Đề tài Một soá kinh nghiệm giúp học sinh lớp 7 học tốt các bài thực hành môn vật lí

Lí học l bộ mơn khoa học thực nghiệm. Việc dạy v học bộ môn vật lí ở trường phổ thông phải gắn liền với thí nghiệm. Tồn bộ chương trình vật lí 7 gồm cĩ ba chương. Trong đó chỉ có chương ba có hai bài thực hành đó là bài hai mươi bảy và bai hai mươi tám. Mặt dù chỉ có hai bài thực hành, giáo viên và học sinh chỉ học trong hai tiết nhưng kiến thức trong hai bài thực hành này rút ra được từ các thí nghiệm lại là rất quan trọng: Áp dụng vào làm bài tập, giải thích hiện tượng thực tế, cơ sở về phần điện học mà các em sẽ gặp lại ở lớp 9

doc17 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 874 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một soá kinh nghiệm giúp học sinh lớp 7 học tốt các bài thực hành môn vật lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Lí học là bộ mơn khoa học thực nghiệm. Việc dạy và học bộ mơn vật lí ở trường phổ thơng phải gắn liền với thí nghiệm. Tồn bộ chương trình vật lí 7 gồm cĩ ba chương. Trong đĩ chỉ cĩ chương ba cĩ hai bài thực hành đĩ là bài hai mươi bảy và bai hai mươi tám. Mặt dù chỉ cĩ hai bài thực hành, giáo viên và học sinh chỉ học trong hai tiết nhưng kiến thức trong hai bài thực hành này rút ra được từ các thí nghiệm lại là rất quan trọng: Áp dụng vào làm bài tập, giải thích hiện tượng thực tế, cơ sở về phần điện học mà các em sẽ gặp lại ở lớp 9. Học sinh sẽ hứng thú học tập bộ mơn vật lí và kiến thức của các em sẽ được khắc sâu khi các em được tự tay thực hiện các thí nghiệm vật lí. Việc dạy học đầy đủ và cĩ chất lượng các bài thực hành cịn nhiều khĩ khăn đối với nhiều trường Trung học cơ sở cịn nhiều khĩ khăn. Về phía giáo viên: Chưa biết sửa chữa các dụng cụ đả hỏng hoặc kém chất lượng. Học sinh bố trí trên lớp ở một số trường quá đơng nên việc bao quát, giúp đỡ học sinh thực hiện tốt các bài thực hành là một việc làm khơng dễ. Mặt khác đa số các học sinh chưa tự ý thức tự mình phải tranh thủ thực hiện các bài thực hành để khắc sâu kiến thức của mình hơn và là cơ sở , nền tản của thực tiễn cơng việc… Về phía học sinh: Các em cịn nhiều hãn chế trong việc thực hành, chưa biết kết hợp giữa kiến thức lý thuyết và thực hành, chưa biết vận dụng kiến thức lý thuyết vào giải thích các hiện tượng, kết quả của các bài thực hành, chưa biết vận dụng kiến thức các bài thực hành vào làm các bài tập cĩ lien quan,…Phần thực hành theo nhĩm chỉ tập trung một số học sinh khá-giỏi, các học sinh trung bình, yếu, kém ngại thực hiện các thí nghiệm. Đây là một số nguyên nhân cơ bản làm giảm hiệu quả giảng dạy của giáo viên. Để phần nào giúp bản thân và các em học sinh lớp 7 trường THCS S¬n Ho¸ dạy và học tốt các bài thực hành mơn vật lí tơi đã tìm ra một số biện pháp và đúc kết thành đề tài: “ Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 7 học tốt các bài thực hành mơn vật lí” Qua tìm hiểu thêm ở sách báo, học hỏi ở đồng nghiệp và qua thực tiễn giảng dạy các bài thực hành trong chương ba, tơi đã đúc kết thành sáng kiến kinh nghiệm và đã áp dụng cho học sinh trường THCS S¬n Ho¸ năm học 2008-2009. Việc nâng cao chất lượng thực hành mơn vật lí ở học sinh lớp 7 cĩ nhiều vấn đề liên quan mà ta khơng thể khơng kể đến đĩ là: Cơ sở vật chất trường, chất lượng trang thiết bị dạy học, kĩ năng thực hành của học sinh, … Bản thân giáo viên cũng cịn hạn chế như: Ngại cho học sinh thực hành, Đỗ lỗi cho thiết bị kém chất lượng nên khơng sử dụng,…Đề tài này khơng đề cập đến những vấn đề đĩ mà chủ yếu đi sâu vào những giải pháp giúp các em học sinh lớp 7 học tốt các bài thực hành mơn vật lí trong chương ba mà thơi. Phần I: THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI Ở trường THCS học sinh học nhiều môn, trong đó môn vật lí là môn học khó và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Hơn thế nữa hai bài thực hành phần điện học có nhiều ứng dụng trong thực tế trong cuộc sống. Qua thực tế giảng dạy cho thấy: Trong đa số các tiết học phần “Điện học” giáo viên cùng học sinh chỉ khai thác được một số kĩ năng thực hành cơ bản trong một thí nghiệm cụ thể, giáo viên chưa có thời gian để rèn luyện kĩ năng thực hành cho tất cả đối tượng học sinh. Mặt khác các em còn lúng túng, chưa biết tự tiến hành làm thí nghiệm, đa số chờ sự hướng dẫn của học sinh và trong thí nghiệm ở bài học hầu hết các thí nghiệm chỉ có một số học sinh ham tìm tịi tiến hành làm, các em còn lại trong nhóm thụ động. Nĩi về vần đề này tơi xin nêu ra một sồ thuận lợi và khĩ khăn trong thực tế giảng dạy của tơi cụ thể như sau: Về thuận lợi: Đa số các thí nghiệm ở các bài học đều thực hiện được vì trang thiết bị dạy học cung cấp đủ, đa phần các thí nghiệm phần điện học cĩ thể dùng chung thiết bị của lớp 9. Mặt khác cán bộ thiết bị biết tự mình khắc phục được các mạch điện, các ampe kế, von kế hỏng mạch điện. Một số thuận lợi trên gĩp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy và học của học sinh và giáo viên trường THCS S¬n Ho¸ Về khĩ khăn: Trường chưa cĩ phịng thực hành bộ mơn nên việc thực hiện các bài thực hành cũng cĩ phần chưa thuận tiện. Trang thiết bị dạy học kém chất lượng cũng là vấn đề mà chúng ta khơng thể khơng quan tâm. Mặt khác cịn hạn chế ở việc cung cấp trang thiết bị hàng năm. Từ những thuận lợi và khĩ khăn trên, nhằm đánh giá kết quả học tập từng phần của học sinh, để từ đó đưa ra giải pháp thích hợp để giúp các em nâng cao kết quả học tập một cách tốt nhất nên sau khi học xong bài 26 “ Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện” tôi tiến hành phụ đạo cho học sinh mỗi lớp một tiết với nôi dung tiết học như sau: Thứ nhất: Các em hãy nêu cách mắc ampe kế và vôn kế vào nguồn điện. .(1 điểm) Thứ hai: Cho các em mắc mạch điện theo sơ đồ mạch điện giáo viên vẽ sẵn ở bảng phụ (đoạn mạch song song và đoạn mạch nối tiếp). (6 điểm) Thứ ba: Trình bày lại cách làm của mình.(2 điểm) Thứ tư: Nêu một số lưu ý trong tiết học.(1 điểm) Với nội dung tiết học như trên tôi tiến hành cho học sinh thực hiện theo nhóm trong 30 phút, áp dụng trong năm học 2005-2006 cho được kết quả sau. Đa số học sinh chỉ làm được phần thứ nhất. Theo thống kê sơ bộ tôi thu được bảng kết quả sau: Năm học Lớp Sỉ số Giỏi Khá Trung bình Yếu- kém TB Trở Lên SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 2005-2006 71,2,3 123 9 7,32 29 23,58 45 36,59 40 32,52 83 67,48 Qua bảng thống kê kết quả trên cho thấy tỉ lệ học sinh đạt điểm yếu-kém còn cao, trái lại tỉ lệ học sinh đạt điểm từ trung bình trở lên còn hạn chế so với yêu cầu. Cụ thể số học sinh đạt điểm yếu - kém là 40/123 em,chiếm tỉ lệ 32,52%, kết quả học sinh đạt điểm từ trung bình trở lên là 83/123 em, chiếm tỉ lệ 67,48%. Với kết quả trên so với mức độ nội dung kiến thức yêu cầu thấy còn thấp. Kết quả thấp là do đâu? Ta phải làm gì để giúp học sinh nâng cao kết quả học tập, cụ thể là kết quả các bài thực hành. Đi sâu vào tìm hiểu và phân tích tôi nhận thấy kết quả khảo sát thấp là do một số nguyên nhân cơ bản sau: Thứ nhất : Do các em không tích cực trong các giờ học có thí nghiệm trước đó. Sở dĩ các em chưa được tích cực là do các em chưa quen với các thiết bị, chưa tích cực học hỏi, thời gian dành cho thí nghiệm ít chưa đủ cho tất cả các em trong nhĩm thực hành, cĩ thể là do học sinh bố trí trên nhĩm đơng. Thứ hai : Học sinh chưa có ý thức tự học và rèn luyện kĩ năng thực hành. Các em cịn quan niệm thực hành chỉ mang tính minh họa lại những việc đã nĩi trong sách giáo khoa mà thơi. Thứ ba : Môn học bố trí ít các tiết thực hành nên giáo viên chưa có đủ thời gian rèn luyện kĩ năng thực hành cho các đối tượng hocï sinh. Trong một bài thực hành chí cĩ 45 phút mà bố trí cĩ tới hai thí nghiệm và một số câu hỏi lý thuyết cần phải hồn chỉnh trong mẫu báo cáo đối với học sinh lớp 7 là hơi nhiều, nhất là các em học sinh vùng khĩ khăn. Chúng ta cũng không thể phủ nhận nguyên nhân chủ quan là bản thân giáo viên chưa có điều kiện hoặc không thể bao quát lớp hết trong các tiết học có các nội dung thí nghiệm học sinh thực hiện theo nhóm. Trên đây là một số vấn đề nan giải mà bản thân tôi và các anh (chị) đồng nghiệp đã và đang tìm giải pháp thích hợp nhằm giúp các em hứng thú, say mê học bộ môn lí nói chung, nắm và vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực thực hiện tốt hai bài thực hành ở chương ba (bài 27, bài 28) nói riêng. Dù đã trải qua 9 năm giảng dạy trên lớp tôi vẫn thấy rằng mình cần phải tìm tòi, đào sâu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ nhiều hơn nữa ở sách vở, đồng nghiệp…Riêng bản thân luôn phải suy nghĩ tìm ra những giải pháp hay, mới, phù hợp với từng đối tượng học sinh và quan trọng hơn cả là tự nhớ phải đổi mới phương pháp dạy học kết hợp vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp dạy học để phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm đem lại kết quả học tập cao nhất cho học sinh. Phần II : CÁC GIẢI PHÁP Để giúp học sinh lớp 7 học tốt các bài thực hành mơn vật lí bản thân tơi đã áp dụng một số giải pháp cụ thể sau: 2.1. Phát huy nội lực của bản thân giáo viên trực tiếp dạy môn vật lí lớp 7. Muốn nâng cao chất lượng các bài thực hành không thể bỏ qua sự chuẩn bị , sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm,... của giáo viên dạy lớp. Trong chương trình sách giáo khoa cũ, điều kiện thiết bị trường học những năm trước đây thì việc dạy và học của thầy và trò còn nhiều hạn chế. Hiện nay trang thiết bị trường học, sách giáo khoa mới thì việc dạy và học của giáo viên và học sinh gặp nhiều thuận lợi hơn. Vậy để phát huy tốt vai trò của thiết bị dạy học bản thân tôi thực hiện một số công việc cơ bản sau: Thứ nhất : Tôi kết hợp giáo viên thiết bị sửa lại các thiết bị cần thiết cho các bài thực hành đã bị hỏng như: Công tắc (khóa K), nguồn điện, vôn kế, ampe kế,… Thứ hai : Tham ưu với hiệu trưởng cung cấp số lượng pin hàng năm đủ để phục vụ cho các tiết thực hành. Thứ ba: Kết hợp sử dụng các thiết bị môn vật lí khối 9 như: biến thế nguồn, bóng neon, bộ nguồn điện, dây dẫn, khóa K,… Qua việc áp dụng giải pháp này tôi nhận thấy các tiết học thực hành được chuẩn bị chu đáo, chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao kết quả học tập của học sinh. Xong kết quả bài thực hành muốn đạt kết quả tốt không thể chỉ có sự chuẩn bị của giáo viên mà còn phải kể đến sự chuẩn bị của học sinh. 2.2 . Hướng dẫn các em chuẩn bị bài ở nhà thật tốt. Trong quá trình học tập, học sinh vừa là đốâi tượng vừa là chủ thể của sự lĩnh hội các tri thức. Việc học tập của học sinh không những là một quá trình tiếp thu, ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, khái niệm,... được giáo viên truyền đạt mà còn phải là một quá trình chủ động tích cực lĩnh hội tri thức, một quá trình chỉ có thể đạt được kết quả cao do các em nghiền ngẫm tài liệu với một sự việc tự lực năng nổ. Hướng dẫn học sinh học ở nhà là một điều hết sức cần thiết và nó cần thiết hơn cả trong các tiết thực hành. Không có một dạng làm việc nào của học sinh mà lại không đòi hỏi sự hướng dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp của giáo viên. Trong lần làm thí nghiệm mắc mạch điện ở bài 25 với câu hỏi của giáo viên đặt ra như sau: Các thiết bị trong hình 25.3 sách giáo khoa lí 7 các thiết bị được mắc như thế nào? Với câu hỏi này tôi thu thập kết quả từ phía các em học sinh lớp 71 có ba nhóm ý kiến: Nhóm thứ nhất: Các em cho rằng các thiết bị trong hình 25.3 được mắc liên tục nhau. Nhóm thứ hai: Các em cho rằng các thiết bị trong hình 25.3 được mắc không liên tục như hình 24.1 ở bài 24. Nhóm thứ ba: Các em không cĩ ý kiến. Sở dĩ có kết quả trên là do các em học sinh chưa có sự chuẩn bị tốt ở nhà. Rút kinh nghiệm từ lần này tôi đã áp dụng một số biện pháp giúp các em chuẩn bị bài ở nhà tốt hơn. Ví dụ: Sau khi học xong bài 26, đến bài 27 là bài “ Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp” tôi hướng dẫn học sinh chuẩn bị ở nhà một số nội dung sau: Các em về nhà kẻ trước mẫu báo cáo ra giấy. Vì đây là bài thực hành lấy điểm kiểm tra hệ số 1 nên các em sẽ chuẩn bị kĩ và làm ra giấy nộp lại cho giáo viên sau tiết thực hành. Hướng dẫn học sinh hoàn thành phần 1 trước ở nhà để đỡ mất thời gian trên lớp, thời gian trên lớp của tiết thực hành chủ yếu giành cho thực hành, hạn chế mất thời gian ôn lại lý thuyết. Yêu cầu các em vẽ và nghiên cứu sơ đồ mạch điện hình 27.1a và 27.2 trước ở nhà thật kĩ để khi vào lớp các em nhận dụng cụ nhìn giáo viên hướng dẫn là các em phải biết mắc mạch điện theo sơ đồ ngay. Đây là một phần quan trọng góp phần nâng cao điểm bài thực hành. Qua việc áp dụng giải pháp này tôi nhận thấy giáo viên đỡ vất vã trong tiết thực hành và kết quả bài thực hành của các em sẽ tốt hơn. Qua đây giáo viên giáo dục được ý thức học tập của các em. Kết quả của bài thực hành ngoài việc phụ thuộc vào sự chuẩn bị về thiết bị của giáo viên, chất lượng thiết bị, sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh,... còn phụ thuộc vào kĩ năng thực hành của học sinh. 2.3. Giúp học sinh nắm vững kiến thức, kĩ năng cần thiết có liên quan đến bài thực hành. Việc nắm vững kiến thức lý thuyết có liên quan đến bài thực hành, kĩ năng thực hành ở học sinh trong các tiết thực hành là điều không thể thiếu. Để giúp các em nắm vững kiến thức về cách lắp các thiết bị điện trong mạch điện tôi thực hiện như sau: Thứ nhất: Trong các tiết học ở bài 19, 22, 24, 25, 26 tôi hướng dẫn học sinh cách mắc mạch điện theo sơ đồ thật kĩ. Ví dụ: Khi mắc ampe kế, vôn kế vào mạch điên thì cần mắc đúng chốt (+) của thiết bị vào cực (+) của nguồn điện. Khi học sinh hoàn thành việc mắc mạch điệnn theo yêu cầu của giáo viên phải báo cho giáo viên kiểm tra trước khi đóng công tắc, để tránh hiện tượng học sinh mắc sai gây hỏng thiết bị. Thứ hai: Đến tiết thực hành tôi luôn có chuẩn bị hai bảng phụ. Bảng phụ 1: Giáo viên ghi tóm lược lại các bước thực hành của từng phần. Bảng phụ 2: Tôi vẽ sơ đồ mạch điện để hường dẫn học sinh. Ví dụ: Vào tiết thực hành bài 27: “Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp” Bảng phụ 1: Tôi ghi nội dung sau: 1/ Mắc nối tiếp hai bóng đèn: Mắc mạch điện như hình 27.1a 2/ Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch nối tiếp: Đóng công tắc, ghi giá trị I1vào bản báo cáo. Mắc ampe kế vào vị trí 2, ghi giá trị I2 vào bảng báo cáo. Mắc ampe kế vào vị trí 3, ghi giá trị I3 vào bảng báo cáo. 3/ Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp: Mắc vôn kế vào hai điểm 1 và 2, ghi giá trị U12 vào bảng báo cáo. Mắc vôn kế vào hai điểm 2 và 3, ghi giá trị U23 vào bảng báo cáo. Mắc vôn kế vào hai điểm 1 và 3, ghi giá trị U13 vào bảng báo cáo. Bảng phụ 2: Vẽ sơ đồ mạch điện hình 27.1a và hình 27.2 Thứ ba: Trước khi cho học sinh thực hành theo nhóm tôi luôn gọi 2-3 học sinh nhắc lại cách mắc ampe kế và vôn kế vào mạch. Trong khi học sinh phát biểu tôi ghi nhận tóm ý lên bảng. Sau cùng giáo viên nhấn mạnh một số điểm cần lưu ý cho học sinh như: Trong giờ thực hành phải có tính hợp tác, nghiêm túc. Không được mắc chốt (+) của ampe kế, vôn kế vào cực (-) của nguồn điện để tránh thiết bị hỏng. Không được mắc ampe kế trực tiếp vào hai cực của nguồn điện. Khi mắc mạch điện xong phải báo cho giáo viên kiểm tra trước khi đóng công tắc. Qua việc áp dụng giải pháp này tôi nhận thấy có rất nhiều ưu điểm : Học sinh thấy được tính logic giữa kiến thức lý thuyết và kĩ năng thực hành của bộ môn vật lí. Tạo tiền đề cho tiết thực hành bài 28, lấy điểm hệ số hai. Tập thói quen chuẩn bị chu đáo cho môn học trước khi vào tiết học. Trên đây là một số năng lực của bản thân , kết quả bài thực hành càng cao, càng chính xác không thể không kể đến sự trợ giúp của học sinh. 2.4 . Nhờ sự trợ giúp của học sinh Đây là giải pháp tôi đã áp dụng nhận thấy rất có hiệu quả, tạo niềm tin cao cho học sinh vì từ các bạn cùng lớp hướng dẫn làm thúi nghiệm để rút ra kết luận cho bài học. Nhưng để thực hiện giải pháp này cần phải có thời gian dài và sự chuẩn bị từ trước của giáo viên, học sinh, sự kết hợp chặt chẽ của giáo viên và một số học sinh được giáo viên chọn. Để thực hiện giải pháp này tôi thực hiện như sau: Đầu tiên tôi chọn ở mỗi lớp hai học sinh có kết quả học tập bộ môn tương đối, dạn dĩ, nhà gần trường, yêu thích bộ môn,... Sau khi chọn học sinh xong tôi tập trung các em trước khi học bài 19 vào phòng thiết bị của trường để cùng giáo viên làm quen dần với việc soạn thiết bị dạy học và từng bước hình thành các thao tác thực hành từ các thí nghiệm bài 22, 24, 25, 26. Trong khi hướng dẫn các em thực hành giáo viên kết hợp bồi dưỡng kĩ năng diễn đạt cho các em. Vào các tiết học có tiến hành thí nghiệm, giáo viên yêu cầu các em này hỗ trợ giáo viên trong việc hướng dẫn các bạn trong lớp tiến hành thí nghiệm trong bài học, giúp giáo viên bao quát lớp trong các thí nghiệm thực hiện theo nhóm. Vai trị các em thể hiện tầm quan trọng hơn trong các tiết thực hành ở bài 27 và bài 28. Đến tiết thực hành chính các em này hỗ trợ giáo viên hướng dẫn các bạn lần hai sau khi giáo viên đã hướng dẫn lần một, giúp giáo viên bao quát lớp, ghi nhận thao tác, kết quả thí nghiệm, ... của các bạn trong mỗi nhóm. Ví dụ: Đầu giờ thực hành bài 27: “ Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp”tôi phân công mỗi em sẽ phụ trách hai nhóm. Hai em này nhận phiếu hướng dẫn ghi nhận một số ý theo hướng dẫn của giáo viên như: ghi nhận thao tác thực hành, tính hợp tác nhóm, kết quả thí nghiệm, ... giáo viên làm nhiệm vụ phụ trách theo dõi, đánh giá chung. Qua việc áp dụng giải pháp này tôi nhận thấy có các ưu điểm điển hình như: Tạo nguồn học sinh thực hành cho bộ môn vật lí. Tạo niềm tin trong học sinh. Giúp giáo viên đánh giá kết quả bài thực hành tương đối chính xác hơn. Phần III : KẾT QUẢ Qua việc áp dụng các giải pháp trên vào thực tế giảng dạy trong năm học 2006-2007 ở lớp 71, 72, 73 tôi nhận thấy học sinh có phần nào hứng thú học bộ môn hơn, đồng thời phát huy được tính năng động, sáng tạo, ham tìm tòi, học hỏi trong học tập. Từ đó giúp các em nâng cao kết quả bài thực hành bộ môn. Điều này thể hiện cụ thể qua bảng thống kê kết quả điểm số bài thực hành tính điểm hệ số hai (bài 28) năm học 2008-2009 như sau: Năm học Lớp Sỉ số Giỏi Khá Trung bình Yếu- kém TB Trở Lên SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 2008-2009 71,2,3 120 20 16,7 33 27,5 61 50,8 6 5 115 95 Qua bảng kết quả trên cho thấy : Tỉ lệ học sinh trung bình, khá, giỏi tăng lên, đồng thời số học sinh yếu – kém giảm đi rõ rệt. Số học sinh đạt điểm từ trung bình trở lên qua lần khảo sát trong hai năm học 2008-2009 là 115/120 học sinh, chiếm tỉ lệ 95%. Với kết quả này so với năm học đó tăng 27,52%. Số học sinh đạt điểm yếu–kém trong năm học 2007-2008 là 40/123 học sinh chiếm tỉ lệ 32,52%. Số học sinh đạt điểm yếu – kém trong năm học 2008-2009 là 6/120 học sinh, chiếm tỉ lệ 5%, so với hai năm học trước đó giảm 27,52%. Mặc dù kết quả của việc áp dụng các giải pháp trên chưa cao, nhưng cũng đã chứng tỏ một số biện pháp thực hiện đã mang lại kết quả khả quan. KẾT LUẬN Kết quả học tập của học sinh được đánh giá dựa trên nhiều mặt : Kết quả từ các bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì, việc ghi chép bài,…. Bên cạnh đó kết quả học tập của các em học sinh còn phải tính đến kết quả điểm số các bài thực hành của bộ môn. Để giúp học sinh lớp 7 đạt được kết quả cao trong các bài thực hành môn lí tôi áp dụng một số giải pháp cơ bản sau: Trước tiên bản thân tôi phải phát huy năng lực của mình để giảng dạy các em. Vì tôi cho rầng đây là một giải pháp góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng trong giảng dạy. Kế đến tôi phải hướng dẫn các em chuẩn bị bài tốt ở nhà trước khi đến giờ thực hành. Vì hướng đổi mới phương pháp dạy học là lấy học sinh làm trung tâm, học sinh phải chuẩn bị bài tốt ở nhà thì việc tiếp thu bài trong lớp mới có kết quả cao. Một việc cũng không kém phần quan trọng nữa là giúp học sinh nắm vững kiến thức lý thuyết có liên quan đến bài thực hành. Thông qua giải pháp này giáo viện đã giúp học sinh hoàn thành phần kiến thức lý thuyết trong mẫu báo cáo yêu cầu. Bên cạnh đó còn giúp học sinh có bước chuẩn bị về mặt thao tác lý thuyết, để từ đó học sinh tự hình dung ra thao tác thực hành khi có dụng cụ. Nếu chúng ta thực hiện giải pháp này tốt thì sẽ giúp cho các em thấy được tính logic giữa kiến thức lý thuyết và phần thực hành trong môn học. Một giải pháp không kém phần quan trọng đó là nhờ sự trợ giúp của học sinh. Giải pháp này tôi thực hiện thấy mang lại hiệu quả cao, vì thông qua việc thực hiện giải pháp này giáo viên đã moat phần tạo được niềm tin vào môn học ớ các em. Một phần nữa là tạo điều kiện cho các em có năng lực có thể phát huy năng lực của mình trong các kì thi thực hành môn học ở lớp 9. Việc áp dụng một số giải pháp trên tôi nhận thấy có phần nào giúp học sinh khối 7 trường THCS S¬n Ho¸ học tốt hơn các bài thực hành trong môn vật lí 7. Trên đây là những kinh nghiệm nho nhỏ của bản thân tôi. Để thực hiện được đề tài này tôi phải dày cong tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, bạn bè và đặc biệt có sự cộng tác của các em học sinh lớp 7 trường THCS S¬n Ho¸. Tất nhiên khi thực hiện đề tài còn rất nhiều thiếu sót rất mong sự giúp đỡ, xây dựng và đóng góp chân thành của các thầy (cô) và các anh chị đồng nghiệp. §ång Híi, ngµy 02 th¸ng 07 n¨m 2009 Ng­êi viÕt TrÇn ThÞ Ly TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiến sĩ : Bùi văn Sơm “ Hướng dẫn cán bộ quản lí trường học và giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm” NXB TP.HCM, năm 2005. Nguyễn Phương Hồng “ SGK Vật lí 7” NXB GD năm 2007. Nguyễn Phương Hồng “ SGV Vật lí 7” NXB GD năm 2003. MỤC LỤC Nội dung Trang Lời nói đầu 1 Thực trạng 3 Các giải pháp 7 Kết quả 14 Kết luận : 15 Tài liệu tham khảo 17

File đính kèm:

  • docSKKN HAY NHAT.doc