Đề tài Một số phương pháp hướng dẫn học sinh thực hành thí nghiệm môn Hóa học trung học cơ sở

 Hóa học là một trong các môn khoa học cơ bản có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của xã hội. Quá trình phát triển của khoa học công nghệ đòi hỏi sự ra đời của các vật liệu mới, thuốc chữa bệnh. Bên cạnh những vai trò của hóa học với nền khoa học kĩ thuật thì hóa học còn giúp học sinh giải thích được nhiều hiện tượng thú vị trong đời sống hàng ngày như sự biến đổi của các chất khi chế biến thức ăn. Tại sao bột nở lại làm cho bánh xốp hơn?. Sắt để ngoài không khí bị gỉ do đâu?. có hàng nghìn câu hỏi dạng như vậy xuất hiện trong đầu học sinh đang cần giải đáp.

doc36 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 15162 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số phương pháp hướng dẫn học sinh thực hành thí nghiệm môn Hóa học trung học cơ sở, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ A- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Hóa học là một trong các môn khoa học cơ bản có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của xã hội. Quá trình phát triển của khoa học công nghệ đòi hỏi sự ra đời của các vật liệu mới, thuốc chữa bệnh... Bên cạnh những vai trò của hóa học với nền khoa học kĩ thuật thì hóa học còn giúp học sinh giải thích được nhiều hiện tượng thú vị trong đời sống hàng ngày như sự biến đổi của các chất khi chế biến thức ăn. Tại sao bột nở lại làm cho bánh xốp hơn?. Sắt để ngoài không khí bị gỉ do đâu?... có hàng nghìn câu hỏi dạng như vậy xuất hiện trong đầu học sinh đang cần giải đáp. Môn Hóa học có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo nói chung, của trường THCS nói riêng. Môn Hóa học ở trường THCS có những đặc trưng riêng. Nội dung kiến thức của môn học này luôn luôn gắn liền với sự vật và hiện tượng xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Việc khám phá và tiếp thu kiến thức phụ thuộc rất nhiều vào các thí nghiệm bởi đặc điểm của khoa học Hóa học vốn là khoa học thực nghiệm và nguyên tắc dạy học là nguyên tắc trực quan “học đi đôi với hành”. Làm các thí nghiệm Hóa học có tác dụng to lớn trong việc phát triển nhận thức của học sinh, phù hợp với nguyên lý giáo dục, giúp các em quen dần với phương pháp nghiên cứu khoa học, vì qua đó các em được tập quan sát, tư duy biên chứng, rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, góp phần giáo dục kỹ năng sống, chuẩn bị cho học sinh tham gia hoạt động thực tế. Do được tự mình tiến hành các thao tác thí nghiệm… các em có thể nhanh chóng làm quen với những dụng cụ và thiết bị dùng trong đời sống và sản xuất sau này. Trong chương trình Hóa học 8, học sinh đã làm quen với các thao tác thí nghiệm đơn giản, tập đưa ra “Dự đoán’’ và được giáo viên hướng dẫn làm thí nghiệm để kiểm tra tính đúng đắn của dự đoán. Lên lớp 9 phương pháp này được phát triển và được nâng cao hơn, học sinh thường xuyên đưa ra nhiều dự đoán khác nhau về cùng một hiện tượng, tự lực đề xuất các phương án thí nghiệm, và thực hành thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Như vậy, bên cạnh nhiệm vụ trang bị kiến thức và những hiểu biết cần thiết, trong mỗi bài học Hóa học cần nâng cao khả năng tự tiến hành thí nghiệm (thực hành) của học sinh, rèn luyện và phát triển ở các em những kĩ năng, năng lực nhận thức và góp phần hình thành những phẩm chất, nhân cách phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện nay. Với nhiều năm giảng dạy Hóa học THCS, qua việc thực hiện các thí nghiệm Hóa học tôi đã tổng kết, đúc rút được "một số phương pháp hướng dẫn học sinh thực hành thí nghiệm môn Hóa học THCS". Tôi trình bày trong bản sáng kiến kinh nghiệm này mong các đồng chí, đồng nghiệp cùng tham khảo và đóng góp ý kiến cho tôi để tôi hoàn thiện đề tài này, giúp cho việc thực hành, thí nghiệm môn Hóa học được thành công và làm cho học sinh tin tưởng vào chân lí khoa học, từ đó các em hứng thú học tập môn Hóa học. B- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Đề tài nghiên cứu các phương pháp dạy thực hành Hóa học nhằm “phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo và năng lực tự học, tự làm của học sinh ”. Mục đích cơ bản của đề tài là: Làm thế nào để học sinh có thể làm thí nghiệm thực hành đúng thao tác dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhằm giúp học sinh hình thành và củng cố vững kiến thức, học sinh yêu thích học môn Hóa học từ đó nâng cao được chất lượng dạy và học. Đồng thời có thể giúp các giáo viên dạy Hóa học nghiên cứu kĩ hơn các loại thí nghiệm Hóa học, các bước tiến hành làm thí nghiệm và các phương pháp dạy thí nghiệm để từ đó tìm ra các cách thức áp dụng cho từng bài dạy cụ thể. Thiết lập hệ thống thí nghiệm, qua đó làm nổi bật mối liên hệ giữa các kiến thức với nhau, giúp học sinh vận dụng kiến thức nhiều lần để các em nhớ kỹ và hiểu kiến thức vững chắc, sâu sắc hơn. Hình thành và củng cố tư duy hóa học về sự biến đổi chất, các hiện tượng hóa học đặc trưng, dự đoán hiện tượng thí nghiệm … C- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Tìm hiểu bằng cách đọc, nghiên cứu tài liệu về phương pháp dạy thí nghiệm Hóa học. -Thu thập các tư liệu có liên quan đến đề tài: Sách giáo khoa Hóa học, các bài học có làm thí nghiệm, các sách tham khảo về phương pháp dạy Hóa học. 2. Phương pháp điều tra sư phạm - Điều tra trực tiếp bằng cách dự giờ phỏng vấn. - Điều tra gián tiếp bằng cách sử dụng phiếu điều tra. 3. Tham khảo ý kiến cũng như phương pháp giảng dạy Hóa học của đồng nghiệp thông qua các buổi họp chuyên đề,dự giờ thăm lớp. 4. Lấy thực nghiệm việc giảng dạy Hóa học ở trên lớp đặc biệt là những bài học Hóa học có thí nghiệm để tìm ra hướng rèn kĩ năng làm thí nghiệm cho các em học sinh. Áp dụng sáng kiến vào dạy học thực tế từ đó thu thập thông tin để điều chỉnh cho phù hợp. PHẦN II :NỘI DUNG A- TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Qua nhiều năm giảng dạy môn Hóa học tại trường THCS Đoàn Thị Điểm tôi đã thường xuyên sử dụng các biện pháp nhằm thực hiện thành công các thí nghiệm, từ đó làm cho học sinh hứng thú hơn trong học tập môn Hóa học. Tôi áp dụng những biện pháp này trong tình hình thực tế như sau: I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: - Thí nghiệm hóa học là nguồn gốc, xuất xứ của kiến thức, qua quan sát thí nghiệm, học sinh thấy được hiện tượng, từ đó có nhận xét và rút ra kết luận vấn đề đang nghiên cứu, tức là từ thực tiễn đi đến tư duy lôgic có cơ sở khoa học. - Qua thí nghiệm tạo cho học sinh hứng thú học tập, nâng cao lòng yêu khoa học , phát huy được khả năng sáng tạo, tính tò mò ham học hỏi . - Thí nghiệm hóa học giúp học sinh làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các sự vật, giải thích được bản chất của các quá trình xảy ra trong tự nhiên, trong sản xuất và đời sống của con người. - Thí nghiệm hóa học còn giúp học sinh có khả năng vận dụng những kiến thức đã học được trong nhà trường, trong phòng thí nghiệm vào các lĩnh vực hoạt động của con người. - Thí nghiệm hóa học có tác dụng phát triển tư duy, giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng, củng cố niềm tin vào khoa học của học sinh, giúp học sinh hình thành những đức tính tốt của con người mới: làm việc khoa học, thận trọng, ngăn nắp, gọn gàng. Vì vậy việc hướng dẫn học sinh kĩ năng thực hành trong môn hóa học ở trường THCS, khi các em mới bước đầu làm quen với môn hóa học là nhiệm vụ hết sức quan trọng của người thầy. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1- Về học sinh: Học sinh còn rất lúng túng khi tiến hành thí nghiệm. Các em làm thí nghiệm rất chậm đôi khi còn không theo đúng trình tự thí nghiệm dẫn đến kết quả thí nghiệm chưa được chính xác, làm mất nhiều thời gian, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của tiết học. Vì hóa học là môn học khá mới và là một môn học khó, trừu tượng, nhiều hiện tượng phức tạp nên phần lớn các em có tâm lí sợ học bộ môn. Bên cạnh đó theo chương trình đổi mới sách giáo khoa Hóa học như hiện nay phần lớn các tiết dạy Hóa học đều có thí nghiệm học sinh rất thích làm thí nghiệm nhưng kĩ năng thực hành và xử lí kết quả thí nghiệm của các còn rất lúng túng, thậm chí có thể bị nguy hiểm do hóa chất và dụng cụ bị vỡ. Từ lí thuyết áp dụng vào thực tế còn chưa tự tin, chưa thành thạo. 2- Về giáo viên: Một số giáo viên thì ngại dạy môn Hóa học vì nó có nhiều thí nghiệm mà giáo viên nghiên cứu chưa kĩ các phương pháp dạy thí nghiệm Hóa học nên vẫn còn lúng túng trong cách tổ chức hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm. Một số giáo viên khác lại ngại không cho học sinh thực hành thí nghiệm mà chỉ giáo viên làm cho học sinh quan sát vì kĩ năng làm của các em quá chậm ảnh hưởng đến thời lượng 45 phút của tiết học. Ở một số thí nghiệm giáo viên làm không thành công từ đó làm học sinh hoang mang tiếp thu kiến thức một cách bị thụ động ép buộc 3- Về cơ sở vật chất: Một số thiết bị và hóa chất thí nghiệm qua một thời gian sử dụng đã bị hỏng không còn đáp ứng được yêu cầu của bộ môn nên có một số thí nghiệm giáo viên chỉ thông báo kết quả, học sinh không được trực tiếp làm thí nghiệm. Nhà trường đã có phòng học bộ môn rất thuận lời cho việc tổ chức các tiết học có thực hành, thí nghiệm Trước những tình hình đó, tôi cố gắng phát huy những thuận lợi của nhà trường, đồng thời khắc phục khó khăn, tìm mọi biện pháp để các thí nghiệm Hóa học được thành công B- NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT: Tôi đã tổng hợp các thí nghiệm Hóa học lớp 8, 9 và phân chia các thí nghiệm thành các loại thí nghiệm, với mỗi bài lại tìm ra các hình thức tổ chức khác nhau đối với mỗi thí nghiệm: 1- Phân loại thí nghiệm: phân theo mức độ hoạt động tích cực của học sinh - Thí nghiệm biểu diễn; (ít tích cực): GV hoặc 1 HS thực hiện TN biểu diễn – HS quan sát hiện tượng nhưng chỉ để chứng minh có phản ứng xảy ra hoặc một tính chất, một quy luật mà GV đã nêu. ra. - Thí nghiệm thực hành. (Rất tích cực): Nhóm HS trực tiếp thực hiện, nghiên cứu thí nghiệm. 2- Các hình thức tổ chức thí nghiệm thực hành: - Thí nghiệm thực hành đồng loạt; - Thí nghiệm thực hành phối hợp; - Thí nghiệm thực hành cá thể; - Thí nghiệm thực hành ở ngoài lớp. Trong đề tài này tôi sẽ trình bày các điểm cần lưu ý và những ví dụ minh hoạ đối với mỗi loại thí nghiệm, với mỗi hình thức tổ chức thí nghiệm. C- PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH: I- CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM HÓA HỌC 1. Thí nghiệm biểu diễn 1.1. Nguyên tắc thực hiện: Thí nghiệm biểu diễn là thí nghiệm do giáo viên hoặc một (một vài) học sinh trình bày ở trên lớp. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của các thí nghiệm biểu diễn, bản thân tôi luôn có gắng thực hiện tốt các nội dung sau: - Thí nghiệm phải đảm bảo thành công : Nếu thí nghiệm thất bại học sinh sẽ mất tin tưởng vào bài học và ảnh hưởng xấu đến uy tín của giáo viên. Muốn làm tốt được điều này, giáo viên phải: + Am hiểu bản chất của các hiện tượng Hóa học xảy ra trong thí nghiệm. + Nắm vững cấu tạo, tính năng, đặc điểm của từng dụng cụ thí nghiệm cùng với những trục trặc có thể xảy ra để biết cách kịp thời khi phải sửa chữa. Muốn vậy, giáo viên phải làm trước nhiều lần trong khi chuẩn bị bài. + Giáo viên phải làm trước thí nghiệm để đảm bảo thành công, tránh trường hợp thí nghiệm thất bại do chất lượng hóa chất, dụng cụ… - Thí nghiệm phải ngắn gọn một cách hợp lí : Nếu thí nghiệm kéo dài sẽ khó tập trung sự chú ý của học sinh và dễ cháy giáo án. Muốn vậy giáo viên phải hạn chế tối đa thời gian lắp ráp thí nghiệm. Thí nghiệm đảm bảo thành công ngay không phải làm lại. Nếu thí nghiệm kéo dài có thể chia ra nhiều bước, mỗi bước coi như một thí nghiệm nhỏ. - Thí nghiệm phải đảm bảo cho cả lớp quan sát : Để làm tốt điều này, giáo viên cần phải: Chuẩn bị dụng cụ thích hợp, có kích thước đủ lớn, có cấu tạo đơn giản thể hiện rõ được bản chất của hiện tượng cần nghiên cứu. Sắp xếp dụng cụ một cách hợp lí. Điều này biểu hiện: + Chỉ bày những dụng cụ cần thiết cho thí nghiệm, không bày la liệt những dụng cụ chưa dùng đến hoặc chưa dùng xong. + Bố trí sao cho cả lớp đêu nhìn rõ. Muốn như vậy nên sắp xếp dụng cụ trên mặt phẳng cao so với mặt đất, tốt nhất dùng mặt bàn giáo viên. Nếu không được phải đem đến tận bàn cho học sinh xem. Giáo viên cũng cần chú ý không che lấp thí nghiệm khi thao tác. - Sử dụng thí nghiệm đối chứng: Nhằm giúp học sinh rút ra kết luận một cách chính xác nhất diện và toàn diện nhất về hiện tượng hoặc tính chất của chất thể hiện trong thí nhgiệm. -Thí nghiệm phải đảm bảo an toàn cho người và dụng cụ thí nghiệm: Đối với các chất dễ cháy, nổ phải để xa ngọn lửa và nếu nó bốc cháy thì phải dùng cát hoặc bao tải ướt phủ lên. Với những chất độc hại như clo, khí SO2 thì phải hết sức thận trọng phải bố trí thí nghiệm ở nơi thoáng gió như cạnh cửa theo hướng hút gió ra ngoài - Để phát huy được tác dụng của thí nghiệm biểu diễn: + Thí nghiệm phải được tiến hành hữu cơ với bài học, tuỳ vào mục đích của bài học mà đưa thí nghiệm đúng lúc. + Thí nghiệm phải tiến hành kết hợp với phương pháp giảng dạy khác nhất là phương pháp đàm thoại và vẽ hình. + Thí nghiệm chỉ có hiệu quả tốt khi có sự tham gia tích cực, có ý thức của học sinh. Vì vậy giáo viên phải làm cho học sinh hiểu rõ mục đích của thí nghiệm, cách bố trí thí nghiệm và các dụng cụ của thí nghiệm. Học sinh trực tiếp quan sát và rút ra kết luận cần thiết. 1.2. Ví dụ minh hoạ: Căn cứ vào mục đích, có thể chia thí nghiệm biểu diễn thành 3 loại: 1.2.1. Thí nghiệm nêu vấn đề Thí nghiệm này nhằm nêu lên vấn đề cần nghiên cứu tạo ra tình huống có vấn đề làm tăng hiệu quả của dạy học. Ví dụ 1: BÀI 1: MỞ ĐẦU MÔN HÓA HỌC. Mục Hóa học là gì? Trước khi vào bài này, để đặt vấn đề vào bài giáo viên có thể tổ chức làm thí nghiệm sau đây: Chuẩn bị: Dụng cụ: Ống nghiệm Hóa chất: Đinh sắt, dung dịch HCl Cách tiến hành thí nghiệm: GV lấy đinh sắt cho vào ống nghiệm đựng dd HCl. HS sẽ thấy đinh sắt tan ra và xuất hiện bọt khí. Sau khi thí nghiệm được tiến hành giáo viên đặt vấn đề vào bài mới: Chất lỏng này tại sao có thể hòa tan được sắt? Tại sao lại có khí sinh ra và sắt tan đi đâu? Tất cả sẽ được giải đáp khi chúng ta học môn hóa học? Vậy hóa học là gì? ngoài những hiện tượng tương tự như trên hóa học còn nghiên cứu những vấn đề gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài Cơ sở lí thuyết của thí nghiệm: HCl tác dụng với Fe làm Fe tan ra tao thành muối FeCl2 và giải phóng khí H2 GV viên có thể tiến hành 2,3 thì nghiệm có hiện tượng nổi bật, đặc biệt là có sự thay đổi màu sắc ví dụ: Cho mẩu Na vào cốc nước có sẵn phenol phtalein; đổ dung dịch BaCl2 vào dung dịch Na2SO4... Ví dụ 2: BÀI 19: SẮT . Khi tìm hiểu TCHH của sắt giáo viên có thể làm thí nghiệm Fe tác dụng với H2SO4 đặc nguội Chuẩn bị: Dụng cụ: 2 ống nghiệm, giá, kẹp Hóa chất: Fe dạng phoi bào, dd H2SO4 đặc, HNO3 đặc4 Thí nghiệm: Thí nghiệm sắt tác dụng với HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội. GV nêu vấn đề: Sắt tác dụng với HCl, H2SO4 loãng nhưng liệu sắt có (tác dụng) phản ứng với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc, nguội không? Cách tiến hành thí nghiệm: GV tiến hành thí nghiệm: cho mảnh sắt vào axit H2SO4 đặc nguội rồi yêu cầu học sinh quan sát và nêu hiện tượng HS: Không hiện tượng xảy ra. Vậy không có PƯHH. GV: Vậy vấn đề được giải quyết. Sắt không phản ứng với H2SO4 đặc, nguội và tương tự nhưu vậy Fe không phản ứng với HNO3 đặc, nguội (vì có tính thụ động) 1.2.2. Thí nghiệm giải quyết vấn đề: Thí nghiệm thuộc bài này được thực hiện giải quyết vấn đề đặt ra sau phần nêu vấn đề. Bao gồm hai loại thí nghiệm: 1.2.2.1. Sử dụng thí nghiệm nghiên cứu có so sánh đối chiếu(Thí nghiệm đối chứng) để rút ra tính chất hoá học của chất: Là thí nghiệm tiến hành nghiên cứu vấn đề đặt ra thông qua đó giáo viên hướng dẫn học sinh đi đến khái niệm cần thiết. Ví dụ 1: Bài 39 : BENZEN Phần III: Tính chất hoá học Mục 2: Ben zen có phản ứng thế với brom không? Chuẩn bị Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp gỗ, ống nhỏ giọt, giá đựng ống nghiệm Hoá chất: Benzen, dung dịch Brôm - Thí nghiệm nghiên cứu - Giáo viên giới thiệu thí nghiệm: cho 2ml brôm lỏng vào ống nghiệm chưa 3 ml ben zen rồi cho 1 gam bột sắt vào ống nghiệm sau đó đun trên ngọn lửa đèn cồn. Học sinh quan sát thảo luận trả lòi câu hỏi: ? Màu sắc của brôm thay đổi như thế nào? - GV: thuyết trình kết hợp mô hình động biểu diễn sự thay đổi liên kết trong phân tử benzen. PTHH: C6H6(l) + Br2(l) C6H5Br(l) + HBr(k) đỏ nâu không màu ? Phản ứng trên thuộc loại nào? Học sinh nghe và ghi nhớ: Benzen phản ứng thế với brom lỏng (màu đỏ) Giáo viên : ? Còn dung dịch brom thì thế nào? - Thí nghiệm đối chứng: Cho benzen vào dung dịch brom màu vàng da cam ® Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét hiện tượng và giải thích Học sinh nhận xét: Không có hiện tượng gì xảy ra ® Benzen không làm mất màu dung dịch brom Giáo viên : ? Em có nhận xét gì về tính chất của benzen? ® Học sinh rút ra kết luận: Benzen tham gia phản ứng thế với brom lỏng còn không tham gia phản ứng cộng với dung dịch brôm (hay không làm mất màu dung dịch brom) Ví dụ 2: Bài 19: SẮT Nghiên cứu tính chất hoá học của sắt tác dụng với dung dịch muối. GV: Sắt tác dụng được với dd muối nào sau đây: CuSO4, MgSO4 HS dự đoán và sau đó kiểm tra bằng thực nghiệm thí nghiệm theo nhóm và điền kết quả vào bảng sau: TN nghiên cứu: Săt tác dụng với CuSO4. Chuẩn bị: Đinh sắt (loại đinh 10), dây đồng, dung dịch CuSO4, FeSO4, Ống nghiệm, giá ... Tiến hành: - Cho đinh sắt vào ống nghiệm (1) đựng dd muối CuSO4 - Cho dây đồng vào ống nghiệm (2) đựng dung dịch FeSO4 HS quan sat, nhận xét hiện tượng: Ô1. - Có màu đỏ bám quanh đinh sắt - Dung dịch màu xanh nhạt dần và xuất hiện màu lục nhạt. Ô 2. Không hiện tượng PT: Fe(r) + CuSO4(dd) → FeSO4(dd) + Cu(r) Trắng xám Xanh lam Lục nhạt Đỏ Sau đó GV cho đại diện nhóm trình bày kết quả. Viết PTHH. GV hỏi: Có phải kim loại sắt đều tác dụng với các dung dịch muối không? Vậy điều kiện để phản ứng giữa sắt với dd muối thực hiện được là gì? Từ đó dẫn đến kết luận về tính chất của sắt tác dụng với dd muối. (Chú ý hoá trị của sắt) Kết luận Những kim loại mạnh có thể đẩy được kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối 1.2.2.2. Thí nghiệm chứng minh Là thí nghiệm dùng để chứng minh những giả thuyết được đặt ra. Ví dụ: Bài 26: CLO Thí nghiệm chứng minh clo có tính chất hóa học của phi kim. Chuẩn bị: Dụng cụ và hóa chất: đèn cồn, 2 bình clo, dây đồng, dây sắt xoắn hình lò xo, kẹp sắt GV đặt vấn đề : để chứng minh clo có THHH của phi kim chúng ta tiến hành làm một số thí nghiệm Cách tiến hành thí nghiệm: GV phát phiếu học tập cho học sinh. Nội dung: nêu hiện tượng và lập PTHH cho các phản ứng trong thí nghiệm sau: TN 1: Đồng tác dụng với clo GV dùng kẹp sắt kẹp dây đồng đốt nóng trên ngọn lửa đèn cồn rồi đưa nhanh vào bình đựng clo TN 2: Sắt tác dụng với clo GV thao tác tương tự như trên HS: TN1; dây đồng cháy sáng sinh ra khói trắng PT: Cu + Cl2 -to> CuCl2 TN 2: Dây sắt cháy sáng và sinh ra khói màu đỏ nâu PT: 2Fe + 3Cl2 -to> 2FeCl3 GV. Tương tự như vậy clo tác dụng với hầu hết kim loại khác sinh ra muối clorua. Vậy chứng tỏ clo có tính chất nào của phi kim ? KL: clo tác dụng với kim loại tạo muối 1.2.2.3. Thí nghiệm củng cố: Thí nghiệm thuộc loại này dùng để củng cố kiến thức đã nghiên cứu bao gồm cả những thí nghiệm nói lên ứng dụng của kiến thức Hóa học trong đời sống và giải bài tập. Ví dụ: Bài 26. CLO Mục: Clo tác dụng với H2O. Học xong mục này GV ra một bài tập: Thiết kế thí nghiệm nhận biết các chất khí HCl, Cl2, O2 bằng phương pháp hóa học. Chuẩn bị: 3 bình đựng khí HCl, Cl2, O2, giấy quỳ, cốc đựng nước, kẹp, ống hút... Tiến hành thí nghiệm: Lấy 3 mẩu giấy quỳ nhúng vào nước rồi lần lượt cho vào từng bình. HS tiến hành, quan sát và giải thích: - Bình làm giấy quỳ tím chuyển đỏ là HCl - Bình làm giấy quỳ tìm chuyển đỏ sau mất màu ngay la Cl2 - Bình không làm giấy quỳ tìm chuyển màu là O2 KL: Giấy quỳ tím ẩm là thuốc thử khí Cl2 2. Thí nghiệm thực hành Hóa học: 2.1. Nguyên tắc thực hiện: Thực hiện phương pháp này phải tuân thủ nguyên tắc sau: - Thí nghiệm do tự tay học sinh tiến hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Thí nghiệm đơn giản, dẽ làm, ít thao tác và nhanh cho hiện tượng rõ ràng. - Thí nghiệm không độc hại hoặc dễ cháy nổ. - Tổ chức hướng dẫn thao tác thực hành cụ thể, chi tiết. đối với học sinh lớp 8 cần làm mẫu. - Nêu cao tinh thần kỉ luật trong phòng thực hành. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của thí nghiệm thực hành, bản thân tôi luôn cố gắng thực hiện tốt các nội dung sau: 2.2. Một số kỹ năng cần rèn luyện cho học sinh THCS: - Sử dụng chai lọ, cốc và các dụng cụ thủy tinh: Bất kì một loại dụng cụ nào khi sử dụng đều phải được rửa sạch, nếu rửa bằng nước không sạch thì phải rửa bằng xà phòng hoặc bằng hóa chất cần thiết và sau đó lại rửa bằng nước cho sạch. Rửa xong úp ngược miệng xuống dưới cho ráo nước. Với ống nghiệm phải rửa bằng chổi lông. - Đo khối lượng các vật: bằng cân kĩ thuật. - Tiến hành một số động tác cơ bản của thí nghiệm thực hành hóa học: * Lấy chất lỏng từ lọ ra ống nghiệm hay dụng cụ khác, nếu lấy với lượng nhỏ ta dùng ống hút, lấy với lượng từ 1ml thì rót nhưng không để hóa chất chảy ra lọ và quay nhãn lên trên. Nút lọ khi mở đặt ngửa và khi không lấy nữa thì đậy nút ngay để tránh nhầm lẫn. Ống hút sau khi lấy hóa chất xong phải hút nước rửa sạch, để khi dùng hút hóa chất khác không bị trộn lẫn với hóa chất đã dùng. * Lấy hóa chất rắn phải dùng thìa khô, sạch, lấy xong cũng rửa thìa lại cho sạch và để vào giá cho khô ráo. Nếu làm thí nghiệm có sử dụng hỗn hợp các chất rắn thì các chất rắn phải lấy riêng biệt ra các dụng cụ để xác định tỉ kệ klhối lượng đúng theo kĩ thuật rồi mới trộn đều bằng thìa hay dụng cụ thủy tinh như đũa hay thìa thủy tinh rồi mới cho vào dụng cụ thí nghiệm. * Hòa tan hóa chất rắn vào chất lỏng: cho chất rắn vào chất lỏng từng lượng nhỏ một và dùng đũa thủy tinh khuấy tan dần, tráng hiện tượng bỏ chất rắn quá nhiều không tan hết. * Hòa tan chất lỏng vào chất lỏng; Cho lượng chất lỏng này vào chất lỏng kia từng lượng nhỏ một, nếu dụng cụ hòa tan là ống nghiệm thì khi cho lượng nhỏ chất lỏng vào ta gõ nhẹ đáy ống nghiệm vào gan bàn tay hay ngón tay trỏ, tuyết đối không dùng ngón tay bịt miệng ống nghiệm mà xóc lên, xóc xuống. * Đun nóng các chất trong ống nghiệm hay bình cầu: Dùng đèn cồn hơ nóng nhẹ, đều ống nghiệm hay bình cầu rồi mới đặt đèn cồn cố định đun nóng tập trung. Các dụng cụ sau khi đun nóng không được để vào chổ có nước hoặc trên nền gạch men để tránh vỡ dụng cụ và điều đó cũng có nghĩa không được rủa dụng cụ khi còn nóng. 2.3. Chuẩn bị tốt dụng cụ thí nghiệm thực hành, đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng. Điều này đòi hỏi giáo viên cần nghiên cứu kĩ chương trình thực hành ngay từ đầu năm học, xác định cần dụng cụ gì, số lượng bao nhiêu, còn thiếu những gì để có kế hoạch giải quyết trong năm bằng cách mua thêm hoặc tự làm hoặc hướng dẫn học sinh tự làm. 2.3.1. Chuẩn bị của giáo viên Giáo viên sau khi nhận lớp, tìm hiểu kĩ về tình hình học tập của lớp về bộ môn, sau đó phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tiến hành việc phân học sinh lớp thành từng nhóm, trong nhóm phải có đủ các đối tượng học sinh theo năng lực học tập của bộ môn, có nhóm trưởng, nhóm phó để khi nhóm trưởng vắng thì nhóm phó thay thế, có thư kí để ghi chép hiện tượng xảy ra trong quá trình làm thí nghiệm, ý kiến thống nhất trong phần giải thích hiện tượng và viết PTHH đối với mỗi thí nghiệm. Nhóm trưởng chịu trách nhiệm phân công , điều hành hoạt động của nhóm theo hướng dẫn của giáo viên, yêu cầu nhóm trưởng khi phân công các thành viên trong nhóm phải thường xuyên đổi vị trí làm việc của mỗi thành viên để tất cả học sinh trong nhóm đều được làm thí nghiệm, qua nhiều lần thí nghiệm mỗi học sinh sẽ có kĩ năng thực hành tốt hơn. Một trong những điều kiện giúp học sinh thực hiện thành công các thí nghiệm thực hành là giáo viên phải tổ chức cho học sinh, nhóm học sinh nghiên cứu trước bản hướng dẫn làm thí nghiệm thực hành do giáo viên soạn ra, học sinh phải biết trước về mục đích của thí nghiệm thực hành, học sinh cần làm gì và làm như thế nào?, giải thích các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm, rút ra kết luận đúng. Giáo viên cần xác định nội dung và phương pháp thực hiện các thí nghiệm thực hành sao cho phù hợp với đặc điểm, nội dung, thời gian cho phép và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học có liên quan của trường. Căn cứ vào nội dung của thí nghiệm thực hành, giáo viên cần làm trước thí nghiệm để viết bản hướng dẫn cụ thể và chính xác, cố gắng chuẩn bị tốt các dụng cụ, hóa chất, phương tiện chuẩn bị cho thí nghiệm thực hành. Tất cả dụng cụ thí nghiệm phải được để trên bàn thí nghiệm, không để các em đi lại nhiều. Những thí nghiệm với chất độc, chất dễ nổ như KClO3, P, S, Cl2… hoặc axit đặc,… không nên cho học sinh làm hoặc nếu làm giáo viên cần căn dặn, hướng dẫn thật tỉ mĩ, cụ thể từng thao tác, hướng dẫn học sinh cách phòng tránh, cấp cứu tạm thời khi sự cố không hay xảy ra để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh. Giáo viên cần lưu ý các thí nghiệm thực hành trong giờ dạy lí thuyết hoặc trong tiết thực hành phải đơn giản, rõ ràng, đảm bảo tính chính xác cao, mỹ thuật, chú ý dùng lượng nhỏ hóa chất theo đúng hướng dẫn trong sách giáo khoa. Trong quá trình học sinh thực hành giáo viên phải giám sát công việc làm của học sinh nhóm, giữ trật tự chung, giúp đỡ kịp thời các nhóm khi cần thiết nhưng không được làm thay cho học sinh. 2.3.2. Chuẩn bị của học sinh Nội quy học sinh cần thực hiện: 1/Học sinh phải nghiên cứu trước ở nhà các thí nghiệm mà các em phải thực hiện trong giờ học hoặc trong tiết thực hành về những công việc cụ thể như: dụng cụ, hóa chất cho mỗi thí nghiệm, cách tiến hành từng thí nghiệm, dự đoán hiện tượng xảy ra, viết PTHH nếu được và dự kiến về phần giải thích hiện tượng. 2/Trên bàn thí nghiệm không được để đồ dùng riêng như: cặp sách, nón, mũ…. 3/ thực hiện đúng nội quy phòng thí nghiệm, quy tắc phòng độc, phòng cháy và chú ý bảo quản dụng cụ, hóa chất thí nghiệm… 4/ Phải biết tiết kiệm hóa chất, hóa chất đã sử dụng không được đổ chung vào lọ hóa chất ban đầu. 5/ Trong khi làm thí nghiệm không được nói chuyện riêng, không đi lại làm mất trật tự chung, không tự động lấy dụng cụ, hóa chất ở bàn khác. 6/ Khi

File đính kèm:

  • docSKKN phuong phap huong dan hoc sinh thuc hanh thi nghiem mon Hoa hoc THCS.doc