Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng rèn chữ viết đẹp cho học sinh lớp 5

Chữ viết là ngôn ngữ giao tiếp quan trọng không thể thiếu được của con người. Đối với học sinh tiểu học chữ viết là một phương tiện để các em học tập là một mục tiêu để các em rèn luyện trong nhà trường.

 Bắt đầu học lớp 1 là các em đã được làm quen và rèn chữ viết dần dần học lên các lớp trên, việc rèn chữ viết phải trở thành kỹ năng, một thói quen. Cùng với các môn học khác việc rèn chữ viết luôn được đặt lên hàng đầu. Chữ viết là một trong các kỹ năng mà sau khi học xong chương trình tiểu học học sinh phải được hoàn thiện các kỹ năng đó là: nghe - đọc - nói - viết và tính toán.

 

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1735 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng rèn chữ viết đẹp cho học sinh lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a. Phần mở đầu I/ Lý do chọn đề tài . Chữ viết là ngôn ngữ giao tiếp quan trọng không thể thiếu được của con người. Đối với học sinh tiểu học chữ viết là một phương tiện để các em học tập là một mục tiêu để các em rèn luyện trong nhà trường. Bắt đầu học lớp 1 là các em đã được làm quen và rèn chữ viết dần dần học lên các lớp trên, việc rèn chữ viết phải trở thành kỹ năng, một thói quen. Cùng với các môn học khác việc rèn chữ viết luôn được đặt lên hàng đầu. Chữ viết là một trong các kỹ năng mà sau khi học xong chương trình tiểu học học sinh phải được hoàn thiện các kỹ năng đó là: nghe - đọc - nói - viết và tính toán. Rèn chữ viết còn là rèn nết người cho học sinh. Thầy giáo nhạc sĩ Dương Văn Lâm đã từng sáng tác bài hát "Chữ đẹp mà nết càng ngoan" trong đó có câu "chữ đẹp như cánh cò bay..." . Đúng vậy ! dạy chữ cũng chính là góp phần dạy người, giáo dục nhân cách đạo đức cho học sinh. Trong thời kỳ đất nước đổi mới - hiện đại, các kiểu chữ dạng chữ được lưu hành rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên học sinh tiểu học chỉ luyện chữ phổ thông, song còn nhiều học sinh chưa viết đúng mẫu chữ, thế chữ nhất là học sinh lớp 5. Do kiến thức phải tiếp thu nhiều hơn vì vậy các em phải ghi chép nhiều dẫn đến chữ viết không được nắn nót, viết ẩu viết ngoáy, viết xấu sai lỗi nhiều, không đúng thế chữ .... Thông qua kế hoạch vạch ra từ đầu năm học của nhà trường cùng với phong trào giữ gìn vở sạch chữ đẹp trong nhiều năm học qua. Từ kinh nghiệm của bản thân tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng chữ viết của học sinh lớp 5 không phải là khó nhưng đó là cả một quá trình vì vậy rất cần sự bền bỉ kiên trì của cả cô và trò. Xuất phát từ thực tế chữ viết của học sinh lớp 5 tôi xin đưa ra "một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng rèn chữ viết đẹp cho học sinh lớp 5". II. Nhiệm vụ nghiên cứu: 1. Tìm hiểu thực trạng viết chữ của học sinh lớp 5 thông qua môn chính tả và tiết luyện viết. 2. Nghiên cứu nội dung và phương pháp dạy phân môn chính tả và luyện viết lớp 5 3. Đề xuất một số biện pháp rèn viết chữ đẹp cho học sinh lớp 5. III. Thời gian, phạm vi nghiên cứu Thời gian nghiên cứu từ tháng 9/2007 đến tháng 2/2008 Phạm vi nghiên cứu: Nội dung chương trình, phương pháp dạy học phân môn chính tả và luyện viết lớp 5. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối lớp 5 Trường Tiểu học Thống Nhất B. Nội dung I/ Thực trạng: Thực tế khảo sát chất lượng chữ viết đầu năm học của học sinh lớp 5 chia làm 3 mức như sau: TT Lớp Sĩ số Chất lượng chữ viết Đúng đẹp Bình thường Xấu SL TL SL TL SL TL 1 5A 29 2 12 15 2 5B 29 1 13 15 3 5C 29 1 13 15 Cộng 3 lớp 87 4 4,6 38 43,7 45 51,7 Từ thực tế trên tôi rút ra những ưu điểm và tồn tại về chữ viết của học sinh lớp 5 như sau: 1. Ưu điểm: Nhìn chung học sinh nắm được nắm được quy trình viết, biết cách viết chữ ghi âm Tiếng Việt. - Về cơ bản các em viết đúng mẫu các chữ cái để ghi âm, vần, tiếng đảm bảo cỡ chữ quy định. - Một số em nắm chắc luật chính tả, viết đúng chính tả . - Khi viết nhiều em đã thể hiện được tính thẩm mỹ, biết cách trình bầy một bài viết theo yêu cầu của thể loại một bài thơ hoặc một đoạn văn xuôi. Tốc độ viết cơ bản đã đạt và vượt mức yêu cầu quy định. 2. Tồn tại bên cạnh đó còn một bộ phận không nhỏ học sinh viết chữ chưa đúng mẫu các chữ cái để ghi âm, vần, tiếng, không đúng cở chữ như độ cao, rộng, khoảng cách giữa các con chữ và giữa các chữ thường quá hẹp hoặc quá rộng ghi dấu thanh không đúng vị trí cụ thể như: + Học sinh thường viết sai mẫu chữ, các chữ dễ sai như n với u, ô với â, s với r, l với r, h với k... + Dấu thanh đặt sai vị trí như: Trừơng, qủa, taó ... - Một số học sinh còn mắc một số về lỗi chính tả cụ thể như viết sai giữa ch và tr :ví dụ: trận trung kết, chung với nước... Viết sai khi sử dụng âm đệm o với u, ví dụ: loanh qoanh, qoang đãng ... - Phần lớn học sinh viết chữ chưa đẹp, chưa thể hiện được tính thẩm mỹ, các nét chữ còn uốn éo, không cứng nét các con chữ chưa đều, sự kết hợp các con chữ chưa mềm mại, thế chữ viết nghiêng ngả lúc bên phải lúc bên trái một cách tuỳ tiện . - Một số học sinh chưa biết cách trình bầy một bài viết để vừa đảm bảo tính khoa học vừa thể hiện tính thẩm mỹ chưa trình bày đúng một bài văn xuôi khác với bài thơ, thơ lục bát khác thơ tự do... II. Các giải pháp. Các giải pháp thực hiện: 1.Tìm hiểu rõ các nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên về chữ viết của học sinh lớp 5 . Nguyên nhân chủ yếu: - Học sinh không tập trung khi viết bài, một bộ phân học sinh không nâng cao ý thức luyện chữ đẹp do tính cẩu thả, ham chơi, nói chuyện riêng. - Học sinh chuẩn bị cho giờ luyện viết chưa chu đáo: Quên vở, quên bút, bút hỏng... - Học sinh mắc lỗi chính tả nhiều do phát âm chưa chuẩn, không phân biệt các phụ âm đầu s/x, tr/ch, r/d/gi, ng/ngh, g/gh ... Không phân biệt dấu thanh hỏi/ngã . Không nắm được nghĩa từ. Khả năng nghe hiểu còn hạn chế. - Chưa nắm chắc luật chính tả, không biết khi nào viết r khi nào viết d, khi nào viết gi, hay c/k/q... Viết hoa tuỳ tiện do chưa nắm chắc luật viết hoa và cách viết hoa. - Do bài tập ngày càng nhiều của khối kiến thức lớn vì vậy các em phải tặng tốc độ viết trong giờ học thông thường nên không đủ thời gian để nắn nót dẫn đến chữ viết không đúng quy cách kích cỡ, khoảng cách giữa các chữ không đều, chữ viết sai nét, hở nét, thừa nét, thiếu nét, thiếu dấu, đấnh dấu không đúng vị trí... - Do học sinh ngồi chưa đúng tư thế, cách để vở, để tay, cách cầm bút chưa khoa học, chưa hợp lý dẫn đến chữ viết xấu tuỳ tiện. b. Nguyên nhân khác: - Bàn ghế chưa đúng quy định: Bàn cao ghế thấp hoăc bàn thấp ghế cao ...làm cho học sinh ngồi không đúng tư thế: cúi thấp, tì ngực vào bàn, lệch vai... - Trong giờ học chính giáo viên chưa tạo hứng thú cho học sinh. Bản thân học sinh chưa say mê với môn học. - Giáo viên chưa hướng dẫn một cách cơ bản tỉ mỉ trong giờ luyện viết về việc viết chữ đúng mẫu (mẫu chữ để ghi âm, vần tiếng và dấu thanh) chữ viết chưa đi theo quy trình ( từ nét đầu tiên đên khi kết thúc chữ ghi tiếng và kết thúc các chữ viết trong một từ, một ngữ ...) - Một số bậc phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc rèn chữ viết của con em mình. Thả lỏng cho các em tự do, tạo điều kiện cho các em lơi là, cẩu thả, xem nhẹ môn học. Nghiên cứu và áp dụng các phương pháp luyện viết. Khi dạy luyện viết cho học sinh giáo viên cần chú trọng phương pháp dạy học thực hành luyện tập, giúp học sinh hình thành và trau dồi kỹ năng viết chữ. Theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, trong tiết luyện viết, giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh chủ động tiếp nhận kiến thức, học sinh tự quan sát, nhận xét và ghi nhớ, tự giác luyện tập và rút kinh nghiệm qua thực hành luyện viết dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 3.Phân loại đối tượng học sinh và nắm bắt tình trạng chữ viết của học sinh theo 3 mức sau: Học sinh viết đẹp. b. Học sinh viết đúng, chưa đẹp. c. Học sinh viết xấu. 4. Tăng quỹ thời gian luyện viết ở lớp cũng như ở nhà cho học sinh vì thời gian ở lớp giáo viên có thể kèm cặp học sinh một cách kỹ càng hơn. III/ Các biện pháp tổ chức thực hiện Từ những giải pháp nêu trên tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp khắc phục như sau: 1. Kết hợp với phụ huynh kèm cặp các em dành thời gian luyện viết ở nhà tạo mọi điều kiện đầy đủ cho các em học tập . 2. Có sự gia công của giáo viên cùng với phụ huynh, thường xuyên kiểm tra đôn đốc học sinh luyện viết ở lớp, sâu sát đến từng cá nhân học sinh theo hướng tích cực. Bản thân học sinh phải có sự nổ lực kiên trì bền bỉ. 3. Giáo viên phải là một tấm gương cho học sinh bản thân giáo viên phải luyện để viết đúng, đẹp chữ viết của giáo viên phải chuẩn mực để làm mẫu cho học sinh những khi viết mẫu, chấm bài, nhận xét bài viết... 4. Phát động phong trào thi đua sôi nổi thiết thực nhằm nâng cao chất lượng chữ viết trong lớp theo yêu cầu đúng và đẹp thông qua các lần thi viết chữ đẹp, chấm vở sạch chữ đẹp do nhà trường tổ chức. 5. Rèn luyện kỹ năng viết chữ chú trọng ở tiết luyện viết và chính tả. 6. Trong quá trình rèn luyện giáo viên cần phân loại chữ viết thành các nhóm để rèn luyện dứt điểm theo từng trọng tâm đó.Cụ thể : + Kiểu chữ thường nhóm rèn luyện trọng tâm là: Nét móc: u, ư,n , m... Nét khuyết : l, b, h, k, y, g ... Nhóm nét cong: o, ô, ơ , c, x ... Kiểu chữ hoa: Nhóm nét sổ, nét đứng, nét nghiêng... 7. Bắt buộc học sinh phải tuân thủ nghiêm ngặt và thực hiện đúng nguyên tắc về tư thế ngồi viết, cách để tay, cách cầm bút, cách đặt vở... Yêu cầu học sinh: + Ngồi ngay ngắn, thẳng cột sống, vai ngang bằng, ngực cách mép bàn ít nhất 1cm, không tì ngực vào bàn dễ mắc bệnh tim phổi, chân gập thành góc vuông, đầu cúi hơi nghiêng, mắt cách vở 20cm-25cm. tay phải cầm bút, tay trái giữ chặt mép vở. + Cầm bút vừa chặt để không tuột bút, không co thắt cơ tay. Cùng với ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa để cầm bút, hai ngón còn lại và phần dưới của bàn tay dùng làm chỗ tựa khi viết. Ngón trỏ để cách đầu quản bút khoảng 1cm (một đốt ngón tay). Cầm bút xuôi theo chiều ngồi, bút nghiêng so với mặt giấy 450 khi viết đưa bút từ trái sang phải, từ trên suống dưới, không ấn mạnh ngòi bút vào mặt giấy, ngòi bút hơi úp xuống không quay nghiêng sẽ cạo giấy, không trơn. Vở nên để hơi chếch về bên trái từ 15 - 200 so với mép bàn, đưa trang giấy lên cao hay suống thấp ăn khớp với quá trình viết. + Học sinh phải chuẩn bị đầy đủ vở, bút, thước kẻ, bút chì ...trước khi luyện viết 8. áp dụng triệt để phương pháp dạy học mới .Thường xuyên kiểm tra đánh giá bài viết của học sinh. Khuyến khích học sinh luyện viết bằng cách khen ngợi kịp thời khi học sinh đã có sự chuyển biến tích cực. Động viên hướng dẫn các em để các em nỗ lực cố gắng hơn. C. Kết luận I/ Kết quả nghiên cứu. Việc rèn chữ viết cho học sinh tiểu học mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi thông qua việc "rèn chữ" để " dạy người" góp phần giáo dục nhân cách, đạo đức học sinh tiểu học. Giúp học sinh hiểu và biết yêu quý, trân trọng vẻ đẹp của chữ Việt - tiếng Việt . Ngạn ngữ Trung Quốc có câu "chữ đẹp thì tâm sáng, trí bền, đức rộng". Việc luyện chữ viết cho học sinh thực sự không còn là một công việc bình thường mà thực chất nó còn là một nghệ thuật để giúp các em viết đúng viết đẹp nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh nâng chất lượng giáo dục tình cảm, thẩm mỹ cho những công dân tương lai của đất nước. áp dụng những biện pháp nêu trên qua thời gian nghiên cứu việc luyện chữ viết đẹp của học sinh lớp 5 đã đạt được kết quả cuối học kỳ I như sau: TT Lớp Sĩ số Chất lượng chữ viết Đúng đẹp Bình thường Xấu SL TL SL TL SL TL 1 5A 28 4 19 5 2 5B 29 3 21 5 3 5C 29 3 21 5 Cộng 3 lớp 86 10 11,6 61 71 15 17,4 Nhìn chung, học sinh lớp 5 đã đạt được 3 yêu cầu về chữ đẹp: Chữ viết tương đối đúng mẫu( cả chữ thường và chữ hoa). Nét chữ tương đối đều, viết đảm bảo tốc độ. Dòng viết thẳng hàng, thế chữ ngay ngắn. Cho đến nay tỉ lệ học sinh viết đẹp đã được nâng lên rõ rệt. Số em viết xấu đã giảm hẳn chỉ còn lại một vài em tiếp tục rèn luyện trong thời gian tiếp theo. Học sinh đã có sự hứng thú và say mê trong giờ luyện viết và nâng cao ý thức giữ vở sạch rèn chữ đẹp không chỉ ở môn chính tả, luyện viết mà ở tất cả các môn học khác. II. Bài học kinh nghiệm: Đúc rút từ thực tế tôi rút ra bài học kinh nghiệm khi rèn viết chữ đẹp cho học sinh lớp 5 như sau: 1. Học sinh nâng cao ý thức khi luyện viết chữ, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập: vở luyện viết, bút viết tốt... 2. Giáo viên phải là thước đo chuẩn mực cho học sinh: Giáo viên viết bảng rõ ràng, đúng, đẹp. 3. Tạo ra sự hứng thú cho học sinh khi luyện viết. - Thường xuyên uốn nắn, sửa chữ từng lỗi nhỏ cho học sinh kịp thời sửa sai, tạo thói quen viết đúng khi đặt bút viết. Khuyến khích học sinh viết đẹp thông qua hình thức khen chê đúng mực, kịp thời, liên tục. 4. Yêu cầu học sinh thực hiện nghiêm túc các thao tác kỹ thuật khi ngồi viết tư thế ngồi ngay ngắn cách cầm bút, đặt vở. 5. Rèn luyện cho học sinh nắm chắc các dạng chữ, nét chữ, thế chữ, kiểu chữ. 6. Vận dụng linh hoạt quy tắc chính tả khi luyện viết. III/ Đề xuất: Để góp phần nâng cao chất lượng rèn chữ cho học sinh lớp 5 tôi xin mạnh dạn đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường củng cố lại hệ thống bàn ghế ngồi học của học sinh lớp 5, do có nhiều ghế ngồi quá cao và quá thấp không phù hợp với chiều cao học sinh lớp 5. Trên đây là đề tài tôi đã nghiên cứu và áp dụng cho dạy chính tả, luyện viết lớp 5. Tuy nhiên do khuôn khổ thời gian có hạn, bản thân tôi không thể tránh khỏi khiếm khuyết khi trình bầy kinh nghiệm này, rất mong được sự đóng góp quý báu của Hội đồng khoa học để đề tài của tôi đạt hiệu quả giáo dục cao hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Thống Nhất, ngày 28 tháng 2 năm 2008 Người viết Phạm Thị Ngọc Dung

File đính kèm:

  • docNang cao chat luong chu viet cho hoc sinh lop 5.doc