Môn Hóa học là môn học trong những nhóm môn của ngành Khoa học tự nhiên. Môn Hóa học cung cấp cho học sinh những tri thức Hóa học phổ thông tương đối cơ bản, hoàn chỉnh, đầy đủ về các chất, sự biến đổi chất, mối liên hệ qua lại giữa công nghệ hóa học với môi trường và con người. Những tri thức này rất quan trọng giúp học sinh nhận thức một cách khoa học về thế giới vật chất, góp phần phát triển nhận thức, năng lực hành động, hình thành nhân cách người học một cách toàn diện: có tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo, năng động, sáng tạo, tự tin.
20 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 8278 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nâng cao kỹ năng vận dụng kiến thức Hóa học vào thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Môn Hóa học là môn học trong những nhóm môn của ngành Khoa học tự nhiên. Môn Hóa học cung cấp cho học sinh những tri thức Hóa học phổ thông tương đối cơ bản, hoàn chỉnh, đầy đủ về các chất, sự biến đổi chất, mối liên hệ qua lại giữa công nghệ hóa học với môi trường và con người. Những tri thức này rất quan trọng giúp học sinh nhận thức một cách khoa học về thế giới vật chất, góp phần phát triển nhận thức, năng lực hành động, hình thành nhân cách người học một cách toàn diện: có tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo, năng động, sáng tạo, tự tin...
Giảng dạy bộ môn Hóa học ở Trường THCS có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của cấp học. Môn học này cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hóa học, hình thành ở các em một số kỹ năng phổ thông, cơ bản và thói quen làm việc khoa học, góp phần làm nền tảng cho việc xã hội hóa giáo dục, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động, kỹ năng vận dụng các tri thức... chuẩn bị cho học sinh học lên và đi vào cuộc sống lao động.
Về kiến thức giúp học sinh có được một cách hệ thống những kiến thức Hóa học phổ thông tương đối hoàn thiện, hiện đại và thiết thực từ đơn giản đến phức tạp gồm:
- Kiến thức cơ sở hóa học chung.
- Hóa học vô cơ.
- Hóa học hữu cơ.
Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Hóa học ở trường THCS. Qua các giờ dạy và kiểm tra trên lớp tôi nhận thấy rất nhiều học sinh yêu thích môn Hóa học, muốn đi chuyên sâu nghiên cứu bộ môn, biết cách tìm tòi, khám phá và ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Tuy nhiên một phần lớn các em gặp phải khó khăn trong việc nhận
thức nắm vững các khái niệm cơ bản. Đặc biệt là kỹ năng vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn cuộc sống cũng như giải thích một số hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống còn hạn chế. Con đường tiếp cận, hình thành các khái niệm Hóa học cơ bản và ứng dụng nó vào thực tiễn cuộc sống, là nội dung và cũng là yêu cầu quan trọng không chỉ trong việc giảng dạy bộ môn Hóa học ở bậc học THCS mà còn là sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, giáo viên, học sinh, sinh viên và của toàn ngành giáo dục.
Chính vì lý do đó mà tôi chọn đề tài "Nâng cao kỹ năng vận dụng kiến thức Hóa học vào thực tiễn" với mong muốn đóng góp thêm một con đường, cách thức, phương pháp giảng dạy mới giúp khắc phục mặt hạn chế của việc nắm vững khái niệm và vận dụng khái niệm Hoá học cơ bản tại Trường THCS nơi tôi công tác để hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ và mục tiêu trong dạy học bộ môn Hóa học tại đơn vị.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
Giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ mà tất các các quốc gia trên thế giới đều coi là chiến lược của dân tộc mình. Vì thế đại hội lần IX, Đảng cộng sản Việt Nam trong nghị quyết ghi rõ: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu.
Trong điều kiện hiện nay, khi khoa học kỹ thuật của nhân loại phát triển như vũ bão, nền kinh tế trí thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của ngành giáo dục vô cùng to lớn: Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải giúp học sinh vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống, vừa mang tính giáo dục, vừa mang tính giáo dưỡng nhưng cao hơn là giáo dưỡng hướng thiện khoa học.
Phân môn hoá học trong trường trung học phổ thông giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí dục của học sinh. Mục đích của môn học là giúp cho học sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh, nâng cao cho học sinh những tri thức, hiểu biết về thế giới, con người thông qua các bài học, giờ thực hành... của hoá học. Học hoá để hiểu, giải thích được các vấn đề thực tiễn thông qua cơ sở cấu tạo nguyên tử, phân tử, sự chuyển hoá của các chất bằng các phương trình phản ứng hoá học... Đồng thời là khởi nguồn, là cơ sở phát huy tính sáng tạo ra những ứng dụng phục vụ trong đời sống của con người. Hoá học góp phần giải tỏa, xoá bỏ hiểu biết sai lệch làm phương hại đến đời sống, tinh thần của con người...
Để đạt được mục đích của học hoá học trong trường phổ thông thì giáo viên dạy Hoá học là nhân tố tham gia quyết định chất lượng. Do vậy, ngoài những hiểu biết về hoá học, người giáo viên dạy hoá học còn phải có phương pháp truyền đạt thu hút gây hứng thú khi lĩnh hội kiến thức hoá học của học sinh. Đó là vấn đề cần quan tâm và nghiên cứu nghiêm túc. Trong sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) này, tôi có đề cập đến một khía cạnh "Nâng cao kỹ năng vận dụng kiến thức Hóa học vào thực tiễn" với mục đích góp phần sao cho học sinh hóa học dễ hiểu, thiết thực, gần gũi với đời sống và lôi cuốn học sinh khi học… Để hoá học không còn mang tính đặc thù khó hiểu như một “thuật ngữ khoa học”.
Để việc giảng dạy môn hoá học đạt hiệu quả cao hơn tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp trong các bài giảng hoá học.Một trong những điểm tôi đã làm là "Nâng cao kỹ năng vận dụng kiến thức Hóa học vào thực tiễn". Có những vấn đề hoá học có thể giúp học sinh giải thích những hiện tượng trong tự nhiên, tránh việc mê tín dị đoan, thậm chí hiểu được những dụng ý khoa học hoá học trong những câu ca dao, tục ngữ mà thế hệ trước để lại và có thể ứng dụng trong thực tiễn đời sống thường ngày chỉ bằng những kiến thức rất phổ thông mà không gây nhàm chán, xa lạ; lại có tác dụng kích thích tính chủ động, sáng tạo, hứng thú trong môn học; làm cho hoá học không khô khan, bớt đi tính đặc thù và phức tạp.
Trong phạm vi đề tài tôi kkông có tham vọng giải quyết mọi vấn đề trong thực tiễn có thể để "Nâng cao kỹ năng vận dụng kiến thức Hóa học vào thực tiễn" mà chỉ nêu lên một vài suy nghĩ, đề suất của cá nhân coi đó là kinh nghiệm qua một số ví dụ minh hoạ, với mong muốn góp phần tạo ra và phát triển phương pháp dạy hoá học hiệu quả cao hơn qua các bài giảng hoá học.
2. Thực trạng của vấn đề
Trước tình hình học hoá học phải đổi mới phương pháp dạy học đã và đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Một trong những yếu tố để đạt giờ dạy có hiệu quả và tiến bộ là phải phát huy tính thực tế, giáo dục về môi trường, về tư tưởng vừa mang bản sắc dân tộc mà không mất đi tính cộng đồng trên toàn thế giới, những vấn đề cũ nhưng không cũ mà vẫn có tính chất cập nhật và mới mẽ, đảm bảo: tính khoa học – hiện đại, cơ bản; tính
thực tiễn và giáo dục kỹ thuật tổng hợp; tính hệ thống sư phạm.
Thực tế giảng dạy cho thấy:
Môn hoá học trong trường phổ thông là một trong những môn học khó, nếu không có những bài giảng và phương pháp hợp lý phù hợp sẽ dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu, cảm nhận. Đã có hiện tượng một số bộ phận học sinh không muốn học hoá học, ngày càng lạnh nhạt với giá trị thực tiễn của hoá học.
Nhiều giáo viên chưa quan tâm đúng mức đối tượng giáo dục: Chưa đặt ra cho mình nhiệm vụ và trách nhiệm nghiên cứu, hiện tượng dùng đồng loạt cùng một cách dạy, một bày giảng cho nhiều lớp, nhiều thế hệ học trò là không ít. Do phương pháp ít có tiến bộ mà người giáo viên đã trở thành người cảm nhận, truyền thụ tri thức một chiều. Giáo viên chưa là người hướng dẫn học sinh chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức hoá học.
3. Các biện pháp thực hiện
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học, tôi đã thấy rằng: "Nâng cao kỹ năng vận dụng kiến thức Hóa học vào thực tiễn" sẽ tạo hứng thú, khơi dậy niềm đam mê; học sinh hiểu được vai trò và ý nghĩa thực tiễn trong học hoá học. Để thực hiện được, người giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài giảng, xác định được kiến thức trọng tâm, tìm hiểu, tham khảo các vấn đề thực tiễn liên quan phù hợp với từng đối tượng học sinh ở thành thị, nông thôn...
Các giải pháp thực hiện để "Nâng cao kỹ năng vận dụng kiến thức Hóa học vào thực tiễn"
a. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày, thường sau khi đã kết thúc bài học
Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hiện tượng ở nhà hay những lúc bắt gặp hiện tượng đó, học sinh sẽ suy nghĩ, ấp ủ câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó? Tạo
tiền đề thuận lợi khi học bài học mới tiếp theo.
* Ví dụ 1: Sau khi học bài "Một số oxit quan trọng" (Hóa học 9), GV đặt câu hỏi: Để Canxioxit (vôi sống) lâu ngày trong không khí sẽ bị kém phẩm chất. Hãy giải thích hiện tượng này và viết phương trình hoá học có thể xảy ra.
Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng kiến thức về tính chất hoá học của Canxioxit để nhận ra rằng CaO để lâu trong không khí sẽ hút ẩm trong không khí tạo thành Ca(OH)2 ( Người ta gọi là vôi tả).
* Ví dụ 02: Sau bài “Phân bón hóa học” (Hóa học 9), giáo viên yêu cầu học sinh giải thích câu ca dao
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ,
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
Câu này mang hàm ý của khoa học hoá học như thế nào?
Câu ca dao nhắc nhở người làm lúa: Vụ chiêm khi lúa đang trổ đòng
đòng mà có trận mưa rào, kèm theo sấm chớp thì sẽ rất tốt và cho năng suất cao sau này.
Do trong không khí có ~ 80% khí N2 và ~ 20% khí O2, khi có chớp (tia lửa điện) sẽ tạo điều kiện cho N2 hoạt động:
Sau đó:
Khí NO2 sẽ tan vào trong nước mưa:
Nhờ hiện tượng này, hàng năm làm tăng 6−7 kg N cho mỗi mẫu đất.
Áp dụng: Đây là một câu ca dao mang một ý nghĩa thực tiễn, thấy rõ trong đời sống. Vấn đề này có thể xen vào trong tiết dạy phân đạm (ở lớp 9). Tạo cho học sinh khu vực làm nông nghiệp có thể tiện kiểm nghiệm trong đời sống, tự quan sát.
* Ví dụ 03: Nhôm lại được dùng làm dây dẫn điện cao thế? Còn dây đồng lại được dùng làm dây dẫn điện trong nhà?
Tuy đồng dẫn điện tốt hơn nhôm nhưng nhôm (khối lượng riêng của nhôm là 2,70g/cm3) nhẹ hơn đồng (khối lượng riêng của đồng là…… Do đó, nếu như dùng đồng làm dây dẫn điện cao thế thì phải tính đến việc xây các cột điện sao cho chịu được trọng lực của dây điện. Việc làm đó không có lợi về mặt kinh tế. Còn trong nhà thì việc chịu trọng lực của dây dẫn điện không ảnh hưởng lớn lắm. Vì vậy ở trong nhà thì ta dùng dây đẫn điện bằng đồng.
Áp dụng: Giáo viên có thể vận dụng vấn đề này vào bài Tính chất vật lý của kim loại (ở lớp 9)
* Ví dụ 04: Sau khi học bài Nhôm, giáo viên có thể ra bài tập:
Nêu tính chất hoá học của Nhôm. Giải thích tại sao không dùng dụng cụ bằng nhôm để chứa dung dịch kiềm.
Giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng tính chất hoá học viết được phơng trình phản ứng:
2Al + 2NaOH + 2H2O 2NaAlO2 + 3H2
Qua đó thâý được Nhôm có thể phản ứng được với dung dịch kiềm, do đó nó sẽ bị ăn mòn trong dung dịch kiềm, làm hỏng dụng cụ.
* Ví dụ 05: Khi học bài Nhiên liệu, giáo viên yêu cầu học sinh giải thích các hiện tượng.
a. Để dập tắt các đám cháy xăng dầu, người ta không dùng nước mà dùng cát hoặc chăn dạ chùm lên ngọn lửa?
b. Khi ngọn đèn dầu có bấc ngằn lụi dần do dầu cạn, người ta thêm nước vào dầu thì đèn lại sáng lên?
c. Khi vặn bấc đèn lên quá cao thì sinh ra nhiều muội đèn
Giáo viên hướng dẫn học sinh trước tiên cần nắm được thành phần của
xăng, dầu (là hỗn hợp các Hiđrocacbon), tính chất vật lý, tính của chất hoá
học của nó, từ đó vận dụng để giải thích các hiện tượng.
a. Do xăng dầu nhẹ hơn nước nên sẽ nổi lên, mà sự cháy của xăng dầu cần có oxi khong khí nên khi dạp đám cháy nếu dùng nước dội vào, xăng dầu sẽ nổi lên, tiếp tục cháy. Phải dùng cát hay trùm chăn để cách ly xăng dầu với không khí.
b. Thêm nước vào, dầu sẽ nổi lên, do đó bác sẽ được tiếp xúc với dầu làm cho đèn lại sáng lên
c. Khi vặn bấc đèn lên quá cao, cacbon trong dầu khong cháy hết (vì
thiếu oxi) nên sinh ra muội than đen
b. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường qua các phương trình phản ứng hoá học cụ thể trong bài học
Cách nêu vấn đề này có thể sẽ mang tính cập nhật, làm cho học sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học. Giáo viên có thể giải thích để giải tỏa tính tò mò của học sinh. Mặc dù vấn đề được giải thích có tính chất rất phổ thông.
*Ví dụ 06: Tục ngữ Việt Nam có câu: “Nước chảy đá mòn”, câu này mang hàm ý của khoa học hoá học như thế nào?
Trong đá thông thường chủ yếu là CaCO3 nên trong nước sẽ tồn tại
phương trình điện ly: CaCO3 -> Ca2+ + CO32-
Khi nước chảy sẽ cuốn theo các ion , theo nguyên lý chuyển dịch cân bằng hoá học thì cân bằng (*) chuyển dịch theo phía chống lại sự giảm nồng độ (chiều thuận) nên theo thời gian nước chảy qua đá sẽ mòn dần.
Có thể giải thích bổ sung thêm nguyên nhân khác: Vì trong nước có
lẫn khí CO2 nên sẽ xảy ra phản ứng: . Khi
nước chảy sẽ cuốn Ca(HCO3)2 trôi theo, qua thời gian đá sẽ bị mòn dần.
Áp dụng: Hiện tượng này thường thấy ở những phiến đá ở những dòng
chảy đi qua. Nếu không để ý, trong xây dựng sẽ có ảnh hưởng không ít. Góp phần hiểu được dụng ý của khoa học của câu tục ngữ, làm cho hoá học trở nên gần gủi, có hồn văn hơn. Giáo viên có thể xen vấn đề này trong khi dạy đến phần về muối CaCO3 (ở lớp 9).
* Ví dụ 07: Hiện tượng tạo hang động và thạch nhũ với những hình dạng phong phú đa dạng như thế nào?
Trong đá thông thường chủ yếu là CaCO3, khi trời mưa, trong không
khí có CO2 tạo môi trường axit làm tan được đá vôi, những giọt nước mưa rơi xuống như vô vàn mũi dao nhọn, sắc khắc vào đá những đường nét khác nhau:
Và xuất hiện quá trình điện ly:
CaCO3 -> Ca2+ + CO32-
- Theo thời gian dần tạo ra các hang động khi nước có Ca(HCO3)2 ở đất đá do áp suất nhiệt độ đột nhiên thấp nên khi giọt nước nhỏ từ từ có tồn tại phương trình:
Như vậy lớp CaCO3 lưu lại ngày càng nhiều, dày gọi đó là nhũ có màu, hình thù đa dạng.
Áp dụng: Hiện tượng này thường thấy trong các hang động núi đá. Giáo viên có thể xen vấn đề này trong khi dạy đến phần về các muối cacbonat (ở lớp 9).
* Ví dụ 08: Gương soi có lịch sử như thế nào?
Thời xa khi muốn soi mình phải soi qua mặt nước, qua gương làm bằng đồng, sau dần chuyển sang thuỷ ngân tráng sau tấm kính phẳng. Dần dần và ngày nay người ta đã thay thế bằng bạc tráng sau tấm kính nhờ phản ứng anđehit (R−CHO) với dung dịch AgNO3. NH3 hay thay andehit bằng
glucozơ:
Ag tạo ra bám chặt vào gương, người ta quét lên mặt sau chiếc gương
một lớp sơn dầu bảo vệ. Phích nước cũng chế tạo kiểu này.
Áp dụng: Đây là một ứng dụng của hợp chất có chức andehit vào đời sống. GV có thể nêu vấn đề này trong các tiết dạy về glucozơ…(ở lớp 9). Để HS hiểu phần nào về sự tạo gương, ruột phích mà hàng ngày ai cũng bắt gặp.
* Ví dụ 09: Cloramin là chất gì mà sát trùng được nguồn nước?
Cloraminlà chất NH2Cl và NHCl2. Khi hoà tan cloramin vào nước sẽ giải phóng cho ra khí Clo. Clo tác dụng với nước tạo ra HClO.
H2O + Cl2 -> HCl +HClO
HClO có tính oxy hóa rất mạnh nên phá hoại hoạt tính một số enzim trong vi sinh vật, làm cho vi sinh vật chết.
Cloramin không gây độc hại cho người dùng nước đã được khử trùng bằng chất này.
Áp dụng: Cloramin là chất được sử dụng nhiều để làm sạch nước trong những vùng lụt bão. GV có thể đề cập đến chất này trong bài Clo (Hóa 9).
* Ví dụ 10: Vì sao ban đêm không nên để nhiều cây xanh trong nhà?
Ban ngày, do có ánh sáng mặt trời nên cây xanh tiến hành quá trình quang hợp, hấp thụ CO2 và giải phóng khí O2.
Nhưng ban đêm, do không có ánh sáng mặt trời, cây xanh không
quang hợp, chỉ có quá trình hô hấp nên cây hấp thụ khí O2 và thải ra khí CO2 làm cho phòng thiếu khí O2 và quá nhiều khí CO2.
Áp dụng: GV có thể vận dụng vấn đề này vào bài tinh bột (ở lớp 9).
Ví dụ 11: Vì sao ném đất đèn xuống ao làm cá chết? Trong nông
nghiệp, đất đèn dùng để làm gì?
Đất đèn có thành phần chính là canxi cacbua (CaC2), khi tác dụng với nước sinh ra khí axetilen và canxi hidroxit.
Axetilen có thể tác dụng với nước tạo ra andehit axetic (CH3CHO). Các chất này làm tổn thương đến hoạt động hô hấp của cá vì vậy có thể làm chết cá.
Trong nông nghiệp, từ lâu người ta đã dùng đất đèn để làm kích thích quả xanh mau chín và chín đồng loạt ở các kho, thường dùng để dấm dứa, chuối, cà chua, … vào dịp cuối mùa đông, đầu mùa xuân.
Áp dụng: Giáo viên có thể vận dụng vào bài Axetilen (ở lớp 9)
* Ví dụ 12: Vì sao trong công nghiệp thực phẩm, muối (NH4)2CO3 được dùng làm bột nở?
(NH4)2CO3 được dùng làm bột nở vì khi trộn thêm vào bột mì, lúc nướng bánh thì (NH4)2CO3 sẽ bị phân hủy thành các chất khí và hơi nên làm cho bánh xốp và nở hơn:
Áp dụng: GV có thể áp dụng vào bài muối cacbonat (ở lớp 9).
* Ví dụ 13: Tại sao khi đánh rơi nhiệt kế thủy ngân thì không được dùng chổi quét mà nên rắc bột S lên trên?
Thủy ngân (Hg) là kim loại ở dạng lỏng, dễ bay hơi và hơi thủy ngân
là một chất độc. Vì vậy khi làm rơi nhiệt kế thủy ngân nếu như ta dùng chổi quét thì thủy ngân sẽ bị phân tán nhỏ, làm tăng quá trình bay hơi và làm cho quá trình thu gom khó khăn hơn. Ta phải dùng bột S rắc lên những chỗ có thủy ngân, vì S có thể tác dụng với thủy ngân tạo thành HgS dạng rắn và không bay hơi.
Áp dụng: Giáo viên có thể vận dụng vấn đề này vào bài tính chất hóa học của kim loại (ở lớp 9)
* Ví dụ 14: Tại sao nước máy lại có mùi clo?
Khi sục vào nước một lượng nhỏ Clo vào nước có tác dụng sát trùng do clo tan 1 phần (gây mùi) và phản ứng 1 phần với nước:
H2O + Cl2 -> HCl +HClO
Hợp chất HClO không bền có tính oxi hoá mạnh:
HclO -> HCl + O2
Oxi nguyên tử có khả năng diệt khuẩn.
Áp dụng: Vấn đề này đang đang được sử dụng làm sạch nước hiện nay trong các nhà máy nước cung cấp nước trong thành phố, thị xã, thị trấn…
c. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thay cho lời giới thiệu bài giảng mới
* Ví dụ 15: Trước khi vào bài "Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại tránh bị ăn mòn", GV có thể hỏi: Tại sao những đồ vật bằng sắt thường hay bị gỉ tạo thành gỉ sắt và dần dần đồ vật sẽ bị hỏng không dùng được.
Giải thích: Trong không khí có oxi, hơi nước và một số chất khác.
Do tác dụng nhiệt độ cao của ánh sáng mặt trời, hơi nước, oxi và nước mưa (thường hòa tan khí CO2 tạo môi trường axit yếu) có phản ứng với sắt tạo thành một số hợp chất của sắt gọi là gỉ sắt. Gỉ sắt không còn tính cứng, ánh kim, dẻo của sắt mà xốp, giòn nên làm đồ vật bị hỏng.
Do đó để bảo vệ đồ vật bằng sắt, người ta thường phủ bên ngoài đồ vật bằng sắt một lớp sơn, kim loại khác để ngăn không cho sắt tiếp xúc với nước, oxi không khí và một số chất khác trong môi trường.
* Ví dụ 16: Trước khi vào bài "Axit axetic", GV đặt câu hỏi: Dấm ăn là gì? Nó có ích gì?
Trong dấm ăn có vị chua vì có 3-5% là Axit axetic (CH3COOH). Dấm ăn có tác dụng tạo vị chua và có tác dụng làm cho cơ thể có cảm giác muốn ăn và tiêu hoá tốt, có khả năng tiêu độc, sát khuẩn.
Áp dụng: Dấm ăn là một thứ gia vị rất gần gũi trong đời sống, GV có
thể xen vào trong bài giảng về axit axetic (ở lớp 9) để học sinh liên hệ trong thực tế, hiểu biết về vai trò của dấm ăn đối với con người.
d. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thông qua các bài tập tính toán
Cách nêu vấn đề này có thể giúp cho học sinh trong khi làm bài tập lại lĩnh hội được vấn đề cần truyền đạt, giải thích. Vì muốn giải được bài toán hoá đó học sinh phải hiểu được nội dung kiến thức cần huy động, hiểu được bài toán yêu cầu gì, và giải quyết như thế nào.
* Ví dụ 17: Trên nhãn của các chai rượu có ghi các số: 45O, 18O, 12O.
Hãy giải thích ý nghĩa của các số trên.
b) Tìm số ml rượu etylic có trong 500ml rượu 450
c) Có thể pha được bao nhiêu ml rượu 250 từ 500ml rượu 450 ?
* Ví dụ 18: Đốt cháy hoàn toàn 9,2 gam rượu etylic.a) Tính thể tích khí CO2 tạo ra ở điều kiện tiêu chuẩn.b) Tính thể tích không khí (ở đktc) cần dùng cho phản ứng trên, biết oxi chiếm 20% thể tích không khí.
* Ví dụ 19: Trong sản xuất, để điều chế rượu vang, người ta lên men glucozơ có trong nước quả nho. Phản ứng lên men glucozơ để điều chế rượu etylic đạt hiệu suất 90%. Biết rượu etylic nguyên chất có khối lượng riêng 0,8g/ml. Khối lượng glucozơ cần để điều chế 100 lít rượu vang 9,2 là bao nhiêu?
e. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thông qua những câu chuyện ngắn có tính chất khôi hài, gây cười có thể xen vào bất cứ thời gian nào trong suốt tiết học
Hướng này có thể góp phần tạo không khí học tập thoải mái. Đó cũng
là cách kích thích niềm đam mê học hoá.
* Ví dụ 20: Hoá chất trong cơ thể của con người như thế nào?
Các nhà khoa học đã tính được rằng:
- Lượng nước trong cơ thể của mỗi người chúng ta chỉ đủ giặt một
chiếc áo sơ mi.
- Lượng Fe đủ để làm một cái đinh 5 phân.
- Lượng đường chỉ đủ cho làm một nữa cái bánh ngọt nhỏ.
- Lượng vôi trong toàn bộ xương của cơ thể đủ để xây một cái chuồng gà con.
- Lượng mỡ dùng nấu được 7 bánh xà phòng.
- Lượng P đủ để sản xuất 2200 đầu que diêm.
- Lượng S đủ để giết chết 1 con bọ chét.
- Cộng cả lại kể các các nguyên tố khác như Mg, Cu, K… Theo các nhà bác học tính ra thì với một người nặng 65kg, giá trị của chúng
chỉ đáng giá chưa tới 3$.
Áp dụng: Đây là tình huống có chút khôi hài nhưng có thể giúp học sinh nắm được cơ bản thành phần nguyên tố trong cơ thể con người có thể đưa vào bài giảng về thành phần nguyên tố nhằm làm rõ thêm về quan điểm duy vật (ở lớp 9).
* Ví dụ 21: Vài kỷ lục trong thế giới kim loại
- Kim loại có khối lượng riêng lớn nhất: Osmi (Os) với d = 22, 7g/cm3.
- Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất: Vonfram (W) với tnc = 34100C.
- Kim loại nhẹ nhất: Liti (Li) với d = 0, 53g/cm3.
- Kim loại dẻo nhất: Vàng (Au)
- Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất: thủy ngân (Hg) với tnc = − 390C.
- Kim loại dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhất: Bạc (Ag)
- Kim loại được con người sử dụng làm công cụ sớm nhất: Đồng (Cu)
- Kim loại có trữ lượng lớn nhất: Nhôm (Al), chiếm 7% về khối lượng vỏ trái đất.
Áp dụng: GV có thể vận dụng vào bài Đại cương về kim loại (ở lớp 9).
f. Hướng dẫn tự làm thí nghiệm qua các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường ở địa phương, gia đình…sau khi đã học bài giảng
Cách nêu vấn đề này có thể làm cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hay tự tái tạo lại kiến thức qua các thí nghiệm hay những lúc bắt gặp hiện tượng, tình huống đó trong cuộc sống. Giúp học sinh phát huy khả năng ứng dụng hoá học vào đời sống thực tiễn.
* Ví dụ 22: Vì sao vắt chanh vào cốc sữa đặc có đường thấy có kết tủa?
Trong sữa có thành phần protein gọi là Cazein. Khi vắt chanh vào sữa làm tăng độ chua, tức làm giảm pH của dung dịch sữa tới pH đúng với điểm đẳng điện của cazein thì chất này sẽ kết tủa.
Khi làm phomat, người ta cũng tách Cazein theo nguyên tắc tương tự và cho lên men tiếp.
Áp dụng: Giáo viên có thể đưa các vấn đề thực tế này vào bài axit
axetic (ở lớp 9).
* Ví dụ 23: Vì sao có thể đánh cảm bằng dây bạc và khi đó dây bạc bị hóa đen? Để dây bạc trắng sáng trở lại, người ta sẽ ngâm vào nước tiểu?
Người bị cảm trong cơ thể thường sinh ra những hợp chất dạng sunfua (S2−) vô cơ hay hữu cơ đều có tính độc. Khi đánh cảm bằng bạc, do S có ái lực mạnh với Ag nên xảy ra phản ứng tạo Bạc sunfua (Ag2S) kết tủa màu đen. Do đó loại được chất độc ra khỏi cơ thể và cũng làm cho dây bạc chuyển thành màu đen:
Trong nước tiểu có NH3, khi ngâm dây bạc vào thì sẽ xảy ra phản ứng:
Nên Ag2S bị hoà tan, bề mặt dây bạc lại trở nên sáng bóng.
Áp dụng: Đây là những ứng dụng rất hay của bạc. Giáo viên có thể đưa những vấn đề này vào bài về kim loại (ở lớp 9).
* Ví dụ 24: Vì sao khi cơm khê người ta thường cho vào nồi cơm một mẩu than củi?
Do than củi xốp có tính hấp phụ, nên hấp phụ được mùi khét của cơm
làm cho cơm đỡ mùi khê.
Áp dụng: Đây là tính chất vật lí quan trọng của C, nó có khả năng hấp phụ màu và mùi. GV có thể đưa vấn đề này vào trong bài cacbon (ở lớp 9).
* Ví dụ 25: Vì sao nước rau muống đang xanh, khi vắt chanh vào thì chuyển sang màu đỏ?
Có một số chất hoá học được gọi là chất chỉ thị màu, chúng làm cho màu của dung dịch thay đổi khi độ axit thay đổi.
Trong rau muống (và vài loại rau khác) có chất chỉ thị này. Trong
chanh có 7% axit citric. Vắt chanh vào nước rau làm thay đổi độ axit, do đó làm thay đổi màu nước rau. Khi chưa vắt chanh, nước rau muống có màu
xanh lét là chứa chất kiềm canxi.
Áp dụng: Giáo viên có thể đưa các vấn đề thực tế này vào bài axit cacboxylic (ở lớp 9).
* Ví dụ 26: Giải thích vì sao khi nấu canh cua thì có gạch cua nổi lên? Khi nấu trứng thì lòng trắng trứng kết tủa lại?
Vì trong những trường hợp đó có xảy ra sự kết tủa protit bằng nhiệt, gọi là sự đông tụ. Một số protit tan trong nước tạo thành dung dịch keo, khi đun nóng sẽ bị kết tủa.
Áp dụng: Giáo viên có thể đưa vấn đề này vào bài protein (ở lớp 9) để
giải thích hiện tượng thực tế này và học sinh có thể làm thí nghiệm tại nhà.
4. Hiệu quả của SKKN
a. Kết quả nghiên cứu
Riêng bản thân tôi nhờ vận dụng phương pháp dạy “Nâng cao hiệu quả dạy và học môn hoá học bằng việc giải thích các hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học ” kết hợp với nhiều phương pháp khác, tôi đã đạt được một số kết quả nhất định.
Học sinh trở nên thích học hoá hơn, thích những giờ hóa học hơn, thậm chí có cả những học sinh đã về nhà tự quan sát và tái tạo lại hiện tượng thức tế, rồi lại đến hỏi giáo viên.
Trong giờ học, tôi đã kết hợp hài hoà trong phong cách dạy của mình có thể làm cho giờ học mang không khí rất thoải mái, nhưng khả năng tiếp thu bài cũng rất tốt. Như tôi đã khẳng định: Thời gian giành cho vấn đề n
File đính kèm:
- SKKN 2013.doc