Cũng như giáo dục nói chung, TDTT xuất hiện cùng với loài người. Chúng ta biết rằng trong thời kì cổ xưa con người đã sống thành từng bầy, sinh hoạt lao động tập thể, kiếm ăn và chống chọi với thiên nhiên. Trong một giai đoạn lịch sử lâu dài phương thức sống bằng săn bắn hái lượm là cuộc đọ sức thi đấu giữa người với thiên nhiên với thú rừng về sức mạnh, nhanh khéo léo và cả ý chí nữa. Chính cuộc sống đó đã thúc đẩy mọi hoạt động mạnh mẽ của con người đem lại cho họ những hiểu biết thực tế về thế giới xung quanh. Ngay việc sản xuất ra công cụ lao động cũng đòi hỏi con người phải có thể lực, đồng thời qua cuộc sống đó năng lực phân phối vận động của con người cũng được phát triển.
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1444 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nâng cao được hiệu quả dạy học các quy luật di truyền Sinh học 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i. đặt vấn đề
Cũng như giáo dục nói chung, TDTT xuất hiện cùng với loài người. Chúng ta biết rằng trong thời kì cổ xưa con người đã sống thành từng bầy, sinh hoạt lao động tập thể, kiếm ăn và chống chọi với thiên nhiên. Trong một giai đoạn lịch sử lâu dài phương thức sống bằng săn bắn hái lượm là cuộc đọ sức thi đấu giữa người với thiên nhiên với thú rừng về sức mạnh, nhanh khéo léo và cả ý chí nữa. Chính cuộc sống đó đã thúc đẩy mọi hoạt động mạnh mẽ của con người đem lại cho họ những hiểu biết thực tế về thế giới xung quanh. Ngay việc sản xuất ra công cụ lao động cũng đòi hỏi con người phải có thể lực, đồng thời qua cuộc sống đó năng lực phân phối vận động của con người cũng được phát triển.
Sự phát triển của TDTT là kết quả của việc phát triển về mặt nhận thức xã hội của con người. Khác hẳn hoạt động bản năng của động vật, hoạt động của con người hoàn toàn có ý thức. Nhờ vậy mà thế hệ sau đã học tập thế hệ trước kế thừa qua các hình thức truyền thụ những kĩ năng kĩ xảo vận động
Trong xã hội loài người ngày nay sự phát triển về mọi mặt nói chung, sự phát triển TDTT nói riêng đã phát triển tới đỉnh cao của nó. Về mặt bình diện nền TDTT Việt Nam so với Thế giới là một trong những nước có nền TDTT đang trên đà phát triển. Song để so sánh với nhiều nước thì nước ta đang còn thấp về trình độ cũng như sức khoẻ. Chính vì vậy ngay từ bây giờ mọi người cần phải tập trung vừa lao động sản xuất vừa luyện tập TDTT phát triển tương úng với các nước khác.
Bản thân tôi là một
Khi tiến hành giờ dạy
II. giải quyết vấn đề
a. cơ sở lí thuyết
Thông thường, một bài tập di truyền có sự tham gia của các cặp tính trạng có thể tuân theo quy luật phân li độc lập, hoán vị gen hay tương tác gen. Do đó để giải được các dạng bài tập này, yêu cầu học sinh phải nắm vững cơ sở lí thuyết của các định luật đó.
Theo tôi, để dễ dàng làm được các dạng bài tập này nên đưa theo các phương pháp phân tích cơ thể lai của Menđen: Có nghĩa là xét sự di truyền chung của các cặp tính trạng đem lai để tìm hiểu gen của cơ thể lai. Cụ thể:
Nếu sự di truyền chung của các cặp tính trạng tuân theo quy luật phân li độc lập của Menđen thì:
Số loại giao tử đạt tối đa
Tỷ lệ các loại giao tử bằng nhau
Số kiểu tổ hợp đạt tối đa
Tổng số kiểu hình đạt tối đa
Do các tính trạng di truyền độc lập với nhâu nên tỷ lệ kiểu hình chung của các tính trạng là tích tỷ lệ phân li của mỗi loại tính trạng hay xác suất của mỗi kiểu hình là tích xác suất của các tính trạng tổ hợp thành.
Ví dụ: Khi bài ra là phép lai của hai cơ thể khác nhau bởi hai cặp tính trạng:
- Nếu xét riêng từng cặp tính trạng:
+ Tỷ lệ phân li kiểu hình là 3:1 và 1:1 thì tỷ lệ phân li kiểu hình chung là (3:1) (3:1) = 3:3:1:1.
+ Tỷ lệ phân li kiểu hình là 3:1 và 3:1 thì tỷ lệ phân li kiểu hình chung là (3:1) (3:1) = 9:3:3:1.
+ Tỷ lệ phân li kiểu hình là 3:1 và 1:2:1 thì tỷ lệ phân li kiểu hình chung là (3:1) (1:2:1) = 3:6:3:1:2:1.
Trong trường hợp sự di truyền của các cặp tính trạng chi phối bởi quy luật liên kết hoàn toàn hoặc hoán vị gen thì:
+ Trường hợp 1: Các cặp tính trạng được chi phối bởi quy luật liên kết hoàn toàn.
Số loại giao tử giảm
Số kiểu tổ hợp giảm
Số loại kiểu hình giảm
+ Trường hợp 2: Các cặp tính trạng được chi phối bởi quy luật hoán vị gen thì chúng có những đặc điểm tương tự quy luật phân li độc lập các cặp tính trạng. Nhưng ở trường hợp này thì tỷ lệ kiểu hình thu được của phép lai không phải là tích xác suất của mỗi cặp tính trạng hợp thành. Từ đó khẳng định sự di truyền các cặp tính trạng phụ thuộc vào nhau.
Đây chính là điểm cơ bản để nhận biết quy luật di truyền liên kết và phân biệt với quy luật di truyền phân li độc lập của Menđen.
b. các bước khi giải một bài tập có sự tham gia của nhiều
cặp tính trạng
Bước 1: Xét sự di truyền riêng lẻ của từng cặp tính trạng để xác định tính trạng đó tuân theo quy luật di truyền nào.
a. Trội – lặn hoàn toàn. Ta sẽ gặp các trường hợp sau:
* Trường hợp 1: Bài toán cho biết 1 gen quy định 1 tính trạng: dựa vào định luật đồng tính và phân tích của Menđen để xác định tính trạng trội – lặn
Cụ thể:
- Nếu F1 biểu hiện đồng loạt 1 tính trạng giống bố hoặc mẹ thì tính trạng đó là tính trạng trội, tính trạng không được biểu hiện là tính trạng lặn
Ví dụ: P(thuần chủng) Cao x Thấp
F1 100% cao
ị cao là tính trạng trội, thấp là tính trạng lặn
- Đời lai phân tích theo tỷ lệ 3:1 thì tính trạng đi liền với chỉ số 3 là tính trạng trội. tính trạng đi liền với chỉ số 1 là tính trạng lặn
Ví dụ: P Cao x Cao
F1 3 cao : 1 thấp
ị cao là tính trạng trội, thấp là tính trạng lặn
* Trường hợp 2: Bài toán không cho biết 1 gen quy định 1 tính trạng: Vậy trường hợp này ta cũng phải vận dụng kết quả của định luật đồng tính và phân tích của Menđen để xác định tính trạng trội – lặn
Ví dụ : 1. P(thuần chủng) Vàng x Xanh
F1 100% Vàng
F1 x F1 Vàng x Vàng
F2 75% Vàng : 25% Xanh
ị Vàng là tính trạng trội, Xanh là tính trạng lặn
2. P(thuần chủng) Đỏ x Tím
F1 100% Đỏ
F1 x F1 Đỏ x Đỏ
F2 325 Đỏ : 108 Tím ằ 3:1
ị Đỏ là tính trạng trội, Tím là tính trạng lặn
Chú ý: Đối với bài toán cho lai 2 hay nhiều cặp tính trạng thì ta tách riêng từng cặp tính trạng để xét và áp dụng tương tự như trên
b. Trội - lặn không hoàn toàn
Trong trường hợp này con lai thường có 3 loại kiểu hình phân li theo tỷ lệ 25% : 50% : 25% = (1:2:1) thì tỷ lệ kiểu hình chiếm 50% chính là kiểu hình mang tính trạng trung gian
Ví dụ: P(thuần chủng) Đỏ x Trắng
F1 100% Hồng
F1 x F1 Hồng x Hồng
F2 25% Đỏ : 50% Hồng : 25% Trắng
ị ở đây có hiện tượng trội không hoàn toàn. Đỏ trội không hoàn toàn so với trắng, hoặc trắng trội không hoàn toàn so với đỏ.
c. Có hiện tượng tương tác gen.
* Số tổ hợp ở đời sau là 16 với tỉ lệ phân li kiểu hình là sự biến dạng của tỉ lệ 9:3:3:1(thường gặp các tỷ lệ sau: 9:6:1; 9:7; 9:3:3:1; 12:3:1; 13:3; 9:3:4; 15:1
٭ Số tổ hợp ở đời sau là 8, (tỉ lệ phân li kiểu hình 5:3, 6:1:1 …)
٭ Số tổ hợp ở đời sau là 4, (tỉ lệ phân li kiểu hình 3:1,…)
d. Có hiện tượng liên kết giới tính.
Trong trường hợp này sự biểu hiện của các tính trạng không đồng đều ở hai giới. (có thể xuất hiện ở giới đực hoặc giới cái)
Ví dụ: P(thuần chủng): Ruồi dấm mắt đỏ x ruồi dấm mắt trắng.
Fı : 100% Mắt đỏ.
Fı x Fı : Mắt đỏ x Mắt đỏ.
F2 : 75% mắt đỏ: 25% mắt trắng ( Tính trạng mắt trắng chỉ thấy ở ruồi đực.)
Nhận xét: Tính trạng màu mắt trắng biểu hiện không đồng đều ở hai giới, chỉ thấy ở ruồi đực, không thấy xuất hiện ở ruồi cái. Do đó sự di truyền tính trạng màu mắt liên kết với giới tính.
Bước 2: Xét sự di truyền chung của các cặp tính trạng (xét 2 cặp 1 lần). Để xác định các cặp tính trạng này di truyền theo qui luật nào (phân li độc lập hay liên kết gen).
+ Nếu các cặp tính trạng phân li độc lập thì tỉ lệ phân li KH theo định luật xác suất.
Ví dụ: Khi xét riêng từng cặp tính trạng tỉ lệ phân li KH là: 3:1; 1:1; 1:1, thì sự di truyền chung của các cặp tính trạng là (3:1) x (1:1) (1:1) = 3:3:3:3:1:1:1:1.
+ Nếu sự di truyền của các cặp tính trạng được chi phối bởi qui luật di truyền liên kết gen thì:
- Khi xét chung sự sự di truyền của các cặp tính trạng không tuân theo định luật xác suất.
- Trong trường hợp các gen liên kết hoàn toàn thì số tổ hợp và số KH giảm.
- Nếu các gen liên kết không hoàn toàn thì có hiện tượng hoán vị gen.
Bước 3: Nếu sự di truyền của các cặp tính trạng tuân theo qui luật liên kết hoàn toàn hoặc hoán vị gen thì phải xác định nhóm gen liên kết hoặc tần số hoán vị gen. Kinh nghiệm là nên dựa vào một kiểu hình nào đó có ít alen nhất để xác định.
a) Xác định nhóm gen liên kết.
- Trường hợp đơn giản các cặp gen liên kết hoàn toàn với nhau thì dựa vào tỉ lệ kiểu hình để xác định:
+Tỉ lệ kiểu hình 1:2:1 thì gen liên kết theo kiểu đối.
Ví dụ: P: Ab/aB x Ab/aB
Cây cao quả tròn Cây cao quả tròn
GP: Ab ; aB Ab ; aB
Fı: KG(3) 1 Ab/Ab ; 2 Ab/aB ; 1 aB/ aB
KH(3) 1 cây cao , qủa dài
2 cây cao , quả tròn
1 cây thấp , quả tròn
+ Tỷ lệ kiểu hình là 3:1 thì gen liên kết theo kiểu đồng
Ví dụ: P:
Cây cao, quả tròn Cây cao, quả tròn
GP: AB ; ab AB ; ab
F1: KG(3) 1 Ab/Ab ; 2 Ab/ab ; 1 ab/ ab
KH(2) 3 cây cao , qủa tròn
1 cây thấp, quả dài
Hoặc có thể dựa vào sự di truyền của các tính trạng đi kèm nhau để xác định.
Trường hợp phức tạp hơn là trong thành phần gen của cơ thể đem lai thì sự liên kết hoàn toàn chỉ xảy ra ở 2 cặp gen, còn các cặp gen khác thì phân li độc lập. ở trường hợp này ta phải dựa vào kiểu hình có ít alen nhất để xác định. (xem cụ thể ở ví dụ 1 - phần c)
b. Xác định tần số hoán vị gen
Nếu là phép lai phân tích thì dựa vào tỷ lệ phân li kiểu hình ở đời Fb để xác định tần số hoán vị gen. (xem cụ thể ở ví dụ 2)
Còn trong các phép lai khác thì ta phải xem xét hoán vị xảy ra ở một bên hay hai bên. Tần số hoán vị giống nhau hay khác nhau. Trong trường hợp này muốn xác định được tần số hoán vị gen thì phải dựa vào kiểu hinhfcos chứa ít alen nhất để tính tỷ lệ giao tử. Để từ đó xác định giao tử đó thuộc loại giao tử liên kết hay giao tử hoán vị. (xem cụ thể ở ví dụ 3)
Bước 4: Trả lời các câu hỏi mà đề bài yêu cầu
c. Một số ví dụ cụ thể
Ví dụ 1: F1 gồm các cặp gen dị hợp qui định các tính trạng cây cao, hoa đỏ. F1 lai với các cây khác được thế hệ lai phân li theo tỷ lệ:
9 cây thấp - hoa đỏ
3 cây cao - hoa đỏ
3 cây cao - hoa vàng
1 cây thấp - hoa vàng
Cho biết màu sắc hoa quy định bởi 1 cặp gen.
a. Xác định kiểu gen ở cây cao - hoa đỏ
b. Sơ đồ lai của cơ thể F1 được thể hiện như thế nào?
Giải
Bước 1: Xét sự di truyền riêng lẻ của từng cặp tính trạng
+ Về độ dài của cây:
Ta có F1 x K F2: 3 cao : 5 thấp (K: cây chưa biết) F2 thu được 8 kiểu tổ hợp F1 cho 4 loại giao tử x 2 loại giao tử Chứng tỏ có hiện tượng tương tác gen theo kiểu bổ trợ hoặc át chế gen lặn
* F1 : AaBb x Aabb
G F1: AB, Ab, aB, ab. Ab, ab
F2:
* F1 : AaBb x aaBb
G F1: AB, Ab, aB, ab. aB, ab
F2:
+ Về màu sắc hoa:
Ta có F1 x K F2: 3 đỏ : 1vàng di truyền theo định luật phân tích của Menđen
Đỏ là tính trạng trội, vàng là tính trạng lặn
Quy ước gen: d- đỏ, d- vàng
F1 : Dd x Dd
G F1: D, d D, d
F2: 3D- : 1dd
3 đỏ 1 vàng
Bước 2: Xét sự di truyền chung của các cặp tính trạng đem lại
Nếu cả 3 cặp gen đều phân li độc lập (Dd phân li độc lập với AaBb) thì F2 có tỷ lệ phân li kiểu hình là: (5 : 3)(3 : 1) = 15 : 5 : 9 : 1. Nhưng thực tế bài ra thu được 4 kiểu hình với tỷ lệ phân li 9 : 3 : 3 : 1 = 16 kiểu tổ hợp = 4 loại giao tử x 4 loại giao tử Do đó các cặp gen không phân li riêng lẻ mà có hiện tượng liên kết không hoàn toàn giữa 2 trong 3 cặp gen. Vậy Dd liên kết hoàn toàn với 1 trong 2 cặp gen quy định chiều cao cây (Aa hoặc Bb)
Bước 3: Xác định nhóm gen liên kết
Dựa vào kiểu hình cây cao, hoa vàng có thành phần gen A-B-, dd d liên kết với A (Aa) hoặc với B (Bb)
Bước 4: Trả lời câu hỏi mà đề bài yêu cầu
a. Kiểu gen của cây F1 và cơ thể lai với F1
Ta có:
hoặc
b. Viết sơ đồ lai
+ Trường hợp 1:
GF1: AdB, Adb aDB, adB
aDB, aDb aDb, adb
F2: KG : : :
: : :
: : :
Tỷ lệ kiểu hình: 9 cây thấp - hoa đỏ
3 cây cao - hoa đỏ
3 cây cao - hoa vàng
1 cây thấp - hoa vàng
+ Trường hợp 2:
(Viết sơ đồ lai tương tự trường hợp 1)
Ví dụ 2: Cho F1 lai phân tích được thế hệ lai gồm:
21 cây qủa tròn, hoa tím
54 cây quả tròn, hoa trắng
129 cây quả dài, hoa tím
96 cây quả dài, hoa trắng
Cho biết hoa tím trội so với hoa trắng. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai của F1
Giải:
a. Xét sự di truyền của từng cặp tính trạng
* Hình dạng quả:
FB:
Ta thấy đây là phép lai phân tích FB thu được 4 tổ hợp F1 dị hợp 2 cặp gen (AaBb). Chứng tỏ có hiện tượng tương tác gen theo kiểu bổ trợ hoặc át chế.
+ Nếu theo kiểu bổ trợ thì A-B- tròn
A-bb, aaB-, aabb dài
+ Nếu theo kiểu át chế thì aaB- tròn
A-B-, A-bb, aabb dài
F1: AaBb x aabb
* Màu sắc hoa
Quy ước : D: tím ; d: trắng
Ta có FB: F1: Dd x dd
b. Xét sự di truyền chung của các cặp tính trạng:
+ Nếu các cặp gen di truyền riêng rẽ (phân li độc lập) thì ở Fb thu được 4 kiểu hình với tỷ lệ (3:1)(3:1) =3 : 3 : 1 : 1. thực tế bài ra thu được 4 kiểu hình với tỷ lệ 21 : 54 : 129 : 96 các cặp gen không di truyền riêng rẽ mà có hiện tượng liên kết hoàn toàn giữa 2 trong 3 cặp gen (Dd liên kết không hoàn toàn với Aa hoặc Bb)
+ Xác định tần số hoán vị gen
- Xét trường hợp tương tác gen theo kiểu bổ trợ Fb thu được quả tròn hoa trắng có thành phần kiểu gen: A-B-dd chiếm tỷ lệ: Aliên kết với d hoặc B liên kết với d
Vì đây là phép lai phân tích cơ thể mang tính trạng lặn chỉ phát sinh một loại giao tử duy nhất :
abd = 100% AdB hoặc AdB = 18%
Do tần số hoán vị gen nhỏ hơn hoặc bằng 50% đây là giao tử liên kết
Tần số hoán vị gen = 100% - 4. 18% = 28%
Viết sơ đồ lai
hoặc
* Trường hợp 1: :
GF1: AdB = Adb = 18% adb = 100%
aDB = aDb = 18%
ADB = ADb = 7%
adB = adb = 7%
Fb: :
:
Tỷ lệ phân li kiểu hình
Tròn - tím = 7% = 21 cây
Tròn - trắng = 18% = 54 cây
Dài - tím = 43% = 129 cây
Dài - trắng = 32% = 96 cây
*Trường hợp 2: Viết sơ đồ lai tương tự với :
Ví dụ 3: khi cho lai hai thứ cây hoa thuần chủng: hoa kép màu trắng và hoa đơn màu đỏ được F1 toàn cây hoa kép màu hồng. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau thu được kiểu hình phân li theo tỷ lệ:
42% hoa kép, màu hồng; 24% hoa kép, màu trắng;
16% hoa đơn, màu đỏ; 9% hoa đơn, màu đỏ;
8% hoa đơn, màu hồng; 1% hoa đơn, màu ;
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và mọi diễn biến NST trong tế bào sinh hạt và noãn đều giống nhau, màu đỏ trội so với màu trắng.
Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
Giải
Xét sự di truyền riêng của từng cặp tính trạng
+ Màu sắc hoa:
P(thuần chủng) F1 hồng F2 :1 đỏ; 2 hồng; 1 trắng.
Như vậy, về màu sắc hoa tuân theo quy luật trội không hoàn toàn, hồng là tính trạng trung gian.
Quy ước gen: AA đỏ; Aa hồng; aa trắng.
F2 thu được tỷ lệ: 1:2:1 F1 : Aa x Aa P(thuần chủng):AA x aa
+ Hình dạng hoa:
F2: Kép là tính trạng trội; đơn là tính trạng lặn
Quy ước : B kép; b đơn.
Ta có: F2: F1 : Bb x Bb P(thuần chủng):BB x bb
Xét sự di truyền chung của hai cặp tính trạng
Nếu các gen phân li độc lập thì F2 thu được 6 kiểu hình với tỷ lệ:
(1:2:1)(3:1) = 3 : 1 : 6 : 2 : 2 : 1
Thực tế F2 thu được 6 kiểu hình với tỷ lệ phân li là:
42% : 24% : 16% : 9% : 8% : 1%
các cặp gen không phânli độc lập mà có hiện tượng HVG.
+ Xác định tần số HVG
Dựa vào kiểu hình chứa ít alen nhất làvhoa đơn, trắng có kiểu gen
Do HVG xảy ra 2 bên với tần số như nhau nên: ab x ab = 1% (mà ab = ab) (ab)2 = 1% . Tần số HVG luôn luôn 50% Đây là giao tử hoán vị. Vậy tần số HVG = 2.10% = 20%
Từ đó ta có sơ đồ lai:
P(t/c2):
GP : Ab aB
F1: (hoa kép, màu đỏ)
F1 x F1: x
: Ab = aB = 40% Ab = aB = 40%
AB = ab = 10% AB = ab = 10%
F2: 1% ; 8% ; 8%; 32%; 8%;
8%; 16%; 16%; 2%; 1%
Tỷ lệ phân li kiểu hình:
42% hoa kép, màu hồng 24% hoa kép, màu trắng
16% hoa đơn, màu đỏ 9% hoa kép, màu đỏ
8% hoa đơn, màu hồng 1% hoa đơn, màu trắng
Lưu ý: một số bài tập đề bài không thống kê đầy đủ tỷ lệ các kiểu hình thu được mà chỉ thống kê được một kiểu hình duy nhất. Trong trường hợp đó quy tắc làm bài kgông tuân theo các bước trên mà ta phải tìm tỷ lệ kiểu hình đã cho để xác định quy luật di truyền chi phối sự hình thành các tính trạng
Ví dụ: Khi lai hai thứ lúa đều thuần chủng thân cao, hạt gạo đục với thân thấp, hạt gạo trong thu được toàn thân cao, hạt gạo đục. Cho cây F1 tự thụ phấn. F2 thu được 3000 cây với 4 kiểu hình khác nhau. Trong đó 120 cây thân thấp , hạt gạo đục.
Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, mọi diễn biến của NST trong giảm phân của tế bào sinh hạt phấn và noãn giống nhau. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
Hướng dẫn giải
Biện luận tìm quy luật di truyền
- Thân cao, hạt gạo trong là tính trạng trội
- Thân thấp, hạt gạo đục là tính trạng lặn
Quy ước gen: A-cao; a-thấp
B- trong; b- đục
Theo bài ra: P(t/c2) F1 dị hợp 2 cặp gen AaBb.
nếu các gen phân li độc lập thì F2 thu được 4 kiểu hình gồm 16 tổ hợp giao tử. Trong thân thấp hạt gạo đục chiếm tỷ lệ 1/16 = 6,25%. Thực tế bài ra thân thấp, hạt gạo đục chiếm tỷ lệ 120/300 = 4% do vậy gen không phân li độc lập mà có hiện tượng di truyền liên kết, nếu liên kết hoàn toàn thì thấp đục chiếm tỷ lệ 25% (ạ 4%) có hiện tượng hoán vị gen.
Tính tần số hoán vị gen:
Dựa vào kiểu hình thấp đục có kiểu gen ab/ab = 4% ab x ab = 20%
Vì tần số HVG 50% ab là giao tử hoán vị.
Sơ đồ lai:
P(t/c2)
F1
Ab = aB = 30% Ab = aB = 30%
AB = ab = 20% AB = ab = 20%
F2: 4% ; 8% ; 12%; 12%; 12%;
9%; 9% ; 16%; 12%; 4%
Tỷ lệ phân li kiểu hình F2:
120 cây thân thấp, hạt gạo đục
1620 cây thân cao, hạt gạo trong
630 cây thân cao, hạt gạo đục
630 cây thân thấp, hạt gạo trong
d. Kết quả
Sau khi hướng dẫn học sinh giải bải tập theo phương pháp phân tích cơ thể lai của Men đen (dựa vào kết quả bài ra) kỹ năng giải bài tập của học sinh được nâng lên rõ rệt) kỹ năng giải bài tập của học sinh được nâng lên rõ rệt. Học sinh biết cách vận dụng linh hoạt những kiến thức lý thuyết cụ thể đã học vào giải bài tập.
Cụ thể:
Lớp
Loại
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu
áp dụng
SKKN
11A1
9
25
14
0
11A2
7
24
19
0
Không áp dụng
SKKN
11A3
0
22
20
7
11A6
0
14
22
15
iii. kết luận - đề nghị
1. Kết luận:
Bài tập quy luật di truyền rất đa dạng và phong phú, trên đây là một số điểm then chốt cơ bản để nhận biết các dạng bài tập di truyền khi học sinh nắm vững được sẽ thuận lợi trong việc giải các bài tập cụ thể mà người ra đề có thể biến đổi ở nhiều dạng khác nhau.
Qua theo dõi và tham gia giảng dạy 4 năm phần các quy luật di truyền tôi nghĩ rằng: Để nâng cao được hiệu quả dạy học các quy luật di truyền cần chú ý những vấn đề sau:
Thứ nhất, người giáo viên phải hoàn thành được nhiệm vụ cơ bản của di truyền học đó là: Trang bị đầy đủ hệ thống tri thức di truyền học cơ bản và ứng dụng của di truyền học.
Thứ hai, đầu tư nhiều hơn về thời gian và công sức trong khâu thiết kế bài giảng theo phương pháp tích cực: để làm được điều này cần nắm vững các phương pháp dạy học có nghệ thuật trong việc lựa chọn vận dụng các phương pháp đổi mới trong dạy học tăng cường các phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh đặc biệt phát huy nhóm phương trực quan tư duy phân tích. Hãy phấn đấu trong mỗi tiết học học sinh được hoạt động nhiều hơn và quan trọng là suy nghĩ nhiều hơn trên con đường chủ động nắm vững tri thức.
2. Đề nghị:
Với khuôn khổ một sáng kiến kinh nghiệm, tôi không thể nêu hết các dạng cụ thể được. Trong quá trình giảng dạy tôi đã mở rộng và phát triển thêm từng dạng bài tập cụ thể giúp học sinh tự tìm ra cách giải hợp lí nhất.
Bởi vậy theo tôi để giúp học sinh có khả năng vận dụng thành thạo lí thuyết vào giải bài tập trong chương trình sinh học lớp 11 nên có thêm một vài tiết hướng dẫn học sinh giải bài tập nữa.
Kiến thức về sinh học vô hạn, song hiểu biết về cá nhân thì có hạn, do đó chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong quí đồng nghiệp và hội đồng khoa học góp ý kiến để sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện hơn.
File đính kèm:
- SKKN SINH HOC .doc