Trí tuệ là sản phẩm của nền giáo dục. Vậy giáo dục đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia, bởi: "Giáo dục đào tạo là chìa khoá mở cửa tiến vào tương lai" (Bài phát biểu của đồng chí Đỗ Mười tại hội nghị lần thứ IV BCH Trung ương Đảng khoá II- Hà Nội, tháng 2/1993).
Nghị quyết số 40/2000/QH 10 ngày 09/12/2000 của Quốc hội khoá X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đã khẳng định mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, lần này là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và thế giới.
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1431 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm chỉ đạo dạy học môn Toán theo chương trình thay SGK ở trường THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài:
Trí tuệ là sản phẩm của nền giáo dục. Vậy giáo dục đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia, bởi: "Giáo dục đào tạo là chìa khoá mở cửa tiến vào tương lai" (Bài phát biểu của đồng chí Đỗ Mười tại hội nghị lần thứ IV BCH Trung ương Đảng khoá II- Hà Nội, tháng 2/1993).
Nghị quyết số 40/2000/QH 10 ngày 09/12/2000 của Quốc hội khoá X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đã khẳng định mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, lần này là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và thế giới.
Bậc THCS thuộc bậc trung học (với 2 giai đoạn THCS và THPT) đóng vai trò cầu nối giữa THPT việc bậc Tiểu học. Đây là bậc học được phổ cập với mục tiêu nâng mặt bằng dân trí của cả nước, chuẩn bị đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là bậc học có điều kiện để bước đầu định hướng tương lai cho học sinh.
Mọi học sinh đều phải được giáo dục để trở thành người lao động năng động, sáng tạo, thích ứng với mọi sự phát triển đa dạng với tốc độ nhanh của xã hội, người công dân có trách nhiệm cao, con người được phát triển toàn diện cùng với chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao. Chính vì thế đổi mới phương pháp dạy học phải góp phần tích cực thực hiện mục tiêu đó trên cơ sở tương hợp với nội dung đào tạo được chọn lựa theo yêu cầu quán triệt mục tiêu và góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu là môn Toán.
Vấn đề bức xúc đặt ra hiện nay là tổ chức dạy Toán ở THCS như thế nào đạt hiệu quả nhất. Một trong những giải pháp chiến lược nâng cao chất lượng giáo dục chính là việc đổi mới quản lý giáo dục từ TW đến cơ sở. Quản lý nhà trường, quản lý giáo dục mà trọng tâm là quản lý hoạt động dạy - học nên quản lý như thế nào để thầy dạy tốt, trò học tốt. Việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, môn Toán nói riêng không thể tách rời với hoạt động tổ chức chỉ đạo của người quản lý trường THCS.
Năm học 2004-2005 về đây nhận thức được tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học, nhà trường đã tiến hành chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học đặc biệt là các lớp thay sách vì thế kết quả thu được rất khả quan.
Sau đây tôi xin trình bày "Một số kinh nghiệm chỉ đạo dạy học môn Toán theo chương trình thay SGK ở trường THCS" để đồng nghiệp cùng tham khảo.
II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
1. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu các biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học toán theo chương trình thay sách SGK ở trường THCS theo hướng lấy học sinh làm trung tâm nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học THCS đáp ứng yêu cầu đổi mơí của Giáo dục - Đào tạo.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận có liên quan.
- Thực trạng chỉ đạo dạy học môn Toán theo chương trình SGK mới ở THCS Nga Vịnh.
- Tổng kết kinh nghiệm, các biện pháp chỉ đạo có hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học môn Toán.
III. Đối tượng nghiên cứu:
Các biện pháp chỉ đạo dạy học môn Toán theo chương trình thay sách ở trường THCS Nga Vịnh.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu các văn bản, chỉ thị, các tài liệu có liên quan đến việc đổi mới chương trình thay sách.
- Phương pháp quan sát, điều tra, thống kê, tổng kết kinh nhgiệm.
V. Phạm vi nghiên cứu.
Do điều kiện và thời gian có hạn nên tôi chỉ tiến hành nghiên cứu ở trường THCS Nga Vịnh. Hơn nữa việc việc chỉ đạo đổi mới cũng chỉ được nghiên cứu ở môn Toán lớp 6,7,8. Vì vậy những kết quả còn mang tính cục bộ, chưa khái quát đối với các trường THCS khác.
Phần nội dung
Chương I:
một số vấn đề lý luận
I. Khái niệm về quản lý và quản lý trường học:
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau song có thể hiểu quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm. Quản lý vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật. Sự quản lý phải tuỳ thuộc vào điều kiện hoặc tình huống cụ thể để đạt được kết quả tối ưu. Có nghĩa là người quản lý khi áp dụng lý thuyết quản lý vào công việc cụ thể phải hết sức linh hoạt và sáng tạo.
II. Vị trí tầm quan trọng của chức năng chỉ đạo trong quản lý trường học.
Cũng giống như bất kỳ một quá trình quản lý nào, quản lý trường học cũng gồm 4 chức năng cơ bản, 4 chức năng đó được thể hiện tạo thành một chu trình quản lý theo sơ đồ sau:
Kế hoạch
Thông tin
Chỉ đạo
Kiểm tra
Tổ chức
Chỉ đạo là một trong bốn chức năng quản lý. Đó là sự tác động đối với cá nhân hoặc nhóm người làm cho họ tích cực hăng hái làm việc theo sự phân công và kế hoạch đã định. Trong chỉ đạo bao hàm cả chỉ dẫn, động viên thúc đẩy giám sát người dưới quyền thi hành nhiệm vụ được giao. Trong chỉ đạo hoạt động của nhà trường phải bám sát quy chế, kế hoạch chương trình để giám sát cán bộ giáo viên, chỉ vẽ, hướng dẫn, uốn nắn khéo léo nhằm thực hiện mục tiêu đề ra đúng hướng, phát huy được khả năng tự quản, khả năng của đội ngũ tổ trưởng... Phải có thái độ nhã nhặn, lấy động viên khuyến khích là chính, không gây ra tâm lý sợ sệt những người dưới quyền...
Trong một trường học, nếu nhà quản lý coi thường khâu chỉ đạo ắt sẽ dẫn đến tình trạng vô kỷ luật, mất trật tự, mỗi giáo viên làm theo ý đồ riêng, không ai cộng tác với ai thậm chí đố kị lẫn nhau.
Như vậy nếu có kế hoạch tốt, phương pháp tổ chức và kiểm tra hợp lý cộng với sự chỉ đạo sát sao, khoa học thì ắt sẽ đạt hiệu quả tối ưu.
III. Vị trí, mục tiêu và nhiệm vụ của môn Toán ở THCS.
Toán là môn học chủ đạo trong tương quan với các môn học khác. Là môn học quan trọng để phát triển năng lực trí tuệ, tư duy tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh. Môn toán rèn luyện kỹ năng cộng tác độc lập cho học sinh để tự chiếm lĩnh kiến thức một cách sâu sắc. Toán giúp cho học sinh nắn vững kiến thức, hình thành kỹ năng từ đó phát triển trí tuệ nhân cách.
Chương II:
Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học toán
ở trường THCS Nga Vịnh.
I. Đặc điểm tình hình địa phương.
Trường THCS Nga Vịnh nằm ở phía Tây Bắc huyện Nga Sơn, đây là một xã thuộc vùng chiêm trũng, đại bộ phận nhân dân trong xã chủ yếu làm nghề nông, đời sống cực kỳ khó khăn vì vậy cũng ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh.
II. Đặc điểm tình hình của trường THCS Nga Vịnh.
1. Về cơ sở vật chất:
Trường có diện tích: 5340m2 trong đó có 9 phòng học đều là cao tầng. Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy còn chưa đầy đủ để đáp ứng tốt chương trình SGK mới, song Ban giám hiệu đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể để có giải pháp chính cho công tác thay sách và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm.
2. Về đội ngũ giáo viên:
Tổng số CBGV
Trình độ chuyên môn
Tuổi đời TB
Chi chú
Đại học
Cao đẳng
Trung học
Trung cấp
26
7
16
3
0
32
2 đ/c đang theo học ĐH
Bảng 1: Trình độ, tuổi đời trunb bình
Năm học
Tổng số Giáo viên đứng lớp
Dạy giỏi cấp
Dạy khá
Huyện
Trường
SL
%
SL
%
SL
%
2004-2005
(Học kỳ I)
22
2
9,1
18
81,8
2
9,1
Bảng2 : Xếp loại chuyên môn giáo viên trường THCS Nga Vịnh: Nhìn chung trường THCS Nga Vịnh có đội ngũ giáo viên trẻ, luôn nhiệt tình trong giảng dạy. Ban giám hiệu tạo mọi điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ.
3. Về học sinh:
Năm học 2004-2005, toàn trường có 14 lớp gồm 536 học sinh.
Năm học 2003-2004 trườgn có số học sinh được xếp loại văn hoá: Giỏi: 25%; Khá: 35%; Trung bình: 40%. Hạnh kiểm: Tốt 100%.
Khối
Năm học
Chất lượng môn Toán
Chất lượng chung
G
K
TB
Y
G
K
TB
Y
7
2004-2005
(HK1)
10%
34%
54%
3%
7%
30%
60%
3%
Bảng 3: Chất lượng môn Toán và chất lượng chung của học sinh trường THCS Nga Vịnh.
Năm học
Số học sinh dự thi
Số học sinh đỗ
Ghi chú
SL
%
2003 - 2004
118
117
99,1
Bảng 4: Kết quả học sinh thi tốt nghiệp trường THCS Nga Vịnh.
III. Thực trạng dạy học môn Toán ở trường THCS Nga Vịnh.
Qua khảo sát dự giờ và trao đổi với giáo viên tôi có nhận xét sau:
- Trình tự các bước lên lớp của các giờ dạy rõ ràng, khoa học và chặt chẽ.
- Giáo viên linh hoạt, sáng tạo, không phụ thuộc nặng nề vào Sách giáo khoa và bài soạn in.
- Giáo viên biết phát huy kiến thức sẵn có của học sinh, nghiên cứu chương trình toán các lớp kề liền đặc biệt là chương trình sách giáo khoa mới, từ đó đưa ra phương pháp tối ưu.
IV. Thực trạng chỉ đạo dạy học môn Toán khối 6, 7, 8 ở trường THCS Nga Vịnh.
1. Lập kế hoạch:
Ban giám hiệu căn cứ vào chỉ thị của Bộ giáo dục, các văn bản hướng dẫn của Sở, Phòng Giáo dục, nghị quyết Chi bộ để lập ra các kế hoạch và chỉ tiêu phương hướng xây dựng qua đại hội công chức. Từ đó mà cụ thể hoá hoạt động đề ra quá trình thực hiện. Ban giám hiệu phải kiểm tra, giám sát, uốn nắn đặc biệt dự giờ, thăm lớp và phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh khối 6, 7,8 từ đó uốn nắn, điều chỉnh.
2. Chỉ đạo dạy học chương trình thay sách khối 6, 7, 8 theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh. Đây là việc làm có tính quyết định, có hiệu quả giáo dục được tiến hành.
Ngay từ đầu năm, ở các khối 6, 7, 8 được phân loại học sinh thành các loại: Giỏi, khá, trung bình, yếu để có biện pháp giáo dục thích hợp. Tích cực tham gia các hội thảo, chuyên đề cấp cao, bàn về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học. Bám sát các chuyên đề cải tiến phương pháp giảng dạy khối 6,7, 8. Kiểm tra việc soạn bài K 6,7 , 8 theo phương pháp mới. Thao giảng tập trung đi sâu vào phương pháp mới. Xây dựng phương pháp đánh giá kết quả học sinh thông qua ngân hàng đề thi. Hàng tháng có đánh giá kết quả thực hiện và ra chuyên đề mới để các tổ khối hoạt động.
Bên cạnh đó tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh được sinh hoạt ngoài giờ lên lớp hàng tháng, có kinh phí tổ chức và khen thưởng. Ban giám hiệu luôn xác định đầu tư cho đổi mới phương pháp dạy học là con đường cốt lỗi để đưa chất lượng dạy học lên cao. Khi đi dự luônlàm việc trong tinh thần dân chủ, xây dựng chuyên môn cho giáo viên một cách nhiệt tình. Luôn tạo cho giáo viên những điều kiện thuận lợi nhất để họ thêm yêu nghề, mến trẻ, có trách nhiệm với nghề nghiệp.
Chương III.
Các biện pháp chỉ đạo đối với phương pháp dạy học Toán theo chương trình SGK mới ở trường THCS Nga Vịnh
- Biện pháp 1: Tăng cường bồi dưỡng về nhận thức cho đội ngũ giáo viên đối với việc thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học.
- Biện pháp 2: Tổ chức một cách khoa học lao động của người hiệu trưởng, hiệu phó và các thành viên trong trường. Thực hiện việc phân công, phân quyền và trách nhiệm của từng thành viên trong trường với quan niệm "đều tay, xoay việc". Ban giám hiệu luôn đầu tầu gương mẫu tìm tòi học hỏi các đơn vị bạn. Tăng cường quản lý tổ, khối đồng thời cải tiến nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn.
- Biện pháp 3: Tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với chương trình SGK mới theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học một cách triệt để, có kế hoạch, có chiều sâu.
Tổ chức thảo luận xây dựng giáo án phân loại các dạng bài dạy cho từng chương cụ thể: phân công giáo viên soạn giáo án trên cơ sở đó các giáo viên trong tổ thảo luận, xây dựng và đi đến thống nhất việc soạn giáo án. Việc soạn giáo án phải thể hiện được hoạt động của thầy và trò trong tiết học theo một trình tự lôgic của bài học. Nội dung kiến thức đủ, chính xác, chú ý đảm bảo tính vừa sức, kiến thức trọng tâm cần khai thác triệt để truyền thụ kiến thức phải linh hoạt và phù hợp với từng đối tượng học sinh. Dành thời gian cho học sinh tự hoạt động. Giáo viên chỉ giữ vai trò hướng dẫn, định hướng, tổng hợp kiến thức cho học sinh.
* Chỉ đạo điểm: Chọn đối tượng.
Nhà trường chọn giáo viên có năng lực chuyên môn khá vững để dạy mẫu là đồng chí Mai Thị Thuỷ - trình độ Cao đẳng.
Chọn bài dạy mẫu: Bài khái niệm về biểu thức đại số.
Sau khi tập huấn cho giáo viên đã chọn dạy mẫu, tổ chức dạy thử và hoàn thiện tiết dạy, nhà trường tổ chức cho giáo viên dạy mẫu, toàn trường dự. Sau đó đánh giá rút kinh nghiệm tiết dạy mẫu. Ban chỉ đạo tổ chức dạy thực nghiệm lớp 7A.
Cụ thể nội dung tiết dạy: Khái niệm về biểu thức đại số.
+ Hoạt động 1: Giới thiệu chương
Giáoviên giới thiệu.
+ Hoạt động 2: Nhắc lại về biểu thức
- Cho học sinh nêu ví dụ về biểu thức.
- Giáo viên nhấn mạnh: Đó là những biểu thức số.
- Học sinh làm ví dụ trang 24 (SGK), trả lời:
+ Hoạt động 3: Khái niệm về biểu thức đại số:
- Giáo viên nêu bài toán, viết biểu thức biểu thị chu vi của hình chữ nhật, có hai cạnh liên tiếp là (5cm) và a(cm).
- Giáo viên giải thích, học sinh viết biểu thức biểu thị chu vi hình chữ nhật của bài toán trên.
- Khi a = 2 ta có biểu thức trên biểu thị chu vi hình chữ nhật nào?
- Học sinh trả lời.
- Giáo viên đưa ?2 lên máy chiếu (hoặc bảng phụ) yêu cầu cả lớp cùng làm, sau đó gọi 1 học sinh lên bảng.
Giáo viên kết luận.
- Cho học sinh nghiên cứu ví dụ trang 25 (SGK). Yêu cầu học sinh lấy các ví dụ biểu thức đại số.
- Giáo viên và học sinh cả lớp kiểm tra ví dụ nêu của cả lớp và nhận xét:
- Giáo viên cho hình ? 3 trang 25 (SGK), 2 học sinh lên bảng làm nhận xét.
- Cho học sinh đọc phần chú ý (SGK).
+ Hoạt động 4: Củng cố
- Học sinh đọc phần : "Có thể em chưa biết".
- Học sinh làm bài tập 1,2 (SGK).
- Học sinh chơi trò chơi.
+ Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà: Dặn học sinh làm các bài tập còn lại.
Qua tiết dạy, Ban chỉ đạo tiến hành nhân xét, đánh giá.
Cách dạy trên tạo cho học sinh chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức và rèn luyện kỹ năng phối hợp giữa thầy và trò. Gây cho học sinh hứng thú học tập, yêu thích môn học, học sinh tự tin, khắc sâu kiến thức một cách lầu dài. Không khí lớp học sôi nổi.
Trên cơ sở đánh giá kết quả chỉ đạo điểm, ban chỉ đạo tiếp tục chỉ đạo đại trà.
- Biện pháp 4: Tăng cường kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh.
- Biện pháp 5: Giao chỉ tiêu tới giáo viên, gắn trách nhiệm của họ với công việc được giao.
- Biện pháp 6: Tổ chức tốt các phong trào thi đua, chú trọng công tác khen thưởng nhằm khuyến khích động viên học sinh, giáo viên tham gia tốt phong trào đổi mới phương pháp dạy học.
- Biện pháp 7: Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong trường, tạo điều kiện để giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn.
- Biện pháp 8: Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục nhằm tăng cường cơ sở vật chất thiết bị dạy học, động viên khuyến khích giáo viên làm đồ dùng dạy học.
Phần kết luận
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình chỉ đạo dạy học môn Toán theo chương trình SGK ở trường THCS. Rất mong đước ự góp ý của các đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nga Sơn, ngày 15 tháng 4 năm 2005
Người viết
Mai Chấn Thanh
Nhận xét đánh giá của Hội đồng khoa học trường THCS Nga Vịnh
phòng giáo dục huyện Nga Sơn
Trường trung học cơ sở nga vịnh
-------------@&?-------------
sáng kiến Kinh nghiệm
Tên đề tài:
Một số kinh nghiệm chỉ đạo dạy học môn toán theo chương trình thay sách giáo khoa ở trường THCS
Họ và tên: Mai Chấn Thanh
Đơn vị: Trường THCS Nga Vịnh - Nga Sơn
Năm học: 2004 - 2005
************
File đính kèm:
- SKKN Mot so kinh nghiem chi dao Day Hoc tot mon toan o truong THCS theo SGK moi.doc