- Môn toán là một phân môn chính mà trong quá trình giảng dạy để đạt hiệu quả thì ngoài vấn đề phát huy năng lực tự học toán dựa vào các hoạt động học tập tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong các giờ học, thì việc tạo điều kiện để học sinh tăng cường luyện tập, thực hành, rèn luyện kỷ năng tính toán, kỷ năng vận dụng các kiến thức vào bài toán cụ thể cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng. để giải quyết vấn đề đó hiện nay chúng ta rất thuận lợi là có thêm môn học tự chọn và chủ đề tự chọn. Môn học này giúp giáo viên có thời gian để hướng dẫn học sinh tự mình chiếm lĩnh tri thức, tìm tòi, phát hiện và tự giải quyết vấn đề, giúp các em có điều kiện, hiểu, biết và vận dụng kiến thức một cách thành thạo, biến cái của thầy, của SGK thành vốn kiến thức riêng của mình.
Trên thực tế hiện nay tôi thấy buổi học chủ đề tự chọn còn nhiều hạn chế, đó là chưa có sự thống nhất về nội dung và phương pháp dạy học dẫn đến chất lượng của buổi học chưa cao.
Mặt hạn chế nữa thường thấy là về công việc chuẩn bị cho phương pháp và hình thức dạy học chủ đề tự chọn chưa thật sự chú trọng để đưa chất lượng học tập nâng cao. Vậy làm sao để buổi học chủ đề tự chọn môn toán đạt được hiệu quả cao đó là một câu hỏi đặt ra và là yêu cầu cấp bách cần thiết.
Bản thân tôi thấy còn trăn trở về vấn đề này cho nên tôi đã chọn đề tài “ Nâng cao chất lượng dạy học chủ đề tự chọn môn toán ở THCS”.
14 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1441 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng dạy học chủ đề tự chọn môn Toán ở THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. đặt vấn đề
I. Lý do chọn đề tài:
- Môn toán là một phân môn chính mà trong quá trình giảng dạy để đạt hiệu quả thì ngoài vấn đề phát huy năng lực tự học toán dựa vào các hoạt động học tập tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong các giờ học, thì việc tạo điều kiện để học sinh tăng cường luyện tập, thực hành, rèn luyện kỷ năng tính toán, kỷ năng vận dụng các kiến thức vào bài toán cụ thể cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng. để giải quyết vấn đề đó hiện nay chúng ta rất thuận lợi là có thêm môn học tự chọn và chủ đề tự chọn. Môn học này giúp giáo viên có thời gian để hướng dẫn học sinh tự mình chiếm lĩnh tri thức, tìm tòi, phát hiện và tự giải quyết vấn đề, giúp các em có điều kiện, hiểu, biết và vận dụng kiến thức một cách thành thạo, biến cái của thầy, của SGK thành vốn kiến thức riêng của mình.
Trên thực tế hiện nay tôi thấy buổi học chủ đề tự chọn còn nhiều hạn chế, đó là chưa có sự thống nhất về nội dung và phương pháp dạy học dẫn đến chất lượng của buổi học chưa cao.
Mặt hạn chế nữa thường thấy là về công việc chuẩn bị cho phương pháp và hình thức dạy học chủ đề tự chọn chưa thật sự chú trọng để đưa chất lượng học tập nâng cao. Vậy làm sao để buổi học chủ đề tự chọn môn toán đạt được hiệu quả cao đó là một câu hỏi đặt ra và là yêu cầu cấp bách cần thiết.
Bản thân tôi thấy còn trăn trở về vấn đề này cho nên tôi đã chọn đề tài “ Nâng cao chất lượng dạy học chủ đề tự chọn môn toán ở THCS”.
II. cơ sở lý luận - cơ sở thực tiễn:
1. Cơ sở lý luận:
Mục tiêu đặt ra của buổi học chủ đề tự chọn là giáo viên và học sinh đổi mới cách học và cách dạy làm sao để chất lượng giờ học thật sự có hiệu quả. Giáo viên phải lập được kế hoạch dạy học cho từng baì, từng tiết chuẩn bị được nội dung các bài tập, ở mổi bài tập phải định hướng được phương pháp dạy học và hình thức dạy học làm thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất.
Buổi học chủ đề tự chọn thường dễ gây cho học sinh có tâm lý mệt mỏi, căng thẳng và nhàm chán cho nên giáo viên phải tổ chức hướng dẫn dưới nhiều hình thức dạy học và phương pháp dạy để lôi cuốn các em có hứng thú, học tập sôi nổi. Khuyến khích các em tự giải quyết nhiệm vụ cụ thể mà giáo viên giao cho để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo theo năng lực cá nhân, tránh căng thẳng, làm mất tự tin của học sinh. Giáo viên cần giao việc phù hợp với trình độ học lực của từng em.
Tầm quan trọng của buổi học chủ đề tự chọn đó là dưới sự hướng dẫn tổ chức của giáo viên, học sinh tự giải quyết nhiệm vụ bài học để cũng cốkiến thức mới đồng thời thiết lập được mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức cũ.
Vận dụng kiến thức mới trong sự đa dạng và phong phú của các bài tập thực hành, luyện tập.
Yêu cầu cần đạt của buổi học chủ đề tự chọn đối với môn toán là:
+ Về kiến thức: Học sinh phải thuộc những quy tắc, những công thức kết luận của bài học trước để vận dụng và làm các bài tập.
- Tự mình hoạt động bằng tay trên các đồ vật, đồ dùng, ký hiệu để tự phát hiện lĩnh hội kiến thức, kỹ năng.
+ Về kỹ năng: Giải quyết được các bài tập từ dễ đến khó, biết diễn đạt bài toán, các lời giải một cách ngắn ngọn, chính xác.
- Có kỹ năng sử dụng thành thạo các dụng cụ.
- Mô tả thành lời các hoạt động và kết quả thu được.
- Vận dụng thực hành các bài tập khác nhau dưới nhiều hình thức khác nhau.
+ Về thời lượng: Lựa chọn trình độ học phân ra các đối tượng học sinh, lựa chọn câu hỏi, bài tập từ dễ đến khó và giao nhiệm vụ cho từng đối tượng sao cho phù hợp.
+ Học sinh tự đánh giá mực độ kiến thức của mình, đánh giá cho bạn.
- Học sinh giỏi, khá hướng dẫn học sinh yếu, kém đi lên và đánh giá sự tiến bộ cửa bạn.
- Giáo viên đánh giá mức độ chuẩn của học sinh ở mức độ hiểu, biết và vận dụng.
2. Cơ sở thực tiễn:
Để thành công một giờ dạy học ”chủ đề tự chọn toán” ở THCS quả là khó bởi lẽ hiện nay chưa có một tài liệu nào quy định, hướng dẫn chung của chương trình dạy chủ đề tự chọn toán mà chỉ là các quy định, hướng dẫn của chuyên môn ngành nhà trường. Nhiệm vụ đặt ra cho mỗi giáo viên còn thiếu sự thống nhất, thiếu đồng bộ về nội dung và phương pháp dạy học, tài liệu thì chưa có khiến không ít giáo viên khi lên lớp còn lúng túng về phương pháp. Và còn có nhiều vướng mắc.Hơn nữa giáo viên chưa thực sự đầu tư cho một tiết dạy chủ đề tự chọn, chưa lập kế hoạch, nội dung, mục tiêu cho từng tiết, từng bài rõ ràng, chưa nghĩ rằng giáo viên cần cung cấp những thông tin gì và học sinh cần đạt được gì và cách hướng dẫn tổ chức như thế nào để học sinh tiếp thu, lĩnh hội kiến thức một cách sâu hơn, làm chủ được kiến thức đã học ở bài mới . Qua thực tế giảng dạy tôi thấy nhiều giáo viên đã chỉ mới sử dụng các bài tập ở sách giáo khoa, sách bài tập toán và với cách hướng dẫn học sinh làm bài, rồi học sinh chữa bài, rồi giáo viên kết luận. Cứ phương pháp dạy học như thế lặp đi lặp lại thì quả là nhàm chán và chưa thu hút sự hứng thú học tập của học sinh. Tôi cho rằng vấn đề đặt ra cần có một kế hoạch dạy học , đa dạng với nhiều dạng bài tập và nhiều hình thức dạy học hấp dẫn để nâng cao chất lượng dạy học chủ đề tự chọn môn toán ở THCS . Đó là một vấn đề cấp bách cần phải giải quyết hiện nay.
III. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu .
1. Đối tượng nghiên cứu .
- Phương pháp dạy học chủ đề tự chọn môn toán
- Yêu cầu, mục đích, nhiệm vụ của tiết dạy học chủ đề tự chọn môn toán
- Nội dung, kiến thức tiết dạy học chủ đề tự chọn môn toán
2. Phương pháp nghiên cứu .
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp đọc taì liệu, nghiên cứu chương trình.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh sau các đợt học chủ đề tự chọn.
B : Giải quyết vấn đề
I. Biện pháp giải quyết .
1. Lựa chọn nội dung dạy học chủ đề tự chọn.
- Dạy chủ đề tự chọn môn toán nói riêng và các môn học khác nói chung, muốn có một giờ dạy tốt và đạt hiệu quả trong mỗi giờ học thì việc lựa chọn nội dung bài học là khâu hết sức quan trọng. Trước hết tôi phải xác định mục tiêu của kiến thức trong tiết dạy bài mới gồm có những yêu cầu gì, mục tiêu chính về kiến thức lẫn kỹ năng là gì, ở những tiết học trước đã cung cấp những nội dung cơ bản, những khái niệm, quy tắc nào đã giải quyết được những bài tập nào. Trên cơ sở đó để lựa chọn một số bài tập tập có cả dạng tự luận và dạng trắc nghiệm để học sinh vận dụng kiến thức đă nắm được ở các bài học. Tôi xây dựng một hệ thống câu hỏi để vấn đáp học sinh giúp học sinh củng cố và học thuộc những khái niệm, định nghĩa, những quy tắc, tính chất..... mà học sinh đã học. Các câu hỏi phải được sắp xếp từ dễ đến khó và dự kiến sẽ giành cho những đối tượng học sinh giỏi, khá, TB, Y để đảm bảo mọi học sinh đều có thể giải quyết đuợc nhiệm vụ học tập tối thiểu của bài học khi soạn câu hỏi tôi phải lưạ chọn lời lẽ phù hợp với trình độ học sinh, để mọi học sinh có thể huy động trí nhớ của mình và trả lời, đồng thời khi đó đánh giá được mức độ diễn tả, mức độ hiểu bài của từng học sinh. Tránh đưa ra câu hỏi quá sâu sắc, tỷ mỉ, phức tạp mà học sinh không trả lời được hoặc trả lời dài dòng, câu hỏi đưa ra phải kích thích sự động nảo của học sinh.
Bên cạnh lựa chọn nội dung câu hỏi lí thuyết tôi lập kế hoạch lựa chọn hệ thống bài tập cũng sắp xếp từ đễ đến khó dành cho các đối tượng, phù hợp với học sinh .
Bài tập đưa ra có thể lấy ở sách bài tập, sách giáo khoa và có thể tự nghĩ ra những bài có sử dụng nội dung bài mới song đòi hỏi người học phải biết ứng dụng kiến thức kỹ năng để học, biết sử dụng phương pháp, nguyên lí để giải quyết vấn đề đặt ra. Người học phải quyết định nguyên lí nào cần đưa ra để ứng dụng.
Cụ thể như: Khi dạy chuyên đề “Đại lượng tỷ lệ thuận, đại lượng tỷ lệ nghịch ” thì phải luôn xoáy sâu vào:
+ Hai công thức liên hệ:
Đại lượng tỉ lệ thuận: y = a.x
Đại lượng tỉ lệ nghịch: y = ( hay x.y =a)
+Các tính chất
Hai đại lượng x và y tỉ lệ thuận
Hai đại lượng x và y tỉ lệ nghịch
= … =
; ;…;
x1 .y1= x2 .y2=x3 .y3=…= a
; ; …;
Trong quá trình làm bài tập tôi lại đưa ra các bài tập từ đơn giản đến phức tạp và phải hình thành cho học sinh một nguyên tắc giải tổng quát và các cách suy luận, nêu câu hỏi theo từng bước:
VD. Khi dạy về bài toán đại lượng tỉ lệ thuận (hay tỉ lệ nghịch)
Bước 1: Xác định được trong bài toán gồm có những đại lượng nào, những đại lượng đã biết và nhữmg đại lượng chưa biết.
Bước 2.Trong các đại lượng đó những đại lượng nào tỉ lệ thuận (hay tỉ lệ nghịch) với nhau.
Bước 3 : Chọn đặt ẩn và lấy điều kiện của ẩn.
Bước 4: Lập biểu thức liên hệ giữa các đại lượng nhờ các tính chất của các đại lượng tỉ lệ thuận (hay tỉ lệ nghịch).
Bước 5: Giải tìm các đại lượng chưa biết, kiểm tra điều kiện của đại lượng tìm được và trả lời.
2. Các phương pháp chuẩn bị cho buổi dạy chủ đề tự chọn:
- Phải lựa chọn phương pháp vì phương pháp dạy học có tính quyết định đến chất lượng dạy học.
- Công việc chuẩn bị phải bảo đảm các yêu cầu:
*Đối với giáo viên
- Đề ra mục tiêu dạy học: Với tiết học chủ đề tự chọn thì nội dung chủ yếu là luyện tập thực hành để nắm vững kiến thức và kỹ năng bao gồm:
Kiến thức. Chia ra các mức độ, biết, hiểu, vận dụng.
Kỷ năng: Chia ra các mức độ:
+ Vận dụng kiến thức có được vào các bài tập quen thuộc một cách thành thạo ( kỷ năng và kỹ xảo).
+ Vận dụng kiến thức từ bài mới và suy rộng ra ( kỷ năng sáng tạo)
- Chuẩn bị được vật chất hỗ trợ như: Đồ dùng, mô hình, SGK, SBT, phiếu học tập, giấy khổ to ghi kết quả ….
- Chuẩn bị cách tổ chức, hướng dẫn, giao tiếp học sinh
- Trình tự sử dụng và thay đổi các phương pháp dạy học cụ thể phù hợp với trình độ và đầy đủ tâm sinh lý học sinh và hình thức dạy học theo tính tích cực
- Người giáo viên chuẩn bị được các phương pháp và dự kiến hoạt động nào thì sử dụng phương pháp gì cho có hiệu quả, học sinh sẽ lĩnh hội được kết quả hay không là vấn đề quan trọng và có ý nghĩa - có như thế mới tạo cho học sinh có được niềm tin và hứng thú học toán, tạo cho lớp học sinh động .
* Đối với học sinh:
+ Buổi học này chủ yếu là thực hành xử lý các kiến thức đã học ở bài mới như: Tự học, trao đổi với bạn bè để biến những kiến thức thành vốn riêng của mình, sử dụng kiến thức đã học vào các tính huống mới cao hơn, sáng tạo hơn để cũng cố và ghi nhớ kiến thức lâu hơn. Nên cần phải ôn tập kỹ phần kiến thức cơ bản trước
Có như vậy chất lượng của buổi học chủ đề tự chọn toán mới đươvj nâng cao toán mới được nâng cao.
3. Tiến hành các phương pháp dạy học ”Chủ đề tự chọn toán ”
Sau đây tôi áp dụng phương pháp của bản thân tôi thiết kế một bài dạy cho buổi học tự chọn đại trà.
Chủ đề “đại lượng tỷ lệ thuận, đại lượng tỷ lệ nghịch” ở môn toán lớp 7
Bài: Đại lượng tỷ lệ thuận
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cũng cố kiến thức về đại lượng tỉ lệ thuận, các tính chất
của hai đại lượng tỉ lệ thuận.
Kỷ năng: Hiểu tổng quát và thực hiện giải thành thạo các dạng toán về:
+ Xét quan hệ tỉ lệ thuận giữa hai đại lượng.
+ Lập bảng giá trị tương ứng của hai đại lượng tỉ lệ thuận
+ Xét tương quan tỉ lệ thuận giữa hai đại lượng khi biết bảng các giá trị tương ứng của chúng
+Các đại lượng tỉ lệ thuận.
+Chia một số thành những phần tỉ lệ với các số . cho trước
3. Thái độ: Có ý thức rèn luyện kỷ năng phân tích bài toán, vận dụng các tính chất đã học.
II. Chuẩn bị đồ dùng:
GV: Bảng phụ kẻ sẵn bảng cho bài tập ở hoạt động 1,hoạt động 2
Phiếu học tập cho hoạt động 4
Chuẩn bị cho mỗi nhóm một tờ ghi 5 bài tập cũng cố
HS: Mỗi nhóm chuẩn bị một tờ giấy bìa to bút dạ và giấy trắng để làm bài tập nhóm
III. Hoạt động dạy học:
1. ổn định.
2. Bài cũ. Khi nào thì hai đại lượng x và y tỷ lệ thuận với nhau.
Phát biểu các tính chất của hai đại lượng tỷ lệ thuận
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Phương pháp
Hoạt động 1. cũng cố công thức của đại lượng tỷ lệ thuận
VD: Cho biết hai đại lượng x và y tỉ lệ thuận với nhau và khi x = 6 thì y = 4
Tìm hệ số tỉ lệ k của y đối với x
Hãy tính giá trị của y khi x = 9
GV nêu các câu hỏi gợi ý
?. y tỉ lệ thuận với x theo hệ số k thì ta có công thức liên hệ như thế nào ?.
?. Để tìm k ta phải làm như thế nào ?
?. Vậy để tìm y khi x = 9 ta thay giá trị đó vào công thức nào ?
VD: Cho biết y tỉ lệ thuận với x theo hệ số k. x tỉ lệ thuận với z theo hệ số tỉ lệ h. Hỏi y tỉ lệ thuận với z theo hệ số tỉ lệ bao nhiêu ?
?.y và x liên hệ với nhau theo công thức nào ?
?.y và x liên hệ với nhau theo công thức nào ?
?. Vậy hãy lập mối liên hệ giữa y và z ?
a) y tỉ lệ thuận với x theo hệ số k nên y = k.x. Khi x= 6 thì y = 4 nên: 4 = k. 6 =>
b) Ta có y = . x suy ra khi x = 9 thì y = . 9 = 6
y tỉ lệ thuận với x theo hệ số k nên
y = k. x
x tỉ lệ thuận với z theo hệ số h nên
x = h. z
Suy ra: y = k.x = k.h.x
y tỉ lệ thuận với z theo hệ số k.h
GV nêu câu hỏi.HS trả lời
Cả lớp cùng làm vào vở
- GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời tại chổ.
GV Ghi bảng, nhận xét và cũng cố
GV Tổng quát lại bài toán và phương pháp giải: áp dụng công thức y = k.x để xác định mối tương quan tỉ lệ thuận giữa hai đại lượng tỉ lệ thuận và xác định hệ số tỉ lệ.
Hoạt động 2: Lập bảng giá trị tương ứng của hai đại lượng tỉ lệ thuận
VD. Cho biết hai đại lượng x và y tỉ lệ thuận với nhau.
x
x = 2
x = 3
x = 4
x= 5
y
y = 6
y = ?
y = ?
y = ?
Hãy xác định hệ số tỉ lệ của y đối với x.
Thay mỗi dấu ? trong bảng bằng một số thích hợp
Có nhận xét gì về các tỉ số :
? Dựa vào đâu để ta xác định hệ số tỉ lệ k?
? Làm thế nào để tính: y; y; y ?
? Nhận xét gì về các tỉ số : ?
Học sinh nghiên cứu đề ra
a) Gọi k là hệ số tỉ lệ thì ta có: y= k. x
=> 6 = k.2 => k = 3
b) y= 3. 3 = 9; y = 3.4 = 12 y= 3.5 = 15
c)
Giáo viên treo bảng phụ lên bảng
GVnêu câu hỏi.
Học sinh trả lời tại chổ,cho học sinh nhận xét
GV: Nêu cách giải và các bước giải chung cho dạng toán này:
+ Trước hết xác định hệ số tỷ lệ k
+ Tiếp đó dùng công thức y = k. x để tìm các giá trị tương ứng của y hoặc x)
Hoạt động 3: Xét tương quan tỉ lệ thuận giữa hai đại lượng khi biết bảng các giá trị tương ứng của chúng
GV phát phiếu học tập in sẵn bài tập sau cho các nhóm
VD: Các giá trị của m và n được cho trong bảng sau.
m
- 4,5
- 3
0
1,5
2,25
n
1,35
0,9
0
- 0,45
-0,675
a) Hãy điền các giá trị thích hợp vào ô trống.
b) Đại lượng n có tỉ lệ thuận với đại lượng m không ? Vì sao ?
……………………………………………......
………………………………………………..
- GV cho cả lớp xem và nhận xét kết quả của một số nhóm.
Chọn lời giải của nhóm đúng nhất để làm mẫu.
- Chọn bài của nhóm làm sai (nếu có) để rút kinh nghiệm.
Các nhóm nghiên cứu đề ra và thực hiện giải trực tiếp trên phiếu học tập.
a) = - 0,3
b) Đại lượng n tỉ lệ thuận với đại lượng m vì:
n = - 0,3.m
Hoạt động nhóm nhỏ
GV nhấn mạnh lại cách giải tổng quát: Tính và xét xem tất cả các thương các giá trị tương ứng có bằng nhau không.
Hoạt động 4: Toán về đại lượng tỉ lệ thuận
VD: Dùng 8 máy thì tiêu thụ hết 70 lít xăng. Hỏi dùng 13 máy thì tiêu thụ hết bao nhiêu lít xăng ?
? Trong bài toán gồm có những đại lượng nào tỉ lệ thuận với nhau ?
? Nếu xem x là số máy, y là số xăng và x= 8 thì y= ? ; y= a là số xăng cần tìm thì x= ?
? Nếu gọi a (lít) là số xăng. để tính a ta tính như thế nào ?
Gọi một học sinh lên trình bày trên bảng.
Cả lớp cùng làm vào vở.
HS nghiên cứu đề ra
HS trả lời tại chổ (Số lít xăng và số máy tỉ lệ thuận với nhau.
y= 70 ; x= 13 )
Gọi a (lít) là số xăng tiêu thụ khi dùng 12 máy. (a > 0)
Vì số xăng tỉ lệ tuận với số máy nên ta có:
=>
Vậy số xăng tiêu thụ hết là:113,75 lít
Đề ra ghi lên bảng
GV nêu cách giải tổng quát cho dạng toán này:
+ Xác định tương quan tỉ lệ thuận giữa các đại lượng
+ áp dụng tính chất về tỉ số các giá trị tương ứng của hai đại lượng tỉ lệ thuận.
Hoạt động 5: Bài toán chia tỉ lệ
VD: Học sinh 3 lớp 7 cần trồng 24 cây xanh. Số học sinh của lớp 7A; 7B; 7C lần lượt là 32; 28; 36 bạn. Hỏi mỗi lớp phải trồng bao nhiêu cây xanh.
Biết rằng số cây xanh tỉ lệ với số học sinh ?.
Câu hỏi gợi ý:
? Ta đưa bài toán trên về dạng toán nào ?
? Nếu gọi x; y; z lần lượt là số cây của lớp 7A; 7B; 7C thì ta có các hệ thức nào ?
? Từ đó ta áp dụng tính chất nào để tìm x; y; z
Giáo viên theo dõi học sinh các nhóm thực hiện và hướng dẫn những chổ sai (nếu có)
? Vậy hãy nêu phương pháp giải tổng quát cho dạng toán này ?
HS: Đưa về dạng toán: Chia sô 24 thành ba phần tỉ lệ với ba số 32; 28 và 36
Gọi x; y; z lần lượt là số cây của lớp 7A; 7B; 7C thì ta có:
x + y + z = 24 (1)
và = = (2)
áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, từ (1) và (2), ta có:
= = = = = . Từ đó:
x = .32 = 8; y = .28 = 7;
z = .36 = 9
Vậy: Số cây phải trồng của các lớp 7A; 7B; 7C lần lượt là 8; 7 và 9 cây
HS thực hiện theo nhóm, trình bày lời giải lên giấy bìa khổ lớn
GV cùng HS nhận xét
Giáo viên tổng hợp lại: Giả sử phải chia số S thành ba phần x; y; z tỉ lệ với các số a; b; c, ta làm như sau: = = = = Do đó:
x = .a ; y = .b ; z = .c
Hoạt động 6:
Bài tập cũng cố, đánh giá:
GV phát đề ra cho các nhóm (Yêu cầu mỗi nhóm trình bày lời giải lên giấy trắng và nộp lại, thời gian làm bài: 40 – 45 phút)
Bài 1: Biết ytỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ a (a ạ 0); y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ a. Hỏi y- y có tỉ lệ thuận với x -x hay không. Nếu có thì hệ số tỉ lệ là bao nhiêu ?
Bài 2: Cho biết x, y là hai đại lượng tỉ lệ thuận. Hãy điền số thích hợp vào các ô trống trong bảng sau:
x
- 4
- 0,5
0
2,5
y
6
- 2,25
- 4,5
- 7,5
Bài 3: Bảng giá trị hai đại lượng x và y sau đây có cho ta hai đại lượng tỉ lệ thuận hay không ?. Nếu có thì hệ số tỉ lệ là bao nhiêu ?.
x
- 5
- 1
- 2
-3,5
6,8
y
12,5
2,5
5
8,75
- 16,32
Bài 4: Ba đơn vị trọng tải cùng vận chuyển 700 tấn hàng
Đơn vị A có 12 xe, trọng tải mỗi xe là 5 tấn
Đơn vị B có 20 xe, trọng tải mỗi xe là 3,5 tấn
Đơn vị C có 12 xe, trọng tải mỗi xe là 5 tấn
Hỏi mỗi đơn vị đã chuyển được bao nhiêu tấn hàng. Biết rằng mỗi xe được huy động một số chuyến như nhau ?.
Bài 5: Chia số 117 thành ba phần tỉ lệ thuận với:
a) 3 ; 4 ; 6 b) 1/3 ; 1/4 ; 1/6
GV: Nhấn mạnh lại một lần nữa các dạng toán cơ bản về đại lượng tỉ lệ thuận
Nhận xét kết quả buổi học và dặn dò.
II. THực nghiệm khoa học:
1. Kết quả điều tra khi chưa áp dụng phương pháp trên đây là:
- Từ đầu năm cho đến giữa kỳ I tôi chưa áp dụng cách dạy và cách học mới mà chỉ dạy chung chung theo các bài tập đơn giản ở vở bài tập . Qua điều tra trong khối 7 và qua bài kiểm tra giữa kỳ I Tôi thấy chất lượng HS thể hiện ở điểm toán rất thấp. Tỷ lệ HS đạt điểm khá giỏi ít. Tỷ lệ HS đạt điểm dưới 5 còn nhiều. Cụ thể lớp 7A tỷ lệ, kết quả bài kiểm tra định kỳ giữa kỳ 1 như sau:
Nhóm yếu kém: 18/33em 55%
Nhóm trung bình 12/33 em 36%
Nhóm khá giỏi 3/33 em 9%
- Qua kết quả đó, tôi đã suy nghĩ đến chất lượng buổi học chủ đề tự chọn toán phải thay đổi phương pháp dạy học, hình thức dạy học làm sao để HS có thể tự lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, tích cực và sáng tạo. Muốn vậy tôi đã thay đổi cách tổ chức hướng dẫn cho từng bài để giúp HS tăng cường luyện tập của mình, HS không bao giờ thoả mãn với kết quả đạt được của mình tìm tòi sáng tạo, có niềm tin hứng thú học tập. Qua mỗi bài dạy chủ đề tự chọn toán tôi đã chuẩn bị kỹ khi soạn bài, lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học phù hợp từng bài, phân công HS khá hơn hướng dẫn giúp đỡ HS yếu, khi HS hoàn thành 1 bài tập do chính các em làm tôi đã khen ngợi, tuyên dương để HS tự hào về mình và cố gắng hơn nữa.
2. Kết quả sau khi áp dụng phương pháp dạy học chủ đề tự chọn toán
- Từ giữa kỳ 1 trở đi tôi đã áp dụng trong quá trình dạy học các bài luyện tập thực hành, tôi đã chọn một số bài tập và tổ chức cho HS trao đổi ý kiến theo hướng khai thác nội dung có sẵn (hoặc tiềm ẩn) trong bài tập, đặc biệt là tổ chức hoạt động trao đổi ý kiến về cách giải có thế có, nhận xét về từng cách giải để lựa chọn cách giải tốt nhất. GV có thể tận dụng các bài tập ở vở bài tập, SGK để giúp học sinh cũng cố kiến thức và kỹ năng cơ bản, trọng tâm và năng lực tự đánh giá HS - động viên HS khá giỏi có thể làm thêm bài tập nâng cao khó hơn để phát huy năng lực sáng tạo.
- Sau 1 thời gian khá dài áp dụng phương pháp dạy học và kinh nghiệm bản thân kết quả HS đã được nâng lên rõ rệt.
- Cụ thể qua lần kiểm tra định kỳ giữa kỳ II. ở kết quả đạt được.
Thời điểm
Yếu kém
Trung bình
Khá giỏi
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
Giữa kỳ I
18
55%
12
36%
3
9%
Cuối kỷ I
10
30%
18
55%
5
15%
Giữa kỳ II
3
9%
22
67%
8
24%
Rõ ràng qua điều tra và tiến hành thực nghiệm ở lớp 7A tôi chủ nhiệm tôi thấy kết quả so với khi chưa áp dụng phương pháp tổ chức dạy học chủ đề tự chọn theo phương pháp trên thì kết quả được nâng lên rõ rệt. Từ những HS trung bình đã vươn lên được HS khá từ HS yếu kém đã tự cố gắng đạt HS trung bình,
C: kết luận
Để nâng cao chất lượng một giờ dạy học chủ đề tự chọn cho môn toán 7 nói riêng và các khối nói chung thì trước hết người giáo viên không chỉ phải soạn bài một cách chi tiết mà phải lập một kế hoạch dạy học cụ cho từng bài học trước khi lên lớp. Xác định rõ mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh cần đạt được trong mỗi bài học. Từ đó lựa chọn phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với nội dung và mục tiêu đề ra để hướng dẫn học sinh hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng taọ. Cũng cần thay đổi các hình thức dạy học chẳng hạn như khi hỏi đáp thì nên hỏi đáp nhiều chiều: Giáo viên hỏi HS cho HS nêu thắc mắc, cho học sinh tự hỏi học sinh để bổ sung cho nhau và rút kinh nghiệm. Mặt khác cũng cần sự hỗ trợ của thiết bị dạy học để tạo hứng thú và niềm tin học tập nhất cho học sinh. Phát huy ưu điểm khắc phục nhược điểm cuả các phương pháp đã sử dụng để vừa bồi dưỡng được học sinh giỏi và phụ đạo HS yếu kém.
D. Kiến nghị đề xuất:
Qua kinh nghiệm này tôi muốn phổ biến với các đồng chí giáo viên giảng dạy chủ đề tự chọn toán nói riêng và tất cả môn nói chung để chúng ta cùng góp ý, học hỏi nhau nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học khi dạy chủ đề tự chọn.
Tôi có một số đề xuất ý kiến cấp trên, quản lý chuyên môn cần có nội dung, hướng dẫn về phương pháp dạy học chung cho tất cả các môn học, các lớp học về chủ đề tự chọn để góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng giờ dạy, giờ học ngày càng cao hơn đáp ứng với nhu cầu học tập hiện nay.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi về việc lựa chọn phương pháp dạy học chủ đề tự chọn môn toán. Mong được sự góp ý của đồng nghiệp và các nhà quản lý chuyên môn để đề tài của tôi ngày càng được hoàn thiện hơn ./.
Can lộc ngày 18 tháng 4 năm 2007
File đính kèm:
- skkn day hoc mon tu chon.doc