Truyện Kiều của Nguyễn Du được xem là một kiệt tác của nền văn học Việt Nam và đã được dịch ra thành nhiều t iếng trên thế giới. Trong chương trình văn học phổ thông, tác phẩm này đã có một vị trí quan trọng. Số tiết dạy – học về Truyện Kiều trong sách giáo khoa ( và trong phân phối chương trình) cũng đã nói lên được điều đó. Trong số 2 tiết giảng dạy về tác gia Nguyễn Du thì đã có khoảng 1tiết dành riêng cho Truyện Kiều. Ngoài ra còn có 3 tiết học 3 đoạn trích trong tác phẩm. So với nhữn tác phẩm khác, việc giảng dạy Truyện Kiều như vậy là tương đối nhiều.
Trong giờ dạy – học về tác phẩm Truyện Kiều, giáo viên cần giúp học sainh thấy được :
- Giá trị hiện thực to lớn cũng như tinh thần nhân đạo cao được thể hiện trong tác phẩm
- Tài năng vào bậc thiên tài của Nguyễn Du trong việc xây dựng tính cách, nội tâm nhân vật, trong việc vận dụng kết hợp giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân.
-Sự sáng tạo tuyệt vời của Nguyễn Du khi dực vào Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân để viết nên tác phẩm Truyện Kiều.
Để học sinh thấy được những điều này, sách giáo khoa đã trình bày khá rõ hai trong ba vấn đề trên. Nhưng còn vấn đề thứ ba : Sự sáng tạo tuyệt vời của Nguyễn Du khi dựa vào Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân thì sách giáo khoa chưa đưa ra một dẫn chứng cụ thể nào để minh hoạ. Thiết nghĩ việc cung cấp thêm một vài tri thức của phần này để từ đó học sinh thấy được tài năng của Nguyễn Du cũng như những giá trị to lớn của Truyện Kiều cũng hết sửc quan trọng. chính vì lẽ đó mà hôm nay người viết đã thực hiện đề tài : “một vài so sánh giữa Truyện Kiều của Nguyễn Du và Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân”.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 18094 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một vài so sánh giữa Truyện Kiều của Nguyễn Du và Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Truyện Kiều của Nguyễn Du được xem là một kiệt tác của nền văn học Việt Nam và đã được dịch ra thành nhiều t iếng trên thế giới. Trong chương trình văn học phổ thông, tác phẩm này đã có một vị trí quan trọng. Số tiết dạy – học về Truyện Kiều trong sách giáo khoa ( và trong phân phối chương trình) cũng đã nói lên được điều đó. Trong số 2 tiết giảng dạy về tác gia Nguyễn Du thì đã có khoảng 1tiết dành riêng cho Truyện Kiều. Ngoài ra còn có 3 tiết học 3 đoạn trích trong tác phẩm. So với nhữn tác phẩm khác, việc giảng dạy Truyện Kiều như vậy là tương đối nhiều.
Trong giờ dạy – học về tác phẩm Truyện Kiều, giáo viên cần giúp học sainh thấy được :
- Giá trị hiện thực to lớn cũng như tinh thần nhân đạo cao được thể hiện trong tác phẩm
- Tài năng vào bậc thiên tài của Nguyễn Du trong việc xây dựng tính cách, nội tâm nhân vật, trong việc vận dụng kết hợp giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân.
-Sự sáng tạo tuyệt vời của Nguyễn Du khi dực vào Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân để viết nên tác phẩm Truyện Kiều.
Để học sinh thấy được những điều này, sách giáo khoa đã trình bày khá rõ hai trong ba vấn đề trên. Nhưng còn vấn đề thứ ba : Sự sáng tạo tuyệt vời của Nguyễn Du khi dựa vào Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân thì sách giáo khoa chưa đưa ra một dẫn chứng cụ thể nào để minh hoạ. Thiết nghĩ việc cung cấp thêm một vài tri thức của phần này để từ đó học sinh thấy được tài năng của Nguyễn Du cũng như những giá trị to lớn của Truyện Kiều cũng hết sửc quan trọng.. chính vì lẽ đó mà hôm nay người viết đã thực hiện đề tài : “một vài so sánh giữa Truyện Kiều của Nguyễn Du và Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân”.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN :
- Sách giáo khoa văn học 10
- Sách giáo viên văn học 10
- Giáo trình văn học Việt Nam, giai đoạn cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XIX.
- Tác phẩm truyện Kiều
- Đọc lại Truyện Kiều của Vũ Hạnh
- Và một số tài liệu có liên quan.
C. PHẦN TRÌNH BÀY ĐỀ TÀI :
1. VỀ NGUỒN GỐC CỦA TRUYỆN KIỀU :
Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân vốn bắt nguồn từ một câu truyện có thật do Mao Khôn, một người trong quân đội Hồ Tôn Hiến ghi lại trong sách Ký Tiễu Trừ Từ Hải bản mạt. Câu truyện này về sau được nhiều người viết đi viết lại. Chẳng hạn Lý Thuý Kiều Truyện của Đới Sĩ Lâm, Vương Thuý Kiều Truyện của Dư Hoài… Nói chung những tác phẩm này tình tiết có thay đổi ít nhiều, nhưng tuyến chính của câu truyện vẫn là mối quan hệ giữa Thuý Kiều và Từ Hải : Thuý Kiều là một kỹ nữ tài hoa bị Từ Hải, viên chủ tướng của một đám giặc cứơp bắt được. Từ Hải hết lòng yêu mến Thuý Kiều. Sau đó Thuý Kiều đã dụ Tữ Hải ra hàng. Kết quả là Từ bị giết, Thuý Kiều bị ba .éTrong bữa tiệc hạ công, Thuý Kiều phải đánh đàn hầu rượu Hồ Tôn Hiến – viên quan đã giết chồng nàng. Sau đó viên quan này ép nàng lấy một tên thổ phỉ. Thuý Kiều đau khổ, nhục nhã đã nhảy xuống sông Tiền Đường tự vẫn.
Vào khoảng cuối đời Minh, Thanh Tâm Tài Nhân viết lại truyện này một lần nữa. Lần này câu truyện có bề thế hơn rất nhiều. Tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân không còn là một truyện ngắn mà đã trở thành một tiểu thuyết dài, bao gồm 20 hồi. Kim Vân Kiều Truyện có nhiều tình tiết phức tạp hơn, nhiều nhân vật hơn, quan hệ Từ HaÛi – Thuý Kiều không phải là tuyến chính mà tuyến chính là cuộc đời mười lăm năm chìm nổi của Thuý Kiều. Và tác phẩm không phải kết thúc ở chỗ Kiều tự tử trên sông Tiền đường mà có đoạn Thuý Kiều đựơc vớt lên, được cứu sống và về sau tái hồi môn cùng Kim Trọng.
Nói chung, cốt truyện của Kim Vân Kiều Truỵên giống với cốt truyện trong truyện Kiều của Nguyễn Du. Nguyễn Du đã dựa vào tác phẩm của Thanh Tâm tài Nhân mà viết nên Truyện Kiều. Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là : Kim Vân Kiều truyện không phải là một tác phẩm xuất sắc trong văn học ổ Trung Quốc, còn truyện Kiều của Nguyễn Du lại là một kiệt tác. Điều này có nghĩa : Nguyễn du không phải hoàn toàn tưởng tượng khi sáng tác, cũng không phải chỉ lấy đề tài trog văn học nước ngoài giống như nhiều tác giả phương Tây thời Phục Hưng, hay thời kỳ chủ nghĩa cổ điển đã làm.
2.NHỮNG SÁNG TẠO CỦA NGUYỄN DU :
a. Về ngôn ngữ : Ngôn ngữ trong truyện Kiều không phải là do Nguyễn Du dịch từ tiếng trung hoa mà đó là ngôn ngữ của chính nhà thơ. Nguyễn Du đã vận dụng một cách kết hợp giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân một cách tài tình.
b. Về thể loại : Nếu như Kim Vân Kiều truyện thuộc thể lạoi tiểu thuếyt thì Truyện kiều thuộc thể loại truyện thơ. Nguyễn dfu đã có công đưa thể thơ lục bát của dân tộc lên một đỉnh cao chói lọi.
c.Về chi tiết :
- Việc thêm bớt tình tiết :
Nguyễn Du viết truyện Kiều dựa khá sát vào cotá truyện của Thanh tâm Tài Nhân, có nghĩa là ông đã giữ lại những tình tiết, những diễn biến quan trọng, chứ không phải mọi tình tiết dều được giữ lại. Thực tế thì nhà thơ đã bỏ đi khoảng 1/3 những chi tiết tromg Kim Vân Kiều truyện và đã thêm vào một số lượng cũng khá lớn, Nguyễn Du đã bỏ đi những chi tiết dài dòng, những đoạn miêu tả có tính chất tự nhiên chủ nghĩa, nhiều khi thô bỉ, có hại với mĩ cảm người đọc và không nhằm phục vụ chủ đề t ác phẩm.Đồng thờ nhà thơ thêm vào rất nhiều đoạn tả cảnh, tả tình nhắm nêu rõ tính cách và tâm trạng của nhân vật. Dường như hầu hết các cảnh thiên nhiên mĩ lệ trong truyện Kiều :
+ Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắngđiểm một vài bông hoa
+ Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông
+ Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng.
Hoặc là những câu thơ khắc hoạ cảnh đêm tàn khi Kiều trốn nhà ra đi :
Cất mình qua ngọn tường hoa
Lần đường theo báng trăng tà về tây mịt mù dặm cát đồi cây
Tiến gà điếm nguyệt, dấu giày cầu sương
Canh khuya thân giá dặm trường
Phần e đường xá phần thương dãi dầu.
Hoăïc là những câu thơ đầy đau đớn cho kiếp hồng nhan:
+ Sống làm vợ khắp người ta
Đến khi thác xuống làm ma không chồng .
+ Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
+ Rằng hồng nhan tự thưở xưa
Cái điều bạc mệng có chừa ai đâu.
Hay là những câu thơ ẩn chứa nỗi niềm của tác giả trước thực t ại cuộc sống lúc bấy giờ :
Đã đày vào kiếp phong trần
Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi.
Tất cả đều không có trong Kim Vân Kiều Truyện. Từ những tình tiết này, Nguyễn Du đã khắc hoạ được thân phận bất hạnh của con người trong xã hội bất công, đã làm nổi bật được nội tâm nhân vật cũng như gửi gắm những dòng tâm tư của mình. Điều này tác phẩm của Thanh Tâm tài Nhân không thể nào có được.
- Việc biến đổi một số tình tiết :
+ Nhưng sáng tạo của Nguyễn du ở đây không chỉ là chuyện thêm hay bớt. Nguyễn Du trong rất nhiều đã không giữ nguyên vẹn. Tác giả đã có những sáng tạo, biến hoá thật tài tình. Chẳng hạn như cảnh Vương Oâng bị đánh : Thanh Tâm Tài Nhân đã miêu tả : “ Vương ông cũng bị treo ngược lên trời, mặt úp xuống đất, trên lưng bị chặn một tảng đá to, sức đè ép nặng ấy làm cho 360 ngố xương kêu lên răng rắc, mồ hôi tự trong 8400 lỗ chân lông chảy ra như tắm”?!…” Thật oái oăm, nghiệt ngã và cũng thật phi lý! Ơû chi tiết này, Nguyễn Du đã viết như sau :
Người nách thước kẻ tay đao
Đầu trâu, mặt ngựa ào ào như sôi
Già giang một lão một trai
Một dây vô loại buộc hai thâm tình
Đầy nhà vang tiếng ruồi xanh
Rụng rời lộc liễu, tan tành gốc mai
Đồ tế nhuyễn của riêng tây
Sạch sàng sanh vét cho đầy túi tham
….
Rường cao rút ngược dây oan
Dẫu là đá cũng nát gan, lọ ngừời
Mặt trông đau đớn rụng rời
Oan này còn một kêu trời nhưng xa
…
Đoạn thơ vừa thể hiện tình cảnh bất hạnh của gia đình Kiều, vừa thể hiện được nỗi đau của tác giả. Điều này ta không thấy được trong đoạn văn trên.
+ Còn cảnh Kim Kiều thề hẹn , Thanh Tâm tài Nhân đã kể như sau: Lần đầu gặp Kim trọng ở bên tường nhà hàng xóm, thấy chàng “ nghểnh đầu lên nhìn thì thoáng một cái đã nép ngay vào một bên, không cho chàng nhìn rõ mặt. Và khi Kim Trọng xoi được lỗ rào, lách qua được bên vườn nàng, ôm choàng lấy nàng thì nàng cự lại “ Sao chàng lại dở cái thói điên cuồng như vậy?”, thế mà sau đó vài giờ đã “ khóc nức nở nằm ngã vào giữa lòng chàng”. Thuý Kiều của Nguyễn Du không có thay đổi sỗ sàng như vậy. Đa cảm, nồng nàn, nhưng vẫn đoan chính. Hai nét tính cách này đã tạo nên một nhân cách đáng yêu. Và đó cũng là vẻ đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam.
Và đây là sự biến đổi của nguyễn Du khi miêu tả bóng ma Đạm tiên : Nếu như Thanh Tâm tài Tử đã miêu tả bóng ma Đạm Tiên chẳng khác nào một cô gái đẹp : “Trang sức thanh nhã, mặt trái xoan, má ửng hồng, thướt tha lả lướt giống tựa nàng tiên” thì Nguyễn Du đã viết :
Thoát đâu thấy một tiểu Kiều
Có chiều phong vận, có chiều thanh tân
Sương in mặt tyết pha thân
Sen vàng lãng đãng như gần như xa
Với chi tiết này, chúng ta thấy rõ ràng là bóng ma chứ không phải là người thực. Bóng ma ấy thoắt ẩn thoắt hiện, có vẻ mô hồ. Câu thơ lửng lơ, nghi nghi hoặc hoặc, không khẳng định một cái gì cụ thể. Tuy rằng ngày nay không còn ai tin chuyện ma nhưng trong ý niệm của con ngưòi thì ma vẫn luôn là một cái bóng đầy hư ảo.
+ Và đây là một chi tiết sáng tạo khác nữa của Nguyễn Du :Trong Kim Vân Kiều truyện, Thanh Tâm Tài Nhân đã kể cảnh Thuý Kiều báo oán như sau Hoạn Thư : “ túm tóc Hoạn Thư, lôi ra lột hết áo quần, chỉ để cho một cái khố, tóv bị buộc lên xàn nhà, hai tên cung nữ mỗi tên túm lấy một tay để lôi giăng ra, hai tên thì cầm roi ngựa đứng trước và sau, một tên từ trên đánh xuống, một tên từ dưới đánh lên, đánh như con đỉa bỏ trong thùng vôi, con lươn trong vạc nước nóng, luôn luôn giãy giụa kêu trời, toàn thân chẳng còn một miếng da nào lànnh lặn”. Nàng Kiều của Nguyễn Du thì không dã man như vậy. Kiều hạch tội Hoạn Thư, sau khi nghe ả Hoạn trả lời khôn khéo, phải chăng, nàng đã “ truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay”. Nàng Kiều của Nguyễn Du cũng biết uất hận như mọi con ngưòi đau khổ bị chà đạp, nhưng nàng cũng biết khoan dung, xét thấu những điều khuất khúc nơi kẻ tội đồ. Lòng khoan dung của Kiều chính là phẩm chất truyền thống của con người Việt Nam.
Ngoài ra, Nguyễn Du còn có những những sự thay đổi khác : có chi tiết ông đã đểnàng Kiều phải hứng chịu những trận đòn ác liệt ở trước cửa tri phủ Lâm tri, khi quan bảo nàng phải chọn lấy một trong hai điều : tra tấn hay là trở lại lầu xanh. Kiều đã chịu sự tra tấn để xác nhận thêm ý muốn sống cuộc đời trong sạch, và cái trận đòn “ Ba câu chụm lại một nhành mẫu đơn” đã khiến “ đào hoen quyện má, liễu tan tác mày “ không hề xảy đến với Thuý Kiều của Thanh tâm tài Nhân. Như vậy, Nguyễn Du đã làm cho bọn quan lại càng xấu xa hơn và nàng thuý Kiều càng tốt đẹp hơn.
Thuý Kiều của Nguyễn Du càng đẹp đẽ hơn khi nàng đã dám hiên ngang bênh vực Từ Hải trước mặt Hồ Tôn Hiến. Trong khi Kiều của Thanh Tâm Tài Tử cam chịu phận mình thì Kiều của Nguyễn du mạnh dạn đề cao khí thế anh hùng, đề cao sự nghịệp của Từ
Đối với nhân vật Thuý Kiều, Nguyễn Du cũng đã lưu ý mọi chi tiết để đề cao vai trò nhân vật mnh. Thanh Tâm Tài Nhân chỉ để cho một viên tướng được phái đến đến Kiều. Viên tướng này đã viện cớ mặc áo giáp mà không quy lạy trước nàng thì ở Nguyễn Du, số tướng lãnh ấy đã được nâng lên mười vị, sẵn sang” Đặt gươm, cởi giáp trước sân khấu đầu”
Và để cho xứng đáng với nàng, những người liên quan cũng được nâng cao. Từ Hải trong tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân phải mất ba năm mới gầy dựng sự nghiệp con ø họ Từ của Nguễn Du thì chỉ cần mất một năm là đã thu về được mưòi vạn tinh binh. Từ Hải Trung Hoa được Kiều coi như một tên tù trưởng, nhưng với Nguyễn Du, Từ Hải la ø û một đấng anh hùng “ Đội trời đạp đất ở đời. Dọc ngang nào biết trên đầu có ai”. Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du đã thể hiện rất rõ ở tình tiết này.
Trên đây là một vài so sánh đối chiếu giữa hai tác phẩm. Và như vậy chúng ta thấy rằng , nếu xét về ngôn ngữ thì truyện thơ của Nguyễn Du hay hơn rất nhiều so với cuốn tiểu thuyết của Thanh Tâm tài Nhân. Nếu xét về mặt giá trị thì Truyện Kiều đã chứa đựng những giá trị nhân văn vô cùng sâu sắc trong khi đó Kim Vân Kiều truỵên nếu như không quá lời thì đó chỉ là một loại tiểu thuyết ân oán giang hồ hết sức tầm thường
3.LỜI KẾT
Một vài sự so sánh, đối chiếu giữa hai tác phẩm trên đây cũng đã giải thích vì sao Kim Vân Kiều truyện chỉ thuộc loại xoàng xĩnh, trong khi đó truyện Kiều của Nguyễn Du lại được xem là một kiệt tác mặc dù nhà thơ của chúng ta cũng đã dựa khá sát vào cốt truyện của Thanh Tâm Tài Tử. Với sự sáng tạo về ngôn ngữ và thể loại , Nguyễn Du đã có công lao to lớn trong việc khẳng định sự giàu đẹp của tiếng Việt. Với sáng tạo về mặt nội dung , Truyện Kiều của Nguỹên Du đã chứa đựng trị hiện thực và giá trị nhân đạo vô cùng to lớn. TruyệnKiều xứng đáng được xem là một kiệt tác của nền văn học Việt Nam.
File đính kèm:
- chuyen de (vu).doc