Giáo án Nghề trồng rừng lớp 11

TIẾT 1: BÀI MỞ ĐẦU

I. Mục tiêu

 Sau khi học xong bài này, học sinh cần phải:

1. Kiến thức

- Biết được vai trò, tác dụng của rừng đối với nền kinh tế xã hội.

- Biết được các biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong nghề trồng rừng.

2. Kĩ năng

- Tìm hiểu được thông tin nghề cần thiết.

- Liên hệ bản thân để lựa chọn nghề.

3. Thái độ

- Tích cực tìm hiểu thông tin nghề, định hướng nghề nghiệp cho bản thân.

II. Tiến trình bài giảng

1. Mở bài

 Nghề trồng rừng hiện nay ở nước ta có vai trò, vị trí như thế nào?

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 12462 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Nghề trồng rừng lớp 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1: Bài mở đầu Lớp dạy: 11C3 Tiết: 1 Ngày dạy: 9.12.2007 I. Mục tiêu Sau khi học xong bài này, học sinh cần phải: 1. Kiến thức - Biết được vai trò, tác dụng của rừng đối với nền kinh tế xã hội. - Biết được các biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong nghề trồng rừng. 2. Kĩ năng - Tìm hiểu được thông tin nghề cần thiết. - Liên hệ bản thân để lựa chọn nghề. 3. Thái độ - Tích cực tìm hiểu thông tin nghề, định hướng nghề nghiệp cho bản thân. II. Tiến trình bài giảng 1. Mở bài Nghề trồng rừng hiện nay ở nước ta có vai trò, vị trí như thế nào? 2. Bài mới Hoạt động của GV - HS Nội dung Hoạt động 1: GV: Rừng cung cấp cho con người những sản phẩm gì? HS: Gỗ, củi, nguyên liệu giấy… GV: Rừng có vai trò bảo vệ môi trường sinh thái thông qua hoạt động nào của TV? HS: Quang hợp. GV: Hãy cho ví dụ về vai trò nuôi dưỡng nguồn nước của rừng HS: Thảo luận nhóm và trả lời. GV: Hãy nêu những cảnh quan của đất nước gắn liền với cảnh quan của núi rừng? HS: Đền Hùng, Chùa Hương, Vường quốc gia Cúc Phương,… GV cho HS thảo luận nhóm và cử đại diện phát biểu. GV: Nghề trồng rừng có triển vọng gì trong tương lai? HS: Thảo luận nhóm và trả lời. I. Vị trí, vai trò và triển vọng của nghề trồng rừng 1. Cung cấp sản phẩm và nguyên liệu Rừng cung cấp: Gỗ, củi, nguyên cho công nghiệp (giấy, sợi tananh, hương liệu, dược phẩm, thực phẩm,…) 2. Bảo vệ môi trường sinh thái Rừng có khả năng hấp thụ CO2 đồng thời nhả O2 -> có tác dụng duy trì sự cân bằng khí O2 và CO2 trong khí quyển. 3. Nuôi dưỡng nguồn nước, hạn chế lũ lụt, hạn hán - Nơi có rừng, khi mưa, 1 phần lượng nước mưa được tán lá rừng giữ lại, 1 phần do thảm mục giữ lại và sau đó thấm sâu vào lòng đất, còn phần nhỏ mới tiếp tục chảy trên mặt đất ra sông, suối. - Nơi không có rừng, nước mưa rơi trực tiếp xuống mặt đất, chảy thẳng ra sông suối gây lũ lụt cho các vùng đồng bằng và lũ quét cho các vùng núi. 4. Rừng có tác dụng làm đẹp cảnh quan đất nước 5. Vai trò của rừng trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc 6. Triển vọng phát triển của nghề trồng rừng - Do tiềm năng đất đai, khí hậu và nguồn TV, ĐV rất phong phú -> tiềm năng phát triển vốn rừng và khai thác sử dụng còn rất lớn. - Nghề trồng rừng có nguồn lao động dồi dào, vừa có khả năng cung ứng và có nhu cầu được sử dụng. Hoạt động 2: GV: giới thiệu cho HS về mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp học tập nghề. II. Mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp học tập nghề 1. Mục tiêu - Biết được những biện pháp kĩ thuật chủ yếu tạo cây con từ hạt và kĩ thuật trồng rừng bằng cây con có bầu, chăm sóc và bảo vệ rừng. - Trang bị một số kiến thức cơ bản về Nghề trồng rừng cho HS. 2. Nội dung chương trình: 5 chương 3. Phương pháp học tập: Tích cực, chủ động, sáng tạo nhằm đạt mục đích môn học. Hoạt động 3: GV: Cần phải có các biện pháp bảo đảm an toàn trong lao động như thề nào? HS: Đọc SGK, thảo luận nhóm và cử 1 đại diện trả lời. III. Các biện pháp bảo đảm an toàn LĐ trong Nghề trồng rừng - Trước khi LĐSX, phải kiểm tra trang thiết bị bảo hộ, dụng cụ LĐ phải đầy đủ, sắc, chắc chắn. - Khi LĐSX: + Thực hiện nghiêm túc đúng quy định theo quy trình kĩ thuật đã ban hành. + Phun thuốc BVTV phải mặc đầy đủ bảo hộ lao động . + Xử lí thực bì bằng phương pháp đốt, phải làm đường ranh cản lửa, đốt vào lúc lặng gió, châm lửa phía cuối hướng gió. + Khi trồng cây có vỏ bầu phải thu dọn vỏ bầu. + Bón phân hữu cơ đã ủ hoai. - Sau khi LĐ xong: phải rửa, lau chùi sạch dụng cụ, treo cất vào đúng nơi quy định. Những dụng cụ long, hỏng, gãy, sứt mẻ phải sửa chữa ngay hoặc thay thế. 3. Củng cố Học sinh lấy ví dụ chứng minh vai trò của rừng trong bảo vệ môi trường sinh thái. ------------------------------------------------------------------------------------------------------ Chương I: Sản xuất hạt giống cây rừng Tiết 2, 3: Vai trò của giống cây rừng. Nguyên tắc chọn cây lấy giống Lớp dạy: 11C3 Tiết: 2,3 Ngày dạy: 9.12.2007 I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học sinh cần phải: 1. Kiến thức - Hiểu được vai trò của giống cây rừng trong sản xuất lâm nghiệp. - Hiểu được nguyên tắc chọn cây lấy giống. 2. Kĩ năng, thái độ - Thấy được vai trò của giống cây rừng trong sản xuất lâm nghiệp, từ đó có ý thức cải tạo và phát huy đặc tính tốt của giống, nâng cao hiệu quả của nghề trồng rừng. - Thấy rõ được nguyên tắc chọn cây lấy giống, từ đó có ý thức làm việc theo nguyên tắc mới mong đạt kết quả tốt. II. Chuẩn bị - Tranh ảnh về giống cây rừng. - Nghiên cứu SGK và sưu tầm tư liệu về vai trò của giống cây rừng trong sản xuất lâm nghiệp. - Sưu tầm một số cách chọn cây lấy giống trong thực tiễn sản xuất ở địa phương. III. Tiến trình tổ chức dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: Vai trò của rừng trong bảo vệ môi trường sinh thái? Lấy VD chứng minh. 2. Bài mới Đặt vấn đề: Trong lâm nghiệp giống cây rừng có vai trò quan trọng như thế nào? Chọn cây lấy giống cần đảm bảo những nguyên tắc gì? Hoạt động của GV - HS Nội dung Hoạt động 1: GV yêu cầu HS đọc SGK phần 1, sau đó nêu câu hỏi: - Hãy nêu vai trò của giống cây trồng nói chung, giống cây rừng nói riêng đối với sản xuất nông, lâm nghiệp? - Hãy so sánh vai trò giữa giống cây trồng với các ĐK kĩ thuật tác động vào cây trồng đối với năng suất đạt được? - Hãy những ĐK để khẳng định đối với cây rừng, vai trò của giống lại càng quan trọng? HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời. GV cho HS tóm tắt VD trong SGK giữa năng suất của giống bạch đàn trắng với các giống lai, VD về so sánh vai trò của chọn giống với các biện pháp kĩ thuật lâm sinh để thấy rõ vai trò của giống trong việc hình thành năng suất cây trồng. I. Vai trò của giống cây rừng - Trong lâm nghiệp, diện tích kinh doanh trồng rừng lớn, lực lượng lao động ít, cây có đời sống dài ngày, vì vậy việc tác động vào hoàn cảnh chỉ có thể thực hiện tốt ở giai đoạn vườn ươm và 2-3 năm đầu sau khi trồng, ít có điều kiện chăm sóc đến khi khai thác như đối với cây nông nghiệp ngắn ngày, nên vai trò của giống lại càng quan trọng. - Tuy chọn giống có vai trò rất quan trọng song nếu không áp dụng các biện pháp kĩ thuật thâm canh thích đáng và gây trồng không đúng vùng sinh thái, thì dù có giống tốt đến đâu cũng không thể cho năng suất cao. Cho nên, chương trình chọn giống phải được xây dựng cho từng loài cây cụ thể trong ĐK sinh thái cụ thể, và phải áp dụng các biện pháp kĩ thuật thâm canh cần thiết; và trong bất cứ nền sản xuất nông, lâm nghiệp nào thì khâu chọn giống cũng phải đi trước 1 bước. Hoạt động 2: GV cho HS đọc SGK và nêu câu hỏi: - Tại sao cây trội được chọn phải là cây có độ vượt trội cần thiết so với trị số TB của quần thể chọn giống? - Tại sao chọn cây trội nên tiến hành ở rừng thuần loại, đồng tuổi và có hoàn cảnh sống đồng đều? - Tại sao rừng để chọn cây trội lấy gỗ, vỏ, lá phải chưa bị khai thác gỗ, chọn cây trội lấy quả thì khu chọn cây trội phải chưa bị thu hái quả trong năm? HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi nêu trên. II. Các nguyên tắc chọn cây lấy giống - Đầu tiên phải lấy mục tiêu kinh tế để xác định các chỉ tiêu chọn lọc cây trội lấy giống. - Cây trội được chọn phải có độ vượt cần thiết (theo chỉ tiêu chọn lọc) so với trị số TB của quần thể. - Chọn lọc cây trội nên tiến hành ở rừng thuần loại, đồng tuổi và có hoàn cảnh sống đồng đều. - Rừng để chọn cây trội phải ở tuổi thành thục hoặc gần thành thục vì ở tuổi này cây trội mới thể hiện đầy đủ các đặc điểm của chúng, mới phản ánh đúng yêu cầu của nhà chọn giống. - Rừng chọn lọc cây trội phải có sinh trưởng từ mức TB trở lên, có sản phẩm mong muốn trên mức TB. - Đối với cây lấy gỗ hoặc lấy vỏ, lá thì rừng chọn lọc cây trội là rừng chưa bị khai thác gỗ, đặc biệt là rừng chưa bị chặt chọn. Còn đối với cây lấy quả thì khu chọn lọc cây trội phải chưa bị thu hái quả trong năm. - Đối với cây không lấy quả, cây trội vẫn nên là những cây ra hoa, kết quả nhiều. 3. Tổng kết bài Tại sao chọn cây lấy gỗ, lấy quả, lấy nhựa phải có các chỉ tiêu chọn lọc khác nhau? ------------------------------------------------------------------------------------------------------ Tiết 4,5,6: sản xuất hạt giống cây rừng Lớp dạy: 11C3 Tiết: 4(sáng), 1,2 (chiều) Ngày dạy: 9.12.2007 I. Mục tiêu Sau khi học xong bài này, học sinh cần phải: 1. Kiến thức Hiểu được phương pháp thu hoạch, tách quả lấy hạt, phân loại, cất giữ, bảo quản hạt giống cây rừng. 2. Thái độ, hành vi Nghiêm túc thực hiện các quy định về an toàn lao động trong quá trình sản xuất hạt giống cây rừng. II. Chuẩn bị - GV: Tranh vẽ hình 21 SGK, 1 số loại quả, hạt tươi hoặc khô. - HS: Đọc trước SGK, phần thông tin bổ sung. III. Tiến trình bài giảng Tiết 4: Thu hái quả (hạt) giống, phương pháp thu hái quả (hạt) Tiết 5: Tách hạt giống và phân loại hạt giống Tiết 6: Bảo quản hạt giống 1. Kiểm tra bài cũ: Trình bày nguyên tắc chọn cây lấy giống? 2. Bài mới Hoạt động của GV - HS Nội dung Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS đọc SGK phần I và trả lời câu hỏi: - Nêu quy trình thu hái quả giống? HS: chọn cây lấy giống->nhận biết quả chín ->thu hoạch hạt giống - Nêu những dấu hiệu nhận biết quả chín? HS: trạng thái vỏ, màu sắc vỏ quả, tỉ trọng hạt - Nêu các yêu cầu về thời điểm thu hái hạt giống? HS: đúng lúc, nếu quá sớm hoặc quá muộn đếu ảnh hưởng đến chất lượng hạt và tỉ lệ nảy mầm của hạt. - Dựa vào những đặc điểm nào của cây lấy giống mà xây dựng thời điểm và cách thu hoạch hạt hạt giống? HS: dựa vào mùa quả chín của từng loài cây, dựa vào đặc điểm sinh học của cây như sự phát tán hạt, khả năng bám trên cây khi hạt đã chín sinh lí… GV cung cấp lịch thu hái hạt của 1 số loại cây rừng thường gặp ở nước ta. I. Thu hái quả giống 1. Chọn cây lấy giống Tuân theo nguyên tắc trình bày ở bài 1 2. Nhận biết quả chín - Những đặc trưng để nhận biết quả chín: + Vỏ cứng và có màu sắc đặc trưng rõ ràng cho từng loài cây. VD: Quả thông khi chín chuyển từ màu xanh sang màu cánh gián. + Khi hạt chín, nhân hạt cứng mập, chiếm đầy trong khoang hạt và tỉ trọng của hạt thấp dần, khi gieo hạt sẽ đạt tỉ lệ nảy mầm cao nhất. - Trong thực tế, người ta thường dựa vào màu sắc vỏ và hạt để thu hạt. 3. Thu hoạch hạt giống - Mỗi loài cây có mùa quả chín khác nhau, do vậy cần phải biết thời kì rơi rụng hạt để xác định thời điểm thu hái quả thích hợp. + Phi lao, thông, bạch đàn, keo…sau khi chín, hạt rơi rụng và bay xa, nên cần thu hoạch hạt ngay khi có biểu hiện chín hình thái. + Thông, sa mộc, thời kì hạt chín và rơi rụng tuy cách xa nhau, nhưng hạt nhỏ nhẹ có cánh nên dễ bay xa, do đó quả bắt đầu có biểu hiện chín là phải thu hái ngay trên cây. + Một số loài cây (xoan ta, tràm, bồ kết) sau khi quả chín còn treo ở trên cây 1 thời gian dài. - Lịch thu hái hạt của một số giống cây rừng thường gặp ở nước ta: + Mùa xuân: tếch, sến, quế, vối… + Mùa hạ: bạch đàn, keo lá tràm, mít… + Mùa thu: thông, phi lao, bồ đề, mỡ, hồi… + Mùa đông: xoan ta, bồ kết, lim xanh… Hoạt động 2: GV: cho HS đọc phần II và nêu câu hỏi: - Căn cứ vào đâu mà người ta chia các phương pháp thu hái quả khác nhau? HS thảo luận và trả lời câu hỏi. (căn cứ vào đặc điểm quả, hạt sau khi chín) GV lưu ý HS cần phải đảm bảo an toàn LĐ khi thu hái quả, hạt. II. Các phương pháp thu hái quả - Có nhiều phương thu hái quả và hạt giống, nhưng áp dụng phương pháp nào cần phải căn cứ vào kích thước hạt, phương thức và thời gian rơi rụng của quả. + Thu hạt (quả) dưới đất: với loại quả chín có kích thước to, nặng, không bị gió đưa đi xa, thời gian rơi rụng ngắn, ít bị chim thú ăn (trám, trẩu, sở, 1 số hạt dẻ…) có thể áp dụng phương pháy này. + Thu hạt (quả) trên cây áp dụng cho loài cây có hạt nhỏ (bạch đàn, keo, tràm..), hạt có cánh (sao dầu, thông, phi lao…) + Thu lượm quả trên mặt nước: một số loài cây sau khi quả chín, rơi rụng và nổi lên mặt nước (đước, dừa..), do đó có thể nhặt quả chín ngay trên mặt nước. Hoạt động 3: GV nêu câu hỏi: - Căn cứ vào đâu mà người ta chia thành các phương pháp tách hạt khác nhau? - Trình bày quy trình từ khi thu hái đến khi hạt được mang bảo quản đối với quả thịt? HS thảo luận nhóm và trả lời. (căn cứ vào tích chất của quả khi chín Quy trình: chà sát để thịt quả nát ra-> thu hạt-> làm sạch hạt) III.Tách hạt giống 1. Phương pháp tách hạt đối với quả khô - Một số quả khô khi bảo quản không cần tách hạt như dẻ, sao dầu, tếch. - Nhưng có loại quả khô khi bảo quản cần phải tách hạt ra khỏi quả như thông, keo, sa mộc. Cách tách quả: Khi quả chín ủ từ 2- 4 ngày, phơi 2- 3 nắng nhẹ, mỗi ngày từ 7- 8h, hạt sẽ được tách ra khỏi quả. 2. Phương pháp tách hạt đối với quả thịt - Đối với quả thịt như long não, trám, xoan ta, mỡ…thì phải tách hạt ra khỏi quả khi cất giữ, thường dùng cách trà sát để thịt quả nát nhằm thu lấy hạt. - Hạt sau khi tách khỏi quả, còn lẫn nhiều tạp chất (sỏi, đá, vỏ quả) cho nên cần làm sạch hạt. - Cách làm sạch hạt: + Sàng sảy kết hợp vò sát thủ công để loại bỏ cánh của hạt (thông, phi lao, sa mộc..), những hạt lép và tạp chất. + Dùng quạt để loại bỏ cánh, những hạt lép và tạp vật nhẹ hơn hạt chắc. + Dùng nước để làm sạch hạt (vớt các hạt lép, hạt hỏng, tạp vật nhẹ nổi trên mặt nước), chú ý không nên ngâm hạt lâu trong nước. Hoạt động 4: GV cho HS đọc SGK và nêu câu hỏi: - Phân loại chất lượng hạt giống thường căn cứ vào các chỉ tiêu nào? Những chỉ tiêu nào theo em là được người sản xuất quan tâm? HS thảo luận nhóm và trả lời. (4 chỉ tiêu: Tỉ lệ nảy mầm, thế nảy mầm, hàm lượng nước có trong hạt, độ sạch của hạt; trong đó tỉ lệ nảy mầm và độ sạch của hạt được người sản xuất quan tâm hơn cả) IV. Phân loại hạt giống 1. Mục đích Cung cấp thông tin cần thiết về tỉ lệ nảy mầm của hạt giống cho người sử dụng. 2. Các chỉ tiêu để phân loại hạt giống - Tỉ lệ nảy mầm - Thế nảy mầm - Hàm lượng nước có trong hạt - Độ sạch của hạt *Tuy nhiên, mỗi loài cây có tỉ lệ nảy mầm khác nhau. Do vậy, phải căn cứ vào đặc điểm sinh vật học của loài cây mà định ra tiêu chuẩn phân loại. Hoạt động 5: GV cho HS đọc SGK và nêu câu hỏi: - Nêu ý nghĩa của công tác bảo quản hạt giống? - Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sống của hạt? HS thảo luận nhóm và trả lời. (duy trì sức sống của hạt giống, hạn chế các yếu tố ảnh hưởng đến sức sống của hạt giống, bảo đảm tỉ lệ nảy mầm của hạt) (lượng nước trong hạt cao-> hạt hô hấp mạnh-> chất dinh dưỡng bị tiêu hao-> sức sống của hạt giảm-> tỉ lệ nảy mầm giảm; lượng nước trong hạt thấp-> protein và phôi bị phá hủy-> hạt mất sức nảy mầm). (nhiệt độ không khí cao->hạt hô hấp mạnh, nhiệt độ không khí thấp-> quá trình sống trong hạt giảm) GVnêu câu hỏi: - Căn cứ vào đâu mà người ta chia thành 2 phương pháp cất giữ hạt giống? - Để bảo hạt giống được tốt, cần chú ý những điểm cơ bản nào? HS thảo luận nhóm và trả lời. V. Bảo quản hạt giống 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sống của hạt - ý nghĩa của công tác bảo quản hạt giống: Nhằm duy trì sức sống của hạt giống, hạn chế các yếu tố ảnh hưởng đến sức sống của hạt giống, bảo đảm tỉ lệ nảy mầm của hạt. - Các yếu tố ảnh hưởng: + Lượng nước chứa trong hạt: trước khi bảo quản hạt phải phơi khô trong chỗ râm, thoáng gió. Vì: lượng nước trong hạt cao-> hạt hô hấp mạnh-> chất dinh dưỡng bị tiêu hao-> sức sống của hạt giảm-> tỉ lệ nảy mầm giảm; lượng nước trong hạt thấp-> protein và phôi bị phá hủy-> hạt mất sức nảy mầm. + Nhiệt độ có ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa chất hữu cơ trong hạt. Nhiệt độ thích hợp cho bảo quản hạt thường từ 00C-> 50C. + Khi bảo quản hạt thiếu không khí (Oxi), sự hô hấp của hạt diễn ra không bình thường-> sức sống của hạt giảm hoặc bị chết. + Hạt được bảo quản còn hạn chế tối đa sâu, bệnh, nấm mốc hại hạt giống. 2. Các phương pháp cất giữ hạt giống a. Cất giữ khô - Phương pháp này thích hợp với các loại hạt giống có lượng nước tiêu chuẩn thấp như thông, phi lao, lim, tếch, bạch đàn… - Có 2 phương pháp: cất giữ khô thông thường và cất giữ khô bịt kín. - Hạt ưa khô: hạt có thể bảo quản lâu dài ở nhiệt độ thấp (<00C), với hàm lượng nước của hạt thấp, khoảng 5%. b. Cất giữ ẩm - Phương pháp này thích hợp với các loại hạt giống có lượng nước tiêu chuẩn cao. - Trong sản xuất dùng cát ẩm trộn lẫn với hạt giống (mỡ, bồ đề..) cho vào chum, lọ để nơi thoáng mát, định kì có kiểm tra độ ẩm và đảo hạt. Phải luôn bảo đảm nhiệt độ thấp và thoáng khí, nếu không hạt sẽ nhanh mất sức sống hoặc thối mốc. - Hạt ưa ẩm: Hạt cần bảo quản ẩm, chỉ duy trì được khả năng nảy mầm trong thời gian ngắn với hàm lượng nước cao (25 - 45%) và không chịu được nhiệt độ quá thấp. c. Những điểm cần chú ý khi cất giữ hạt khô hay ẩm - Hạt giống không nên xếp quá dày, nên xếp riêng từng loại hạt giống có nhu cầu về độ ẩm và độ thuần khác nhau. - Cần phải sát trùng hạt giống, kho và dụng cụ đựng hạt. Dùng dung dịch dầu hỏa, vôi để sát trùng kho. Các dụng cụ đựng hạt có thể phơi nắng, luộc, sấy để tiệt trùng. Đối với hạt giống diệt trùng bằng bột Sêrêdan. - Bảo quản khô hay ẩm đền phải thường xuyên kiểm tra để phát hiện kịp thời các điều kiện bất lợi trong kho chứa hạt, định kì kiểm nghiệm tỉ lệ nảy mầm của hạt giống. 3. Tổng kết bài học Muốn có hạt giống cho sản xuất lâm nghiệp cần tiến hành những công việc gì? HS liên hệ với công tác sản xuất hạt giống ở địa phương. ------------------------------------------------------------------------------------------------------ Tiết 7 - 12: Thực hành Thu hái hạt giống Lớp dạy: 11C3 Tiết: 3,4 Ngày dạy: 9.12.2007 Tiết: 1,2,3,4 Ngày dạy: 23.12.2007 I. Mục tiêu Sau khi học xong bài này, học sinh cần phải: 1. Kiến thức Nắm được các khâu trong quy trình thu hái hạt giống 2. Kĩ năng - Làm được các khâu trong quy trình thu hái hạt giống cây rừng. - Thực hành đúng quy trình và yêu cầu kĩ thuật, bảo đảm an toàn trong lao động và vệ sinh môi trường. II. Chuẩn bị - Các công cụ thu hái hạt giống thường dùng ở địa phương. - Dụng cụ đựng hạt giống, làm sạch hạt (túi, rổ, chậu, vại, sàng…) - Thuốc sát trùng kho và hạt giống: thuốc tím, vôi, dầu hoat, bột Sêrêdan… III. Tiến trình tổ chức bài thực hành 1. Hoạt động 1: GV nêu mục tiêu của bài học và yêu cầu cần đạt được 2. Hoạt động 2: Tổ chức thực hành - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS về dụng cụ. - Phân chia nhóm và nơi thực hành cho từng nhóm. - Phân công và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm, mỗi nhóm sẽ tiến hành theo quy trình thực hành sau: Bước 1. Xác định được loài cây định thu hái hạt giống và phương thức thu hái hạt. Bước 2. Xác định chính xác cây cụ thể (cây trội) sẽ thu hái hạt giống. Bước 3. Xác định được thời điểm hạt chín tại địa phương. Bước 4. Chuẩn bị dụng cụ thu hái tùy thuộc vào phương thức thu hạt ở dưới đất hay trên cây. Bước 5. Thu hái quả và phơi khô hoặc ủ quả để tách lấy hạt. Bước 6. Làm sạch hạt. Bước 7. Cất giữ hạt, tùy theo điều kiện hiện có mà có các phương thức cất giữ hạt khác nhau. 3. Hoạt động 3: Đánh giá kết quả - HS tự đánh giá mọi công việc từ chuẩn bị thực hành đến thực hiện các khâu trong quy trình theo mẫu bảng sau: Chỉ tiêu đánh giá Kết quả Người đánh giá Tốt Khá Đạt Chuẩn bị Thực hiện quy trình: Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5 Bước 6 Bước 7 - GV nhận xét và đánh giá kết quả bằng điểm cho một số nhóm thực hành. ------------------------------------------------------------------------------------------------------ Chương II: sản xuất cây con Tiết 13 - 15: lập vườn ươm cây Lớp dạy: 11C3 Tiết: 1,2,3 Ngày dạy: 23.12.2007 I. Mục tiêu Sau khi học xong bài này, học sinh cần phải: 1. Kiến thức Nắm được một số loại vườn ươm cây rừng. Biết được các yêu cầu của vườm ươm cây rừng, chọn và quy hoạch vườn ươm cây rừng. 2. Kĩ năng Giải thích được vườn ươm nào thường được sử dụng nhiều nhất. II. Chuẩn bị - Tranh minh họa một số loại vườn ươm. - Sơ đồ quy hoạch vườn ươm. - Bảng về quy mô vườn ươm, tiêu chuẩn xác định vườn ươm. III. Tiến trình tổ chức dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới - Tiết 13: Phân loại vườn ươm - Tiết 14: Yêu cầu kĩ thuật của vườn ươm cây rừng - Tiết 15: Quy hoạch vườn ươm Hoạt động của GV - HS Nội dung Hoạt động 1: GV: Vườn ươm cây phải có quy hoạch ntn? Có bao nhiêu loại vườn ươm? Phân loại vườn ươm dựa vào những yêu cầu kĩ thuật cơ bản nào? HS đọc SGK, thảo luận nhóm và trả lời. (4 cách phân loại vườn ươm: dựa theo nguồn giống, dựa theo kĩ thuật, dựa theo quy mô, dựa theo thời gian sử dụng) GV: sử dụng một số tranh vẽ về một số loại vườn ươm. I. Phân loại vườn ươm Dựa vào yêu cầu kĩ thuật cơ bản, quy mô, thời gian sử dụng, vườn ươm được chia thành các loại sau: 1. Dựa theo nguồn giống, vườn ươm được chia thành 2 loại: - Vườn ươm tạo cây con từ hạt (vườn ươm từ hạt). - Vườn ươm tạo cây con từ hom (vườn ươm từ hom). 2. Dựa theo kĩ thuật, vườn ươm được chia thành 3 loại: - Vườn ươm tạo cây con rễ trần trên nền đất thấm nước. - Vườn ươm tạo cây con trong bầu trên nền đất thấm nước. - Vườn ươm tạo cây con trong bầu trên nền đất cứng không thấm nước. 3. Dựa theo quy mô, vườn ươm được chia thành 3 loại: - Vườn ươm nhỏ: + Diện tích dưới 0,5ha (vườn ươm từ hạt) + Diện tích dưới 0,7ha (vườn ươm từ hom) - Vườn ươm trung bình: + Diện tích 0,5-1ha (vườn ươm từ hạt) + Diện tích 0,7-1,5ha (vườn ươm từ hom) - Vườn ươm lớn: + Diện tích > 1ha (vườn ươm từ hạt) + Diện tích > 1,5ha (vườn ươm từ hom) 4. Dựa theo thời gian sử dụng, vườn ươm được chia thành 3 loại: - Vườn ươm tạm thời (thời gian sử dụng dưới 3 năm). - Vườn ươm bán lâu dài (thời gian sử dụng từ 3-10 năm) - Vườn ươm lâu dài (thời gian sử dụng trên 10 năm) Hoạt động 2: GV: xác định điều kiện vườn ươm dựa trên các tiêu chuẩn nào? HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm và trả lời. GV: sử dụng bảng tiêu chuẩn xác định điều kiện vườn ươm GVnêu câu hỏi: - Địa điểm lập vườn ươm cần đảm bảo các yêu cầu gì? - Chọn địa điểm vườn ươm thuận lợi có làm giảm giá thành sản xuất không? Tại sao? HS: đọc SGK, thảo luận và trả lời. GV sử dụng bảng phân loại đất vườn ươm. II. Yêu cầu kĩ thuật của vườn ươm cây rừng 1. Tiêu chuẩn xác định điều kiện vườn ươm - Nguồn nước tưới - Chất lượng nước tưới - Nguồn điện - Giao thông - Độ thoát nước - Độ dày tầng đất mặt - Loại đất - Mầm mống sâu, bệnh hại của đất 2. Yêu cầu kĩ thuật của vườn ươm cây rừng a. Địa điểm lập vườn ươm - Điều kiện tự nhiên: + Độ dốc: Nơi lập vườn ươm không nên quá dốc, độ dốc thích hợp là 2- 50. + Hướng đặt vườn ươm: miền Bắc không nên đặt vườn ươm theo hướng Bắc và Đông - Bắc để tránh gió lạnh. Miền Trung tránh đặt hướng Tây - Nam để tránh gió nóng. + Vườn ươm nên đặt gần nguồn cung cấp nước sạch, thông thoáng, thoát nước tốt, không úng ngập về mùa mưa, tránh nơi thung lũng hẹp, nơi có gió lùa, nơi nhiều ổ sâu, bệnh hại, nơi gần chỗ chăn thả gia súc. - Chọn đất lập vườn ươm gần đường giao thông, gần khu dân cư nhằm thuận lợi cho vận chuyển, đi lại và liên hệ sản xuất. - Đất lập vườn ươm nên chọn đất cát pha, tơi xốp, thoáng khí. Đất cát và đất sét đều không thích hợp với vườn ươm. Đất vườn ươm phải có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết (N, P, K, Mg, Ca…và các chất vi lượng) để cây con sinh trưởng nhanh, phẩm chất tốt, có sức đề kháng cao. Đa số cây rừng thích hợp với đất vườn ươm có độ pH từ 5 - 6. b. Phân loại đất vườn ươm - Đất cát pha: + Thành phần cơ giới chủ yếu: cát chiếm (80- 85%), sét vật lí đường kính cấp hạt <0,01mm chiếm khoảng 10-15%. + Cách xác định bằng tay ở ngoài vườn: đất ẩm cũng không xe thành sợi được, mà chỉ vắt thành hòn, khô, bóp nhẹ đã vỡ tan. - Đất thịt trung bình + Thành phần cơ giới chủ yếu: tỉ lệ cát hơn đất cát pha, sét vật lí đường kính cấp hạt <0,01mm chiếm khoảng 30- 45%. + Cách xác định bằng tay ở ngoài vườn: đất ẩm có thể xe thành sợi đường kính 3mm, sợi không khoanh tròn được. Hoạt động 3: GV nêu câu hỏi: - Quy hoạch vườn ươm cần dựa vào các yêu cầu nào? HS: đọc SGK, thảo luận và trả lời. III. Quy hoạch vườn ươm - Quy hoạch vườn ươm là phân chia đất vườn ươm thành nhiều khu và đề xuất phương hướng sử dụng một cách hợp lí nhằm lợi dụng triệt để đất và các điều kiện khác của vườn ươm. - Quy hoạch vườn ươm phải dựa vào bản đồ địa hình tỉ lệ 1/5000, bản đồ đất, đặc tính sinh vật học của loài cây gieo ươm, điều kiện quản lí kinh doanh và công tác thiết kế cơ bản…để bố trí đất sản xuất và không sản xuất sao cho tận dụng được mọi điều kiện tự nhiên và kinh doanh của vườn. - Để thuận lợi và đảm bảo sử dụng hợp lí công suất của máy móc, thuận lợi cho đi lại, giảm bớt vật liệu rào vườn, các khu sản xuất nên có hình chữ nhật. Nếu sản xuất thủ công, chiều dài khu đất từ 30 - 50m, bằng cơ giới từ 200 - 300m, chiều rộng bằng 1/2 chiều dài. 3. Tổng kết bài: Cho biết loại vườn ươm nào thường được sử dụng nhiều nhất ở các lâm trường và giải thích tại sao? Tiết 16 - 18: sản xuất cây con bằng hạt Lớp dạy: 11C3 Tiết: 4 Ngày dạy: 23.12.2007 Tiết: 1,2 Ngày 30.12.2007 I. Mục tiêu Sau khi học xong bài này, học sinh cần phải: 1. Kiến thức Nắm được mục đích, biện pháp và yêu cầu kĩ thuật gie

File đính kèm:

  • docGiao an nghe trong rung lop 11.doc
Giáo án liên quan