳ tiện theo hai cách khác nhau:
Giải/dải, dò/giò, dàn/giàn, dây/giây, dăm/giăm.
Đó là hai trường hợp không đựoc viết thống nhất ở nhiều người. Thậm chí ngay trong một người ở những lúc khác nhau hay những văn bản khác nhau.
Mặt khác, chính tả Tiếng Việt còn tồn tại cách viết không thống nhất đối với những âm tiết khó xác định một chuẩn mực, một phát âm cụ thể, cách phát âm chưa ổn định. Thậm chí có tiếng có đến vài ba biến thể phát âm địa phương khác nhau.
VD: cay sè / cay xè, công xá/ công sá, bảy / bẩy, giầu / giàu, hạp /hợp, thực / thiệt, nhất / nhứt…
Ngoài ra còn hiện tượng song tồn (hai hình thức chữ viết của một từ song song tồn tại)
VD: eo sèo/eo xèo, già dặn/dà dặn, xuýt xoa/suýt soa, tròng trành/chòng chành, sây sát/xây xát, xum xuê/sum suê, dập dờn/rập rờn…
Điều bất cập là cả hai hình thức chính tả trong từng cặp từ nói trên đều có tần số xuất hiện như nhau trong các văn bản. Do đó rất khó chọn hình thức nào là chuẩn.
Từ hình thức chính tả song tồn trên, hội đồng “chuẩn hoá chính tả” của nước nhà (năm 1983) đã quyết định chấp nhận sự tồn tại đồng thời cả hai hình thức ấy. Bên cạnh đó cuốn sách “Từ điển chính tả tiếng Việt” do Hoàng Phê - chủ biên (NXBGD-1995) cũng có quan điểm tưởng tượng như trên.
Từ thực tế trên cho thấy, chính tả Tiếng Việt rất đa dạng và phức tạp. Để dạy chính tả cho học sinh tốt hơn, hạn chế lỗi chính tả cho các em, giáo viên cần hiểu biết rộng sâu sắc về thực trạng chính tả Tiếng Việt để hướng
dẫn các em dùng đúng chuẩn chính tả.
2. Kết quả khảo sát.
Từ thực tế giảng dạy những năm qua, dựa vào những nguyên tắc chính tả, với phạm vi đề tài không cho phép nên tôi chỉ tiến hành khảo lỗi chính tả về phụ âm đầu của các học sinh Tiểu học ở địa phương mình. Kết quả khảo đã được tôi thống kê cụ thể như sau:
Lỗi chính tả về phụ âm đầu
STT
Phân loại lỗi chính tả
%
1
l/n
28,7
2
g/gh
8,8
3
ng/ngh
9,8
4
r/d/gi
14,8
5
s/x
12,6
6
ch/tr
16,9
7
c/k/q
8,4
Nhận xét:
Qua bảng thống kê khảo sát trên tôi thấy ở địa phương tôi tỷ lệ mắc lỗi chính tả về phụ âm đầu (l/n) của học sinh là cao nhất. Đây là nguyên nhân dấn đến học sinh phát âm sai giữa (l/n). Nó có tác động rất lớn đến hiện tượng nói ngọng của địa phương. Hiện tượng mắc lối chính tả về phụ âm đầu r/d/g, s/x, ch/tr, cũng chiếm tỷ lệ cao. Đó là lỗi chính tả phương ngữ Bắc Bộ.
Tỷ lệ mắc lỗi về phụ âm đầu c/k/q, g/gh, ng/ngh, đây là quy tắc chính tả đã được trường tôi rèn kĩ cho các em nên tỷ lệ lỗi sai có phần hạn chế hơn.
Tóm lại: Lỗi sai về phụ âm đầu l/n là lớn nhất. Đây là lỗi chính tả phương ngữ. Phương ngữ có ảnh hưởng rất lớn tới việc dùng chuẩn chính tả Tiếng Việt. Do đó giáo viên và học sinh cần phải được sửa ngọng.
A. Nguyên nhân:
Qua quá trình giảng dạy, kết hợp với thống kê thực trạng mắc lỗi chính tả ở trường Tiểu học Kim Đồng, các em học sinh thường mắc những lỗi trên là do:
Thứ nhất là: Dạy chính tả chưa kết hợp với việc rèn luyện phát âm, sửa lỗi phát âm. Để giúp học sinh sửa lỗi chính tả là biện pháp cần thiết, thực tế cho thấy: Thầy đọc đúng thì trò viết đúng (và ngược lại), nhưng với kiểu bài chính tả trí nhớ hay tập chép học sinh phải tự viết nên cách đọc của học sinh đã có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả bài viết của các em.
Với dạng bài “chính tả Nghe – Viết” học sinh phải tiến hành 3 hoạt động cùng một lúc:
Tai nghe - mồm đọc - tay viết.
Do đó lời đọc của giáo viên một lần nữa được thông qua lời đọc của trò rồi mới thể hiện chữ viết trong bài chính tả. Có khi thầy đọc đúng nhưng trò không phân biệt được nên thể hiện chữ viết sai.
Thứ hai là: Học sinh mắc lỗi chính tả do lỗi phát âm địa phương. Đó chính là dấu ấn của phương ngôn trong chính tả, nó ảnh hưởng rất lớn đến chính tả của học sinh Tiểu học bởi mỗi địa phương người dân có thói quen phát âm riêng lệch chuẩn so với hệ thống.
Đối chiếu với chính âm ta thấy cách phát âm của ba vùng phương ngữ chính đều còn có chỗ chưa chuẩn xác, sai lệch rõ rệt như:
+ Vùng Bắc Bộ chưa phát âm rõ các cặp phụ âm.
s/ x, ch / tr, r / d/ gi.
+ Vùng Bắc Trung Bộ chưa biết rõ thanh điệu ? / ~
+ Vùng Nam Bộ có hiện tượng đồng hoá hai âm đầu V và Z khi phát âm vô Nam / dô Nam.
Có thể nói nội dung giảng dạy chính tả không sát hợp với phương ngữ, không xuất phát từ tình hình thực tế mắc lỗi chính tả của học sinh để hình thành nội dung giảng dạy cho học sinh ở địa phương nơi mình giảng dạy.
Do đó học sinh vẫn bị mắc lỗi chính tả. Từ thực trạng phát âm ngọng dẫn đến viết sai nhiều lỗi chính tả về phụ âm đầu l/n; ch/tr; r/d/gi.
Như kết quả khảo sát là do phương ngữ. Tuy nhiên điều đó thấy rằng, bản thân giáo viên và học sinh chưa được thường xuyên rèn luyện cách phát âm cho đúng với chuẩn chính âm.
Hơn nữa chưa có sự tự giác tích cực luyện tập ở mỗi cá nhân về lỗi chính tả nhất là rèn luyện cho học sinh.
Thứ ba là: Bên cạnh sự tương hợp giữa âm và chữ Tiếng Việt còn nhiều trường hợp không bảo đảm sự tương hợp này. Đó là các trường hợp: Một âm ghi bằng một tập hợp chữ cái: gh, ngh, ch,…hoặc một âm ghi bằng nhiều cách khác nhau
Ví dụ 1:
K –“c” + nguyên âm hàng sau: a, ă, o, ô, ơ,…
“k” + nguyên âm hàng trước: i, ê, e, yê,…
“q” + “u”: “qu” đứng trước âm đệm.
Ví dụ 2:
Y-“ng” + nguyên âm hàng sau: a, ă, o, ô,…
“ngh” + nguyên âm hàng sau: i, ê, e, yê,…
Hay nhiều âm ghi lại bằng một chữ
“Y” – “z”: gì…
“fv”: gà…
Sự không phù hợp này là một trong các nguyên nhân gây ra lỗi chính tả cho học sinh.
Thứ tư là: Học sinh mắc lỗi chính tả về phụ âm đầu còn rất phổ biến bởi các em chưa mẫn cảm với các hình thức chính tả, chưa nhớ được một cách máy móc cách viết của từng từ với những trường hợp chính tả không có ý thức – chính tả bất qui tắc nên các em xác định không đúng cách viết nhất là đối với các em đầu cấp.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải nắm rõ những nguyên nhân mắc lỗi nêu trên của học sinh để có biện pháp dạy học thích hợp.
B. Một số biện pháp hạn chế lõi chính tả cho học sinh.
Một là: Việc dạy chính tả cần phải được kết hợp với việc rèn luyện phát âm đối với cả giáo viên và học sinh. Không thể coi nhẹ khâu này. Thực tế còn nhiều trường tiến hành việc này rất qua loa, trong giờ chính tả. Mà thực tế đã cho thấy thầy đọc đúng thì trò ít khi viết sai, đồng thời nếu trò phát âm chuẩn thì ítkhi các em viết sai.
Tóm lại: Dạy chính tả cần phải kết hợp với dạy chính âm (phát âm đúng chuẩn chính âm) bởi cơ sở bản chất của chính tả Tiếng Việt là nguyên tắc ghi âm (đọc sao viết vậy).
ở địa phương tôi nói riêng và giáo viên nói chung cần phải thường xuyên sửa ngọng một cách có ý thức, phát âm chuẩn l/n, r/d/gi, ch/tr, s/x. Làm sao để thấy đọc cho đúng, trò viết đúng: Có thể sửa sai ngay trong giao tiếp, trong lúc hỏi - đáp. Do đặc trưng của chuẩn chính tả cần có chuẩn chính âm mà trong mọi tiết chính tả đòi hỏi giáo viên phải có giọng đọc chính xác, chuẩn chính âm. Đọc thong thả, rõ ràng để trò nghe chuẩn.
Bởi vậy cần chú ý rèn cho học sinh phát âm ngay trong tiết chính tả đến khi viết chính tả các em sẽ nhớ lại và viết đúng đắn hơn.
Hai là: Trong quá trình dạy chính tả, người giáo viên cần đặc biệt lưu ý vận dụng nguyên tắc dạy chính tả theo khu vực hay theo vùng miền. Bởi cách phát âm của địa phương có ảnh hưởng trực tiếp đến việc viết chính tả mà so với chính âm, cách phát âm của 3 vùng phương ngữ đều chưa chuẩn chính âm, còn sai lệch.
Để làm tốt nguyên tắc dạy chính tả theo khu vực, vùng miền này yêu cầu giáo viên trước khi dạy cần tiến hành điều tra cơ bản để nắm được chính tả phổ biến của học sinh. Từ đó lựa chọn nội dung giảng dạy thích hợp, nhất là kiểu bài “chính tả so sánh”.Giáo viên cần xác định yếu tố chính tả trọng điểm mà địa phương thường mắc phải để luyện tập cho học sinh.
Giáo viên phải linh hoạt sáng tạo xây dựng nội dung sao cho phù hợp sát thực đối với đối tượng học sinh của mình. ở một chừng mực nào đó, giáo viên có thể lược bớt nội dung giảng dạy trong sách giáo khoa về chính tả so sánh, nếu xét thấy không phù hợp với học sinh và bổ xung những nội dung dạy cần thiết đối với tình hình thực tế của học sinh mà sách giáo khoa ít đề cập đến.
VD: - Trong tiết 3 chính tả so sánh phân biệt l/n và oang/ang (Tiếng Việt 5- tập 1) giáo viên có thể bỏ bớt một phần nội dung phân biệt phần phụ âm l/n (có nhiều thhời gian luyện phát âm hơn) để học sinh nắm chắc được cách phát âm đúng l/n.
- Trong tiết chính tả so sánh phân biệt r/d/gi và an/ang (Tiếng Việt 5- tập 1) giáo viên có thể chuyển bớt một phần thời gian ở nội dung phân biệt an/ang để bổ xung thời gian nhiều hơn cho việc phân biệt d/r/gi.
Tiết 13: Chính tả so sánh phân biệt ?/~ và nh/r/d/gi. (Tiếng Việt 5 - tập 1) ta lược bớt nội dung phân biệt phụ âm “nh” để có thời gian so sánh và phân biệt phụ âm r/d/gi và thanh ?/~ (bởi rất nhiều học sinh phát âm thanh thành tiếng “ngá”…
Tuy nhiên điều chỉnh của giáo viên như ví dụ trên cần phải được bàn bạc thống nhất trong các buổi họp chuyên môn và Ban giám hiệu nhà trường để đảm bảo có sự chỉ đạo chung thống nhất trong toàn trường, mang tính sư phạm, khoa học và cần thiết.
Ba là: Trong nhà trường nhất là trường tiểu học, giáo viên cần sử dụng khai thác tối đa nguyên tắc chính tả có ý thức trong giảng dạy chính tả. Cụ thể là giáo viên phải biết vận dụng kién thức về ngữ âm học Tiếng Việt vào việc phân loại chính tả, phát hiện đặc điểm của từng loại lỗi. Đặc biệt là xây dựng các qui tắc chính tả, các “mẹo” chính tả cho học sinh. Giúp các em ghi nhớ cách viết một cách có hệ thống tiết kiệm được thời gian mà lại nhớ lâu, gây được hứng thú học tập cho học sinh.
Trên lớp giáo viên cần đưa ra nhiều loại bài tập rèn luyện, ghi nhớ chính tả công thức và hướng dẫn các em cách học thuộc công thức chính tả như:
- Khi đứng trước các nguyên âm hàng trước thì:
+ âm vị “k” có chữ thể viết hiện là “k”
+ âm vị “Y” có chữ viết thể hiện là “ngh”
+ âm vị “fv” có chữ viết thể hiện là “gh”
- Khi đứng trước các nguyên âm hàng sau: a, o, ô, ơ,…
+ âm vị “k” có chữ viết thể hiện là “c”
+ âm vị “Y” có chữ viết thể hiện là “ng”
+ âm vị “fv” có chữ viết thể hiện là “g”
Đứng trước âm đệm có chữ viết thể hiện “u” thì âm vị”k” có chữ viết thể hiện là “q”
Mặt khác từ thực trạng mắc lỗi chính tả của học sinh địa phương mình tôi nhận thấy giáo viên cần phải dạy cho học sinh học cách phân biệt l/n như:
“N” không hoặc ít kết hợp với âm đệm. Chỉ có ở một số ít (noa, noãn) nhưng “L” lại kết hợp với âm đệm dễ dàng (loè loẹt, nở loét, loà xoà, loang lổ, loắt choắt, luẩn cuẩn, liên lụy, luyến tiếc,…)
“N” xuất hiện trong các từ láy âm : no nê, nóng nảy, nao núng, …còn “L” xuất hiện trong các từ láy vần: Lệt bệt, lộp độp, lờ đờ, lai rai, lim dim, lơ mơ.
Bốn là : Ngoài hiện tượng chính tả có ý thức, chính tả Tiếng Việt còn có hiện tượng chính tả không có ý thức (bất quy tắc). Với hiện tượng chính tả
này giáo viên cần cho học sinh làm nhiều bài tập, phát huy tốt vai trò chủ động của học sinh. Với yêu cầu của bài tập có thể nhiều em có cách làm khác nhau. Để tôn trọng ý kiến cá nhân giáo viên cho các em phát biểu sau đó cả lớp cùng phân tích lựa chọn ý kiến đúng. Làm như vậy các em sẽ nhớ được lâu.
Ngoài ra giáo viên cần hướng dẫn học sinh hình thành “Mẹo” chính tả.
Ví dụ: Từ chỉ cây cối, con vật thường viết bằng phụ âm đầu “s” : sim, sồi, sấu, sến, sung, sò, sóc, sện, sắn …
+ Những từ chỉ vật trong nhà thường được viết bằng phụ âm đầu là “ch” ; chén, chum, chĩnh, chổi, chiếu, chăn, chạn, chậu, chảo …
Ngoài ra học sinh còn phải nhớ máy móc các từ tồn tại hai cách viết song song : rập rờn / dập dờn; sum suê / xum xuê … Tuy nhiên hướng dẫn
File đính kèm:
- skkn sua loi chinh ta.doc