Trong quá trình tiếp cận phương pháp dạy học mới, tôi luôn đặt câu hỏi cho mình “Làm thế nào để học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên, lưu lại nơi các em lâu nhất ?” Với chương II SỐ NGUYÊN trong chương trình Số học lớp 6, đây là một chương gồm những kiến thức quá mới mẻ đối với các em. Ở Tiểu học các em đã được học các phép tính với số tự nhiên, được làm quen với phân số mà tử số và mẫu số là các số tự nhiên, nhưng đối với số nguyên nhất là số nguyên âm hoàn toàn các em chưa có một khái niệm gì cả, có chăng thực tế, các em đã nghe thoảng qua trong bản tin thời tiết, nhưng chắc chắn rằng các em vẫn không hình dung được số nguyên âm như thế nào ? Đối với chương trình Toán PTCS vị trí của chương không chỉ cung cấp cho các em những con số mới mà là điều rất cần thiết cho việc học chương tiếp theo PHÂN SỐ và cả sau này. Do đó khi được phân công giảng dạy lại môn Toán lớp 6, tôi luôn băn khoăn làm thế nào để dạy học đạt hiệu quả nhất. Trong năm học 2002 - 2003 chất lượng ở bài kiểm tra chỉ xấp xỉ trên dưới 50%, đã là cố gắng lớn của thầy và trò nhưng so với yêu cầu chất lượng giáo dục thì chưa đạt. Năm học này khi được phân công dạy lại môn Toán lớp 6 thay sách, tôi lại tự đặt ra yêu cầu cho mình làm thế nào để “NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUA GIẢNG DẠY CHƯƠNG II SỐ NGUYÊN” . Do đó trong suốt 20 tiết dạy của chương II tôi luôn tìm tòi suy nghĩ để tìm phương pháp dễ hiểu nhất để các em chủ động nắm bắt kiến thưc và đến tiết 67, 68 ôn tập chương các em có thể hệ thống lại các kiến thức đã học, rèn được kỹ năng giải toán và cao hơn là phối hợp các phép tính để giải bài tập nhanh, hợp lý hơn. Trên cơ sở đó chúng tôi đã đầu tư nhiều cho 2 tiết ôn tập chương II này.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1461 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả tiết ôn tập chương II Số nguyên - Số học lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài :
NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾT ÔN TẬP
CHƯƠNG II : SỐ NGUYÊN - SỐ HỌC LỚP 6
*******
A. ĐẶT VẤN ĐỀ :
Trong quá trình tiếp cận phương pháp dạy học mới, tôi luôn đặt câu hỏi cho mình “Làm thế nào để học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên, lưu lại nơi các em lâu nhất ?” Với chương II SỐ NGUYÊN trong chương trình Số học lớp 6, đây là một chương gồm những kiến thức quá mới mẻ đối với các em. Ở Tiểu học các em đã được học các phép tính với số tự nhiên, được làm quen với phân số mà tử số và mẫu số là các số tự nhiên, nhưng đối với số nguyên nhất là số nguyên âm hoàn toàn các em chưa có một khái niệm gì cả, có chăng thực tế, các em đã nghe thoảng qua trong bản tin thời tiết, nhưng chắc chắn rằng các em vẫn không hình dung được số nguyên âm như thế nào ? Đối với chương trình Toán PTCS vị trí của chương không chỉ cung cấp cho các em những con số mới mà là điều rất cần thiết cho việc học chương tiếp theo PHÂN SỐ và cả sau này. Do đó khi được phân công giảng dạy lại môn Toán lớp 6, tôi luôn băn khoăn làm thế nào để dạy học đạt hiệu quả nhất. Trong năm học 2002 - 2003 chất lượng ở bài kiểm tra chỉ xấp xỉ trên dưới 50%, đã là cố gắng lớn của thầy và trò nhưng so với yêu cầu chất lượng giáo dục thì chưa đạt. Năm học này khi được phân công dạy lại môn Toán lớp 6 thay sách, tôi lại tự đặt ra yêu cầu cho mình làm thế nào để “NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUA GIẢNG DẠY CHƯƠNG II SỐ NGUYÊN” . Do đó trong suốt 20 tiết dạy của chương II tôi luôn tìm tòi suy nghĩ để tìm phương pháp dễ hiểu nhất để các em chủ động nắm bắt kiến thưc và đến tiết 67, 68 ôn tập chương các em có thể hệ thống lại các kiến thức đã học, rèn được kỹ năng giải toán và cao hơn là phối hợp các phép tính để giải bài tập nhanh, hợp lý hơn. Trên cơ sở đó chúng tôi đã đầu tư nhiều cho 2 tiết ôn tập chương II này.
B. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, muốn tạo cho các em không khí nhẹ nhàng, tự nhiên tôi tạo nhiều hình thức để ôn tập nhằm hấp dẫn các em vui để học.
Ôn tập chương II số học 6 được phân phối 2 tiết nên tôi đã phân chia như sau :
- Tiết 1 : + Ôn tập khái niệm về tập hợp Z.
+ Ôn các phép tính cơ bản về số nguyên.
- Tiết 2 : + Phối hợp các phép tính, bỏ ngoặc cùng các tính chất để tính nhanh, hợp lý.
+ Tìm số nguyên x : áp dụng quy tắc chuyển vế.
+ Bội và ước của số nguyên.
Chúng tôi đã tiến hành như sau :
Tiết 1 :
Vào đầu tiết học, tôi đã quy ước với các em, mỗi em của tổ lên bảng thực hiện đúng các em sẽ được que màu đỏ cho tổ, nếu làm sai sẽ nhận 1 que màu xanh (giáo viên chuẩn bị một số que màu đỏ và màu xanh). Quy định que màu đỏ + 1 điểm, que màu xanh : - 1 điểm. Để tạo không khí thi đua giữa các tổ, cô giáo bốc thăm tên ngẫu nhiên của các tổ. Như vậy mãi em đều ở trong tư thế chuẩn bị.
HĐ1 : (12P) ôn khái niệm về tập hợp Z.
Bài 1 : (GV ghi ở bảng phụ)
Điền đúng (Đ), sai (S) vào ô trống.
a. | - 3 | = - 3
b. | - 5 | = | 5 |
c. | 13 | = - 13
d. | - 17| = -(-17)
e. -(-8) = 8
f. -(-(-7)) = - 7
g. a = - (- a)
h. a ÎZ - a < 0
Với bài tập này tôi cho học sinh hoạt động tìm giá trị tuyệt đối của một số nguyên âm ? Số nguyên dương ? Số đối của số nguyên ? Khi các em lên giải bài tập của mình.
Bài 2 : (107/98 SGK)
GV vẽ trục số và biểu diễn các số a, b trên trục số theo đề bài.
a
0
b
H. Cho biết số a, b là các số gì ? Vì sao ?
H. Số - a, - b, là gì của số a, b.
Yêu cầu học sinh dùng phấn màu để xác định -a ; -b trên trục số (câu này yêu cầu học sinh trung bình khá
H. Với câu b yêu cầu học sinh xác định : |a|; |b| ; |-a| ; |-b| trên trục số : giải thích vì sao chọn vị trí đó trên trục số ? (Chọn học sinh giỏi).
H. câu C (HS khá) nhìn vào trục số các em sẽ dễ dàng so sánh dược.
Sau đó GV chốt lại vấn đề.
+ GTTĐ của một số nguyên luôn lớn hơn hoặc bằng 0
+ Số đối của một số nguyên âm là số nguyên dương. Số đối của số nguyên dương là số nguyên âm.
+ Trên trục số, số nguyên dương được biểu diễn bởi các điểm bên phải điểm 0, số nguyên âm dược biểu diễn bởi các điểm ở bên trái điểm 0.
HĐ2 : (28P) Các phép tính cơ bản về số nguyên
Bài 3 : (GV dùng bảng phụ)
a. - 4 + = 2
b. - 5 = - 7
c. - 14 - 5 =
d. - 2 . = 18
e. | -15| + |15| =
f. | -3| + = 0
g. (-5). (-7) . 0. (-2). 3 =
h. 4. 12 - (-14) (-12) =
Với bài tập này tôi cho các nhóm thảo luận trong 3 phút. Sau đó bốc thăm tên của học sinh, khi các em lên bảng bốc thăm chọn câu trả lời.
Bài 4 : Điền số thích hợp vào ô trống ở hình bên để tổng 3 số ở mỗi dòng, mỗi cột hoặc mỗi đường chéo đều bằng nhau.
(Trong khi học sinh hoạt động nhóm bài 3 GV vẽ hình bài 4 nhưng chưa nêu yêu cầu (cho HS khá giỏi giải thích khi chọn ).
GV chuẩn bị các miếng xếp có ghi các số 1; - 1; 2; - 2; 3; -3 để gắn vào các ô trống theo yêu cầu.
5
4
0
Bài 5 : Tính
a. 213 + (- 49) - (-12) - 13
b. 127 - (49 - 25) + 17
c. 3. (-5)2 - 2 (- 6) + ( - 25)
GV yêu cầu các em thảo luận nhóm trong 3 phút.
Theo yêu cầu : + Nêu các bước thực hiện
+ Đại diện của 3 tổ lên trình bày.
* Qua bài tập 3, 4, 5, GV yêu cầu học sinh nêu lại quy tắc cộng, trừ, nhân các số nguyên.
* Cuối tiết 1 GV tổng kết các que màu đỏ để cho điểm khen thưởng tổ có thành tích cao nhất.
* Để chuẩn bị cho tiết 2, yêu cầu HS chuẩn bị :
1. Hệ thống các tính chất của phép cộng và phép nhân.
2. Tổ thảo luận đặt bài toán nhỏ để tiết đến kiểm tra chéo giữa các tổ.
Tiết 2 :
Trong tiết này, kiến thức được nâng cao hơn, như phối hợp các phép tính, sử dụng tính chất cơ bản của phép nhân, phép cộng và biểu thức có dấu ngoặc để tính hợp lý các biểu thức. Trong tìm giá trị chưa biết của một số học sinh phải sử dụng quy tấc chuyển vế.
* Trong tiết học trước, yêu cầu một tổ hãy dặt một bài toán nhỏ để kiểm tra tổ bạn. Tổ nào có câu hỏi hay nhất có nghĩa sử dụng nhiều kiến thức của chương sẽ được tính 1 điểm thưởng.
HĐ1 : (Kiểm tra bài cũ) (10p)
Đầu tiết 4 tổ nộp 4 câu hỏi trên giấy. Giáo viên bốc thăm tên để HS lên chọn câu trả lời. Các tổ khác nhận xét - cho điểm.
Sau đó để ôn lại kiến thức - GV treo bảng phụ với nội dung sau :
1. a. a =- (- a) * Đại diện tổ trả lời nếu sai giải thích.
b. |b| = - |-b|
c. |x| = 5 => x = 5
d. |x| = - 5 => x = -5
e. |b| = |-b|
f. 215. 10 - 215 . 8 = 10 - 8 = 2
g. 25 - (13 - 9) = 25 - 13 - 9
h. a Î N thì - a < 0
2. Nếu a . b . c = 120
Hãy cho biết kết quả của :
a. (-b) .( - c) = ?
(-a ). b. c = ?
Qua bài tập này học sinh được kiểm tra về quy tắc dấu của phép nhân các số nguyên.
HĐ2 : (5p)
Bài 1 : Dự đoán và điền vào ô trống.
- 5
- 45
:
- 15
.
- 7
+
HĐ 3 : (25p)
Bài 2 : Tìm số nguyên x
(GV chọn bài 118/99) trong bài tập này yêu cầu học sinh vận dụng quy tắc chuyển vế.
GV : hướng dẫn giải bài tập a. 2x - 35 = 15
H. 15 là kết quả của phép tính nào ?
GV : Ta có thể xem 2x là một số X chưa biết bài toán trở thành :
X - 35 = 15
H để tìm x trong bài này ta cần thực hiện bao nhiêu bước ?
H Ta cần thực hiện bước nào trước ? Đã áp dụng quy tắc nào ?
H Đến đây bài toán có dạng nào ? (2x = 50)
Tìm giá trị của x.
* Đối với câu b, c : HS tự giải và lên bảng.
GV lưu ý : |A| = 0 => A =0
GV cho thêm bài tập : d. 7x - (-15) = - 5
H ta nên thực hiện như thế nào để bài toán gọn hơn ? Khi đó ta đã áp dụng kiến thức nào ?
HS giải tiếp.
Bài 3 : Tính nhanh.
a. 15. 12 - 3.5.10
b. 45 - 9 . (13 +5)
c. 29 (19 - 13) - 19 (29 - 13)
d. (- 8) . (- 3)2 . (+125)
Trước yêu cầu thảo luận nhóm, các em hãy nêu các tính chất cơ bản của phép cộng và phép nhân. GV yêu cầu nhóm thảo luận.
+ Mỗi bài có nhiêu cách tính (Chỉ nêu các bước thực hiện )
+ Cách tính nào hợp lý nhất. Hãy trình bày cách đó.
Bài 4 : Trò chơi ô chữ
Thực hiện các phép tính, rồi điền chữ tương tứng của kết quả vào ô trống để được tên của người thầy giáo nổi tiếng.
U. (- 4) (- 7) H. 24 : (- 3)
A. - 4 - 7 Ă. ( - 5)2 . 2
C. ( - 18) + 12 V. |- 19| + ( - 29)
N. ( - 3) ( - 4) . 0. 8
- 6 28 50 - 11
- 8 - 10 0 0
Bài 5: (121/ 100) các tổ thảo luận nêu phương pháp để tìm ra quy luật.
* Cũng như tiết học trước GV tổng kết khen thưởng cho tổ xuất sắc nhất.
C. KẾT LUẬN :
Qua 2 tiết ôn tập chương II Số nguyên số học 6. Tôi đã tổ chức nhiều hình thức ôn tập, thi đua giữa các tổ, hợp tác nhóm nhỏ, trò chơi ô chữ, tham gia tự kiểm tra... đã phát huy được tính tích cực của học sinh, các em đều phải chuẩn bị để trả lời, giúp đỡ nhau cùng hoàn thành bài tập. Tất nhiên giáo viên cũng có thủ thuật để những câu dễ rơi vào các em yếu.
Với phương pháp học này học sinh chủ động ôn tập kiến thức và cảm thấy tiết học vui, không khô khan, buồn tẻ.
Và kết quả thu được so với bài kiểm tra chương II ở năm học 2003 - 2004 có tăng lên dáng kể.
Năm học
Lớp
0 - 2
3 - 4
5 - 6
7 - 8
9 - 10
TB
2002 - 2003
62 (39)
7 - 17.9
10 - 25.6
14 - 35.9
4 -10.3
25 - 56.5
21 - 56.5
63 (40)
6 - 15
11 - 27.5
16 - 40
6 - 15
1 - 25
23 - 57.5
2003 -2004
61 (39)
3 - 7.7
5 - 12.8
12 - 30.8
10 - 25.6
9 - 23.1
31 - 79.5
62 (39)
4 - 10.3
7 - 17.9
12 - 30.8
11 - 28.2
5 - 12.8
28 - 71.8
D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Qua tiết dạy tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau :
1. Nên có nhiều hình thức ôn tập đa dạng, phong phú hấp dẫn thì tiết học thu được hiệu quả cao hơn.
2. Cho học sinh tự đặt câu hỏi kiểm tra như vậy bắt buộc các em phải nghiên cứu bài học và tư duy cao hơn đồng thời các em cảm thấy mình cũng được tham gia vào việc kiểm tra chứ không phải bị kiểm tra.
Trên đây là một số suy nghĩ nhằm giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn.
File đính kèm:
- SKKN toan nen tham khao.doc