Giáo dục thể chất cho trẻ ở lứa tuổi mầm non đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển toàn diện cơ thể trẻ. Một đứa trẻ khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, khéo léo sẽ là cơ sở tốt cho việc phát triển trí tuệ, nhận thức.
- Vì tầm quan trọng của giáo dục thể chất với trẻ như vậy, nên việc tổ chức các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ như thế nào? Để trẻ tích cực, hứng thú và đạt kết quả cao nhất trong lĩnh vực này là vấn đề mà tôi rất quan tâm.
Trường tôi có sân khá rộng, có thể tập trung các loại dụng cụ vận động: Thang chữ A, các loại cổng thể dục, ghế thể dục, lưới vợt, bóng rổ, gậy, vòng Những dụng cụ này được sắp xếp 1 cách hợp lý, dễ dàng cho trẻ vận động, dễ dàng cho giáo viên khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào.
- Trên cơ sở của những gì trường trang bị cho lĩnh vực phát triển thể chất, tôi nghĩ ra một số biện pháp nhằm tổ chức các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ. Với mỗi hình thức khác nhau thì tương ứng với các biện pháp khác nhau. Các biện pháp này nhằm mục đích phát huy tính tích cực của trẻ, giúp trẻ hứng thú khi tham gia vào các hình thức giáo dục thể chất.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 11808 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp tổ chức các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẬN HẢI CHÂU
TRƯỜNG MẦM NON TIÊN SA
--------гÑ-------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CÁC HÌNH THỨC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
- Giáo dục thể chất cho trẻ ở lứa tuổi mầm non đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển toàn diện cơ thể trẻ. Một đứa trẻ khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, khéo léo sẽ là cơ sở tốt cho việc phát triển trí tuệ, nhận thức.
- Vì tầm quan trọng của giáo dục thể chất với trẻ như vậy, nên việc tổ chức các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ như thế nào? Để trẻ tích cực, hứng thú và đạt kết quả cao nhất trong lĩnh vực này là vấn đề mà tôi rất quan tâm.
Trường tôi có sân khá rộng, có thể tập trung các loại dụng cụ vận động: Thang chữ A, các loại cổng thể dục, ghế thể dục, lưới vợt, bóng rổ, gậy, vòng…Những dụng cụ này được sắp xếp 1 cách hợp lý, dễ dàng cho trẻ vận động, dễ dàng cho giáo viên khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào.
- Trên cơ sở của những gì trường trang bị cho lĩnh vực phát triển thể chất, tôi nghĩ ra một số biện pháp nhằm tổ chức các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ. Với mỗi hình thức khác nhau thì tương ứng với các biện pháp khác nhau. Các biện pháp này nhằm mục đích phát huy tính tích cực của trẻ, giúp trẻ hứng thú khi tham gia vào các hình thức giáo dục thể chất.
B/ NỘI DUNG:
Các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ mầm non bao gồm:
- Gìơ học thể dục ( hoạt động chung có mục đích học tập).
-Thể dục sáng.
- Các vận động giữa giờ, trò chơi vận động, đi dạo tham quan, các trò chơi tập thể, cá nhân khác.
1/ Các biện pháp tổ chức đối với giờ học thể dục:
- Chương trình thực nghiệm cho trẻ lớp tôi bao gồm các nội dung: Ném, bò, đi, bật, chạy , nhảy, tung bắt bóng… Cứ mỗi đề tài bao gồm 1 đến 2 vận động.
Tuỳ theo mỗi đề tài, tôi lựa chọn cách dẫn dắt, lồng các vận động đó theo 1 câu chuyện, 1 chủ đề nào đó và trẻ sẽ đóng vai các “Nhân vật” trong truyện, thực hiện các vận động tương ứng của nhân vật, phù hợp với kỹ năng của đề tài vận động đó.
- Cùng với việc dẫn dắt tiết học theo nội dung cốt truyện là việc chuẩn bị mô hình, đồ dùng theo bối cảnh của câu chuyện.
Ví dụ: Đề tài: Bật xa 45cm.
Những năm trước khi thực hiện đề tài này, tôi chỉ kẻ 2 đường phấn có kích cở 45cm và cho trẻ bật, tôi chỉ chú trọng việc đạt kỹ năng của trẻ, mà ít để ý đến hứng thú của trẻ.
Với đề tài này năm học này tôi chuẩn bị như sau:
+ Đồ dùng: thảm cỏ, thảm hoa, dòng suối có chiều rộng 45cm, mủ thỏ cho trẻ, thỏ bố và thỏ con cùng vào rừng hái nấm nhé!
+ Dẫn dắt vào vận động chính: Hôm nay trời đẹp quá, gia đình nhà thỏ, thỏ bố và thỏ con cùng vào rừng hái nấm nhé!
Nào chúng ta cùng đi
Ồ ! Các con có nghe tiếng gì không? Tiếng chim hót, tiếng nước chảy, nhìn xem kìa 1 dòng suối ở phía trước, làm sao vượt qua đây?( trẻ tự trả lời).
Bật à! Nhưng bbật như thế nào? Chú thỏ nào thông minh bật qua trước đi nào? Trong quá trình trẻ bật, tôi kết hợp nêu kỹ năng và sữa sai cho trẻ.
Và xem kìa phía trước có gì? À! Những thảm hoa đẹp quá, các con nhớ đừng dẫm lên các thảm hoa nhé!( trẻ tiếp tục bật qua các thảm hoa).
Sau khi hái nấm, trẻ thi đua bật trở về kẻo trời sắp tối.
Với đề tài: Đi trên ghế thể dục:
Trẻ đóng vai Cô Bé Quàng Khăn Đỏ mang bánh cho bà ngoại, đường đến nhà bà thật xa và khó đi, cô bé phải vượt qua những cây cầu hẹp. Thay vì trẻ đi trên ghế băng thì trẻ sẽ đi trên mô hình của cây cầu, trẻ rất hứng thú khi thực hiện.
Hoặc làm chú bộ đội hành quân khi thực hiện các vận động: Ném, chạy, nhảy, bò…
2/Các biện pháp tổ chức đối với các trò chơi chuyển tiếp, các hình thức dạo chơi tham quan…
- Ở sân tôi thường tổ chức các vận động theo 1 chủ đề nào đó. Ví dụ: “Ngày hội của anh em nhà bóng” trẻ sẽ được chơi các trò chơi về bóng: Tung bắt bóng, ném bóng vào rổ, đá - Hoặc cho cháu thực hiện các động tác mô phỏng : Bố tập thể dục, bé chạy chơi, cún con nhảy…
- Hoặc trên lá bài có vẽ dụng cụ và trẻ thực hiện vận động tương ứng phù hợp với dụng cụ đó.
- Trong những giờ chuyển tiếp giữa các hoạt động để khỏi mệt mỏi tôi cho trẻ thực hiện các động tác thể dục nhịp điệu đơn giản: Nằm gập người, nằm duỗi chân cao, tay đưa cao dang ngang, đi nhún chân, cuộn cổ tay…
- Gìơ dạo chơi tham quan tôi luôn tân dụng những hình ảnh xung quanh trẻ để trẻ mô phỏng các vận động của sự vật, hiện tượng xung quanh:
Mô phỏng các động tác của các con vật khi tham quan công viên, mô phỏng động tác các loại phương tiện giao thông: lái tàu lửa, máy bay, đi xe đạp, phi ngựa, chèo thuyền, bơi…
Mô phỏng các động tác của công việc: cầu thủ đá bóng, bác nông dân gặt lúa, chú công nhân xúc cát…
3/ Các biện pháp tổ chức đối với giờ thể dục sáng:
- Thay đổi nhạc tập thể dục theo từng chủ điểm, với mỗi chủ điểm thì tôi chuẩn bị các bài nhạc phù hợp theo chủ điểm.
Ví dụ: Chủ điểm “Thế giới động vật” trẻ sẽ khởi động trên nền nhạc “Đàn gà trong sân” trẻ làm những chú gà con chạy lon ton. Phần bài tập phát triển chung trẻ sẽ tập theo bài “Con chim non” “Ếch con học bài” . Hồi tĩnh là bài dân ca : “Lý con sáo”.
- Thay đổi đội hình tập thể dục: tập theo đội hình hàng ngang, theo đội hình vòng tròn, tập tập trung, tập theo nhóm.
- Thỉnh thoảng tôi cho trẻ tập theo nhịp trống giống như nhịp trống trường tiểu học.
C/ Kết luận:
- Trong quá trình thực hiện các biện pháp tổ chức các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ lớp tôi, tôi nhận thấy rằng mối quan hệ giữa các hình thức giáo dục thể chất rất quan trọng, nó luôn hỗ trợ cho nhau để mang lại kết quả cao nhất cho trẻ.
- Nội dung dẫn dắt vào các vận động tôi luôn lồng ghép theo chủ điểm của tháng và chú trọng tích hợp các môn học khác. Khi thực hiện tôi phát huy tính chủ động của trẻ, không gò bó hay áp đặt trẻ. Khi trẻ thực hiện sai, tôi có biện pháp sữa sai kịp thời để trẻ thực hành chính xác vận động hơn.
- Khi áp dụng các biện pháp trên, trẻ lớp tôi rất yêu thích các hoạt động thể dục, đặc biệt là giờ hoạt động chung có mục đích học tập, trẻ rất hứng thú và tích cực. Hầu hết trẻ lớp tôi đều có biểu hiện khoẻ manh, tăng cân đều, nhạy bén và nhanh nhẹn trong các hoạt động.
Trên đây là các biện pháp để giúp trẻ tham gia vào các hình thức giáo dục thể chất tích cực và hứng thú.
Dính kèm theo nội dung là các hình ảnh minh hoạ.
Đà Nẵng, ngày 24 tháng 02 năm 2009
Người lập
Đậu Thị Lĩnh
File đính kèm:
- SANG KIEN KINH NGHIEM(5).doc