Đề tài Một số biện pháp tổ chức giờ dạy tạo hình vẽ theo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Như chúng ta đã biết, đối với sự phát triển toàn diện của trẻ em, hoạt động tạo hình có một vị trí rất quan trọng. Đó là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo, là con đường giúp trẻ khám phá, tìm hiểu và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho chúng những xúc cảm, tình cảm tích cực.

Hoạt động tạo hình là một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất và hình thành các phẩm chất kỹ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết lao động tích cực, sáng tạo.

Thực tế ở các trường mầm non hiện nay việc tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động tạo hình luôn được quan tâm trú trọng và thực hiện thường xuyên nên đã thu được những kết quả đáng kể. Song bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế tồn tại do năng lực, trình độ của giáo viên. Đặc biệt là trong việc thiết kế, tổ chức giờ học tạo hình vẽ theo đề tài cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi còn chưa linh hoạt, còn nhầm lẫn với giờ học tạo hình vẽ theo mẫu, do vậy chưa kích thích được hứng thú học tập và khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ.

Xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của bộ môn tạo hình trong việc hình thành nhân cách cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi và thực tế công tác của bản thân, tôi chọn đề tài: "Một số biện pháp tổ chức giờ dạy tạo hình vẽ theo đề tài cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi" tại trường mầm non Hoa Hồng - Huyện Sơn Dương - Tỉnh Tuyên Quang để nghiên cứu trong năm học này.

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 9626 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp tổ chức giờ dạy tạo hình vẽ theo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sáng kiến kinh nghiệm Tên đề tài "Một số biện pháp tổ chức giờ dạy tạo hình vẽ theo đề tài cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi" 1. Đặt vấn đề : Như chúng ta đã biết, đối với sự phát triển toàn diện của trẻ em, hoạt động tạo hình có một vị trí rất quan trọng. Đó là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo, là con đường giúp trẻ khám phá, tìm hiểu và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho chúng những xúc cảm, tình cảm tích cực. Hoạt động tạo hình là một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất và hình thành các phẩm chất kỹ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết lao động tích cực, sáng tạo. Thực tế ở các trường mầm non hiện nay việc tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động tạo hình luôn được quan tâm trú trọng và thực hiện thường xuyên nên đã thu được những kết quả đáng kể. Song bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế tồn tại do năng lực, trình độ của giáo viên. Đặc biệt là trong việc thiết kế, tổ chức giờ học tạo hình vẽ theo đề tài cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi còn chưa linh hoạt, còn nhầm lẫn với giờ học tạo hình vẽ theo mẫu, do vậy chưa kích thích được hứng thú học tập và khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ. Xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của bộ môn tạo hình trong việc hình thành nhân cách cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi và thực tế công tác của bản thân, tôi chọn đề tài: "Một số biện pháp tổ chức giờ dạy tạo hình vẽ theo đề tài cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi" tại trường mầm non Hoa Hồng - Huyện Sơn Dương - Tỉnh Tuyên Quang để nghiên cứu trong năm học này. 2. Đối tượng nghiên cứu, thực hiện đề tài: Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. 3. Cơ sở lý luận của đề tài: 3.1. Đặc điểm tâm lý trẻ 5- 6 tuổi và khả năng tham gia hoạt động tạo hình của trẻ: Với sự phát triển nhảy vọt về nhận thức, cảm xúc và các kỹ năng vận động tinh, trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi rất hứng thú tìm kiếm, khám phá, tích luỹ vốn biểu tượng, ấn tượng, kinh nghiệm tạo hình, đồng thời biết sử dụng khả năng tạo hình nói chung và vẽ nói riêng một cách tích cực tự giác để tìm hiểu cuộc sống thế giới xung quanh trẻ. Trẻ có khả năng tri giác không gian, tri giác thẩm mỹ, phát hiện những nét đẹp độc đáo và biết thể hiện chúng bằng các đường nét, mảng màu theo ý thích riêng của chúng. Trẻ biết cảm nhận những nét đẹp thẩm mỹ trong các tranh vẽ nghệ thuật trang trí phù hợp với độ tuổi của trẻ, đồng thời học hỏi được các phương thức biểu cảm đơn giản khi thể hiện tác phẩm của mình. Trẻ biết lựa chọn màu sắc khi thể hiện tác phẩm theo ý kiến chủ quan của mình và tập tìm kiếm thể hiện các sắc thái màu sắc của sự vật xung quanh. Trẻ biết sử dụng các đường nét, hình hình học, hình tự nhiên đơn giản để tạo nên những đường hoa văn, những đồ vật, sự vật, hiện tượng, mà trẻ cần miêu tả. Trẻ có khả năng xác định mối quan hệ giưã không gian ba chiều với không gian hai chiều để tạo bố cục tranh vẽ có chiều sâu và thể hiện các tầng cảnh trong bố cục một bức tranh.Trẻ biết nhận xét, đánh giá nét đẹp trong tranh của bạn, của mình. Do vậy để bồi dưỡng khả năng vẽ của trẻ, chúng ta cần tạo môi trường, cơ hội cho trẻ được tri giác tìm kiếm, khám phá thế giới xung quanh; bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ, khả năng tư duy sáng tạo cho trẻ. Để tạo được sự linh hoạt trong tranh vẽ của trẻ cầntăng cường cho trẻ luyện tập các kỹ năng mang tính kỹ thuật, hình thành các kỹ sảo tạo đường nét liên tục, uyển chuyển. Tập cho trẻ biết tự điều chỉnh nhịp độ, biên độ, cường độ nhấn bút, tốc độ thao tác vẽ để trẻ chủ động trong việc miêu tả hình dạng, tô màu, tạo vẻ sinh động phong phú cho các đối tượng được miêu tả, tạo vẻ đẹp đa dạng của thế giới hình ảnh, ánh sáng, màu sắc xung quanh trong tranh của trẻ em. 3.2. Thực trạng công tác tổ chức giờ dạy tạo hình vẽ theo đề tài cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi" tại trường mầm non Hoa Hồng - Huyện Sơn Dương - Tỉnh Tuyên Quang: Nhà trường đã tổ chức tập huấn cho 100% giáo viên về chuyên đề "Tạo hình", đã tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm tại trường hàng năm và chuyên đề đã được duy trì thực hiện nhiều năm. Giáo viên đã thực hiện nghiêm túc chuyên đề song việc tổ chức thiết kế các giờ dạy theo đề tài còn nhiều hạn chế, đặc biệt là giờ vẽ theo đề tài. Cụ thể: * Về nội dung: Trong quá trình dạy trẻ giáo viên chưa trú trọng đến đặc điểm tâm lý lứa tuổi, nhiều khi đặt ra yêu cầu quá cao hoặc quá thấp so với nhận thức của trẻ. Các nội dung đều được tiến hành đủ thời gian qui định song nội dung trọng tâm chưa được trú trọng còn dàn trải, cái gì cũng đề cập đến song lại không khai thác hết dẫn đến cấu trúc tiết dạy không chặt chẽ, hiệu quả giờ học chưa cao. Phần tổ chức cho trẻ quan sát còn áp đặt theo ý kiến chủ quan của giáo viên, trẻ chưa được khám phá, phân tích, khái quát hoá hình ảnh của đối tượng tri giác để hình thành các biểu tượng rõ nét về đối tượng cần miêu tả. Phần nhận xét sản phẩm một số giáo viên chưa biết đánh giá những nét sáng tạo độc đáo của trẻ, chủ yếu nhận xét đánh giá theo chủ quan của cô. * Về phương pháp: Tổ chức, thiết kế giờ dạy chưa linh hoạt, nội dung chính và nội dung tích hợp chưa đan xen nhuần nhuyễn mà chủ yếu đặt cạnh nhau. Phương pháp chuyển tiếp dẫn dắt các nội dung còn hạn chế, áp đặt theo ý chủ quan của cô, dẫn đến tiết học chưa sinh động. Hệ thống câu hỏi mở còn hạn chế do vậy trẻ chưa được trình bày hết ý tưởng của mình, chưa phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo, ý thích thẩm mỹ của trẻ. Giáo viên nói nhiều, trẻ ít được hoạt động trải nghiệm và khám phá, chủ yếu nghe và bắt chước cô một cách thụ động, do vậy chưa phát huy được khả năng tư duy và tính sáng tạo, tích cực của trẻ. 4. Một số biện pháp việc tổ chức giờ dạy tạo hình vẽ theo đề tài cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi: Với kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân sau đây tôi xin được trình bày một số biện pháp tổ chức giờ dạy tạo hình vẽ theo đề tài cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non như sau: Hoạt động tạo hình vẽ theo đề tài là hình thức tạo hình mang tính tự do ít phụ thuộc vào mẫu. ở hình thức hoạt động này trẻ phải thể hiện các hình tượng dựa vào những đề tài cụ thể mà giáo viên nêu ra. Để xây dựng được các hình tượng theo các đề tài trẻ phải làm sống lại các biểu tượng từ trí nhớ và phối hợp các biểu tượng tạo nên hình tượng mới nhờ các quá trình liên tưởng, tưởng tượng tái tạo và các xúc cảm, tình cảm của bản thân. DO vậy chúng ta cần: 4.1. Tổ chức cho trẻ quan sát một số tranh ảnh mẫu khác nhau nhưng cùng phản ảnh một chủ đề: Với sự phát triển nhảy vọt về nhận thức, cảm xúc, trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có thể khám phá, phân tích , nhận xét, đánh giá các đối tượng được miêu tả qua tranh vẽ, do vậy khi tổ chức cho trẻ quan sát giáo viên cần tạo cơ hội cho trẻ được khám phá, nhận xét, phân tích… bằng hệ thống câu hỏi mở, cho trẻ nêu tên, các bộ phận chính, hình dạng, màu sắc, đường nét, của đối tượng được miêu tả, bố cục xắp xếp của bức tranh... Giáo viên chỉ làm nhiệm vụ hướng dẫn, gợi mở và chốt lại những kỹ năng cơ bản để tạo được bức tranh. Trong quá trình quan sát giáo viên phải kích thích cho trẻ tập trung tri giác, phân tích so sánh đối chiếu các bộ phận của chúng với hình hình học cơ bản, để giúp trẻ hình thành được hình ảnh đồ hoạ trong đầu sau đó có thể tái hiện được khi không có mẫu. Để trẻ dễ nhớ có thể quy về một số hình đơn giản như hình tròn, hình vuông, hình tam giác, chữ nhật. Ví dụ: Vẽ đầu và cổ con vịt: Có hình dạng giống số 2..Vẽ quoai ấm là 2 nét cong giống 2 vành tai.. Khi cho trẻ quan sát cần chú trọng phối hợp quan sát bao quát với quan sát tập trung. Quan sát bao quát nhằn giúp trẻ củng cố lại biểu tượng (Đó là cái gì..) quan sát tập trung giúp trẻ phân tích cách vẽ, sử dụng đường nét, màu sắc, xắp xếp bố cục bức tranh. Do tính chất giờ học vẽ theo đề tài mang tính tự do ít phụ thuộc vào mẫu, nên giáo viên cần chuẩn bị một số tranh mẫu cho trẻ quan sát để hạn chế khả năng sao chép thụ động như tiết mẫu, đồng thời tăng sức hấp dẫn của đề tài đặt ra. Tranh mẫu cần đa dạng phong phú, đường nét, màu sắc đơn giản, ngộ nghĩnh vui tươi phù hợp với trẻ. Để cung cấp làm giàu biểu tượng cho trẻ trước khi tham gia vào hoạt động tạo hình vẽ theo đề tài, giáo viên nên giao nhiệm vụ cho trẻ về nhà tự quan sát các sự vật hiện tượng liên quan đến đề tài. Ví dụ: Vẽ đề tài: Vườn cây ăn quả. Giáo viên giao nhiệm vụ cho trẻ về nhà quan sát xem trong vườn có cây ăn quả gì? quả màu gì? hình dạng của nó như thế nào?..Tổ chức cho trẻ dạo chơi thăm quan vườn cây ăn quả trong khu vực trường. Ngoài ra giáo viên cần tích cực cho trẻ dạo chơi, xem tranh ảnh trong các giờ hoạt động khác, các hoạt động vui chơi mọi lúc mọi nơi để cung cấp và củng cố các biểu tượng cho trẻ. Khi quan sát cần hướng cho trẻ được quan sát ở các góc độ khác nhau để tạo sự da đạng phong phú khi thể hiện lên tác phẩm của trẻ. 4.2. Tổ chức cho trẻ vẽ theo đề tài: Trước khi trẻ vẽ giáo viên cần đặc biệt chú ý đến cách cầm bút và tư thế ngồi của trẻ; cho trẻ được nêu dự định, ý tưởng của mình: Con định vẽ gì?... Để hạn chế những khó khăn cho trẻ giáo viên cần định hướng cho trẻ chọn những nội dung trong phạm vi những kinh nghiệm, những xúc cảm, tình cảm mà trẻ đã được trải nghiệm. Trong khi trẻ vẽ giáo viên cần quan tâm đến từng trẻ, gợi ý cho trẻ bổ xung các chi tiết cần thiết bằng hệ thống câu hỏi mở, tuyệt đối không làm hộ trẻ. Chỉ dẫn trực quan chỉ sử dụng để truyền đạt các kinh nghiệm mới, còn với các phương thức miêu tả quen thuộc cần động viên trẻ tự làm, không chờ sự hướng dẫn của giáo viên. Để hạn chế sự sao chép thụ động trong sản phẩm của trẻ, giáo viên cần gợi ý cho trẻ miêu tả các đối tượng ở các hoàn cảnh, vị trí, tư thế khác nhau, cho trẻ liên hệ thực tế mà trẻ đã được tiếp xúc trong gia đình, xã hội. 4.3. Nhận xét sản phẩm: Để xen xét, đánh giá sản phẩm của trẻ giáo viên cần xem xét đánh giá xem tranh vẽ của trẻ có phản ánh các suy nghĩ cá nhân, các cảm xúc, ý trưởng riêng hay chỉ là các bản sao chép từ các tranh mẫu. Đặc biệt chú ý đến những nét độc đáo khác thường của trẻ, tạo cơ hội cho trẻ được nói lên ý tưởng của mình. Để rèn luyện khả năng đánh giá, thưởng thức giá trị thẩm mỹ, giá trị xã hội trong tranh vẽ của trẻ, giáo viên cần dùng mọi biện pháp để giúp trẻ tăng cường, bổ xung vốn hiểu biết về các sản phẩm nghệ thuật và ngôn ngữ tạo hình được truyền đạt ở các sản phẩm tạo hình đó. Ví dụ: Cho trẻ quan sát nhận xét tranh của bạn, tự giới thiệu tác phẩm của mình trước lớp. Mô tả nội dung bức tranh, nhận xét cách xắp đặt bố cục các chi tiết trong tranh; vẻ đẹp hình dáng, màu sắc của đối tượng được miêu tả trong tranh; lý giải ý tưởng của tác giả bức tranh muốn nói nên điều gì? đánh giá biểu lộ thái độ của trẻ đối với bức tranh của bạn, của mình tạo ra. Có thể cho trẻ chọn những bài cùng miêu tả một đối tượng để trẻ so sánh thấy được có nhiều cách miêu tả khác nhau, mỗi góc nhìn đối tượng có một vẻ đẹp khác nhau. Kết thúc phần nhận xét giáo viên cần chốt lại các ý kiến của trẻ, nhận xét tuyên dương những tác phẩm đẹp, nhấn mạnh các ý tưởng sáng tạo của trẻ, động viên khuyến khích trẻ tích cực tham gia hoạt động. 5. Kết quả áp dụng đề tài sáng kiến: Để đánh giá được kết quả nhận thức của trẻ và phương pháp tổ chức của giáo viên, tôi đã tiến hành dự 4 tiết ở 2 lớp mẫu giáo 5 tuổi khu trung tâm tại trường, cụ thể: Tiết 1: Vẽ vườn cây ăn quả.(Đề tài) Tiết 2: Vẽ về miền núi. (Đề tài) Tiết 3: Vẽ câu chuyện cổ tích cháu thích. (Đề tài) Tiết 4: Vẽ hàng cây xanh (Đề tài) Kết quả trước và sau khi áp dụng một số biện pháp trên cho thấy: bảng kết quả đánh giá trẻ trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Tiết Nội dung Phương pháp Kỹ năng tổ chức lớp Đồ dùng dạy học Thời gian Kết quả trên trẻ Xếp loại chung Tiết 1 K TB TB K K TB TB Tiết 2 TB TB TB TB K TB TB Tiết 3 TB TB TB TB K TB TB Tiết 4 K TK TB K K TB TB bảng kết quả đánh giá trẻ sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Tiết Nội dung Phương pháp Kỹ năng tổ chức lớp Đồ dùng dạy học Thời gian Kết quả trên trẻ Xếp loại chung Tiết 1 T K T T T T T Tiết 2 T T T K T T T Tiết 3 T K T T T T T Tiết 4 T T T T T T T III. Kết luận: - Bài học kinh nghiệm: - Giáo viên cần nghiên cứu thiết kế tiết học đảm bảo phù hợp độ tuổi, chuẩn bị đồ dùng chu đáo phù hợp với nội dung ( màu sắc, kích thước, hình dạng, bố cục… rõ ràng). - Lựa chọn phương pháp dạy phải căn cứ vào khả năng của trẻ, khả năng trình bày diễn đạt của giáo viên, sao cho trẻ được tham gia hoạt động trải nghiệm nhiều, phát huy được khả năng tư duy sáng tạo của trẻ, giáo viên đóng vai trò là người tổ chức hướng dẫn cho trẻ hoạt động, không áp đặt trẻ, tôn trọng ý tưởng sáng tạo của trẻ. - Mỗi giáo viên phải tích cực học tập tự nghiên cứu tìm tòi phương pháp dạy trẻ theo hướng tích hợp, nắm vững nội dung kiến thức của từng thể loại tạo hình, tránh áp đặt nhầm lẫn giữa tiết học vẽ theo mẫu và theo đề tài, từ đó đề ra MĐYC phù hợp với trẻ, tạo điều kiện cho trẻ tiếp thu bài tốt, giờ học nhẹ nhàng sinh động, đạt hiệu quả cao. Sơn dương, ngày 16 tháng 12 năm 2009 Người viết sáng kiến Lê Thị Kim Tuyết Trường MN Hoa Hồng ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctho be lam bao nhieu nghe doc.doc